Tin Tức Kinh Tế Tổng Hợp

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Re: .(¯`°´¯).Tin Tức.(¯`°´¯).

22/05 - Tổng hợp tin kinh tế thế giới

Nhật Bản: Văn phòng Nội các Nhật công bố kinh tế Nhật quý 1/2010 tăng trưởng 4,9% từ mức 4,2% của quý trước đó. Số liệu khác cho thấy đà phục hồi của kinh tế Nhật từ thời kỳ suy thoái trầm trọng nhất tính từ chiến tranh thế giới thứ Hai đang tăng tốc. Mức lương lao động tháng 3/2010 tăng lần đầu tiên trong 22 tháng, số lượng đơn xin việc tăng đến tháng thứ 3 liên tiếp.


Nhật Bản: Lợi nhuận năm tài chính 2009 của MUFG đạt 4,2 tỷ USD
[gon]
MUFG, tập đoàn ngân hàng lớn nhất Nhật Bản tính theo giá trị tài sản, cho biết lợi nhuận ròng trong năm tài chính 2009, kết thúc vào cuối tháng 3 vừa qua, đã đạt mức 388,73 tỷ yên, tương đương với 4,2 tỷ đô la Mỹ.

Nhật Bản: Nissan đặt mục tiêu doanh thu 2010 đạt hơn 91 tỷ USD

Tập đoàn Nissan Nhật Bản vừa đệ trình lên thị trường chứng khoán Tokyo bản dự báo năm tài khóa 2010 với mục tiêu doanh thu thuần đạt 8.200 tỷ Yen, tương đương 91,11 tỷ USD.

Nhật Bản: Nissan lại thu hồi hàng loạt xe

Hãng tin AP cho hay, Nissan sẽ thu hồi 48.700 chiếc xe tải và xe SUV để sửa lỗi ở hệ thống giảm xóc. Vụ thu hồi này có khả năng được tiến hành từ tuần tới.

Nhật Bản: Nợ công đến hồi báo động

Nợ công tại Nhật hiện tương đương 230% GDP. Tính đến cuối năm tài khóa 2009 (kết thúc ngày 31/3/2010), nợ công của Nhật Bản ở mức cao kỷ lục, 882.920 tỷ Yên, tăng 36.430 tỷ Yên so với năm tài khóa trước. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo Nhật Bản sẽ phải bắt đầu cắt giảm nợ công khổng lồ thông qua chính sách tăng thuế tiêu thụ.


Thái Lan: Đánh giá thiệt hại, chuẩn bị chiến dịch khôi phục hình ảnh


Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Thái Lan Kongkrish Hiranyakij nhận định rằng chiến dịch biểu tình của phe chống chính phủ có thể gây thiệt hại cho lĩnh vực du lịch của Thái Lan tới 120 tỷ baht (3,71 tỷ USD).

Bộ trưởng Du lịch và Thể thao Chumpol Silpa-Archa tuyên bố đã chuẩn bị các biện pháp đề xuất với Thủ tướng Abhisit cho chiến dịch khôi phục hình ảnh đất nước sau cuộc khủng hoảng được coi là trầm trọng nhất từ trước đến nay tại vương quốc này.

Ấn Độ: Bão lớn gây nhiều thiệt hại

Hôm qua 20-5, cơn bão Laila kèm theo mưa lớn và tốc độ gió lên tới 110km/h đã tàn phá khu vực bờ biển miền Nam Ấn Độ, quật đổ nhiều cây cối, phá hỏng đường dây điện, và đã làm chết ít nhất 15 người.

Australia: Lương lao động trong Q1/2010 tăng 0,9%

Cục thống kê Australia cho biết, lương lao động trong quý 1 vừa qua tại quốc gia này đã tăng lên mức cao nhất trong vòng hơn 1 năm qua, ghi nhận mức tăng 0,9% so với tháng 3 trước đó.

Singapore: Kinh tế tăng trưởng 16%

Tất cả các lĩnh vực sản xuất, tài chính và du lịch của Singapore đều phục hồi mạnh mẽ sau đợt suy thoái năm ngoái, tạo đà cho GDP quý I tăng 15,5% so với cùng kỳ.

Nga: Sản lượng công nghiệp T4/2010 tăng

Sản lượng công nghiệp trong tháng 4 của Nga đã gia tăng, đặc biệt là các mặt hàng ôtô, ống thép và toa trần chở hàng. Theo số liệu của Cơ quan Thống kê Liên bang công bố hôm 19/05, sản lượng công nghiệp trong tháng 4 của Nga đã tăng 10,4% so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi ghi nhận mức tăng thường niên 5,7% trong tháng 3 trước đó.

Hy Lạp: Lại tê liệt do đình công

Hôm qua 20-5, gần như toàn bộ Hy Lạp lại rơi vào tình trạng tê liệt khi hai công đoàn lớn nhất cả nước tổ chức cuộc đình công kéo dài trong 24 giờ để phản đối kế hoạch thắt lưng buộc bụng của chính phủ.

Hy Lạp: Ngành du lịch bị ảnh hưởng nặng nề

Ngành du lịch của Hy Lạp đang gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh các hợp đồng du lịch và lượng khách tới quốc gia này đã giảm sút do hàng loạt các cuộc biểu tình và bạo động đã nổ ra tại thủ đô Athen. Theo ước tính, doanh thu của ngành du lịch Hy Lạp sẽ suy giảm khoảng 15% trong năm nay.

Tây Âu: Nạn gian lận trong doanh nghiệp tăng

Theo kết quả điều tra do hãng Kiểm toán và Tư vấn tài chính Ernst & Young tiến hành, trong vòng 2 năm qua, số công ty tại Tây Âu ghi nhận số vụ gian lận nghiêm trọng đã tăng lên gấp đôi.

Rumani: Biểu tình phản đối biện pháp thắt chặt chi tiêu của chính phủ

Ngày 19/5, tại thủ đô Bu-ca-rét của Rumani đã diễn ra cuộc biểu tình quy mô lớn nhất từ năm 1989 với khoảng 20 000 người tham gia nhằm phản đối việc cắt giảm chi tiêu của chính phủ. Điều này đã làm dấy lên những nghi ngờ về việc nước này đang trông chờ các khoản vay từ Quỹ tiền tệ quốc tế.

Mỹ: CPI giảm lần đầu trong hơn một năm


Hãng tin AP cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 4 của Mỹ giảm lần đầu tiên trong hơn một năm qua. Đây được coi là tin tốt đối với những người còn đang phải gánh nhiều khoản nợ hay muốn vay mượn nhiều hơn. Nhưng đây lại là tin xấu với những người có tiền gửi tiết kiệm.

Mỹ: Phố Wall sụt giảm trên 3,6% giá trị

Gần cuối ngày giao dịch, hoạt động bán tháo cổ phiếu bất chợt mạnh lên khiến đà giảm gia tăng mạnh mẽ. Ba chỉ số lao dốc mạnh với biên độ từ 2,93 - 3,45%. Kết quả giao dịch ngày 20/5: chỉ số Dow Jones giảm 376,36 điểm, tương đương -3,6%; chỉ số Nasdaq xuống 94,36 điểm, tương ứng -4,11%; chỉ số S&P 500 mất 43,46 điểm, tương đương -3,9%.

Mỹ: FED nâng dự báo tăng trưởng kinh tế

Theo biên bản cuộc họp tháng 4 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ mới được công bố, FED đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ cho năm 2010 lên mức 3,2 đến 3,7%.

Giá vàng thế giới xuống mức thấp nhất trong 2 tuần

Giá vàng thế giới trên sàn New York đêm qua tiếp tục giảm mạnh và đã rớt tổng cộng 60 USD/ounce so với đỉnh cao thiết lập cuối tuần trước. Đóng cửa phiên giao dịch 20/5, giá vàng giao tháng 6 trên sàn Comex của New York giảm xuống 1.188,6 USD/ounce, vàng giao ngay cũng xuống ngưỡng 1.185 USD/ounce.Vào đầu giờ sáng nay (21/5), giá vàng tiếp tục giảm và hiện đang về gần 1.180 USD/ounce.

Giao dịch bất động sản thế giới tăng cao

Theo một báo cáo mới của công ty tư vấn môi giới bất động sản hàng đầu thế giới Jones Lang LaSalle, lượng giao dịch bất động sản trực tiếp tại châu Âu, Trung Đông và Bắc Phi nhiều khả năng sẽ tăng tới 30% trong năm 2010.

Các cường quốc thống nhất trừng phạt Iran

Ngày 18-5, Mỹ đã trao cho Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc một dự thảo nghị quyết mở rộng lệnh cấm vận với Iran. Bản dự thảo được Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Trung Quốc và Nga nhất trí, sẽ nhắm vào ngành ngân hàng và một số lĩnh vực kinh tế khác để ngăn cản Tehran phát triển các chương trình hạt nhân.

Niềm tin vào ba ông lớn tín nhiệm bị lung lay

Sau hàng loạt các biến cố gần đây, thị trường bắt đầu nghi ngờ vào chính các tổ chức chuyên đi đánh giá tín nhiệm các công ty và quốc gia khác, trong đó tiêu biểu là ba hãng lớn của Mỹ Moody, S&P và Fitch Ratings. Bộ tam này đang bị kết tội là thiên vị trong việc đánh giá tín nhiệm, nhất là với các tổ chức tín dụng hay ngân hàng phát hành chứng khoán đảm bảo bằng tài sản thế chấp.

Di động thông minh được chuộng

Doanh số bán điện thoại thông minh (smartphone) trong quý 1/2010 tăng gần 49% so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, trong tháng báo cáo, tổng doanh số bán di động các loại là 314,6 triệu chiếc, trong đó, riêng dòng di động thông minh là 54,3 triệu máy.

Sưu tầm
[/gon]
 
Chỉnh sửa cuối:

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Re: .(¯`°´¯).Tin Tức.(¯`°´¯).

Nhật Bản: Tăng trưởng GDP chậm hơn dự báo, áp lực lớn cho BOJ

Tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản trong quý 1 năm 2010 thấp hơn dự đoán do phục hồi trong lĩnh vực xuất khẩu không thể thúc đẩy tiêu dùng. Chính điều này gây áp lực lớn cho Ngân Hàng Trung Ương Nhật Bản phải ngồi vào bàn họp trong 2 ngày để đưa ra những biện pháp chặn đứng đà giảm phát hợp lý cho tình hình hiện nay.

[gon]
Vừa qua, trong một bản báo cáo của Văn Phòng Nội Các tại Tokyo cho thấy, tăng trưởng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng 4,9% trong vòng 1 năm, thấp hơn mức dự đoán của các chuyên viên kinh tế của Bloomberg là 5,5%. Xuất khẩu tăng, chứng kiến theo GDP danh nghĩa tăng cao nhất trong vòng 1 thập kỷ, ở mức 1,2% theo quý mà không bị điều chỉnh bới biến động về giá cả.

Giá cổ phiếu giảm
, Bộ trưởng bộ Tài Chính Nhật Bản Naoto Kan hi vọng ngân hàng Trung Ương nước này (BOJ) sẽ có những biện pháp thiết thực, khuyến khích các ngân hàng cho vay nhiều hơn, làm thúc đẩy nền kinh tế hiện đang trong tình trạng không tự phục hồi một cách bền vững. Cùng với đó, với nguồn cầu “dồi dào” từ Trung Quốc, thương mại thế giới trở lại với vị thế chủ đạo của mình, đặc biệt là tác nhân tốt thúc đẩy nền kinh tế các nước Châu Á mà minh chứng cụ thể là những báo cáo tăng trưởng GDP của Singapore và Đài Loan.

Theo ông Kiroaki Muto, chuyên viên kinh tế cấp cao của tập đoàn quản lý tài sản Sumitomo Mitsui tại Tokyo nhận định
“Miễn là nguồn cầu đến từ các nền kinh tế mới nổi duy trì ở mức cao, nền kinh tế Nhật sẽ trở lại đúng quỹ đạo phục hồi của mình”. Sự chi phối của các nền kinh tế khác có thể là “một nguy cơ chính”, cũng giống như cuộc khủng hoảng nợ đến từ Châu Âu làm quan ngại về độ bền vững của tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Chỉ số Nikkei của Nhật phiên đóng cửa ngày 20/5 giảm 1,5% xuống còn 10030,31 điểm
, nhưng so với đồng EUR thì JPY (Yên Nhật) tăng 0,8%, cụ thể ở mức 112,9 JPY=1EUR. Tuy nhiên, trong tháng vừa qua, JPY tăng 11% so với EUR, điều đó cso thể là áp lực lớn cho xuất khẩu của Nhật Bản vào thị trường Châu Âu khi giá hàng hóa của Nhật trở nên đắt đỏ hơn với người Châu Âu.

Dù cho thu nhập bình quân được cải thiện
, nhưng tiêu dùng chỉ chiếm tỉ trọng là 17% tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Báo cáo ngày 20/5 cho biết, mức chi tiêu theo hộ gia đình chỉ tăng 0,3% trong quý đầu tiên, tốc độ tăng chậm hơn 0,7% so với giai đoạn trước đó. Đúng như nhận định của ông Muto “những cải thiện về thu nhập bị tụt lại phía sau, không thể tiếp nhận được vai trò đầu tàu thúc đẩy nền kinh tế”.

Chi tiêu trong kinh doanh tăng 1%, ít hơn quý 4 năm 2009 1,3%. Đầu tư nhà đất tăng 0,3%, mức tăng đầu tiên trong vòng 5 quý.

Singapore và Đài Loan

Sau mức tăng trưởng của quý 4 năm 2009 là 4,2%, tăng trưởng kinh tế của cả 2 nước đạt 4,9%/năm.

Tại Singapore
, Bộ Thương Mại nước này cho biết, 4 tháng cuối năm 2009, GDP tăng ở mức 38,6%, trong khi Cục Thống Kê Đài Loan công bố GDP tăng 13,27% so với 1 năm trước đó, mức tăng lớn nhất trong vòng 3 thập kỷ của khu vực kinh tế này.

Nhận định về nền kinh tế Nhật Bản, ông Huw Mckay, nhà kinh tế cao cấp đến từ một tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, Westpac, Sydney nhấn mạnh “cách tốt nhất Nhật có thể làm trong lúc này là tạo ra lạm phát”.

Giảm giá

Giá cả tại Nhật suy giảm thực sự làm “dịu” đi tình hình giá cả của nước này trong 4 tháng cuối năm 2009, chỉ số giảm phát ở nhu cầu nội địa giảm 1,9%, mức thấp nhất trong năm.

Theo trưởng ban kinh tế của công ty chứng khoán Nomura, Tokyo, ông Takahide Kiuchi thì “Tất cả đều cho thấy rằng Nhật Bản đang dần bước qua giai đoạn tồi tệ nhất của giảm phát, đến giai đoạn phục hồi hoàn toàn của nền kinh tế dù cho sẽ mất nhiều thời gian. Hiện tại, áp lực giảm phát đang dần dần được nới lỏng”.

Chính sách “thận trọng”

Được biết, chính phủ Nhật sẽ tiếp tục duy trì áp lực với các ngân hàng
. Ngày hôm qua (20/5), BOJ đã mở cuộc họp trong 2 ngày , nhiều khả năng sẽ giữ lãi suất cơ bản ở mức 0,1%.

Phó thủ tướng Kan cũng hy vọng BOJ sẽ hỗ trợ nền kinh tế với những chính sách “hợp lý và linh hoạt” và những nhà thực thi chính sách phải “thận trọng”

Theo nhận đinh của một số nhà kinh tế thì với bản báo cáo của GDP vừa qua, nhiều khả năng BOJ sẽ không có những thay đổi gì trong chính sách hiện tại của mình.” Miễn là giảm phát còn tiếp diễn, chính phủ sẽ đòi hỏi nhiều hơn từ phía BOJ để ngăn chặn mối nguy hại giảm phát”.

Theo Bloomberg [/gon]
 

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Re: .(¯`°´¯).Tin Tức.(¯`°´¯).

Hệ thống tài chính Mỹ sẽ thay đổi toàn diện

[gon]
Tân Hoa xã đưa tin, Thượng viện Mỹ hôm qua đã thông qua dự luật cải cách giám sát tài chính với kết quả 59 phiếu thuận trên 39 phiếu chống. Kết quả biểu quyết này là bước đi then chốt cho cải cách hệ thống tài chính Mỹ.

Theo dự luật, hệ thống tài chính Mỹ sẽ được sửa đổi toàn diện, vấn đề nan giải của những tổ chức tài chính “lớn mà không thể đổ” sẽ được giải quyết triệt để, những hành vi đầu cơ quá độ của các cơ quan tài chính sẽ được ngăn chặn hiệu quả. Ngoài ra, Mỹ sẽ còn thiết lập một cơ quan bảo vệ người tiêu dùng mới. Các biện pháp cải cách này nhằm mục đích tránh việc tái bùng phát khủng hoảng tài chính.

Tổng thống Mỹ Barack Obama
cũng trong ngày hôm qua cho rằng, nỗ lực ngăn chặn cải cách giám sát tài chính Mỹ của các tập đoàn lợi ích Phố Wall đã bị thất bại, nhưng ông cũng nhấn mạnh, tăng cường giám sát không phải là để trừng phạt khối ngân hàng, mà là để rút kinh nghiệm từ khủng hoảng tài chính, bảo vệ tốt hơn nữa lợi ích kinh tế và người dân Mỹ. Đồng thời, để an ủi Phố Wall, TT Obama cũng bày tỏ, các cuộc cải cách liên quan “không phải là zero-sum game (trò chơi có tổng không)”, và sẽ không để Phố Wall bị thiệt còn người dân được lợi.

Sau khi Hạ viện Mỹ thông qua dự luận liên quan hồi tháng 12/2009, hôm 21/5, Thượng viện cũng phê chuẩn dự luật cải cách giám sát tài chính của mình. Điều này đồng nghĩa, cải cách giám sát tài chính Mỹ đã thu được một bước đột phá mang tính quan trọng, việc này cũng sẽ ảnh hưởng sâu rộng tới hệ thống kinh tế tài chính của Mỹ nói riêng và toàn cầu nói chung.

Một vài quan chức Mỹ đã gọi dự luật cải cách là cải cách
“theo kiểu máy ủi”, trách nhiệm rõ ràng, tăng cường giám sát, phòng hơn chống là phương hướng giám sát tài chính của “chính sách mới” này. Theo chi tiết “chính sách mới” hiện nay, Mỹ sẽ duỗi các “vòi giám sát” ra các góc của thị trường tài chính, xóa bỏ những “rủi ro mang tính hệ thống” gây ra khủng hoảng. Sau đó, các thao tác sáp nhập mua lại của các cơ quan tài chính, việc phát hành các khoản vay tín dụng thế chấp, chế định xếp hạng tín dụng và giao dịch của các công cụ tài chính phái sinh… sẽ đều nằm trong phạm vi giám sát.

Từ dự luật cụ thể cho thấy
, phiên bản dự luật của Hạ viện và Thượng viện đều khác nhau rõ rệt. Phiên bản Thượng viện chặt chẽ hơn, nội dung cốt lõi chủ yếu 3 khía cạnh: Một là, nới rộng quyền hạn của cơ quan thanh tra giám sát, phá vỡ tình trạng khó khăn của các cơ quan tài chính “lớn mà không thể đổ”, và có thể giới hạn tiền lương của lãnh đạo tài chính cấp cao; Hai là, thiết lập cơ quan bảo vệ tài chính cho người tiêu dùng mới, dành quyền lực lớn hơn cả các cơ quan giám sát; Ba là hạn chế các thương vụ mang tính đầu cơ của các cơ quan tài chính lớn, đặc biệt là tăng cường giám sát các sản phẩm tài chính phái sinh.

Sưu tầm
[/gon]
 

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Re: .(¯`°´¯).Tin Tức.(¯`°´¯).

Khủng hoảng nợ tác động tới tiến trình tiền tệ chung của 4 nước vùng Vịnh

[gon]Tiến trình thống nhất tiền tệ của các nước vùng Vịnh vẫn đang được xúc tiến thuận lợi có trình tự. Hiện Quốc hội và chính phủ 4 nước Ả rập Saudi, Kuwait, Qatar và Bahrain đều đã phê chuẩn thỏa thuận thống nhất tiền tệ. Nhưng tiến trình được gặp trở ngại bởi ảnh hưởng của khủng hoảng nợ châu Âu.

Được biết, Ngân hàng trung ương tiền tệ chung đã lựa chọn Riyadh, thủ đô của Ả rập Saudi làm nơi để chuẩn bị thi công xây dựng tòa nhà của ngân hàng. Bên cạnh đó, bốn nước vùng Vịnh cũng đã thành lập ủy ban dự trữ tiền tệ, để bàn bạc về tên gọi của tiền tệ chung, giá trị tiền tệ, hạn mức phân chia các nước, cấu trúc của cơ quan trung ương và bổ nhiệm các nhân viên lãnh đạo của ngân hàng trung ương.

Tuy nhiên, khủng hoảng nợ của các quốc gia khu vực đồng tiền chung châu Âu Eurozone như Hy Lạp đã phát tín hiệu cảnh báo cho các nước vùng Vịnh. Các chuyên gia cho rằng, cơ chế tiền tệ chung của các nước vùng Vịnh cần phải từng bước cải tiến và hoàn thiện. Theo quan điểm của một số chuyên gia, các nước vùng Vịnh sẽ coi việc tham chiếu thêm đồng EUR là tấm gương để thống nhất thành công một đơn vị tiền tệ. Tiền tệ chung của các nước vùng Vịnh cũng được thiết kế theo mô hình của đồng EUR. Chẳng hạn như việc đã quy định chỉ tiêu phát triển kinh tế chung các nước, tỷ lệ nợ chiếm so với GDP, thâm hụt ngân sách, tỷ lệ lạm phát… đều được tham chiếu theo chỉ tiêu mà khu vực Eurozone đã quy định.

Khủng hoảng nợ châu Âu khiến các nước trên thế giới bao gồm cả các nước vùng Vịnh nhìn thấy được sự thiếu sót của cơ chế đồng EUR. Dưới tác động của khủng hoảng tài chính quốc tế, do đồng EUR vẫn mạnh, phân mức phát hành tiền tệ của các nước là cố định, nên một số nước có tăng trưởng kinh tế khá yếu trong khu vực Eurozone như Hy Lạp phải đứng trước sự suy thoái kinh tế, không thể tự chủ áp dụng các biện pháp tài chính như phá giá tiền tệ, tăng lượng phát hành tiền tệ, nhằm mở rộng xuất khẩu, tăng thu nhập tài chính, từ đó hóa giải tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu. Hay chính là, các biện pháp giải cứu chỉ có thể xoa dịu khủng hoảng nợ, chứ không thể giải quyết vấn đề cơ bản.

So sánh tình hình kinh tế của các nước vùng Vịnh, 4 nước muốn thống nhất tiền tệ mặc dù đều là nước sản xuất dầu mỏ, nhưng dầu mỏ của Bahrain và Kuwait đã hoặc đang gần cạn kiệt. Khi đó, khoảng cách kinh tế của các nước sẽ từ từ mở rộng. Trước khi tiền tệ chung của các nước vùng Vịnh cần phát hành, về chính sách tiền tệ và cơ chế chung phải làm thế nào để giải quyết đối diện với những cú sốc do khủng hoảng tài chính toàn cầu mang lại và vấn đề kinh tế phát sinh sau khi khoảng cách kinh tế giữa các nước được nới rộng.

Hiện nay
, tiến trình thống nhất tiền tệ của các nước vùng Vịnh vẫn đang tiếp tục được thi hành, nhưng trong quá trình thúc đẩy, sẽ từng bước hoàn thiện việc xây dựng cơ chế tiền tệ, nhằm tránh xuất hiện vấn đề tương tự như của khu vực Eurozone.

Sưu tầm
[/gon]
 
Chỉnh sửa cuối:

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Re: .(¯`°´¯).Tin Tức.(¯`°´¯).

Hạ viện Đức thông qua gói cứu trợ

Các nhà lập pháp Đức đã chấp thuận phần đóng góp của nước họ vào kế hoạch cứu nguy trị giá gần 1.000 tỉ đô la nhằm giúp đỡ các nước trong khu vực sử dụng đồng euro đang có nhiều nợ nần.

Hạ viện Đức thông qua dự luật này ngày hôm nay với 319 phiếu thuận, 73 phiếu chống và 195 phiếu trắng.Theo dự liệu, Thượng viện sẽ thông qua dự luật này vào xế ngày hôm nay.


Đức, quốc gia có nền kinh tế lớn nhất Âu Châu, có thể đóng góp gần 200 triệu đô la cho kế hoạch này. Cuộc biểu quyết diễn ra hai tuần sau khi quốc hội Đức thông qua một dự luật khác để cứu nguy cho Hy Lạp.


Sưu tầm
 

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Re: .(¯`°´¯).Tin Tức.(¯`°´¯).

Thông tin dự trữ vàng của SPDR

Quỹ tín thác vàng SPDR đã không có động thái mua bán nào
trong phiên giao dịch hôm qua.Tổng lượng vàng mà tổ chức này nắm giữ vẫn nằm ở mức kỷ lục 1220.15 tấn. Như vậy trong thời gian gần đây tổ chức này liên tục mua vàng điều này chứng tỏ họ đang kỳ vọng vàng tăng rất mạnh trong thời gian tới.


Thông tin chi tiết về sự thay đổi lượng vàng nắm giữ tại quỹ này:
[gon]21/05 1220.15
20/05 1220.15
19/05 1220.15
18/05 1217.11
17/05 1217.11
14/05 1214.07
13/05 1209.50
12/05 1209.50
11/05 1192.15
10/05 1192.15
07/05 1188.50
06/05 1185.79
05/05 1166.00
04/05 1159.00
03/05 1159.00
30/04 1159.00
29/04 1159.00
28/04 1152.91
27/04 1146.83
26/04 1146.22
23/04 1140.13
22/04 1140.13
21/04 1141.04
20/04 1141.04
19/04 1141.04
16/04 1141.04
15/04 1141.04
14/04 1141.04
13/04 1141.04
12/04 1141.04
09/04 1141.04
08/04 1140.43
07/04 1130.74
06/04 1129.82
05/04 1129.82
02/04 1129.82
01/04 1129.82 [/gon]
 
Chỉnh sửa cuối:

Phamtuyen:

<b> <i> Thích Nghe Tiếng Máy ATM Kêu </i> </b>
Re: .(¯`°´¯).Tin Tức.(¯`°´¯).

Đồng EURO Tăng

[gon]Euro tăng lên mức cao nhất trong tuần so với đôla do dự đoán các nhà đầu tư -những người dự đoán euro giảm trong bối cảnh khủng hoảng nợ đã mua lại đồng tiền này vì nó mạnh lên ngày thứ ba.

Hôm qua, đồng tiền chung này đã chạm mức cao nhất 5 ngày trong vòng 8 tháng, sau khi rơi xuống mức thấp nhất kể từ năm 2006 do các nhà đầu tư dự báo ngân hàng TW Châu Âu có thể can thiệp để hỗ trợ đồng euro. Hôm nay, các nhà lập pháp Đức đã thông qua khoản hỗ trợ của Chính phủ Đức cho gói giải cứu 1.000 tỉ euro cho các quốc gia trong vùng.

Đồng euro tăng 0,6% lên mức $1,2565 lúc 4.37 chiều giờ New York, từ mức $1,2487 hôm qua. Đồng euro chạm mức $1,22672, mức cao nhất kể từ ngày 13/5. Đồng euro, sau khi chạm mức thấp nhất trong vòng 4 năm $1,2144 ngày 19/5, trong tuần này đã tăng 1,7% so với đồng đô la Mỹ, mức tăng 5 ngày cao nhất kể từ 11/09/2009.

Sưu tầm
[/gon]
 

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Re: .(¯`°´¯).Tin Tức.(¯`°´¯).

Đồng euro lên mạnh khi Đức chấp thuận góp 184 tỷ USD ngăn khủng hoảng


[gon]Hạ Viện Đức đã chính thức chấp thuận việc đóng góp khoảng 148 tỷ euro tương đương 184 tỷ USD để hỗ trợ ngăn khủng hoảng tài khóa, cứu đồng euro.

Đồng euro leo lên mức cao nhất trong 1 tuần so với đồng USD bởi dự đoán những nhà đầu tư trước đây đã kỳ vọng vào sự giảm giá của đồng euro sẽ phải mua lại đồng tiền này sau khi đồng euro tăng giá đến ngày thứ 3 liên tiếp.

Đồng euro có 5 ngày tăng giá mạnh nhất
trong 8 tháng. Ngày thứ Năm, đồng euro đã bắt đầu hồi phục từ mức thấp nhất tính từ năm 2006 do kỳ vọng Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ can thiệp để cứu đồng tiền này.

Chốt phiên giao dịch ngày thứ Sáu tại thị trường New York, đồng euro tăng giá 0,6% lên mức 1,2565USD/euro tại thị trường New York từ mức 1,2487USD/euro phiên giao dịch ngày thứ Năm. Đã có lúc tỷ giá đồng euro/USD ở mức 1,2672USD/euro, mức cao nhất từ ngày 13/05/2010.

Đồng euro, sau khi rơi xuống mức thấp nhất trong 4 năm là 1,2144USD/euro vào ngày 19/05/2010 tăng 1,7% so với đồng USD trong tuần này và như vậy ghi nhận mức tăng mạnh nhất từ tuần kết thúc ngày 11/09/2009.

So với đồng yên
, đồng euro tăng 1% lên mức 113,07 yên/euro từ mức 111,99 yên/euro. Phiên giao dịch ngày thứ Năm, đồng euro giảm khoảng 3,8% xuống mức thấp nhất tính từ tháng 11/2001.

So với đồng USD, đồng yên chốt phiên giao dịch ngày thứ Sáu ở mức 89,68 yên/USD,

Đồng euro đã hạ 5,7% so với một số đồng tiền lớn tại châu Âu do lo ngại vấn đề tài khóa của Hy Lạp sẽ lan sang nhóm nước đang chịu nợ nần tại châu Âu.

Các nhà hoạch định chính sách của Đức đã khiến thị trường bớt lo lắng về khả năng họ sẽ phản đối gói giải cứu thứ hai giành để ngăn khủng hoàng tài khóa châu Âu lan rộng.

Hạ Viện Đức đã chính thức chấp thuận việc đóng góp khoảng 148 tỷ euro tương đương 184 tỷ USD để hỗ trợ ngăn khủng hoảng tài khóa, hỗ trợ đồng euro. Tỷ lệ phiếu thuận/chống là 319/73. 195 hạ nghị sỹ bỏ phiếu trắng.

Thượng Viện Đức dự kiến cũng sẽ chấp thuận cho dự thảo trên. Tổng thống Đức sẽ sớm ký thông qua cho kế hoạch hỗ trợ ngăn khủng hoảng tài khóa

Trước đó, Pháp và Đức đã tuyên bố ủng hộ ngăn khủng hoảng nợ lan rộng.

Sưu tầm [/gon]
 
Chỉnh sửa cuối:

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Re: .(¯`°´¯).Tin Tức.(¯`°´¯).

Tổng hợp tin kinh tế thế giới Ngày 23/05

Tuần tới, thêm nhiều công ty bán lẻ và thực phẩm lớn của Mỹ công bố kết quả kinh doanh quý 1/2010. Số liệu GDP Mỹ quý 1 (điều chỉnh) cũng sẽ được đưa ra.
[gon]
Bộ trưởng Thương mại Mỹ gặp gỡ thứ trưởng Thương mại Trung Quốc
Sau khi rời Thượng Hải, Bộ trưởng Thương mại Mỹ đã đặt chân đến Bắc Kinh. Tại đây ông đã có cuộc gặp gỡ với Thứ trưởng Bộ thương mại Trung Quốc. Đại diện Bộ thương mại 2 nước đã bàn thảo nhiều vấn đề liên quan đến thương mại song phương và cơ hội hợp tác trong lĩnh vực công nghệ xanh.

Toyota Motor mua 50 triệu USD giá trị cổ phần của Tesla
Trong nỗ lực cho ra đời những mẫu xe thân thiện với môi trường, Toyota Motor, hãng sản xuất ô tô hàng đầu thế giới cho biết sẽ mua 50 triệu đô la Mỹ giá trị cổ phần tại hãng sản xuất ô tô chạy điện Mỹ Tesla.

Thủ tướng Ý lạc quan về tình hình kinh tế đất nước

Thủ tướng Ý SILVIO BERLUSCONI đã bày tỏ sự lạc quan về triển vọng của nền kinh tế quốc gia khi đồng euro suy yếu đã góp phần thúc đẩy xuất khẩu của nước này. Tuy nhiên, giới phân tích lại cảnh báo, Ý có thể là quốc gia tiếp theo lâm vào cuộc khủng hoảng nợ giống như Hy lạp.

Mỹ: Các hãng truyền hình đẩy mạnh doanh thu thông qua việc bán quảng cáo

Suy thoái kinh tế đã khiến không ít các hãng truyền hình Mỹ phải lao đao. Và giờ đây, khi nền kinh tế dần hồi phục, các hãng truyền hình cũng đang quay trở lại phương pháp kinh doanh truyền thống của mình để bù lỗ ngân sách, đó là bán quảng cáo.

Mỹ: Tổng thống Obama cam kết duy trì “Giấc mơ Mỹ”

Trong một chuyến thăm đến một nhà máy sản xuất ô tô tại Youngstown, bang Ohio, Tổng thống Obama đã có bài phát biểu về kinh tế. Trong đó ông củng cố các chính sách về kinh tế của mình và cam kết sẽ duy trì khẩu hiệu về “giấc mơ Mỹ” mà ông đã đưa ra khi tranh cử Tổng thống.

Kinh tế Hoa Kỳ cần thời gian để tái cân bằng

Nền kinh tế Mỹ đang dần chuyển từ thỏa mãn tiêu dùng bằng hàng hóa nhập khẩu và nợ nước ngoài sang hướng đẩy mạnh xuất khẩu và tiết kiệm hơn. Thế giới sẽ chứng kiến những chuyển đổi rất lớn của nền kinh tế này trong thập kỷ tiếp theo.

Đức: Các công ty lên kế hoạch tăng cường các vụ mua lại và sáp nhập

Để tận dụng lợi thế từ việc giá trị nhiều công ty xuống thấp sau cuộc khủng hoảng, đồng thời để thúc đẩy tình hình tăng trưởng về quy mô và lợi nhuận, các công ty quy mô lớn và trung bình tại Đức đang lên kế hoạch sẽ tiến hành nhiều vụ mua lại và sáp nhập trong vài năm tới.

Đức thúc giục châu Âu đưa ra quy định chặt chẽ hơn trên các thị trường tài chính

Tiếp sau động thái đưa ra lệnh cấm bán khống và đầu cơ trái phiếu thông qua các hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng, Đức đã lên tiếng thúc giục châu Âu cần tiến hành những cải cách về quy định nhằm thắt chặt các hoạt động trên các thị trường tài chính khu vực. Đây được coi là nỗ lực nhằm ngăn chặn một cuộc khủng hoảng tài chính tương lai.

IMF thúc giục Nhật Bản cắt giảm các khoản nợ nghiêm trọng

Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) mới đây đã thúc giục Nhật Bản nhanh chóng đưa ra các giải pháp cắt giảm đối với các khoản nợ nghiêm trọng, bắt đầu từ năm tới.

Hạ viện Đức phê chuẩn gói cứu trợ 148 tỷ EUR

Các nhà lập pháp Đức hôm Thứ Sáu 21/05 chính thức phê chuẩn phần đóng góp của nước này trong gói giải cứu khổng lồ 1,000 tỷ với mục đích cứu vãn đồng EUR và ngăn chặn sự lây lan của cuộc khủng hoảng nợ.

Số ngân hàng Mỹ trong danh sách "có vấn đề" tăng

Bất chấp nền kinh tế Mỹ đã có nhiều dấu hiệu khởi sắc, số ngân hàng "có vấn đề" và lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp vẫn tiếp tục tăng trong ba tháng đầu năm nay.

Sưu Tầm
[/gon]
 
Chỉnh sửa cuối:

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Re: .(¯`°´¯).Tin Tức.(¯`°´¯).

Tổng hợp tin kinh tế trong nước 23/05


Hàng loạt hoạt động xúc tiến kêu gọi các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đang được tiến hành cho thấy một xu hướng mới.


[gon]Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng cao nhất từ đầu năm
Chốt số liệu sơ bộ từ chiều 21/5, Bộ Công Thương công bố trong tháng 5, cả xuất khẩu và nhập khẩu đều đạt kết quả khá tốt.

Loại ôtô khỏi danh sách làm tăng nhập siêu

Mặt hàng ôtô đã không còn được xếp vào nhóm những mặt hàng gây nhập siêu cao trong nửa đầu tháng 5, theo số liệu của Tổng cục Hải quan. Lượng xe về thị trường còn rất ít.

Kiến nghị mua tạm trữ 200.000 tấn muối

Ngày 21-5, Bộ NN&PTNT cho biết, vừa trình Thủ tướng Chính phủ thu mua, tạm trữ 200.000 tấn muối, giải quyết khó khăn cho diêm dân sau khi giá muối giảm mạnh.

Gian nan bán hàng tiểu ngạch

Rủi ro và thiệt thòi luôn đeo bám các thương nhân, kể cả doanh nghiệp, trong mua bán tiểu ngạch, nhất là với thị trường Trung Quốc.

Tháng 5, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 6,1 tỉ USD

Tin từ Bộ Công Thương (ngày 21.5) cho biết, kim ngạch xuất khẩu (XK) tháng 5 ước đạt 6,1 tỉ USD, tăng 37,5% so với cùng kỳ năm 2009, nâng tổng kim ngạch XK từ đầu năm đến nay ước đạt 25,83 tỉ USD, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm 2009, đạt 42,7% kế hoạch cả năm.

Sẽ bàn giao nhà máy Dung Quất cho PVN vào 25/5

Ông Đặng Hồng Sơn, Chánh Văn phòng Ban Quản lý Nhà máy lọc dầu Dung Quất cho biết, ngày 25/5 tại Hà Nội sẽ diễn ra Lễ ký kết bàn giao có điều kiện Nhà máy lọc dầu Dung Quất giữa nhà thầu Technip và Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN).

Hợp tác phát triển thị trường vốn Việt Nam-Nhật Bản

Theo Tập đoàn Japan Asia Group, ngày 25/5 tới, Tập đoàn Japan Asia Group, Công ty chứng khoán Aizawa Securities, Công ty Quản lý quỹ MB Capital và Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long sẽ ký biên bản thỏa thuận hợp tác nhằm thúc đẩy sự giao lưu vốn giữa hai thị trường Việt Nam và Nhật Bản.

Mở thị trường gạo sang Nam Mỹ

Theo Tổng công ty Lương thực miền Nam, đơn vị này đang tổ chức đoàn sang Brazil và một số nước Nam Mỹ tìm hiểu thị trường và xúc tiến ký hợp đồng xuất khẩu với các đối tác truyền thống.

"Không nhất thiết điều chỉnh chỉ tiêu lạm phát"

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Viết Ngoạn cho rằng, sức ép lạm phát năm nay sẽ cao hơn năm 2009, có thể ở mức khoảng 8%. Tuy nhiên, Quốc hội không nhất thiết phải điều chỉnh chỉ tiêu lạm phát.

Australia cấp gói viện trợ phát triển 1500 tỷ đồng cho Việt Nam

Gói viện trợ phát triển trong giai đoạn từ tháng 7/2010 đến tháng 6/2011.

Đưa kim ngạch thương mại VN-Phần Lan lên 1 tỷ USD

Lãnh đạo cấp cao hai nước Việt Nam và Phần Lan đã đặt quyết tâm nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên 1 tỷ USD và đầu tư của Phần Lan tại Việt Nam lên 1 tỷ USD trong tương lai không xa.

Sưu tầm
[/gon]
 

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Re: .(¯`°´¯).Tin Tức.(¯`°´¯).

Obama ký đạo luật cải cách y tế lịch sử


Hôm 23/3, tại Nhà Trắng thủ đô Washington, Mỹ, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tham dự nghi thức ký đạo luật cải cách bảo hiểm y tế.


[gon]
Cũng trong ngày hôm qua, Tổng thống Obama đã ký đạo luật lịch sử này, những người của Đảng Dân chủ đã phải nỗ lực trong nhiều năm để đưa mục tiêu cải cách y tế toàn diện này trở thành hiện thực.


Tổng thống Mỹ B. Obama và Phó Tổng thống J. Biden tham dự nghi thức ký đạo luật cải cách y tế tại Nhà Trắng




Các nghị sỹ của Đảng Dân chủ đã phải nỗ lực nhiều năm trời để biến mục tiêu cải cách y tế một cách toàn diện được trở thành hiện thực



Tổng thống Obama chính thức ký đạo luật cải cách y tế mang tính lịch sử



Dự thảo cải cách y tế đã chính thức thành luật



Đông đảo các nghị sỹ và phóng viên báo chí chứng kiến giây phút lịch sử trọng đại

Sưu tầm
[/gon]
 
Chỉnh sửa cuối:

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Re: .(¯`°´¯).Tin Tức.(¯`°´¯).

Goldman Sachs có thể trả 1 tỷ đôla dàn xếp cáo buộc gian lận




[gon]


Goldman không muốn thừa nhận mình đã gian lận nhưng sẽ làm tất cả để tránh vụ việc bị đưa ra tòa

Các nhà phân tích dự đoán Goldman Sachs sẽ trả 1 tỷ đôla để dàn xếp vụ kiện lừa đảo với Ủy ban giao dịch chứng khoán Mỹ (SEC).

“Giành” được khoản tiền phạt dù có là kỷ lục như thế cũng không phải chuyện dễ.

Muốn vụ dàn xếp này được tòa án chấp thuận, SEC phải “đưa ra được lời giải thích và biện hộ hợp lý cho con số kể trên”, Donald Langevoort, cựu luật sư của SEC hiện đang giảng dạy luật chứng khoán tại ĐH Georgetown nói.

Án lệ theo đó tòa án có thể từ chối các vụ dàn xếp phủ bóng đen lên những thương lượng giữa SEC và ngân hàng đầu tư kiếm nhiều lợi nhuận nhất phố Wall, dù cho bị đơn của SEC có khả năng và sẵn sàng trả tiền.

Dựa trên những lý lẽ trong đơn kiện Goldman Sachs, khó mà giải thích được cho một khoản phạt lên tới 1 tỷ đôla. Con số ấy gấp đôi số tiền bất kỳ công ty nào trên phố Wall từng trả trong một vụ dàn xếp dân sự với chính quyền.

Theo một công thức trong luật chứng khoán, SEC có thể phạt một ngân hàng tối đa 15 triệu đôla với cáo buộc lừa đảo người mua trái phiếu có danh mục cho vay thế chấp mua nhà làm tài sản đảm bảo.

Công thức ấy thường bị bỏ qua trong thực tế và SEC còn muốn nhiều hơn thế từ một công ty trong các buổi điều trần của Quốc hội vẫn bị coi là biểu tượng cho thói tham lam của Phố Wall.

Mục tiêu 1 tỷ đôla

Đơn kiện ngày 16/04 của SEC buộc tội Goldman Sachs lừa gạt nhà đầu tư bằng các CDO có liên quan tới cho vay bất động sản. SEC cho rằng Goldman đã che dấu việc quỹ đầu cơ Paulson & Co. đã chọn các bộ phận cấu thành nên CDO này và đặt cược nó sẽ sụp đổ.

Goldman bảo lãnh phát hành cho số chứng khoán này hồi năm 2007 đã thu 15 triệu đôla tiền phí còn Paulson thu 1 tỷ đôla lợi nhuận. Những nhà đầu tư còn lại mất hơn 1 tỷ đôla.

Goldman Sachs phủ nhận đã làm điều sai trái. Paulson & Co. chưa chịu cáo buộc nào và lãnh đạo công ty nói họ không có quyền lựa chọn các chứng khoán trong CDO đó.

1 tỷ đôla thua lỗ của giới đầu tư là “mục tiêu” nhỏ nhất mà công chúng kỳ vọng SEC sẽ dành được từ Goldman.

Bằng bất kỳ giá nào


Vụ dàn xếp tốn của Goldman “ít nhất 1 tỷ đôla nếu không muốn nói là hơn, nhưng họ sẽ dễ dàng thanh toán được,” Matt McCormick, một nhà phân tích tại Bahl & Gaynor Inc. nói.

Goldman “sẽ làm bất kỳ điều gì có thể để thoát tội, hay ít nhất họ cũng nên làm như thế.”

Đây là nỗ lực đầu tiên của SEC trừng trị một ngân hàng tạo ra rồi bán các chứng khoán có liên quan tới các khoản vay thế chấp mua nhà dưới chuẩn nên vụ việc của Goldman sẽ bị cả ngành tài chính, Quốc hội và giới truyền thông theo dõi sát sao.

Dịu giọng


Những phát biểu chính thức về đối với Goldman Sachs đã dịu đi sau một tháng kể từ ngày SEC thông báo về vụ kiện nhưng hình ảnh cũng như giá cổ phiếu của công ty đã rớt thảm hại.

Trong một cuộc họp báo ngày 16/04, Goldman Sachs gọi đơn kiện này là “hoàn toàn vô căn cứ” và thề sẽ “kiên quyết” bảo vệ thanh danh của mình.

Bốn ngày sau, đồng Luật sư trưởng Greg Palm là người đầu tiên nêu lên ý tưởng dàn xếp vụ việc, trong một cuộc họp qua truyền hình với các nhà đầu tư, ông nói, “các ngài luôn có lựa chọn” dàn xếp nếu hai bên đi đến một thỏa thuận.

Sau buổi điều trần ngày 27/04
tại Thượng viện, khi giới chức Goldman Sachs bị buộc tội đặt lợi ích công ty trước lợi ích của khách hàng, hai quan chức dấu tên của Goldman nói công ty rất muốn dàn xếp vụ việc này với SEC để tránh tổn hại đến uy tín.

Thỏa hiệp khó khăn


Theo một người dấu tên biết tường tận về vụ này, chuyện Goldman phải trả bao nhiêu tiền chưa được bàn tới trong những phiên thảo luận đầu tiên giữa họ và SEC.

Nhiều khả năng việc đàm phán bị đình trệ vì các điều khoản dàn xếp chứ không phải do số tiền phạt. Goldman Sachs không đồng ý với thỏa thuận nào mà công ty phải thừa nhận đã gian lận vì như thế sẽ làm ảnh hưởng tới việc kinh doanh.

Dàn xếp một vụ gian lận sẽ ngăn không cho Goldman Sachs và nhân viên của mình điều hành các quỹ đầu tư có đăng ký với SEC, trừ khi ngân hàng này nhận được đặc cách.

Đơn vị quản lý tài sản của Goldman Sachs hiện đang giám sát các quỹ hỗ tương, quỹ trên thị trường tiền tệ, quỹ đầu tư trái phiếu. Goldman Sachs cũng có nguy cơ mất khả năng huy động vốn nhanh chóng thông qua chào bán chứng khoán nếu không đáp ứng được những quy tắc nhất định.

SEC và Goldman Sachs sẽ phải ra hầu tòa
nếu họ không thể đồng thuận về một thỏa ước nào.

“Khoản thu nhập bằng tiền”

Đơn kiện của SEC trích dẫn Luật chứng khoán năm 1933 và Luật giao dịch chứng khoán năm 1934. Cả hai luật này đều giới hạn khoản phạt nặng nhất là 650.000 USD cho mỗi vi phạm hoặc “khoản thu nhập bằng tiền” của bị đơn.

Các điều tra viên của SEC không phải tuân thủ những hạn chế này nếu họ có thể thuyết phục công ty trả thêm tiền.

Cựu Ủy viên SEC Paul Atkins
nói phần lớn các Ủy viên đều bỏ phiếu đồng ý với việc dàn xếp và để một quan tòa ký xác nhận cho thỏa hiệp này.

“Về cơ bản đó là ý kiến của cả hai bên,” ông nói.

Goldman Sachs lập luận rằng 15 triệu đôla phí hoa hồng họ nhận để thiết kế các CDO này đã bị mất hết vì hơn 90 triệu đôla thua lỗ khi giao dịch.

Theo SEC, ABN Amro Bank
NV đã lỗ hơn 840 triệu đôla còn IKB Deutsche Industriebank AG của Đức mất gần hết 150 triệu đôla vốn đầu tư.

SEC nhìn chung vẫn yêu cầu bị đơn trong một vụ dàn xếp trả tiền phạt và hoàn lại tiền lời bất chính cho nạn nhân.

Vụ dàn xếp năm 2003 của Citigroup

Năm 2003 Citigroup trả 400 triệu đôla để dàn xếp với SEC về cáo buộc các nhà phân tích của Citi đã thổi phồng cổ phiếu ngành viễn thông.

SEC cho rằng Citigroup đã thu được 790 triệu đôla từ bảo lãnh phát hành cổ phiếu viễn thông trong giai đoạn từ 1999 đến 2001 và nhờ vào các nhà phân tích để “kiếm bộn tiền” cho bộ phận ngân hàng đầu tư của công ty.

Citigroup đồng ý trả 150 triệu đôla tiền phạt
, hoàn lại 150 triệu đôla lợi nhuận bất chính và trả 100 triệu đôla để cung cấp cho khách hàng các nghiên cứu độc lập và nâng cao kiến thức đầu tư.

Sưu tầm
[/gon]
 

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Re: .(¯`°´¯).Tin Tức.(¯`°´¯).

Rất khó giảm lãi suất như chỉ đạo


[gon]


Quá khó để giảm lãi suất theo yêu cầu khi lãi suất thị trường đang lên cao.


Chính phủ đã có yêu cầu hạ lãi suất huy động xuống khoảng 10%, lãi suất cho vay khoảng 12% nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, đạt tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5% trong năm nay. Tuy nhiên, thực tế thị trường hiện nay thì điều ấy dường như quá khó.

Trong khi những yêu cầu của Chính phủ chưa có giải pháp nào đưa ra để thực thi giảm lãi suất thì trên thị trường, lãi suất huy động lại có dấu hiệu tăng và tăng vượt mức trần mà các ngân hàng đã thỏa thuận 11,5%.

Cuối tuần qua, hàng loạt ngân hàng đã cùng tăng lãi suất huy động. Cụ thể, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB), áp dụng lãi suất kỳ hạn từ 6 – 13 tháng đồng loạt áp mức 11,6%/năm; các kỳ hạn ngắn 1 tuần đến 5 tháng có mức lãi từ 10,8% - 11,55%/năm. Trong khi đó, một ngân hàng lớn là ACB đã tăng lãi suất thêm 0,1 – 0,2% và đạt mức lãi suất huy động cao nhất lên tới 11,6%.

Chưa dừng lại đó, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) đã gây đột biến khi đưa lãi suất huy động VND các kỳ hạn 3 và 6 tháng đã tăng lên 11,55% và 11,58%. Thậm chí, với những khoản tiền gửi lớn từ 10 tỷ đồng trở lên, lãi suất lên tới 11,7% - 11,8%. Ngoài ra, ngân hàng này còn có khuyến mãi cho một số khách hàng bằng cộng thêm lãi suất 0,2%/năm, hoặc 0,24%/năm.

Như vậy, sau chưa đầy một tháng, bằng nhiều biện pháp từ điều hành chính sách đến các ngân hàng tự đồng thuận, lãi suất đã giảm từ gần 12% xuống 11,5%
. Tuy nhiên, thực tế hiện nay có thấy, lãi suất đã tăng vượt trần trở lại tại một số ngân hàng. Lãi suất đầu vào tăng không chỉ đi ngược với mong muốn hạ lãi suất huy động mà làm cho yêu cầu hạ lãi suất cho vay trở nên khó thực thi.

Giám đốc một ngân hàng cổ phần cho rằng, tăng lãi suất vượt mặt bằng cam kết có nghĩa các ngân hàng đang chịu sức ép lớn trong huy động vốn
. Nếu như một số ngân hàng nhỏ tăng huy động còn có thể lý giải là do khó khăn thanh khoản tạm thời nhưng nhiều ngân hàng lớn cũng có mặt trong việc tăng lãi suất cho thấy, thực tế ngân hàng đang gặp khó khăn huy động vốn đầu vào để cho vay.

Một dẫn chứng được giám đốc này đưa ra là, lãi suất VND và USD trên thị trường liên ngân hàng tuần qua cùng tăng ở nhiều kỳ hạn, đặc biệt là mức tăng khá mạnh của lãi suất USD. Tuần qua, lãi suất VND qua đêm bình quân trên thị trường liên ngân hàng tăng thêm 0,32% và ở mức 7,14%/năm. Đây là mức tăng cao. Qua đó, có thể thấy rõ còn những khó khăn trong huy động và tăng cường tìm vốn thông qua thị trường liên ngân hàng.

Trước tình hình này, một chuyên gia từ ngân hàng MB thừa nhận, việc điều chỉnh lãi suất hoàn toàn theo thực tế thị trường và các ngân hàng phải nhìn nhau. Với thực tế hiện nay, việc giảm lãi suất là rất khó. Thậm chí, với tín hiệu tăng lãi suất gần đây, các ngân hàng có thể bước vào một cuộc chạy đua lãi mới.

Trong khi đó, lãnh đạo một ngân hàng cổ phần nhỏ ở Hà Nội cho rằng, huy động vốn từ dân cư hiện nay rất khó vì kinh doanh bắt sôi động trở lại
. Các ngân hàng không chỉ cạnh tranh với nhau để thu hút vốn mà còn cạnh tranh với các kênh đầu tư khác như bất động sản, chứng khoán, thậm chí là cho vay nặng lãi ở ngoài… Vì thế, lãi suất chỉ có tăng lên. Việc giảm lãi suất xem ra chỉ là câu chuyện riêng của Ngân hàng Nhà nước. Các ngân hàng thương mại khó mà có được sự đồng thuận như trước đây.

Về điều này, các chuyên gia của Trung tâm nghiên cứu chính sách – Đại học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã cảnh báo, khi thực hiện lãi suất thỏa thuận cần cân nhắc việc nới lỏng trần huy động để tăng nguốn cung vốn cho DN qua hệ thống ngân hàng, đồng thời tránh hiện tượng dòng tiết kiệm ra khỏi hệ thống ngân hàng.

Chính vì thế, không phải là không có cơ sở khi lãnh đạo một ngân hàng thương mại nói thẳng, khó mà giảm lãi suất huy động. Với dự báo lạm phát được nâng lên 8%, cạnh tranh thu hút vốn trong cơ chế lãi suất thỏa thuận, mặt bằng lãi suất có thể sẽ tiếp tục đẩy lên, không loại trừ vượt qua 12%.

Sưu tầm [/gon]
 

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Re: .(¯`°´¯).Tin Tức.(¯`°´¯).

Giá vàng chỉ ngừng tăng khi cứu trợ chấm dứt

[gon]


Câu hỏi đặt ra đối với các nhà đầu tư là: bao giờ thì cơn sốt vàng mới chấm dứt?

Giá vàng đã leo thang đến 40% kể từ đầu năm 2009 và lập kỷ lục mới 1.250 USD/ounce trong tuần qua. Câu hỏi đặt ra đối với các nhà đầu tư là: bao giờ thì cơn sốt vàng mới chấm dứt?


Đầu năm 2010, người ra vẫn không dùng từ “bong bóng“ mỗi khi nhắc tới vàng. Tuy nhiên, gói cứu trợ gần 1.000 tỷ USD của nhóm quốc gia khu vực đồng euro đã tạo điều kiện lý tưởng cho giá cả leo thang trong nhiều quý tới.

Và nó đã thúc đẩy các nhà đầu tư tìm đến một nơi an toàn để gửi gắm tài sản trước xu hướng mất giá trên toàn cầu của các loại tiền tệ.

Vàng từ lâu đã là một thiên đường của sự an toàn khi mà các thị trường chứng khoán trên thế giới gặp nhiều rủi ro.
Cú sụt giảm tới hơn 1000 điểm của chỉ số Dow Jones tuần trước vẫn đang trong quá trình điều tra, dù nguyên nhân nhiều khả năng là do trục trặc kỹ thuật nhưng đó vẫn sẽ trở thành một ký ức đen tối khiến thị trường có thể tiếp tục chao đảo.

Tại châu Âu, một số bất ổn đã được giải quyết như cuộc bầu cử tại Anh hay khoản tiền cứu trợ dành cho Hy Lạp.

Tuy nhiên vẫn còn đó nhiều câu hỏi bỏ ngỏ: phải mất bao lâu thì gói cứu trợ mới được triển khai, và liệu đồng euro có thể tiếp tục tồn tại hay không. Một số người cho rằng khoản tiền cứu trợ sẽ không giúp cho Hy Lạp thoát được nguy cơ vỡ nợ, thậm chí có thể cả trong dài hạn.

Trong khi tất cả các thị trường khác được dự kiến sẽ có nhiều biến động, thì giới đầu cơ chuyên nghiệp tiên đoán rằng giá vàng nhìn chung sẽ tăng cao hơn nữa trong những quý sắp tới.

Adam Klopfenstein, nhà hoạch định chiến lược thị trường của hãng môi giới hợp đồng tương lai Lind-Waldock cho rằng: “Lượng vàng mua vào phần nhiều sẽ thuộc về các nhà đầu tư châu Âu, và sẽ mất ít nhất 6 tháng để họ có thể yên tâm quay trở lại với các khoản đầu tư bằng euro”.

Giám đốc chiến lược của hãng đầu tư T3 Live - ông Scott Redler phát biểu trên CNBC vào hôm thứ tư rằng: giá vàng sẽ chạm ngưỡng 1.400 USD/ounce, và thậm chí có thể lên đến 1.500 USD.

Vàng là tài sản đầu tư hấp dẫn trong thời điểm các loại tiền tệ mất giá
. Gói cứu trợ gần 1.000 tỷ USD sẽ khiến khu vực đồng euro ngập chìm trong những dòng tiền từ IMF nhằm mục đích che đậy vá víu lỗ hổng mà khủng hoảng nợ gây ra.

Động thái này gợi nhớ lại quyết định khởi động máy in tiền của Fed vào thời điểm hệ thống tài chính Mỹ sụp đổ, họ đã bơm hơn 1,25 nghìn tỷ USD tiền mặt thẳng vào tài khoản của các ngân hàng cũng như các công ty cho vay thế chấp thuộc sở hữu chính phủ khác (Fannie Mae và Freddie Mac).

Quyết định của các nước châu Âu cho thấy phần lớn trong số những nền kinh tế phát triển ở phương Tây sẽ phải phụ thuộc vào tiền cứu trợ để tiếp tục tồn tại. Và điều đó có nghĩa là việc đồng USD tăng giá so với euro gần đây không phải là dấu hiệu cho thấy sức mạnh nền tảng của nước Mỹ đã hổi phục hay nhà đầu tư đã hứng thú trở lại với đô la. Nói một cách chính xác thì nó chỉ chứng tỏ rằng USD tương đối an toàn hơn so với những vấn đề mà euro gặp phải.

Sức mạnh tương đối so với đồng euro không phải là thế mạnh thực sự, ít nhất là trong môi trường kinh tế hiện nay: châu Âu và Hoa Kỳ rất có thể sẽ phải nỗ lực chống giảm phát trong một tương lai gần
(Tháng trước, cộng tác viên Daryl Jones của Fortune, hiện đang làm việc cho hãng nghiên cứu Hedgeye, đã có bài trình bày về hoàn cảnh của nước Mỹ trong trường hợp lạm phát xảy ra.)

Tất cả những yếu tố trên đang thúc đẩy giới đầu tư tìm đến các tài sản có giá trị thực nhằm bảo toàn số vốn của mình trong thời kỳ đầy bất ổn hiện nay, xu thế đó sẽ không thay đổi nếu không có sự kiện đặc biệt nào xảy ra.

Vàng từ lâu đã chứng tỏ là một lựa chọn chuẩn xác trong những tình huống như vậy, và tất nhiên trong hoàn cảnh này cũng không có ngoại lệ
.

Giá vàng có khả năng giảm không
? Tất nhiên là có thể. Giới đầu tư chuyên nghiệp tin rằng một khi thị trường ổn định trở lại, cổ phiếu hồi phục, hướng đi của trái phiếu rõ ràng hơn, và quan trọng nhất là một giải pháp bền vững khắc phục sự phụ thuộc của các nền kinh tế vào dòng tiền cứu trợ được đưa ra – tổng hòa của những yếu tố đó sẽ làm cho giá vàng xuống dốc.

Nhưng dù cho có vô số lý do để kết luận rằng cú leo dốc của giá vàng không thể kéo dài mãi mãi, thì hiện tại vẫn chưa phải là lúc để đặt cược sự đảo chiều sẽ sớm xảy ra.

Sưu tâm [/gon]
 
Chỉnh sửa cuối:

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Re: .(¯`°´¯).Tin Tức.(¯`°´¯).

Cần phải thay đổi cơ cấu kinh tế trước khi cứu đồng euro

[gon]


Phải tăng tiêu dùng ở Đức và cải cách thị trường lao động ở các nước PIGS, nhưng chưa ai nhận ra chứ đừng nói đến đồng thuận.


Gói giải cứu đồng euro đã làm thay đổi dự đoán về tương lai khu vực đồng tiền chung Châu Âu (eurozone) theo hai hướng
. Khả năng sụp đổ trong vòng 3 năm tới giảm nhưng xác suất sụp đổ trong vòng 10 năm tới lại tăng.

10 ngày trước, eurozone đã rất gần bờ vực tan vỡ. Tờ El Pais của Tây Ban Nha dẫn lời Thủ tướng Tây Ban Nha Jose Luis Zapatero rằng TT Pháp Nicolas Sarkozy “đập bàn dọa rút khỏi đồng euro” nếu Berlin không chấp nhận thỏa hiệp.

Dù chuyện đó có đúng hay không, chắc chắn thỏa hiệp đó có được cũng là nhờ người Pháp. Tuy vậy, một vấn đề còn quan trọng hơn là liệu rút cục eurozone có vững bền hay không. Câu trả lời phụ thuộc vào việc bạn đánh giá tình hình thế nào.

Nếu bạn cũng nghĩ như người Pháp rằng tội lỗi là ở đám đầu cơ tài chính thì quỹ đặc biệt trị giá 400 tỷ đôla có thể có tác dụng.


Nếu bạn nghĩ như người Đức rằng vấn đề sâu xa là thói chi tiêu hoang phí thì một thỏa thuận ổn định và tăng trưởng nghiêm khắc hơn mới là câu trả lời hợp lý. Dù Đức và Pháp bất đồng sâu sắc nhưng chính kiến của họ thì đều sai. Eurozone chưa bao giờ bị dân đầu cơ tấn công.


Những gì đã xảy ra là giới đầu tư, trong đó có cả các quỹ lương hưu của Châu Âu, đã mất niềm tin vào cả hệ thống. Chi tiêu công lỏng lẻo là nguyên nhân sâu xa cho những vấn đề ở Hy Lạp chứ không phải Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Nguyên nhân sâu xa ở đây phải là sự kết hợp giữa thị trường lao động cứng nhắc và khu vực tư nhân ngập trong nợ nần.


Nhưng thay vì giải quyết những vấn đề mang tính cơ cấu ấy, tuần trước hai quốc gia trên lại phản ứng bằng cách thắt chặt ngân sách.

Vấn nạn kinh tế tại bán đảo Iberia nan giải đến vậy là vì vừa phải giảm nợ, vừa phải tăng tính cạnh tranh.

Theo ý kiến của một độc giả từ Madrid, mức giá chung tại thành phố ông cao hơn ở Đức 30-40%, kết quả là ông đặt mua hàng hóa lâu bền từ nước ngoài.


Do đó sẽ chẳng bất ngờ nếu giảm phát bắt đầu xuất hiện vì giá ở Tây Ban Nha không thể cứ khác xa giá ở Đức mãi.

Nếu thêm cả thắt chặt ngân sách vào mớ hỗn độn giảm phát-nợ ấy, kết quả chắc chắn sẽ là suy thoái, đặc biệt là khi thiếu những cải cách mang tính cơ cấu.

Vì thế khi chương trình bảo đảm tín dụng của Liên minh Châu Âu kết thúc sau 3 năm nữa, những yếu tố đã kết hợp lại để gây nên cuộc khủng hoảng hiện nay vẫn còn hiện hữu.


Tình hình kinh tế ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha sẽ còn xấu đi. Và kể cả chương trình thắt lưng buộc bụng của Hy Lạp có theo đúng kế hoạch thì rút cục quốc gia này vẫn cứ phải cơ cấu lại các khoản nợ của mình.
Điều mà cả Brussels lẫn Berlin đều chưa hiểu là tình thế khẩn cấp hiện nay. Đến nay chưa có đề xuất cải tổ vấn đề quản trị nào thèm đếm xỉa tới chuyện làm thế nào kéo được Tây Ban Nha khỏi bờ vực, làm thế nào để lấp đầy khoảng cách về năng lực cạnh tranh giữa Bắc và Nam Âu.


Đề xuất cải tổ tuần trước của Ủy ban Châu Âu cũng vậy. Nó cũng có một vài ý tốt. Nhưng theo ý kiến của người viết bài này, nó quá đặt nặng vấn đề ngân sách và chưa đánh giá đúng mức khía cạnh tăng trưởng.

Sáng kiến tăng trưởng mới đây của EC, Chương trình nghị sự 2020, chắc chắn sẽ chẳng giải quyết được vấn đề ngắn hạn nào.


Điều eurozone cần là tăng tiêu dùng ở phía Bắc và cải cách thị trường hàng hóa và lao động ở phía Nam mà quan trọng nhất là ở Tây Ban Nha.

Tất cả những nhiệm vụ đó phải được tiến hành ngay lập tức để có thể áp dụng và có hiệu quả khi chương trình hỗ trợ của EU kết thúc vào năm 2013. Hiện nay, chưa ai nhận ra điều đó là cần thiết chứ chưa nói đến đồng thuận.

Ngược lại, Đức tiếp tục ngăn chặn bất kỳ sáng kiến nào làm ảnh hưởng tới con số thặng dư tài khoản vãng lai khổng lồ của nước này, và TTg Zapatero đã chọn giải pháp thắt lưng buộc bụng để đỡ phải đối diện với những cải cách có thể đe dọa tới khả năng tái cử của mình trên thị trường lao động.

Dù đề xuất của EC có né tránh những điều chỉnh kinh tế từ ngắn tới trung hạn thì nó vẫn có những điểm tốt khi bàn tới chuyện nâng cao hiệu quả quản trị trong liên minh tiền tệ.



Nó nhận thức được rằng ngoài vấn đề ngân sách
, cũng phải có cả những chính sách tác động tới cơ cấu kinh tế. Đợi xem có bao nhiêu phần trăm trong cái “nhận thức” đó vượt qua được những cơ quan lập pháp khắc nghiệt tại Châu Âu.

Hy vọng TTg Đức Angela Merket sẽ thông qua được hàng loạt chương trình nghị sự của bà. Nhiều khả năng kết quả sẽ là một bộ quy tắc đảm bảo ổn định nghiêm khắc hơn.


Ngoài ra, báo chí Đức tuần trước đưa tin rằng bà Merket đã tìm kiếm đủ sự ủng hộ để giúp Axel Webber kế nhiệm vị trí Chủ tịch ECB từ Jean-Claude Trichet vào tháng 10/2011.


Khi đọc tới những chi tiết của gói giải cứu, thật mỉa mai khi một thực thể gần đây chịu nhiều tai tiếng như công ty có mục đích đặc biệt (special purpose vehicle – SPV) lại được chọn để giải cứu eurozone.



Sưu tầm [/gon]
 
Chỉnh sửa cuối:

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Re: .(¯`°´¯).Tin Tức.(¯`°´¯).

Thủ tướng Anh ủng hỗ nỗ lực cứu đồng Euro của Đức

Tân thủ tướng Anh David Cameron hôm 21/5 cho biết, châu Âu cần phải có thêm nhiều hình phạt đối với các nước vi phạm các quy định của đồng Euro, như Hy Lạp.


[gon]Đây là phát biểu tỏ rõ sự ủng hộ của Anh đối với Đức trong việc cần phải có những thay đổi mang tính bước ngoạt trong các luật lệ của EU.

Phát biểu tại Berlin bên cạnh Thủ tướng Đức Angela Merkel - người đề ra các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc mới áp dụng cho những nước làm sai quy định của khối - Thủ tướng Cameron đã bác bỏ những khó khăn có thể cản trở hiệp ước sửa đổi các luật lệ của khối.


Hiệp ước Lisbon được đề xuất như một thay đổi dạng như vậy cuối cùng trong thập kỷ này
.
Nếu nó được thông qua, Berlin và các nước thành viên EU sẽ viết lại những quy định mới chỉ trong vòng vài tháng sau đó.

Các cuộc đàm phán về hiệp ước Lisbon được tổ chức sau khi hai viện của Đức thông qua các gói giải pháp cho phép nước này đóng góp gần 1.000 tỷ USD nhằm cứu trợ và ổn định đồng Euro.

Với việc bỏ ra những khoản tiền khổng lồ như vậy
, nước Đức đang mang đến cho các nhà đầu tư một tín hiệu rằng nền kinh tế lớn nhất châu Âu này đang cam kết hết mình giải quyết cuộc khủng hoảng nợ của lục địa. Các thị trường tài chính dường như đã ổn định trở lại sau quyết định của 2 viện của Đức.


Mặc dù ủng hộ bà Merkel nhưng tân thủ tướng Anh cũng cho biết một cách rõ ràng rằng
, một điều quan trong không thể thay đổi trong những luật lệ mới là những quyền lực của London không thể bị mất đi.


“Chúng toio không muốn thấy một sự chuyển đổi quyền lực từ Westminster sang Brussels. Nếu có một hiệp ước nào có những đề xuất như vậy, rõ ràng nó sẽ dẫn tới một cuộc trưng cầu dân ý, nhưng chúng tôi tin rằng sẽ không có điều dó xảy ra”, ông Cameron nói.


Theo Nytimes, vietnamnet
[/gon]
 
Chỉnh sửa cuối:

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Re: .(¯`°´¯).Tin Tức.(¯`°´¯).

24/05 - Tổng hợp tin kinh tế thế giới


Hội đồng tư vấn các nhà điều hành thị trường chứng khoán Mỹ sẽ có cuộc họp vào ngày Thứ Hai 24/05 nhằm thảo luận về vụ sụt giảm đầy bí ẩn hôm 06/05, theo thông tin từ Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC).

[gon]
Hàn-Trung-Nhật đẩy mạnh hợp tác thương mại 3 bên

Các bộ trưởng thương mại của Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản ngày 23/5 đã nhất trí hợp tác nhằm tạo ra một khu vực thương mại tự do ba bên.

Các nền kinh tế mới nổi châu Á nên cảnh giác với vốn nước ngoài

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa kêu gọi các nền kinh tế mới nổi châu Á nên cảnh giác với vốn nước ngoài sẽ gây phá hoại cho sự ổn định của thị trường tài chính địa phương.

Phó chủ tịch FED: Ngân hàng trung ương cần thay đổi

Phó chủ tịch Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), ông Donald Kohn, cho rằng ngân hàng trung ương các nước cần thích ứng với sự thay đổi tình hình toàn cầu.

Mỹ chứng kiến ngân hàng thứ 73 phá sản

Cơn bão tài chính thế giới dường như đã rời xa hẳn nước Mỹ và đang hoành hành trở lại tại châu Âu. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là những hậu quả nó để lại không còn. Nước Mỹ đang tiếp tục chứng kiến thêm nhiều ngân hàng sụp đổ.

Nhật Bản: Lượng đơn hàng máy móc hồi phục trong T3/2010


Trong tháng 3 vừa qua, lượng đơn hàng máy móc tại Nhật Bản đã gia tăng trở lại sau một vài tháng suy giảm liên tục. Bên cạnh đó, giá sản xuất cũng suy giảm với chiều hướng dịu bớt, cho thấy dấu hiệu phục hồi kinh tế vững chắc tại nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Ngày 24/05: Mỹ tiếp tục họp về vụ chấn động ngày 06/05

Hội đồng tư vấn các nhà điều hành thị trường chứng khoán Mỹ sẽ có cuộc họp vào ngày Thứ Hai 24/05 nhằm thảo luận về vụ sụt giảm đầy bí ẩn hôm 06/05, theo thông tin từ Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC).

EU phản bác lại đề xuất quy định về thuế có tính phân biệt đối xử của Mỹ

Bản dự thảo ngân sách Mỹ cũng có bao gồm điều khoản về quy định đánh thuế đối với lĩnh vực bảo hiểm và tài báo hiểm tại nước này. Tuy nhiên, châu Âu đã lên tiếng phản bác lại bản đề xuất quy định trên vì cho rằng điều đó sẽ gây bất lợi cho những công ty bảo hiểm châu Âu, thậm chí sẽ tác động tiêu cực tới cả những công ty của Mỹ và người tiêu dùng nước này.

Hy Lạp: Các ngân hàng lớn ra tay hỗ trợ nền kinh tế


Sau khi chính phủ Hy Lạp thực thi những cam kết trong việc thiết giảm chi tiêu công, ngân hàng quốc gia cùng với nhiều nhà cho vay hàng đầu nước này đã tuyên bố sẽ hỗ trợ nền kinh tế qua hoạt động nới lỏng các điều kiện cho vay và giãn nợ cho những đối tượng chịu tác động nặng nề nhất từ cuộc khủng hoảng nợ tại đây.

Trung Quốc: Lạm phát có thể tăng lên mức 3% trong T5/2010

Lạm phát tại Trung Quốc sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian trước mắt. Đây không chỉ là nhận định chung của giới phân tích, mà chính Ủy ban cải cách và phát triển quốc gia Trung Quốc cũng phải thừa nhận chiều hướng này, khi cho rằng, CPI trong tháng 5 có thể tăng tới 3%.

Nhật Bản: BOJ tái khởi động chương trình cho vay bằng đồng USD dành cho các ngân hàng thương mại

Nhằm chung tay kiềm chế những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu đối với thị trường tiền tệ, ngân hàng trung ương Nhật Bản đã quyết định mở lại chương trình cho vay bằng đồng đô la Mỹ dành cho các ngân hàng thương mại nước này. Các ngân hàng Nhật Bản có thể vay không giới hạn từ BOJ với mức lãi suất cố định.

Bộ trưởng Gary Locke: Vấn đề khủng hoảng nợ Hy Lạp sẽ được Trung Quốc và Mỹ bàn bạc trong tuần tới

Trong khi ở thăm Trung Quốc, Bộ trưởng Thương mại Mỹ đã khẳng định, vấn đề khủng hoảng nợ Hy Lạp, sẽ là 1 trong những chủ đề chính trong cuộc gặp gỡ song phương giữa Mỹ và Trung Quốc trong tuần tới. Bên cạnh đó, ông cũng kêu gọi Trung Quốc nhập khẩu từ Mỹ nhiều hơn để cân bằng cán cân thương mại.

ADB: Các nền kinh tế châu Á nên thắt chặt các quy định đầu tư nước ngoài

Trước dòng vốn đầu tư ồ ạt đang đổ vào châu Á, nhất là tại các nền kinh tế đang phát triển, ngân hàng phát triển châu Á AĐB ngày 19.5 đã cảnh báo, các nền kinh tế trong khu vực nên thắt chặt hơn các quy định liên quan đến đầu tư nước ngoài, nhằm tránh những rủi ro có thể xảy ra đối với hệ thống tài chính.

Sưu tầm
[/gon]
 

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Re: .(¯`°´¯).Tin Tức.(¯`°´¯).

24/05 - Tổng hợp tin kinh tế trong nước


Năm 2009, xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Nga đạt 40.000 tấn. Tuy nhiên, những tháng đầu năm 2010, xuất khẩu cá tra sang thị trường này trung bình chỉ đạt khoảng hơn 1.000 tấn/tháng, thấp hơn nhiều so với kỳ vọng trước đó.

[gon]Xuất khẩu chính ngạch còn nhiều bất cập.
Tận dụng tốt cơ hội từ những thị trường láng giềng của Việt Nam, không còn cách nào khác là doanh nghiệp phải xuất khẩu hàng hóa theo đường chính thức.

Thị trường Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư ngoại

Đại diện Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) nhận định thị trường Việt Nam vẫn hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.


Tiêu thụ thép giảm mạnh

Các nhà sản xuất thừa nhận, sức tiêu thụ thép xây dựng trong tháng qua đã giảm từ 30 - 60%.


Xuất khẩu thủy sản đối mặt khó khăn

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường châu Âu được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới do những bất ổn về kinh tế.


Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng cao nhất từ đầu năm

Chốt số liệu sơ bộ từ chiều 21/5, Bộ Công Thương công bố trong tháng 5, cả xuất khẩu và nhập khẩu đều đạt kết quả khá tốt.


Loại ôtô khỏi danh sách làm tăng nhập siêu

Mặt hàng ôtô đã không còn được xếp vào nhóm những mặt hàng gây nhập siêu cao trong nửa đầu tháng 5, theo số liệu của Tổng cục Hải quan. Lượng xe về thị trường còn rất ít.


Kiến nghị mua tạm trữ 200.000 tấn muối

Ngày 21-5, Bộ NN&PTNT cho biết, vừa trình Thủ tướng Chính phủ thu mua, tạm trữ 200.000 tấn muối, giải quyết khó khăn cho diêm dân sau khi giá muối giảm mạnh.


Gian nan bán hàng tiểu ngạch

Rủi ro và thiệt thòi luôn đeo bám các thương nhân, kể cả doanh nghiệp, trong mua bán tiểu ngạch, nhất là với thị trường Trung Quốc.


Tháng 5, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 6,1 tỉ USD

Tin từ Bộ Công Thương (ngày 21.5) cho biết, kim ngạch xuất khẩu (XK) tháng 5 ước đạt 6,1 tỉ USD, tăng 37,5% so với cùng kỳ năm 2009, nâng tổng kim ngạch XK từ đầu năm đến nay ước đạt 25,83 tỉ USD, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm 2009, đạt 42,7% kế hoạch cả năm.


Doanh nghiệp Việt đang vươn ra ngoài châu lục

Hàng loạt hoạt động xúc tiến kêu gọi các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đang được tiến hành cho thấy một xu hướng mới.


Sưu tầm
[/gon]
 
Chỉnh sửa cuối:

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Re: .(¯`°´¯).Tin Tức.(¯`°´¯).

Tuần qua, chứng khoán châu Á giảm sâu nhất trong 15 tháng



Giảm điểm cả 5 phiên giao dịch trong tuần, chỉ số tổng hợp 23 hàn thử biểu khu vực MSCI lao dốc xuống mức thấp nhất kể từ tháng 8/2009. Những quan ngại về tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ dâng cao, cũng như mối quan tâm lớn rằng gói cứu trợ khổng lồ của châu Âu sẽ không thành công trong việc ngăn chặn cuộc khủng hoảng nợ lây lan.

[gon]
Nhóm cổ phiếu ngành xuất khẩu chịu sức ép bán ra mạnh từ các nhà đầu tư, trong đó, cổ phiếu các hãng sản xuất xe hơi sụt giảm nhiều nhất do quan ngại triển vọng doanh thu từ thị trường quốc tế. Giá trị thị trường của Honda Motor, hãng thu hơn 80 doanh thu từ thị trường quốc tế bốc hơi 6,4%.

Trong khi đó, các cổ phiếu ngành khai mỏ cũng chịu nhiều biến động do thị trường dầu thô quốc tế chao đảo trước cơn bão khủng hoảng nợ lan rộng. Cổ phiếu tập đoàn khai mỏ lớn thứ ba thế giới Rio Tinto mất 9,1%.

Thống kê sau 5 phiên trượt dốc mạnh, chỉ số tổng hợp 23 hàn thử biểu khu vực MSCI giảm 6,7%, biên độ điều chỉnh theo tuần rộng nhất kể từ tháng 8/2009, xuống 111,98 điểm. Như vậy, kể từ mức đỉnh cao nhất trong năm được thiết lập hôm 15/4, chỉ số này đã điều chỉnh 13% giá trị.

Theo nhận định của giới phân tích kỹ thuật, mức điều chỉnh trên 10% thể hiện thị trường rơi vào chu kỳ giảm điểm. Những quan ngại xoay quanh cơn bão khủng hoảng nợ tại châu Âu và việc chính phủ Trung Quốc thắt chặt tín dụng tiếp tục là lực cản cho sự phục hồi của thị trường.

"Những vấn đề ở châu Âu có thể sẽ kéo dài hơn dự kiến và thời gian để các quốc gia khắc phục hậu quả có thể sẽ kéo dài đến hết mùa hè", ông Kim Yong Tae , nhà quản lý quỹ có tổng tài sản lên tới 3,8 tỷ đôla Yurie tại Seoul. "Những vấn đề kinh tế vĩ mô sẽ tiếp tục là chìa khóa cho thị trường trong dài hạn", Kim cho biết thêm.

Tại Tokyo, phong vũ biểu Nikkei 225 thoái trào 6,5%. Làn sóng bán tháo các cổ phiếu dâng cao giữa những hoài nghi về tốc độ phục hồi của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Nhà đầu tư hoang mang sau khi Bộ trưởng tài chính nước này đưa ra cảnh báo về nguy cơ giảm phát sẽ vẫn kéo dài.

Cũng không nằm ngoài xu thế chung, chứng khoán Australia điều chỉnh 6,6%. Trong khi đó, bảng điện tử Kospi của Hàn Quốc chốt tuần âm 5,6%.

Chứng khoán Trung Quốc đại lục sau khi chính thức bước vào chu kỳ “thị trường con gấu” trong tuần kết thúc ngày 14/5, tiếp tục giảm mạnh trong tuần qua. Hàn thử biểu Shanghai Composite lao dốc 4%. Tâm lý thị trường bị đè nặng bới những mối quan ngại lớn về khả năng Bắc Kinh sẽ nâng lãi suất cơ bản ngay trong nửa đầu năm 2010 nhằm tháo ngòi các bong bóng tài sản đang nhen nhóm hình thành. Chỉ số HangSeng của Hong Kong hạ 3% sau 4 phiên đỏ và 1 phiên xanh.

Theo Bloomberg
[/gon]
 

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Re: .(¯`°´¯).Tin Tức.(¯`°´¯).

Hy Lạp không chọn giải pháp vỡ nợ và tái cấu trúc


[gon]

Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou

(Vietstock) – Đó là nhận định của Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou khi trả lời phỏng vấn trên tờ El Pais của Tây Ban Nha hôm Chủ Nhật 23/05. Ông nói: “Hy Lạp không cần phải vỡ nợ hay tái cấu trúc. Chúng tôi không lựa chọn hai khả năng này. Chúng tôi sẽ trả hết các khoản vay mà chúng tôi nhận được.


Bên cạnh đó, Thủ tướng Papandreou tin tưởng Chính phủ có thể đạt được mong muốn trong việc yêu cầu người dân ‘thắt lưng buột bụng’ hơn nữa nhằm thuyết phục các thị trường rằng tình hình tài chính công vẫn đang ổn định.”

“Đó chính là những gì mà chúng tôi đã quyết định, đồng thời cũng là lý do tại sau chúng tôi lại nhận được tiền cứu trợ từ Liên minh Châu Âu (EU).”


Hiện các Chính phủ EU đang nỗ lực vực dậy niềm tin nhà đầu tư sau nhiều tháng rối ren từng đẩy chi phí vay mượn của một số quốc gia khu vực tăng vọt và phát sinh gói giải cứu 110 tỷ EUR dành cho Hy Lạp cũng như gói tín dụng 1,000 tỷ nhằm ngăn chặn sự lan rộng của cuộc khủng hoảng nợ tại eurozone.

Dù vậy, ông Papandreou cho rằng các chính phủ châu Âu đã phản ứng khá chậm chạp trong việc ngăn chặn nguy cơ lây lan của cuộc khủng hoảng Hy Lạp sang 15 quốc gia còn lại trong khu vực.


“EU đã mất rất nhiều thời gian để nhận ra rằng các cuộc tấn công đối với nhà đầu cơ tại Hy Lạp chỉ là bước mở đầu cho việc tấn công các quốc gia khác và thậm chí là đe dọa sự ổn định của eurozone.”, ông nói.


Khủng hoảng nợ đã gây ra khá nhiều bất ổn đối với đồng tiền 11 năm tuổi EUR và đòi hỏi các quốc gia thành viên eurozone phải phối hợp chặt chẽ hơn trong các chính sách kinh tế cũng như củng cố lại tình hình tài chính.


Các biện pháp cắt giảm chi tiêu từng dẫn đến các cuộc bạo loạn của Hy Lạp được tiếp nối bởi các biện pháp nghiêm ngặt của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Mức thâm hụt ngân sách cao của hai quốc gia này cũng là nhân tố chung tay khuấy động các thị trường tài chính thời gian qua.


Thủ tướng cho biết các biện pháp nghiêm khắc có thể kiềm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế Hy Lạp, do đó ông kêu gọi các biện pháp kích thích từ EU.


“Chúng tôi muốn tạo ra các điều kiện thuận lợi cho đà tăng trưởng của nền kinh tế và một lần nữa EU có thể đứng ra hỗ trợ. Sự hỗ trợ này có thể thông qua việc thúc đẩy các dự án cơ sở hạ tầng hay tạo kêu gọi đầu tư vào EU, cụ thể là các quốc gia ở phía Nam cũng như Trung và Đông châu Âu”, ông nói.


Thủ tướng Papandreou cho biết ông và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã “chân thành với nhau” nhưng vẫn xuất hiện sự bất đồng giữa hai quốc gia về chi phí của gói cứu trợ và áp lực trong việc thực hiện các biện pháp khắc nghiệt.


“Sự bất đồng này không phải là không thể cứu vẫn được, nhưng tôi tin tưởng rằng những gì mọi người cảm thấy phiền lòng chính là những gì mà chúng tôi cho là thành kiến và rập khuôn.”


Được biết, các nhà lập pháp của Đức, nền kinh tế lớn nhất eurozone, hôm Thứ Sáu đã phê chuẩn gói giải cứu 1,000 tỷ EUR.


Sưu tầm [/gon]
 
Chỉnh sửa cuối:
Top