Tin Tức Kinh Tế Tổng Hợp

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Re: .(¯`°´¯).Tin Tức.(¯`°´¯).

Mỹ: Trung Quốc bắt đầu điều chỉnh cân bằng kinh tế

Bộ trưởng Tài chính Tim Geithner cho biết, Trung Quốc đã thu được một số tiến triển trong phương diện điều chỉnh cân bằng kinh tế, chuyển trọng tâm từ phụ thuộc xuất khẩu sang tiêu dùng nội địa, bất chấp đồng nhân dân tệ (NDT) vẫn đang neo chặt vào đồng USD.

[gon]
Trước thềm hội nghị kéo dài trong hai ngày tại Bắc Kinh, hôm qua (23/5), ông Geithner cho hay, Trung Quốc đã nới lỏng một số biện pháp hạn chế nào đó nhằm gia tăng sức ép lên các công ty đa quốc gia. Các biện pháp này đã “chọc giận” một số doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ T. Geithner đã tới Bắc Kinh để tham dự hội nghị thường niên Mỹ - Trung, trước đó, Mỹ luôn tận dụng trường hợp này để tiến hành thuyết giáo thị trường mở, nhung sau khi khủng hoảng tài chính bùng nổ vào năm 2008, hội nghị này đã phản ánh một quan hệ kinh tế cân bằng hơn.

Phía Bắc Kinh rất có thể sẽ nhân diễn đàn này để bày tỏ việc Trung Quốc quan ngại trước khoản thâm hụt ngân sách ngày càng lớn của Mỹ.
Ông Geithner cùng Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã dẫn một phái đoán hơn 20 quan chức cấp cao tham gia đối thoại chiến lược kinh tế lần này, cuộc đối thoại này nhằm thảo luận các vấn đề sâu rộng, nhưng lần này có thể không tránh khỏi việc đàm phán các vấn đề cấp bách hơn như Triều Tiên và Iran…


Mỹ vẫn luôn gây sức ép lên Trung Quốc - đặc biệt là từ khi đồng NDT neo chặt vào đồng USD kể từ giữa năm 2008 đến nay - yêu cầu Trung Quốc cho phép đồng NDT nâng giá, nhằm điều chỉnh cân bằng kinh tế. Nhưng ông Geithner đã thừa nhận, các chính sách mà chính phủ Trung Quốc đưa ra đang giảm nhẹ sự phụ thuộc của nền kinh tế Trung Quốc vào xuất khẩu.
“Xem ra, Trung Quốc đã có một sự thay đổi lâu dài theo chiều hướng tiêu dùng nội địa”, ông Geithner cho biết. “Tốc độ tăng trưởng nhu cầu nội địa đã vượt GDP, thặng dư nước ngoài đã giảm đáng kể”.


Thặng dư các tài khoản vãng lai của Trung Quốc đã giảm từ 11% GDP trong năm 2007 xuống còn 5,8% của năm ngoái, nguyên nhân là do các kế hoạch kích cầu tích cực của quốc gia này đã khiến nhập siêu đạt mức kỷ lục.


Trong tuần này, chính phủ Obama rất có thể sẽ công khai hạ thấp việc xử lý vấn đề tỷ giá, bởi vì họ lo lắng sẽ gây ra phản ứng nghịch của nước chủ nhà tại Bắc Kinh. Nhưng các quan chức vẫn nhận định, nếu đến hội nghị G20 vào cuối tháng 6 tới, Trung Quốc vẫn chưa đều chỉnh chính sách, áp lực chính trị mà Mỹ áp dụng đối với các biện pháp thương mại Trung Quốc sẽ gia tăng.


Phía Mỹ vẫn đang tiến hành diễn thuyết với phía Trung Quốc về một loạt các quy tắc mới, một số doanh nghiệp nước ngoài tại Trung Quốc cho rằng, các quy tắc này đã gia tăng thêm độ khó cho hoạt động kinh doanh của họ.


Tuy nhiên, theo ông Geithner, Trung Quốc đã thay đổi quy tắc “sáng tạo bản địa” mà năm ngoái nước này đã đưa ra, một số doanh nghiệp đa quốc gia cho rằng, các quy tắc này đã loại trừ họ ra ngoài các hợp đồng thu mua công cộng.


Tôi thực sự cho rằng, lập trường sáng tạo bản địa của Trung Quốc có phần mềm mỏng hơn”, ông Geithner cho biết, “tôi không cho rằng, thái độ của họ đã thích hợp, hơn nữa đây không phải là vấn đề mà chúng tôi muốn giải quyết trong hội nghị lần này, nhưng cảm nhận của họ trong vấn đề này khá nhạy bén”
Sưu tầm [/gon]
 

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Re: .(¯`°´¯).Tin Tức.(¯`°´¯).

(24-05) Liệu kinh tế Mỹ lại rơi vào suy thoái

Những dữ liệu kinh tế được công bố từ Mỹ cho thấy áp lực lạm phát đã không tồn tại như giới đầu tư lo ngại. Trong khi đó những dấu hiệu đầu tiên cho thấy sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ đang dần chậm lại. Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cũng giống như các NHTW khác trên thế giới cũng đang lo lắng về những vấn đề liên quan đến cuộc khủng hoảng tại khu vực châu Âu khi đề cập đến khả năng lây lang của nó.

[gon]Cuộc khủng hoảng kép tại Mỹ hiện đang là chủ đề được giới đầu tư trên thị trường tài chính quan tâm nhất. Những phát biểu của các quan chức Fed trong thời gian gần đây chỉ ra rằng họ tiếp tục giữ nguyên mức lãi suất thấp như hiện tại trong một thời gian dài hơn và có thể là cho đến khi nền kinh tế Mỹ xuất hiện những dấu hiệu phục hồi vững chắc.


Những diễn biến không khả quan từ khu vực châu Âu trong thời gian gần đây đang khiến cho không chỉ NHTW châu Âu (ECB) mà cả Fed quyết định giữ im lặng bởi nếu có thêm bất kỳ động thái nào đến từ hai ngân hàng này thì sẽ càng châm ngòi cho những biến động mạnh hơn trên các thị trường tài chính.


Giới phân tích đang kỳ vọng EU sẽ sớm đưa ra một cơ chế bình ổn chi tiết để giúp cho giới đầu tư trở nên an tâm hơn và có thể giúp khôi phục niềm tin của họ. Như vậy một khi khu vực châu Âu tạm ổn và niềm tin của giới đầu tư quay lại thị trường thì khi đó vàng sẽ không còn cùng hướng với đồng USD như những gì đã diễn ra trong thời gian qua. Khi đó một khi đồng USD giảm giá thì sẽ khiến cho giá vàng tăng trở lại.

Những dữ liệu kinh tế từ Mỹ được quan tâm trong tuần này là doanh số nhà cũ, niềm tin tiêu dùng, doanh số nhà mới, PMI bang Chicago, thu nhập cá nhân, tiêu dùng cá nhân và báo cáo GDP sửa đổi của quí I.

Sưu tầm
[/gon]
 

Phamtuyen:

<b> <i> Thích Nghe Tiếng Máy ATM Kêu </i> </b>
Re: .(¯`°´¯).Tin Tức.(¯`°´¯).

Phân tích về cuộc chiến tỷ giá Trung – Mỹ

Nếu việc phơi bày thế trận là một nửa thành công, thì chính phủ Mỹ sẽ giành được thành tích vô cùng tốt tại Trung Quốc. Trong hội nghị thường niên Trung – Mỹ diễn ra vào tuần này, chính phủ Obama đã cử một quân đoàn ngoại giao gây ấn tượng khá sâu sắc – tổng cộng có 15 vị quan chức cấp cao của Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính.
[gon]Xem xét đến các chương trình nghị sự cần thảo luận, chính phủ hai nước đều không muốn việc biện luận liên quan đến giá trị của đồng Nhân dân tệ (NDT) sẽ chiếm toàn bộ chương trình nghị sự. Tuy nhiên, sự thỏa hiệp nhỏ bé mà họ đã đạt được trong vấn đề tỷ giá đồng NDT có thể đứng trước nguy cơ tan vỡ.

Chỉ trong mấy tuần trước, vấn đề này dường như vừa mới được giải quyết khéo léo. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Tim Geithner đã hoãn công bố báo cáo thường niên liên quan đến việc Trung Quốc có phải đã thao túng ngoại tệ hay không; Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã qua Mỹ tham dự hội nghị quốc tế liên quan đến vũ khí hạt nhân. Dấu hiệu này cho thấy, chiều hướng căng thẳng giữa hai nước đang dịu bớt.

Trong trường hợp mở này, Trung Quốc vẫn chưa nói gì, nhưng các quan chức Mỹ dường như tin rằng, chỉ cần qua mấy tuần, Trung Quốc sẽ từ bỏ cơ chế tỷ gá đồng NDT neo theo đồng USD. Cho dù dự đoán rằng, Trung Quốc có lẽ sẽ chỉ cho phép đồng NDT tăng giá 2% - 3%, nhưng dường như cũng đủ giảm nhiệt để tránh gây ra cuộc chiến thương mại giữa hai nước.
Trong vài tuần trước khi diễn ra hội nghị G20 tại Canada vào tháng 6 tới, Bắc Kinh có thể vẫn tuân theo sách lược này. Nhưng rất có thể, khủng hoảng châu Âu đã khiến Trung Quốc thay đổi cách nghĩ.

Ít nhất, đối với thế trận phản đối đồng NDT tăng giá của nội bộ chính phủ Trung Quốc, vấn đề châu Âu đã tạo ra luận chứng mới cho họ, hơn nữa, thực sự là, Bộ Thương mại Trung Quốc đã không chần chừ chỉ ra những tổn hại mà ngành xuất khẩu Trung Quốc có thể gặp phải. Rốt cuộc, đồng EUR suy yếu đồng nghĩa đồng NDT đã đi lên tương đối mạnh.

Ngay cả đối với những quan chức ủng hộ việc từ bỏ cơ chế neo theo đồng USD, họ cảm thấy lo lắng về khủng hoảng châu Âu. Giữa năm 2008, Trung Quốc đã khôi phục cơ chế neo theo đồng USD, nhằm vượt qua khủng hoảng một cách thuận lợi. Theo một số người, trong bối cảnh khả năng suy thoái kép còn đang tồn tại như hiện nay, vậy tại sao phải thay đổi cơ chế.

Tuy nhiên, quan điểm này không có mấy khả năng có thể thuyết phục những người đã chỉ trích Trung Quốc. Ngay trong tuần này, ông Charles Schumer cùng 9 thượng nghị sỹ khác của Mỹ viết thư cho ông Geithner yêu cầu ông có thái độ cứng rắn hơn trước việc Trung Quốc từ chối để Quỹ tiền tệ quốc tế IMF phát hành báo cáo. Trong thư, báo cáo này cho rằng, Trung Quốc đã thao túng đồng nội tệ. Ngoài ra, được biết, nếu ông Harry Reid không trúng cử vào mùa thu, ông Schumer hy vọng có thể trở thành lãnh tụ của Đảng đa số.

Những sự đối kháng công khai vấn đề tỷ giá có thể khiến Trung Quốc từ chối nhượng bộ, do đó, không có gì là kỳ lạ, trong hội nghị tuần này, chính phủ Obama dường như muốn thảo luận trước tiên một chương trình nghị sự kinh tế khác đó là: các doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc đang đứng trước nhiều sự hạn chế.

Trung Quốc vẫn mong muốn có thể khiến các công ty nước ngoài gia nhập vào thị trường bằng cách trao đổi công nghệ, nhưng một số công ty đa quốc gia cho rằng, trong 6 tháng qua, Trung Quốc đã trở nên chặt chẽ hơn.

Tuần trước, cựu hội trưởng của Thương hội Trung – Mỹ, ông James McGregor đã miêu tả các hành động mới nhất Trung Quốc như sau: “Công cụ để thực hiện mục tiêu này bao gồm: Luật chống độc quyền, chuyển giao công nghệ bắt buộc, giấy phép công nghệ bắt buộc, tiêu chuẩn và quy định sát hạch Trung Quốc về hành vi thao túng; yêu cầu nội dung nội địa; yêu cầu tiết lộ mật mã, tiết lộ quá mức giấy phép khoa học và bản quyền công nghệ, chính sách thu mua của chính phủ mang tính kỳ thị…” Một số công ty, đặc biệt là ngành IT đang lên tiếng phản đối.

Những lo lắng này không hẳn phổ biến trong các doanh nghiệp nước ngoài tại Trung Quốc. Nhiều sản phẩm của các công ty hàng tiêu dùng đều cung không đủ cầu. Hơn nữa, trong phương diện này, Trung Quốc cũng đã có nỗi khổ của mình – từ chính sách “Mua hàng Mỹ” đến việc sản phẩm công nghệ cao nhập khẩu từ Mỹ đều bị hạn chế.

Nhưng việc thông qua chính sách chú trọng vào ngành sản xuất, chính phủ Obama không chỉ có thể khiến chủ đề này thoát khỏi những lời lẽ nhạt nhẽo vô vị liên quan đến thảo luận tỷ giá, mà còn làm được một việc mà rất nhiều tập đoàn Mỹ tại Trung Quốc thực sự đang hy vọng chính phủ sẽ làm được.

Sưu tầm
[/gon]
 
Chỉnh sửa cuối:

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Re: .(¯`°´¯).Tin Tức.(¯`°´¯).

Anh công bố kế hoạch cắt giảm chi tiêu lớn

[gon]Hôm nay (24/5), chính phủ liên minh mới của Anh sẽ phác thảo kế hoạch cắt giảm chi tiêu chính phủ trị giá 6 tỷ bảng Anh (tương đương 6,9 tỷ euro, hay 8,7 tỷ USD) nhằm giảm thâm hụt kỷ lục của quốc gia.


Hôm 23/5, Thủ tướng Anh David Cameron cho biết, chính phủ liên minh Anh sẽ đảm bảo cho những mặt dễ tổn thương nhất trong lĩnh vực xã hội được bảo vệ trước kế hoạch cắt giảm này.

Phó Thủ tướng Anh Nick Clegg khẳng định, sự suy giảm mạnh trong nền kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu buộc Anh phải cắt giảm thâm hụt lớn nhanh hơn so với dự đoán.

Dữ liệu chính thức công bố hôm 21/5 cho thấy, thâm hụt của Anh đã đạt mức 156,1 tỷ bảng trong năm 2009-2010, chiếm 11,1% GDP. Mức thâm hụt này vẫn thấp hơn so với dự đoán trước đó là 163,4 tỷ bảng, song vẫn ở mức cao kỷ lục.

Theo tờ Sunday Times, Vụ Kinh doanh, Cải tiến và Kỹ năng (BIS) của Anh sẽ chịu gánh nặng của lần cắt giảm đầu tiên với khoản tiết kiệm trị giá 900 triệu bảng.

Ông cho biết thêm, kế hoạch sẽ tiết kiệm 513 triệu bảng bằng cách cắt giảm các cơ quan tư vấn và một số cơ quan khác, cũng như cắt giảm các khoản dành cho các quan chức như taxi, các chuyến bay và khách sạn.

Bên cạnh đó, liên minh Đảng Bảo thủ của ông Cameron và Đảng Dân Chủ tự do của ông Clegg cũng sẽ cắt giảm 300.000 và 700.000 việc làm trong lĩnh vực công trong những năm tới.

Chính phủ Anh cũng có kế hoạch đảm bảo 8 tỷ bảng thông qua khoản thuế đặc biệt dành cho Ngân hàng. Con số này gấp gần ba lần so với kế hoạch ban đầu của Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne. Anh có thể sẽ phải đối phó với việc tăng thuế hàng hóa và dịch vụ từ 17,5% hiện tại lên 20%, tờ Independent cho biết hôm 24/5.

Trước cuộc tổng tuyển cử của Anh, ông Clegg đã công khai phản đối kế hoạch cắt giảm chi tiêu công 6 tỷ bảng trong năm nay của Đảng Bảo thủ vì cho rằng kế hoạch này là quá nhiều và quá sớm.

Ông cho rằng, tình hình tại Hy Lạp đã ảnh hưởng khá mạnh và gây ra lo ngại trong việc tiếp cận thị trường Liên minh châu Âu – thị trường xuất khẩu dịch vụ và hàng hóa của Anh.

Tài chính công của Anh đã bị tổn hại bởi cuộc suy thoái kéo dài kỷ lục dẫn tới việc cắt giảm nguồn thu thuế và đẩy mạnh chi tiêu, cũng như các khoản cứu trợ ngân hàng đắt đỏ.

Hôm 23/5, Bộ trưởng Tài chính Anh David Laws nói rằng, nước Anh đã phải đối mặt với “thời đại không xa hoa”.

Chính phủ sẽ chính thức thảo ra các kế hoạch trong bài phát biểu của Nữ hoàng Anh Elizabeth II vào hôm 25/5 tới.

Sưu tầm
[/gon]
 

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Re: .(¯`°´¯).Tin Tức.(¯`°´¯).

Mỹ: Đức mới là “nguồn gốc” của khủng hoảng nợ châu Âu


Theo tờ “Washington Post” của Mỹ, điểm zero (điểm gốc) của khủng hoảng nợ - tiền tệ - ngân hàng không nằm ở Hy Lạp, cũng không nằm ở Bồ Đào Nha hay Ireland, thậm chí cũng không ở Tây Ban Nha, mà chính là ở nước Đức.

[gon]
Đức là một nước có động cơ xuất khẩu công nghiệp hóa lớn mạnh và đạt hiệu quả cao, một quốc gia có thặng dư thương mại to lớn với các quốc gia khác trên thế giới (bao gồm cả một số nước lớn khác trong khu vực đồng tiền chung châu Âu Eurozone). Số tài sản do xuất khẩu mang lại đã giúp Đức nâng cao mức sống, những người Đức với bản tính tiết kiệm chỉ mong muốn đầu tư bằng cách dự trữ, nên đã cất giữ ở những ngân hàng Đức có mức độ tư bản hóa rất thấp. Sự thật đã chứng minh, các ngân hàng này sẽ dùng số tài sản này để đầu tư vào chứng khoán có rủi ro cao – số chứng khoán này là do các đối tác thương mại cần vốn để gánh các khoản thâm hụt thương mại với Đức phát hành. Để ngăn chặn các ngân hàng này sụp đổ, những người nộp thuế buộc phải dùng số tiền thừa còn lại để cứu vãn các ngân hàng không may mắn, hoặc cứu giúp những đối tác thương mại tiêu xài tùy tiện hoang phí.

Thông thường, ở một nước như vậy, kết quả do thặng dư thương mại khổng lồ mang lại là lương tăng và giá trị tiền tệ tăng, để thể hiện tài sản và sức sản xuất mới của nước này. Kết quả như vậy là sức cạnh tranh hàng hóa xuất khẩu suy giảm, đồng thời khuyến khích công nhân dùng thu nhập gia tăng vào việc mua hàng hóa nhập khẩu giá rẻ. Như vậy mới có thể khiến xuất khẩu cân bằng hơn.
Tuy nhiên, việc khôi phục sự cân bằng lại không xảy ra ở Đức. Nguyên nhân gây ra tất cả điều này đó là, thặng dư thương mại của Đức chủ yếu là do thương mại với các nước khác của khu vực Eurozone mang lại, do sử dụng tiền tệ chung, cho nên không thể điều tiết. Một nguyên nhân khác đó là, bản tính người Đức ưa tiết kiệm, không muốn dùng số tài sản kiếm được dùng vào việc nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. Chính sách thắt chặt tiền tệ mà Ngân hàng trung ương châu Âu ECB tuân theo cũng đã làm giảm tốc độ tăng trưởng, cản trở tiêu dùng nội địa và đầu tư. Sở dĩ ECB tuân thủ chính sách như vậy chủ yếu là do chịu ảnh hưởng bởi tính tiết kiệm của người Đức và những lo ngại lạm phát.

Nhưng đa số người Đức không nhìn nhận nguyên nhân trên về cuộc khủng hoảng này. Họ chỉ trích nước láng giềng Địa Trung Hải tiêu xài vô độ, lợi dụng đồng EUR để nợ tiền công và tiền tư và hiện không còn khả năng trả nợ. Họ còn chỉ trích các quỹ phòng hộ và các nhà đầu cơ khác khiến tình hình đã tồi tệ ngày càng tồi tệ hơn, đồng thời còn kiếm lời trên nỗi khổ của người khác. Họ cảm thấy tức giận, bởi vì các nhà lãnh đạo của họ đã thông báo với họ rằng, họ không có sự lựa chọn nào khác, chỉ có thể “cứu rỗi chúng sinh”.

Người Đức đã hiểu nhầm căn nguyên của cuộc khủng hoảng lần này, điều này khiến họ và một người châu Âu khác tung ra phương án giải quyết sai lầm.
Mặc dù chính phủ các nước châu Âu có vấn đề ngân sách mang tính cơ cấu dài hạn, nhưng những thách thức tài chính đã khiến thu nhập từ thuế sụt giảm và chi tiêu công gia tăng, đây là do tốc độ tăng trưởng chậm và tỷ lệ thất nghiệp cao gây ra. Do đó, chính sách chính xác không phải là để toàn bộ đại lục châu Âu khoác “chiếc áo bó sát” thắt chặt tài chính, hiện điều mà ECB cấp thiết phải làm đó là, dùng hình thức giảm lãi suất và trực tiếp thu mua trái phiếu chính phủ để tung ra các biện pháp kích thích tiền tệ. Trên thực tế, nếu tỷ lệ lạm phát của Đức tăng cao đến 3% - 4%, Hy Lạp và Tây Ban Nha sẽ có thể tránh rơi vào giảm phát.

Sưu tầm
[/gon]
 
Chỉnh sửa cuối:

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Re: .(¯`°´¯).Tin Tức.(¯`°´¯).

Nhà đầu tư Trung Quốc ào ạt "bắt đáy" - Chứng khoán châu Á xanh trở lại

[gon]Sắc xanh trở lại các sàn chứng khoán châu Á nhờ đầu tàu tăng điểm cổ phiếu ngành ngân hàng. Giới đầu tư hào hứng giải ngân giữa những phỏng chính phủ Trung Quốc ra quyết định lùi thời hạn sử dụng các công cụ thắt chặt tiền tệ nhằm hạ nhiệt thị trường bất động sản

Dẫn đầu đà phục hồi thuộc về các cổ phiếu ngân hàng Trung Quốc, trong đó, giá trị thị trường của ngân hàng Công thương Trung Quốc – nhà cho vay lớn nhất thế giới theo giá trị thị trường nhảy vọt 2,2%. Các cổ phiếu ngành sản xuất xe hơi cũng được hưởng lợi từ quyết định kéo dài thời hạn chương trình hỗ trợ lãi suất cho người mua xe lần đầu đến hết năm nay.

Khép lại phiên giao dịch “thăng trầm”, chỉ số tổng hợp 23 hàn thử biểu khu vực MSCI tăng 0,4% vào chung cuộc, lên 112,46 điểm. Cứ 5 mã cổ phiếu lên giá thì có 4 mã giảm.

Thống kê từ mức đỉnh cao nhất kể từ đầu năm được thiết lập hôm 15/4, chỉ số này đã điều chỉnh 13% giá trị do những quan ngại xoay quanh cơn bão khủng hoảng nợ công và chính phủ Trung Quốc thắt chặt tín dụng.

Chứng khoán Trung Quốc thăng hoa với biên độ tốt nhất toàn khu vực giữa những phỏng Bắc Kinh sẽ ra quyết định lùi thời hạn sử dụng các công cụ thắt chặt tiền tệ nhằm hạ nhiệt thị trường bất động sản. Chỉ số tổng hợp Shanghai Composite đóng cửa dương 3,5% - đà ghi điểm tốt nhất kể từ tháng 10 năm ngoái.

Chung với các nhà đầu tư Trung Quốc, chứng khoán Australia và Đài Loan lần lượt khởi sắc 2,1% và 1,2%. Các hàn thử biểu gồm Straits Times của Singapore và HangSeng của Hong Kong tăng 0,8% và 0,6%. Chứng khoán Hàn Quốc ghi thêm 0,3%, trong khi đó, BSE Index của Ấn Độ cộng 0,2% vào quỹ điểm.

Tại Tokyo, bầu không khí thận trọng vẫn bao chùm sàn chứng khoán, giới đầu tư hạn chế giao dịch khiến thanh khoản sụt giảm so với mức trung bình của tháng 5. Phong vũ biểu Nikkei 225 giảm nhẹ 0,3%, xuống ngưỡng thấp nhất trong 5 tháng, tại 9.758,4 điểm.

Sưu tầm
[/gon]
 

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Re: .(¯`°´¯).Tin Tức.(¯`°´¯).

Hy Lạp thật ra giàu hay nghèo?


[gon]

Hy Lạp là một nước nghèo, nhưng chi tiêu như một nước giàu, hay ngược lại? - Ảnh: Reuters.
Nếu nhìn vào những con số, nhiều người có cảm giác Hy Lạp là một nước giàu
Nếu nhìn vào những con số, nhiều người có cảm giác Hy Lạp là một nước giàu. Thu nhập bình quân đầu người của nước này là hơn 30.000 USD/năm, bằng khoảng 3/4 so với Đức.

Nhưng trong bài bình luận đăng trên tờ New York Times, giáo sư kinh tế học Tyler Cowen thuộc Đại học George Mason của Mỹ cho rằng, con số về thu nhập không phản ánh được sức cạnh tranh yếu kém của nền kinh tế Hy Lạp trong tương quan so sánh với Đức và một số quốc gia khác thuộc Liên minh châu Âu (EU). Ông cho rằng, đó là lý do tại sao cuộc khủng hoảng hiện nay mà Athens đang phải đương đầu không dễ giải quyết.

Lo ngại sự lan rộng của khủng hoảng nợ Hy Lạp, EU và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã nhất trí tung ra một gói cứu trợ trị giá gần 1.000 tỷ USD. Tuy nhiên, vấn đề mấu chốt ở đây không phải là chuyện cấp vốn để cứu Hy Lạp khỏi một cuộc khủng hoảng nợ ngắn hạn, hay cắt giảm thâm hụt ngân sách của Chính phủ Hy Lạp, mà là liệu tăng trưởng kinh tế của nước này trong tương lai có khả quan hay không?

Theo chỉ số thuận lợi kinh doanh của Ngân hàng Thế giới (WB)
, Hy Lạp đứng thứ 109, sau các nước như Ai Cập, Ethiopia và Lebanon. Trong xếp hạng môi trường kinh doanh của các quốc gia thu nhập cao, Hy Lạp gần như “bét bảng”, chỉ đứng trên Guinea Xích đạo - quốc gia có tài nguyên dầu lửa khá dồi dào ở châu Phi.

Giáo sư Cowen nhận định, Hy Lạp có một hệ thống tài khóa khá ọp ẹp
, trong đó nền kinh tế ngầm ước tính có quy mô tương đương 20-30% nền kinh tế chính thức, và giá trị trốn thuế hàng năm có thể lên tới 30 tỷ USD. Chỉ cần thu đủ thuế là đủ sức đưa thu chi của Athens trở lại với trạng thái cân bằng, nhưng biện pháp đơn giản này xem ra vô cùng khó thực hiện.

Giáo sư Cowen chỉ ra rằng, chỉ số thuận lợi kinh doanh của WB cho thấy
, trong nhiều trường hợp, chi tiêu của chính phủ gây trở ngại, thay vì hỗ trợ, cho hoạt động sản xuất trong nền kinh tế. Đó một lý do vì sao mà những con số về Hy Lạp cho thấy, nước này giàu có hơn thực tế.

Chi tiêu công được tính bằng giá vốn khi tính GDP, nhưng chất lượng dịch vụ công của Hy Lạp tính trên mỗi USD được Athens chi ra lại kém hơn so với ở các quốc gia giàu có khác. Tuy nhiên, Hy Lạp vẫn ra sức để có được địa vị thành viên khu vực sử dụng đồng Euro (Eurozone) vào năm 2001, và điều này đã đem tới vài hậu quả không như mong đợi.

Đồng Euro mà Hy Lạp sử dụng mạnh hơn đồng tiền của các nước châu Âu khác không tham gia Eurozone, do đó chi phí để đi du lịch ở Hy Lạp cũng đắt đỏ hơn. Tuy nhiên, Hy Lạp lại không có đủ những khách sạn sang trọng, sân golf, và các khu nghỉ dưỡng để “hợp lý hóa” sự chênh lệch chi phí đó.

Giá cả đắt đỏ của hàng hóa và dịch vụ của Hy Lạp do đồng Euro mạnh tạo ra đã làm suy yếu sức cạnh tranh của nước này trên thị trường quốc tế. Theo Giáo sư Cowen, Hy Lạp lẽ ra nên sử dụng một đồng tiền yếu hơn đồng Euro, vì một đồng tiền như vậy sẽ thích hợp với một quốc gia nghèo hơn trong “câu lạc bộ nhà giàu” Eurozone.

Vấn đề này sẽ ngày càng trở nên tồi tệ nếu năng suất lao động của các nước như Đức và Pháp tăng trưởng với tốc độ liên tục cao hơn và giá trị của đồng Euro gia tăng, đẩy giá cả hàng xuất khẩu của Hy Lạp leo thang không phù hợp với thực tế thị trường.

Có một giải pháp không dễ dàng để Hy Lạp thoát khỏi tình trạng tiến thoái lưỡng nan này. Đó là tạo ra một vòng xoáy giảm phát giá cả và tiền lương. Nhưng, người dân Hy Lạp thời gian qua đã liên tục đổ ra đường để gây áp lực buộc chính phủ duy trì chính sách tiền lương và phúc lợi, do đó, việc áp dụng biện pháp giảm phát sẽ khó duy trì được trong bất kỳ trường hợp nào.

Hai quốc gia “đàn anh” của Eurozone là Đức và Pháp đều coi Hy Lạp là một nước giàu có hơn so với thực tế. Đồng Euro mạnh khiến hàng xuất khẩu từ các nước nghèo hơn trong khối này kém cạnh tranh hơn, nhưng lại giúp hàng hóa từ các quốc gia như Đức và Pháp dễ xâm nhập vào các nước nghèo hơn. Cả hai xu hướng này đều cùng làm lợi cho các lợi ích thương mại của Đức và Pháp.

Tệ hơn, cùng với việc gia nhập đồng Euro, Hy Lạp bắt đầu chi tiêu và vay mượn như thể năng suất lao động tương lai của nước này sẽ tăng cao. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) coi Hy Lạp như một quốc gia có trách nhiệm cao trong vấn đề tài khóa, bằng cách mua một lượng trái phiếu Hy Lạp nhất định, khi trái phiếu này còn được định mức tín nhiệm ở mức cao. Nhiều ngân hàng ở châu Âu cũng theo chân ECB, và điều này tạo ra một thời kỳ bùng nổ tín dụng cho Chính phủ Hy Lạp.

Nhờ đó, Athens có khả năng để duy trì những chính sách không bền vững, chẳng hạn nhiều công chức Hy Lạp được nghỉ hưu trước năm 60 tuổi với mức lương hưu bằng 3/4 mức lương khi còn đi làm. Những chính sách “xa xỉ” như vậy là hiếm gặp, thậm chí ở những quốc gia giàu có hơn nhiều so với Hy Lạp, như Mỹ.

Ở thời điểm hiện nay, vấn đề gây tranh luận là liệu Hy Lạp là một nước nghèo, nhưng lại chi tiêu như một nước giàu, hay ngược lại. Gói cứu trợ dành cho Hy Lạp đồng nghĩa với việc một Hy Lạp đang nợ chồng chất phải tiếp tục vay thêm và trả nợ nhiều hơn trong tương lai. Nếu trước đây người ta vẫn lầm tưởng Hy Lạp là một quốc gia giàu có, thì sự lầm tưởng mới về quốc gia này sẽ là: Hy Lạp nhanh chóng trở nên đủ giàu để trả được núi nợ ngày càng cao.

Do nền kinh tế Hy Lạp chỉ chiếm khoảng 2% GDP của Eurozone nên về lý thuyết, nước này có thể nhận được sự trợ giúp dài dài từ các nền kinh tế lớn khác. Tuy nhiên, đây không phải là một giải pháp thuyết phục, vì cả Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, và thậm chí các nước khác cũng muốn nhận được sự trợ giúp tương tự, trong khi châu Âu không có được sự đoàn kết mạnh về mặt xã hội giữa các biên giới quốc gia.

Hy Lạp không phải là quốc gia duy nhất bỗng nhiên thấy mình nghèo đi. Nước Anh cũng đang gánh khoản thâm hụt ngân sách tương đương 12% GDP, nợ công của Italy lên tới 110% GDP. Ở Mỹ, thị trường việc làm và nhà đất mới chỉ manh nha phục hồi, trong khi Chính phủ Mỹ đang có những chương trình chi tiêu khổng lồ, như chương trình cải cách y tế của Tổng thống Barack Obama.

Giáo sư Cowen kết luận, trong bối cảnh nợ nần của các quốc gia tăng cao hiện nay, cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp là một hồi chuông cảnh tỉnh lớn cho các nước khác. Theo vị giáo sư này, gói cứu trợ của châu Âu là sự phủ nhận thực tế, thay vì công nhận một sự thật mới rằng, nhiều quốc gia, trong đó có Hy Lạp, không hề giàu có như người ta thường nghĩ.

Sưu tầm [/gon]
 
Chỉnh sửa cuối:

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Re: .(¯`°´¯).Tin Tức.(¯`°´¯).

25/05 - Tổng hợp tin kinh tế trong nước



Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đang ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, đầu tư chiều sâu để năng suất đạt 7,1 tấn/ha trở lên, sản lượng nghêu đạt 114.500 tấn, sò huyết đạt 25.500 tấn.

[gon]Năm 2010: Phấn đấu xuất khẩu nghêu, sò huyết đạt 70 tỷ đồng

Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đang ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, đầu tư chiều sâu để năng suất đạt 7,1 tấn/ha trở lên, sản lượng nghêu đạt 114.500 tấn, sò huyết đạt 25.500 tấn.

Nhiều doanh nghiệp vướng thuế thu nhập cá nhân

Ngày đầu tiên của tuần lễ lắng nghe ý kiến người nộp thuế (24-30/5) tại TP HCM, hai phần ba câu hỏi tập trung vào quyết toán thuế thu nhập cá nhân.

Đường sắt cao tốc: “Quốc hội phải lắng nghe nhiều chiều”

Quốc hội phải lắng nghe nhiều chiều, Chính phủ cũng phải phân tích và giải trình sâu hơn nữa, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên trao đổi với báo chí về dự án đường sắt cao tốc Hà Nội - Tp.HCM.

Gia tăng tình trạng đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu

Ngày 24-5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho biết, thời gian gần đây, tại một số địa phương trong cả nước, nhất là các tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu đã tái diễn nghiêm trọng tình trạng cố ý đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu.

Quy định mới về nhập khẩu muối với thương nhân

Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư số 23/2010/TT-BCT ngày 20/5 về việc quy định việc nhập khẩu muối của thương nhân để sản xuất và kinh doanh tại thị trường trong nước.

Lương thực kéo chỉ số giá tiêu dùng đi xuống

Đúng như dự đoán của các chuyên gia kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 chỉ tăng 0,27% so với tháng 4.

4 tháng đầu năm, xuất khẩu vỏ xe tăng trưởng 43.1%

Trong 4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm cao su đạt 78,03 triệu USD, tăng rất cao, tăng 98,3 % so với cùng kỳ năm 2009. Trong khi đó nhập khẩu sản phẩm cao su cũng tăng nhưng chỉ tăng 28,5 % so cùng kỳ năm trước, đạt 87,32 triệu USD. Nhờ vậy, rút giảm mức nhập siêu về sản phẩm cao su, chỉ còn 9,29 triệu USD, trong khi cùng kỳ năm trước là 28,62 triệu USD.

Chỉ có 3 loại muối được nhập khẩu

Kể từ ngày 1/6/2010, thương nhân chỉ được phép nhập khẩu các loại muối NaCL thô; Muối NaCl tinh khiết dùng trong y tế, thí nghiệm, xử lý nước, công nghiệp hóa chất và Muối NaCl tinh khiết dùng trong tiêu dùng ăn trực tiếp, công nghiệp thực phẩm.

ĐBSCL mở rộng diện tích trồng mía lên 90.000ha

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, những năm tới, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ mở rộng dần diện tích mía và sẽ ổn định ở mức 90.000ha, sản lượng đạt 7 triệu tấn mía cây mỗi năm, đủ đáp ứng nguyên liệu cho các nhà máy đường hiện có, khắc phục tình trạng tranh mua mía nguyên liệu thời điểm cuối vụ, đẩy giá mía cây tăng cao.

CPI tháng 5/2010 tăng 0,27%

So với tháng 12/2009, CPI tháng 5 tăng 4,55%. Tháng 5, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm -0,12%, nhóm bưu chính viễn thông -0,05%. Khu vực thành thị +0,37%, nông thông +0,19%.

Doanh nghiệp Nhà nước, FDI có thể phải báo cáo Tổng cục Thống kê

Tổng cục Thổng kê vừa công bố dự thảo chế độ báo cáo thống kê cơ sở áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) để lấy ý kiến đóng góp.

Sưu tầm [/gon]
 

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Re: .(¯`°´¯).Tin Tức.(¯`°´¯).

25/05 - Tổng hợp tin kinh tế thế giới


Chính phủ Singapore cho biết, chỉ số giá tiêu dùng CPI trong tháng 4 vừa qua tại quốc gia này đã tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2009. Theo cục thống kê Singapore, sự gia tăng trong chỉ số giá tiêu dùng tại quốc đảo này là do chi phí trong lĩnh vực vận tải, bất động sản và thực phẩm gia tăng.

[gon]
Đức tính chuyện “thắt lưng buộc bụng”

Kế hoạch tiết kiệm của chính phủ nền kinh tế lớn nhất châu Âu có mục tiêu đưa thâm hụt ngân sách hiện ở mức 5% GDP xuống còn 3% GDP – đúng theo quy định của châu Âu.

Trung Quốc “tự quyết” trong vấn đề tỷ giá

Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào khẳng định, Trung Quốc sẽ tiếp tục xúc tiến cải cách việc định hình cơ chế tỷ giá đồng Nhân dân tệ theo nguyên tắc "tự quyết, trong tầm kiểm soát và từng bước".

Mỹ - Trung Quốc bàn về tác động khủng hoảng nợ

Trong khi thị trường lo ngại cuộc khủng hoảng nợ đang nhấn chìm Hy Lạp có thể lan sang các nước nặng nợ khác, nhất là ở Nam Âu, làm kinh tế châu Âu suy giảm và ảnh hưởng tới buôn bán của châu Âu với Mỹ và Trung Quốc, thì hai nền kinh tế lớn nhất và lớn thứ 3 thế giới này lại có quan điểm khác nhau về tác động của cuộc khủng hoảng.

NABE: Kinh tế Mỹ tăng trưởng 3.2%, lãi suất lên 0.5% cuối năm 2010

Đà phục hồi bắt đầu năm ngoái của nền kinh tế Mỹ sẽ diễn ra mạnh hơn dự báo trước đó, kết quả cuộc khảo sát của Hiệp hội Kinh tế Kinh doanh Quốc gia (NABE) cho thấy.

Singapore: CPI trong T4/2010 tăng 3,2%

Chính phủ Singapore cho biết, chỉ số giá tiêu dùng CPI trong tháng 4 vừa qua tại quốc gia này đã tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2009. Theo cục thống kê Singapore, sự gia tăng trong chỉ số giá tiêu dùng tại quốc đảo này là do chi phí trong lĩnh vực vận tải, bất động sản và thực phẩm gia tăng.

Australia: Rio Tinto cho rằng mức thuế hơn 30% hiện tại là phù hợp

Theo ông Tom Albanese, CEO của Rio Tinto, mức thuế hơn 30% mà hãng này hiện đang đóng cho chính phủ Australia đã hết sức hợp lí và hãng này mong muốn có thể đối thoại với chính phủ nhằm đi đến một dự luật phù hợp hơn đề xuất đánh thuế 40% mới được chính phủ nước này đưa ra.

Nhật Bản: Nền kinh tế vẫn đang phát triển ổn định

Theo bản báo cáo hàng tháng của Văn phòng nội các Nhật Bản công bố ngày 25/4, nền kinh tế Nhật Bản vẫn đang hồi phục ở mức ổn định nhờ vào sự đi lên của nền kinh tế toàn cầu và các biện pháp kích thích kinh tế vẫn đóng vai trò hỗ trợ sự phục hồi này.

Malaysia và Chile kết thúc đàm phán về FTA

Ngày 24/5, Chánh văn phòng Bộ Công thương Malaysia Rahman Mamat xác nhận rằng Kuala Lumpur và Santiago đã kết thúc các cuộc đàm phán về Hiệp định thương mại tự do (FTA) vào cuối tuần qua, mở đường cho việc ký kết FTA song phương giữa hai nước trước cuối năm nay.

Ấn Độ: Nền kinh tế sẽ tăng trưởng 8,5% trong năm tài chính 2010

Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh ngày 24 tháng 5 đã đưa ra nhận định rằng kinh tế Ấn Độ sẽ ghi nhận mức tăng trưởng 8,5% trong năm tài chính 2010, kết thúc vào tháng 3 năm 2011.

Thái Lan: GDP trong Q1/2010 tăng 12%

Kinh tế Thái Lan đã tăng trưởng vượt xa dự báo của các chuyên gia phân tích trong quý đầu năm nay, với mức tăng trưởng 12%. Chính phủ nước này dự báo, GDP trong năm 2010 tại nền kinh tế lớn thứ 2 Đông Nam Á có thể sẽ đạt mức tăng trưởng 5,8%, tuy nhiên sự bất ổn về chính trị và những ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng nợ tại Châu Âu có thể gây ảnh hưởng đến tiến trình phục hồi của nền kinh tế.

Kinh tế Thái Lan quý 1 tăng trưởng 12%, mạnh nhất trong 15 năm


Thế nhưng số liệu của những quý tới mới cho thấy ảnh hưởng của nhiều tuần bất ổn chính trị lên kinh tế nước này đã khiến hơn 50 người thiệt mạng và hơn 1 nghìn người bị thương.

Trung Quốc khẳng định quan điểm về vấn đề tỷ giá đồng nhân dân tệ

Ông Hồ Cẩm Đào, chủ tịch Nhà nước Trung Quốc, cho biết Trung Quốc sẽ dần dần độc lập điều chỉnh tỷ giá đồng nhân dân tệ.

Sưu tầm
[/gon]
 

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Re: .(¯`°´¯).Tin Tức.(¯`°´¯).

(25-05) Doanh số nhà bán tăng trên thị trường Mỹ

Số nhà bán tăng 7,6% trong tháng 4, nhờ vào chính sách ưu đãi thuế, và do tâm lý của người mua cho rằng kinh tế đang hồi phục. Một cuộc nghiên cứu do Hiệp hội toàn quốc của các nhà môi giới bất động sản nói rằng nếu số nhà bán tiếp tục tăng theo tốc độ của tháng 4 trong cả năm nay, thì gần 5,8 triệu đơn vị nhà cửa sẽ được đổi chủ. Số bán nhà đã qua sở hữu chiếm một phần lớn của toàn thị trường nhà đất, và số bán của nhà mới xây sẽ được báo cáo riêng nội trong tuần này.

[gon]
Các kinh tế gia theo dõi sát thị trường nhà đất bởi vì những khó khăn nghiêm trọng trên thị trường nhà đất tại Mỹ đã là một nguyên nhân chính gây ra cuộc khủng hoảng tài chánh. Một cuộc nghiên cứu khác của Hiệp hội toàn quốc các nhà kinh tế doanh nghiệp nói rằng các hội viên của họ nhận thấy một tiến trình hồi phục nói chung của nền kinh tế Hoa Kỳ.

Hiệp hội này nói rằng tốc độ tăng trưởng đạt cao hơn trong lúc tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát giảm thất hơn mức dự đoán của họ trước đó. Họ dự đoán rằng tỉ lệ thất nghiệp sẽ giảm từ mức 9,9% xuống còn 9,4% vào cuối năm nay.


Các chuyên gia doanh nghiệp cũng cho biết mức chi tiêu của người tiêu dùng, một chỉ số quan trọng trong nền kinh tế Hoa Kỳ, sẽ tăng nhanh hơn mức dự đoán trước đây.


Sưu tầm [/gon]
 

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Re: .(¯`°´¯).Tin Tức.(¯`°´¯).

(25-05) Vàng tăng mạnh khi những bất ổn kinh tế đang quay trở lại

[gon]Giá vàng đã quay trở lại đà tăng giá trong phiên giao dịch hôm qua sau nhiều phiên liên tục sụt giảm. Giá vàng đã liên tục tăng giá ngay sau khi thị trường châu Á mở cửa khi niềm tin vào thứ kim loại quí này đang quay trở lại. Giá của kim loại quí này tăng mạnh mặc dù không có bất kỳ thông tin kinh tế nào được công bố.

Điều này cho thấy vàng vẫn thu hút sự chú ý của giới đầu tư sau khi có đợt giảm mạnh trong tuần trước. Các chuyên gia phân tích cho biết về dài hạn vàng sẽ còn tăng mạnh khi mức thâm hụt ngân sách của chính phủ các nước ngày càng lớn cũng như những vấn đề của Hy Lạp vẫn chưa có hồi kết.


Đà tăng giá của vàng gặp phải sự điều chỉnh trong phiên giao dịch trên thị trường châu Âu. Giá vàng đã từ quanh mức 1190 USD/oz đã giảm trở lại quanh mức 1182 USD/oz bất chấp thị trường nghỉ lễ. Tuy nhiên đây lại được đánh giá là một sự điều chỉnh cần thiết trước khi bước vàng phiên Mỹ.


Ngay khi phiên Mỹ mở cửa đà tăng giá của vàng lại được thể hiện và càng được hỗ trợ báo cáo về mức doanh số nhà cũ của Mỹ. Nhìn vào diễn biến của các thị trường tài chính chúng ta có thể thấy đồng USD vẫn thể hiện đà tăng giá so với hầu hết các đồng tiền khác trong rổ tiền tệ.


Chứng khoán quay trở lại đà trượt giá đã góp phần khiến vàng tăng trở lại. Như vậy chúng ta có thể thấy rằng vàng và đồng USD tiếp tục cùng hướng. Diễn biến này chỉ xảy ra một khi những bất ổn kinh tế đang bùng phát do đó chúng ta có thể tin rằng vấn đề nợ công của khu vực châu Âu sẽ chưa thể sớm được giải quyết.


Hiện tại giá vàng đang được giao dịch quanh mức 1190 USD/oz khi giới đầu tư chờ những diễn biến mới trên thị trường tài chính đặc biệt là niềm tin tiêu dùng của CB được công bố vào đêm nay.


Sưu tầm [/gon]
 

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Re: .(¯`°´¯).Tin Tức.(¯`°´¯).

Trung Quốc tự quyết định trong vấn đề tỷ giá đồng NDT



Hôm qua (24/5), tờ New York Times đưa tin, phát biểu tại Đối thoại chiến lược và kinh tế Trung - Mỹ, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào khẳng định, Trung Quốc sẽ tiếp tục xúc tiến cải cách việc định giá đồng Nhân dân tệ (NDT) theo nguyên tắc “tự quyết, trong tầm kiểm soát và từng bước”.

Đồng thời, cũng trong ngày hôm đó, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào còn khẳng định tầm quan trọng của việc phát triển quan hệ song phương khi cho rằng mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước sẽ góp phần vào hòa bình, ổn định và phồn vinh trong khu vực và trên thế giới.
[gon]
Đáp lại, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Timothy Geithner đã hoan nghênh Chính phủ Trung Quốc đang đi đúng hướng trong việc điều chỉnh tỷ giá đồng NDT. Ông Geithner cho rằng, một đồng tiền với tỷ giá được điều chỉnh theo thị trường sẽ hỗ trợ Trung Quốc duy trì đà tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát ở mức thấp và điều chỉnh mô hình tăng trưởng kinh tế nước này.

Đánh giá về phát biểu của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào
, Frank Lavin, cựu quan chức thuộc Bộ Thương mại Mỹ cho rằng, đây là tín hiệu cho thấy, Trung Quốc đang cố gắng giải quyết vấn đề tiền tệ dù nước này chưa sẵn sàng nâng giá. Trung Quốc đang cố gắng thể hiện rằng, họ hiểu việc nên hay không nên điều chỉnh tỷ giá đang được các bên quan tâm. Theo cựu quan chức này, Trung Quốc cần nâng giá đồng NDT trong những tháng tới.

Trước đó, phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh BRIC ngày 16/4 ở Brazil
, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào cũng đã khẳng định, Bắc Kinh sẽ từng bước thông qua một cơ chế thả nổi tỷ giá tiền tệ, song đó phải là cơ chế có thể kiểm soát và do chính Trung Quốc khởi xướng.

Ông Hồ Cầm Đào nêu rõ
, sau khi bùng nổ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, Trung Quốc đã phải đối mặt với hàng loạt thách thức lớn. Việc quyết định duy trì ổn định tỷ giá đồng NDT đã góp phần giữ vững sự ổn định của hệ thống kinh tế-tài chính thế giới.

Bắc Kinh đang phải chịu sức ép lớn từ dư luận quốc tế (dẫn đầu là Mỹ) yêu cầu phải nâng giá đồng NDT. Kể từ giữa năm 2008 đến nay, tỷ giá đồng NDT được cố định ở mức 6,8 NDT đổi 1USD. Những ý kiến chỉ trích cho rằng, các nhà xuất khẩu Trung Quốc được hưởng lợi thế không công bằng khi hàng hóa của họ rẻ hơn.

Trong khi đó, cuối tuần qua, Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Trần Đức Minh cho hay, nước này sẽ tiếp tục điều chỉnh đồng NDT và duy trì các gói kích thích kinh tế.

Theo ông Trần Đức Minh, những tháng gần đây, đồng NDT đã tăng 15% so với EUR, do EUR sụt giảm mạnh trước ảnh hưởng từ khủng hoảng nợ tại Hy Lạp đang có chiều hướng lan rộng sang các nước khác trong khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).

Để ngăn chặn những tác động từ cuộc khủng hoảng nợ châu Âu đối với Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ tiếp tục triển khai các chính sách tài chính tích cực và ổn định tiền tệ; Đồng thời kêu gọi chính phủ các nước trên thế giới chung tay chống lại chủ nghĩa bảo hộ, nhằm duy trì tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu.

Theo Bộ trưởng Ông Trần Đức Minh cho rằng, điều quan trọng là phải duy trì ổn định các đồng tiền chủ chốt của thế giới, trong đó có đồng Nhân dân tệ, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vẫn chưa thực sự chấm dứt.

Theo lãnh đạo Bộ Thương mại Trung Quốc, sự ổn định đồng tiền của một quốc gia, đặc biệt là của những nền kinh tế lớn, có ý nghĩa sống còn. Việc tăng hay giảm giá của một đồng tiền sẽ tác động rất lớn đến kinh tế thế giới.

Ông Trần Đức Minh khẳng định, cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu và sự sụt giảm mạnh của đồng EUR sẽ tác động xấu đến các nhà xuất khẩu Trung Quốc, bởi EU là thị trường xuất khẩu lớn nhất, chiếm tới 16% tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc.

Trong bốn tháng đầu năm nay, thặng dư thương mại của Trung Quốc đứng mức 16,1 tỷ USD, giảm 78,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng trong tháng 3, lần đầu tiên trong sáu năm qua, cán cân thương mại của nước này bị thâm hụt 7,2 tỷ USD.

Sưu Tầm
[/gon]
 
Chỉnh sửa cuối:

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Re: .(¯`°´¯).Tin Tức.(¯`°´¯).

Kinh tế Thái Lan vẫn tăng trưởng nhanh

Hôm 24/5, Thái Lan đã công bố mức tăng trưởng cao hơn so với dự kiến trong quý đầu năm nay. Thái Lan là nước được hưởng lợi từ sự phục hồi toàn cầu trong xuất khẩu, mặc dù ảnh hưởng của các cuộc biểu tình chống chính phủ gần đây vẫn còn hiện rõ.
[gon]
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Thái Lan đã tăng lên 12% so với cùng kỳ trong vòng ba tháng. Số liệu này được thống kê trước khi xảy ra cuộc biểu tình chính trị mạnh mẽ tại thủ đô Bangkok, điều mà Bộ trưởng Tài chính Korn Chatikavanij tuần trước dự doán sẽ chiếm 1/3 tăng trưởng kinh tế của năm.

Số liệu tăng trưởng mạnh mẽ của đầu năm nay một phần phản ánh tăng trưởng yếu trong quý đầu năm 2009 – đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng tài chính, tuy nhiên mức tăng 3,8% của quý I năm nay so với cùng kỳ năm ngoái cao hơn nhiều so với dự đoán cho thấy một nền kinh tế đang trên đà phục hồi.

Phát biểu với hãng tin FT trước khi các số liệu GDP được công bố, Bộ trưởng Tài chính Thái Lan Chatikavanij cho biết, Thái Lan đã may mắn có một nền kinh tế “vững chắc” khi cuộc khủng hoảng chính trị xảy ra, mặc dù đất nước này sẽ phải “vật lộn” để duy trì mức tăng trưởng rõ rệt trong quý I.

Ba tuần trước, Ngân hàng trung ương Thái Lan đã nâng mức dự báo tăng trưởng cả năm của Thái Lan từ 3,3-5,3% lên 4,3-5,8%, chủ yếu từ xuất khẩu, chiếm khoảng 65% GDP.

Các cuộc biểu tình, cướp đi sinh mạng của 85 người, được cho là sẽ gây thiệt hại tới lĩnh vực bán lẻ và du lịch trọng điểm - lĩnh vực chiếm 6,5% GDP, nhưng lại không ảnh hưởng tới ngành công nghiệp sản xuất và xuất khẩu.

Hai hãng sản xuất là Honda và Toyota tại Thái Lan đã cắt giảm sản xuất tại một số nhà máy ở phía bắc Bangkok theo lệnh giới nghiêm của chính phủ. Những hạn chế vẫn tồn tại, nhưng dự kiến sẽ được nhanh chóng dỡ bỏ.

Công ty dịch vụ đầu tư Moody đã duy trì đánh giá về Thái Lan ở mức “Baa1” (một trong những thứ bậc xếp hạng của Moody). Moondy lưu ý rằng, lợi tức trái phiếu chính phủ dài hạn đã thực sự giảm trong thời gian gần đây, phản ánh niềm tin thị trường trong tương lai của Thái Lan.

Sưu tầm
[/gon]
 

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Re: .(¯`°´¯).Tin Tức.(¯`°´¯).

Thông tin này được Tổng Cục trưởng Khai khoáng thuộc Bộ Công nghiệp - Năng lượng và Khoáng sản Campuchia Sok Leng công bố


Ngày 24-5, một quan chức Campuchia cho biết Công ty Khai khoáng OZ của Australia đã phát hiện một mỏ vàng có trữ lượng khoảng 8,1 triệu tấn ở tỉnh Mondulkiri, miền Đông Bắc Campuchia.

Thông tin này được Tổng Cục trưởng Khai khoáng thuộc Bộ Công nghiệp - Năng lượng và Khoáng sản Campuchia Sok Leng công bố ngay trước thời điểm Campuchia tổ chức hội nghị quốc tế nhằm thu hút vốn đầu tư vào ngành khai khoáng nước này. Hội nghị dự kiến khai mạc ngày 26-5 ở thủ đô Phnôm Pênh.

Ông Sok Leng cho biết có khoảng 60 công ty trong và ngoài nước, trong đó có các công ty của Việt Nam, Australia, Trung Quốc và Hàn Quốc cùng tham gia hoạt động nghiên cứu và khai thác khoáng sản trên lãnh thổ Campuchia. Ông cho biết, ngoài mỏ vàng mới phát hiện, người ta còn tìm được nhiều loại khoáng sản như quặng sắt và đồng tại nhiều địa điểm trên lãnh thổ của đất nước Chùa Tháp này.

Ông Douglas Broderick, Đại diện Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP), cơ quan đồng tổ chức hội nghị nói trên, cũng thừa nhận khu vực khai khoáng của Campuchia có nhiều tiềm năng phát triển.

Theo Vietnamplus
http://www.vietnamplus.vn/Home/Campuchia-vua-phat-hien-mo-vang-tru-luong-lon/20105/46323.vnplus
 

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Re: .(¯`°´¯).Tin Tức.(¯`°´¯).

Hy Lạp sẽ không vỡ nợ hay tái cơ cấu nợ

Tân Hoa xã đưa tin, cách đây hai ngày (23/5), Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou đã bày tỏ với giới truyền thông Tây Ban Nha rằng, Hy Lạp sẽ không vỡ nợ, quốc gia này cũng không cần tiến hành tái cơ cấu nợ.
Một bài phỏng vấn đăng trên tờ “Báo quốc gia” của Tây Ban Nha cho hay, TTg Papandreou có nói: “Chúng tôi sẽ không xuất hiện tình trạng vỡ nợ, cũng không cần tiến hành tái cơ cấu nợ. Chúng tôi lựa chọn việc hoàn trả các khoản nợ cần phải hoàn trả”.
[gon]
Tỷ lệ thâm hụt ngân sách tài chính của Hy Lạp trong năm 2009 chiếm tới 13,6% GDP quốc gia này, tỷ lệ nợ công cũng chiếm 113% GDP. Các nhà đầu tư lo lắng, chính phủ Hy Lạp với quốc khố thiếu hụt nghiêm trọng không thể hoàn trả các khoản nợ đáo hạn, nỗi lo lắng này tiếp tục “lên men”, khiến cho khủng hoảng nợ Hy Lạp bùng phát và không ngừng leo thang, cuối cùng buộc Liên minh châu Âu tung ra một cơ chế giải cứu khổng lồ nhằm ngăn chặn khủng hoảng lan rộng.

Thủ tướng Papandreou còn cho rằng, chính phủ các nước thành viên EU phản ứng chậm chạp trong vấn đề ngăn chặn khủng hoảng nợ Hy Lạp lan sang các nước thành viên khu vực đồng tiền chung châu Âu Eurozone khác.

Cũng theo TTg Papandreou: “Liên minh châu Âu đã mất khá nhiều thời gian mới ý thức được rằng, sự tấn công của các nhà đầu tư vào Hy Lạp chỉ là tấn công các quốc gia khác, thậm chí còn đe dọa sự ổn định của khu vực Eurozone”.

Để nhận được viện trợ của EU và Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, đối phó với cuộc khủng hoảng nợ nghiêm trọng, chính phủ Hy Lạp đã tung ra biện pháp tăng thu thuế, thắt chặt chi tiêu nghiêm ngặt, đồng thời sẽ nỗ lực thúc đẩy cải cách cơ cấu kinh tế và chế độ dưỡng lão.

Thủ tướng Papandreou cho rằng, biện pháp thắt chặt chi tiêu sẽ ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế Hy Lạp, ông kêu gọi EU cung cấp các biện pháp kích thích. Theo ông, “chúng tôi cần phải tạo điều kiện cần thiết cho sự tăng trưởng, trong vấn đề này, EU có thể lại một lần giúp đỡ chúng tôi”.
“Công ước ổn định và tăng trưởng” của EU quy định, tỷ lệ thâm hụt ngân sách quốc gia hàng năm của các nước thành viên Eurozone chiếm trong GDP không được phép vượt quá 3%, tỷ lệ nợ công chiếm trong GDP cũng không được vượt quá 60%”.

Sưu tầm
[/gon]
 

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Re: .(¯`°´¯).Tin Tức.(¯`°´¯).

Chính sách ngoại giao Nga đang thay đổi?


Gần đây Bộ Ngoại giao Nga đã tiết lộ một báo cáo, đề xuất nền ngoại giao Nga nên chuyển hướng sang phương Tây, nhằm thắt chặt quan hệ với Âu – Mỹ bởi vì Nga không tụt hậu so với phương Tây về vốn và công nghệ.

[gon]
Báo cáo ngoại giao bí mật mà Bộ Ngoại giao Nga vạch ra cuối cùng đã bị rò rỉ cho cánh báo chí. Một số báo chí cho rằng, Bộ Ngoại giao Nga đã dùng phương thức này để bật mí với thế giới bên ngoài, điều này phản ánh, Nga chuẩn bị điều chỉnh chính sách ngoại giao của mình.

Nga không tụt hậu so với phương Tây về vốn và công nghệ
Mới đây, tờ “Tạp chí tin tức” của Nga đã công bố một báo cáo bí mật. Báo cáo bí mật này do Bộ Ngoại giao Nga soạn thảo vào tháng 2/2010, đã mô tả lý luận ngoại giao mới của Nga, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã viết lời nói đầu cho báo cáo này.

Tạp chí này cho biết, về nguyên tắc, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã phê chuẩn báo cáo này. Hiện nay, nội các chính phủ do Thủ tướng Putin lãnh đạo đang thẩm duyệt báo cáo này. Tư tưởng cốt lõi của báo cáo ngoại giao bí mật này đó là, Nga sẽ thực hiện công cuộc cải cách hiện đại hóa, bởi vì Nga không tụt hậu hơn phương Tây về đầu tư vốn và khoa học công nghệ, do đó Nga cần phải chuyển hướng sang phương Tây, cần thắt chặt quan hệ với Mỹ và châu Âu.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov trong lời nói đầu của bản báo cáo nhấn mạnh rằng, trên cơ sở xâm nhập giữa kinh tế và văn hóa, việc Nga củng cố quan hệ phụ thuộc lẫn nhau với các cường quốc thế giới là phù hợp với lợi ích của Nga.

Nga vẫn chưa phải là cường quốc kinh tế
Trên con đường phát triển và tình thế cơ bản của thế giới hiện nay, những người có tư chất lãnh đạo như TT Medvedev bắt đầu ý thức được rằng, Nga không thể triển khai việc kiến thiết hiện đại hóa của mình trong tình cảnh đối lập với Mỹ và châu Âu. Từ mấy thế kỷ trước, Nga vẫn quanh quẩn giữa đông tây, tức là không thuộc về phương Tây, cũng không thuộc phương Đông.

Liên minh châu Âu mặc dù có con đường đi riêng, nhưng cho dù như vậy, EU cũng không muốn tiếp nạp Nga là nước thành viên, khiến cường quốc Nga này vẫn bị đặt ra ngoài đại gia đình lớn châu Âu.

Quan hệ Nga và Mỹ đã có chuyển biến tích cực sau khi Tổng thống Obama lên cầm quyền, nhưng cũng vẫn chưa đạt đến mức độ rất mật thiết.
Suy cho cùng, mặc dù Nga là một thành viên của bộ tứ BRIC, nhưng với vai trò là một siêu cường quốc về lãnh thổ và tài nguyên, quốc gia này vẫn chưa giành được thành tựu có thể khiến Mỹ - Âu coi trọng trong sự phát triển kinh tế.
Sưu tầm
[/gon]
 

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Re: .(¯`°´¯).Tin Tức.(¯`°´¯).

(25-05) Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đang hỗ trợ giá vàng


Làn sóng lo ngại mới xuất hiện lan tỏa khắp các thị trường tài chính khi căng thẳng giữa Triều Tiên và Hàn Quốc lại nổ ra. Ngày 24.5, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak đã tuyên bố các biện pháp trả đũa Triều Tiên sau vụ nước này bắn chìm tàu hải quân Cheonan, làm chết 46 thuỷ thủ Hàn Quốc. Chấm dứt thương mại liên Triều.
[gon]
Hàn Quốc còn tuyên bố tiến hành tập trận và diễn tập chống tàu ngầm cùng với Mỹ ở bờ biển phía tây bán đảo Triều Tiên, nhằm ngăn chặn Triều Tiên phổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt. Việc tập trận cũng được xem là một biện pháp trả đũa vụ chìm tàu.


Những lo ngại mới này đã khiến cho hàng loạt các chỉ số chứng khoán châu Á có phiên trượt giá trong sáng nay. Trong khi đó trên thị trường tiền tệ đồng USD liên tục tăng giá so với hầu hết các đồng tiền khác trong rổ tiền tệ ngoại trừ đồng JPY. Thông tin này dường như đang hỗ trợ giá vàng tiếp tục đà phục hồi sau nhiều phiên giao dịch giảm mạnh.


Sưu tầm [/gon]
 

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Re: .(¯`°´¯).Tin Tức.(¯`°´¯).

(25-05) Tháng 5 tháng thấp điểm của vàng

Giới đầu tư vàng trên thế giới luôn xem Ấn Độ như là thị trường vàng lớn nhất thế giới. Lượng vàng mà Ấn Độ nhập cao nhất có thể lên đến 850 tấn/năm hoặc tệ lắm cũng đạt 300 tấn/năm. Do đó khi đánh giá xu hướng giá vàng người ta thường hướng đến những những yếu tố có tác động đến giá vàng tại Ấn Độ để có thêm cơ sở cho những dự báo của mình.
[gon]
Khi đề cập đến nhu cầu vàng tại Ấn Độ thì chúng ta qui ước là nhu cầu vàng nữ trang. Nhu cầu vàng tại Ấn Độ tập trung vào các gia đình, các tổ chức đạo Hindu. Trong gia đình Hindu thì người chồng sẽ là người sở hữu tài sản nhưng người vợ lại đảm nhiệm việc bảo đảm an toàn cho các loại tài sản này mà chủ yếu là vàng. Vàng này là của hồi môn do cha mẹ tặng cho con cái trong các lễ cưới. Khoảng 70% nhu cầu vàng tại Ấn Độ đến từ khu vực nông nghiệp và mùa cưới thường được xem là cơ sở cho nhu cầu vàng tại Ấn Độ.


Người Hindu tin rằng đối với những ngày trong năm sẽ có những ngày tốt và ngày không tốt để tiến hành đám cưới. Thông thường những ngày tốt thường rơi vào những ngày lễ hội của đạo Hindu diễn ra từ mùa thu năm này đến mùa xuân năm kia. Khoảng thời gian từ cuối tháng Năm đến cuối tháng Tám khu vực nông nghiệp sẽ quay trở lại với mùa vụ mới và mùa vụ này sẽ kết thúc vào tháng cuối tháng Tám. Tháng Tám được xem là tháng bắt đầu mùa lễ hội quan trọng nhất và cũng là thời gian tốt để mua vàng trong khi đó mùa cưới sẽ kết thúc vào cuối tháng Năm.

Do đó thông thường khoản thời gian từ cuối tháng Năm đến cuối tháng Tám được xem là mùa thấp điểm của vàng bởi khi đó nhu cầu vàng không những không tăng mà còn lại giảm do mùa cưới kết thúc, người nông dân chuẩn bị bước vào vụ hè thu.

Tuy nhiên khi xét đến mùa thấp điểm của vàng trong 8 năm qua thì giá vàng đã không rớt mạnh trong khoản thời gian này. Trong 8 năm thì chỉ có 1 năm là giá vàng rớt mạnh. Nguyên nhân được cho là tốc độ phát triển của nền kinh tế Ấn Độ trong thời gian qua tăng mạnh hơn trước đó. Nhu cầu vàng đã không còn tập trung tại khu vực nông nghiệp mà đã mở rộng sang những khu vực khác đặc biệt là khu vực sản xuất hàng công nghệ.


Sưu tầm [/gon]
 

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Re: .(¯`°´¯).Tin Tức.(¯`°´¯).

25/05 - Chứng khoán Châu Âu, Châu Á đồng loạt giảm

Chứng khoán Châu Âu, Châu Á biến động, chỉ số kì hạn của chứng khoán Mỹ giảm do có dấu hịêu cho thấy sự suy yếu của hệ thống ngân hàng Tây Ban Nha và một báo cáo cho thấy lãnh đạo Bắc Triểu Tiên ông Kim Jong II tuần trước đã hạ lệnh cho quân đội nước này chuẩn bị chiến đấu.
[gon]
Cổ phiếu của hãng BHP Billiton Ltd. và Total SA dẫn dắt nhóm cổ phiếu hàng hoá giảm do giá kim loại cơ bản giảm và giá dầu xuống mức thấp dưới $69/thùng. Cổ phiếu của hãng Barclays Plc và Societe Generale SA giảm hơn 4%, dẫn dắt nhóm cổ phiếu tài chính giảm, sau khi các nhà lãnh đạo Tây Ban Nha yêu cầu 4 ngân hàng địa phương sát nhập.

Chỉ số tiêu chuẩn Stoxx Europe 600 giảm 2,4% xuống còn 232,29 điểm lúc 9.00 sáng giờ London, đang trên đà giảm xuống mức thấp nhất trong phiên đóng cửa kể từ tháng 9 năm ngoái. Chứng khoán Châu Á giảm xuống mức thấp 10 tháng và chỉ số kì hạn S&P500 giảm 2,3%. So với mức cao đạt được ngày 15/4, chỉ số Stoxx 600 đã mất 15% do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ.

Chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình Dương giảm 3,1% xuống mức thấp nhất kể từ tháng 7 năm ngoái sau khi có báo cáo cho thấy Chủ tịch Kim đã hạ lệnh cho các lực lượng quân sự nước này chuẩn bị sẵn sàng để giao chiến.

Theo Vnmoney [/gon]
 

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Re: .(¯`°´¯).Tin Tức.(¯`°´¯).

Thuỵ Sĩ chiếm 81% kim ngạch NK đá quí về VN 3 tháng đầu năm

Tháng 3/2010 nhập khẩu đá quí, kim loại quí về Việt Nam đạt kim ngạch 22,8 triệu USD, giảm 89,61% so với tháng 2/2010 nhưng tăng 78,04% so với tháng 3/2009. Tính chung cả quí I/2010, kim ngạch nhập khẩu đạt 257,51 triệu USD, tăng mạnh 796,26% so với quí I/2009.

[gon]
Đá quí, kim loại quí nhập về Việt Nam chủ yếu là từ Thuỵ Sĩ, quí I/2010 đạt 208,62 triệu USD, chiếm 81% tổng kim ngạch, tăng đột biến tới 704,53 lần so với quí I/2009 (tức tăng 70.353%), nhưng tính riêng tháng 3/2010 thì kim ngạch chỉ đạt 0,06 triệu USD, giảm mạnh 99,97% so với tháng 2/2010 và giảm 79,88% so với tháng 3/2009.
Quí I/2010 kimngạch nhập khẩu vàng, đá quí từ các thị trường đều tăng so với quí I/2009, chỉ duy nhất có 1 thị trường giảm kim ngạch là Bỉ giảm 10,16%, đạt 4,9 triệu USD.


Sau thị trường Thuỵ Sĩ là thị trường Đài Loan đứng thứ 2 về mức độ tăng trưởng kim ngạch trong quí I/2010 với mức tăng 287,95%, đạt 5,3 triệu USD; đứng thứ 3 là thị trường Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất tăng 158,6%, đạt 2,6 triệu USD; tiếp đến Hàn Quốc tăng 138,28%; Hồng Kông tăng 93,06%; Nhật Bản tăng 88,16%; Thái Lan tăng 74,37%...


Tính riêng tháng 3/2010 thì kim ngạch nhập khẩu đá quí, kim loại quí từ Bỉ lại dẫn đầu về mức tăng đột biến so với tháng 2/2010, với 1.574,53%; tiếp đến thị trường Hồng Kông +196,50%; Thái Lan (+192,94%); Trung Quốc (+71,97%).


Sưu tầm [/gon]
 
Top