Tin Tức Kinh Tế Tổng Hợp

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Re: .(¯`°´¯).Tin Tức.(¯`°´¯).

Nhiều thông tin kinh tế quan trọng sẽ được công bố trong phiên New York


Tại nền kinh tế Bắc Mỹ, những thông tin được công bố hôm nay khá nhiều và chủ yếu là từ nền kinh tế Mỹ.
[gon]
Vào lúc 19h30, các chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 sẽ được công bố. Dữ liệu tổng thể được kỳ vọng tăng 0.2% so với mức tăng trong tháng trước là 0.1%. Tuy nhiên, báo cáo này có thể cho kết quả giảm bất ngờ do dữ liệu PPI được công bố hôm qua đã khiến thị trường khá ngạc nhiên bằng mức giảm 0.1%. Dữ liệu CPI lõi cũng được nhận thấy tăng 0.1% trong cùng kỳ và tăng từ mức 0% trước đó.

Dữ liệu CPI trong tháng 4 được đánh giá một thông tin quan trọng vì nó là một chỉ báo đánh giá lạm phát của nền kinh tế Mỹ. Thông tin sẽ tác động mạnh đến giá vàng và thị trường chứng khoán.

Cũng vào thời điểm này, doanh số bán buôn của Canada cũng sẽ được công bố. Kỳ vọng dữ liệu này có thể tăng 0.3% trong tháng 3 sau mức giảm 1.2% trong tháng 2.

Vào lúc 21h, dữ liệu tiếp theo được công bố từ Mỹ sẽ là số liệu về các khoản vay thế chấp chưa thanh toán trong quý 1. Con số kỳ vọng chưa được cụ thể và dữ liệu của quý trước là 9.47%.

Thông tin cuối cùng là dự trữ dầu thô trong tuần kết thúc 15/04 với kỳ vọng tăng 0.7 triệu thùng sau mức tăng 1.9 triệu thùng. Báo cáo này sẽ được chính thức công bố lúc 21h30 hôm nay. Thông tin này sẽ tác động đến giá dầu, nhất là hôm qua sau khi API báo cóa cho thấy mức tăng kỷ lục.

Vào lúc 22h sẽ có bài phát biểu của chủ tịch ngân hàng Trung Ương Châu Âu (ECB) Jean-Claude Trichet về các chính sách kinh tế tại khu vực Châu Âu.

Vào rạng sáng ngày mai, biên bản cuộc họp của FOMC sẽ được công bố. Với báo cáo này, giới đầu tư sẽ có cái nhìn rõ hơn về viễn cảnh kinh tế Mỹ cũng như triển vọng lãi suất của nền kinh tế lớn nhất thế giới này. Và vì thế nó có tác động mạnh đến toàn bộ thị trường, nhất là với thị trường chứng khoán Mỹ đang xấu đi trongt hời gian qua.

Fxvietnam[/gon]
 
Chỉnh sửa cuối:

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Re: .(¯`°´¯).Tin Tức.(¯`°´¯).

Vàng giảm mạnh mặc dù đồng EUR giảm giá

Giá vàng đã giảm mạnh trong phiên giao dịch sáng nay bất chấp việc đồng EUR giảm giá do những lo ngại về tình hình nợ công tại khu vực châu Âu diễn ra. Đồng EUR tiếp tục đà giảm giá trong phiên giao dịch sáng nay sau khi Đức có động thái cấm bán khống các loại trái phiếu để ngăn chặn những bất ổn tài chính.

Động thái này không những không làm cho thị trường an tâm mà còn đẩy họ tiếp tục tháo chạy khỏi việc nắm giữ đồng EUR. Các chuyên gia phân tích cho biết giá vàng giảm theo là do phản ứng chốt lời khi chưa biết tình hình gì đang diễn ra và có thể được tiếp tục cho đến khi nhà đầu tư nhận diện được các vấn đề cốt lõi.


Giá vàng ngay sau khi mở cửa quanh mức 1225 USD/oz đã nhanh chóng giảm mạnh xuống quanh mức 1208 USD/oz vào cuối phiên giao dịch trên thị trường châu Á. Một số chuyên gia phân tích cho biết đà giảm giá này có thể sẽ đưa vàng giảm về dưới mức 1200 USD/oz trước khi muốn tăng trở lại. Do đó trong giai đoạn hiện tại nhà đầu tư cần ưu tiên tham gia thị trường theo sự điều chỉnh giảm giá này.


Sưu tầm
 

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Re: .(¯`°´¯).Tin Tức.(¯`°´¯).

Bất ổn kinh tế diễn ra ở mọi nơi
[gon]
Chứng khoán Mỹ trượt dốc nhanh đã thúc đẩy cặp tỷ giá EUR/USD nhanh chóng tiếp cận mức 1.2161, mức thấp nhất trong vòng 4 năm qua. Mức thấp này cũng từng được xác lập trong phiên giao dịch vào ngày 17/4/2006. Không có dấu hiệu cho thấy đồng euro sẽ phục hồi và do đó đồng tiền này sẽ tiếp tục trượt giá. Không có nhiều thông tin được công bố trên thị trường tiền tệ đặc biệt là từ khu vực châu Âu nhưng thị trường này đã biến động vô cùng mạnh với những đợt tăng giảm thất thường.

Trong phiên giao dịch vừa qua tại Mỹ, chỉ số Dow từ 1 điểm tăng gần 100 điểm vào đầu phiên nhưng lại bị mất 114.88 điểm vào cuối phiên. Lời giải thích hợp lý cho biến động này này là do chính phủ Đức cấm bán khống trái phiếu chính phủ khu vực châu Âu và Venezuela đình chỉ giao dịch tiền tệ nhằm chuẩn bị cho lệnh cấm giao dịch. Các ngân hàng trung ương và các nhà hoạch định chính sách đang rất lo lắng về sự bất ổn trong thị trường tài chính. Quyết định của Đức về cấm bán khống tạm trái phiếu chính phủ của khu vực sử dụng đồng tiền euro nhằm ngăn chặn đầu cơ trong thị trường tài chính Châu Âu.

Venezuela thấy bất lực khi chỉ có thể đứng nhìn đồng tiền của họ mất giá. Từ đầu năm nay, tỉ giá hối đoái thả nổi tự do của Venezuela đã lao xuống chỉ còn 26%, thấp hơn 45% so với tỉ giá hối đoái chính thức. Để hạn chế đồng tiền mất giá, quốc gia này quyết định ban hành lệnh cấm giao dịch “tỷ giá song song” trong thị trường nhằm ngăn chặn và kỳ vọng chấm dứt tình trạng đầu cơ giá xuống.

Chúng tôi đề cập đến Venezuela bởi mối quan ngại không chỉ riêng của quốc gia này mà còn của các ngân hàng trung ương khác trên thế giới khi tiền tệ trượt giá quá nhanh. Như hôm qua, ngân hành quốc gia Thụy Sĩ thật sự mệt mỏi trong việc đưa ra bất kì động thái cho biến động này. Không có thắc mắc nào khiến các nhà hoạch định chính sách lo lắng về sự bất ổn trong thị trường vốn và tiền tệ. Rủi ro của các giải pháp không liên tục và đồng nhất từ các ngân hàng trung ương trên thế giới đang khiến cho tình hình càng trở nên tồi tệ và khiến các nhà đầu cơ phải kiểm nghiệm lại quyết định của họ.

Sự can thiệp đồng đều là lựa chọn mà các nhà hoạch định chính sách áp dụng nhằm hạn chế đồng tiền mất giá. Báo cáo hôm qua đã phân tích đồng euro mất giá như thế nào và cho dù nếu mất giá thì các nhà đầu cơ hiếm khi để tâm đến giá trị của đồng tiền này. Do đó, chúng tôi dự báo đồng euro sẽ tiếp tục giảm cho đến khi các nhà hoạch định có những động thái mới. Chúng tôi dự báo các nhà hoạch định sẽ can thiệp trước khi cho phép đồng euro đạt cùng mức như đồng đô la Mỹ.


Sưu tầm [/gon]
 
Chỉnh sửa cuối:

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Re: .(¯`°´¯).Tin Tức.(¯`°´¯).

21/05 - Tổng hợp tin kinh tế trong nước



Ngày 19/5 tại Nghệ An, tổng công ty Phát triển và Đô thị Kinh Bắc (thành viên tập đoàn Đầu tư Sài Gòn và công ty Cổ phần ximăng Sài Gòn Tân Kỳ đã khởi công xây dựng khu công nghiệp xi măng Sài Gòn-Tân Kỳ, có tổng vốn đầu tư 1,5 tỷ USD.

[GON]
25/5 bàn giao nhà máy lọc dầu Dung Quất
Sau nhiều lần lỗi hẹn vì sự cố kỹ thuật, nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ được giao cho Công ty TNHH lọc hóa dầu Bình Sơn quản lý vận hành.
Người lao động được mua cổ phần với giá giảm 40%

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành công văn số 794/TTg-ĐMDN, đồng ý cho người lao động đang được hưởng quyền nhận cổ tức trên số cổ phần do Nhà nước cấp theo quy định tại Nghị định số 28/CP ngày 7/5/1996, được mua lại số cổ phần này với giá bán giảm 40% so với giá thị trường tại thời điểm bán.

4 tháng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt xấp xỉ 3 tỷ USD

4 tháng đầu 2010, kim ngạch xuất khẩu ngành đạt 2,997 tỷ USD, hoàn thành 28,5 kế hoạch cả năm, tăng 17,1% so với cùng kỳ năm trước.

Quy định điều kiện và thủ tục nhập khẩu tàu cá

Theo nghị định mà Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành về nhập khẩu tàu cá, tàu cá nhập khẩu phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành thủy sản trong phạm vi cả nước và của từng địa phương.

"VN đi đúng hướng trong phát triển công trình lớn"

Công ty khảo sát thị trường quốc tế Business Monitor International (BMI) nhận định với nguồn vốn đầu tư nước ngoài đang gia tăng, hiện có những tín hiệu cho thấy Việt Nam đang đi đúng hướng trong phát triển các công trình cần thiết để cải thiện môi trường kinh doanh.

Xuất khẩu gỗ có đơn đặt hàng hết năm 2010

Theo Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam (Viforest), các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ đã nhận được đơn hàng cho hết năm 2010 với kim ngạch khoảng 3 tỷ USD, tăng 320 triệu USD so với cả năm 2009.

Đường sắt cao tốc: “Vẫn nằm trong giới hạn đầu tư”

Theo chương trình làm việc của kỳ họp thứ bảy, chiều nay (20/5), Chính phủ sẽ trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án xây dựng đường sắt cao tốc Hà Nội - Tp.HCM.

Ưu tiên hàng đầu: Ổn định kinh tế vĩ mô

Giữ ổn định kinh tế vĩ mô trong điều kiện hiện nay cần được coi là mục tiêu ưu tiên hàng đầu, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền báo cáo trước Quốc hội tại phiên khai mạc kỳ họp thứ bảy, sáng 20/5.

Ngành điện Việt Nam: Khó đạt mục tiêu “đi trước một bước”

Điện sản xuất và sinh hoạt vẫn trong tình trạng “ăn đong”, đặc biệt là khi cao điểm mùa khô đến.

Kiên định thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu năm 2010

Với tình hình KT-XH 4 tháng đầu năm và từ đầu tháng 4 đến nay, dựa trên triển vọng phục hồi kinh tế trong và ngoài nước sắp tới, Chính phủ đề nghị tiếp tục kiên định các mục tiêu và chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch năm 2010 Quốc hội đã đề ra.

“Nên giảm mức độ thắt chặt tiền tệ để hạ thêm lãi suất”

Mặc dù mặt bằng lãi suất đã có chiều hướng giảm sau những nỗ lực của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), nhưng vẫn ở mức khá cao, khiến DN e ngại khi tiếp cận tín dụng.

Sưu tầm
[/GON]
 
Chỉnh sửa cuối:

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Re: .(¯`°´¯).Tin Tức.(¯`°´¯).

21/05 - Tổng hợp tin kinh tế thế giới

Sản lượng công nghiệp trong tháng 4 của Nga đã gia tăng, đặc biệt là các mặt hàng ôtô, ống thép và toa trần chở hàng. Đây là tín hiệu cho thấy quốc gia này đang nhanh chóng hồi phục sau cuộc suy thoái tồi tệ nhất.
[GON]
Hy Lạp: Ngành du lịch bị ảnh hưởng nặng nề do đình công và biểu tình
Ngành du lịch của Hy Lạp đang gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh các hợp đồng du lịch và lượng khách tới quốc gia này đã giảm sút do hàng loạt các cuộc biểu tình và bạo động đã nổ ra tại thủ đô Athen. Theo ước tính, doanh thu của ngành du lịch Hy Lạp, vốn đã bị ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu kể từ năm 2008 sẽ tiếp tục suy giảm khoảng 15% trong năm nay

Kinh tế Singapore quý 1/2010 tăng trưởng 15,5%, vượt mọi kỳ vọng

Singapore đã 2 lần nâng dự báo tăng trưởng kinh tế trong năm 2010, Ngân hàng Trung ương Singapore cho biết sẽ để đồng nội tệ tăng giá.

Tổng thống Mexico tới thăm Mỹ

Ngày 19/5, Tổng thống Mexico Felipe Calderon cùng phu nhân đã có chuyến thăm cấp nhà nước đến Mỹ, và được Tổng thống Barack Obama đón tiếp theo những nghi lễ long trọng nhất. Hai nhà lãnh đạo đã cùng cùng hội đàm về những vấn đề được quan tâm nhất hiện nay là nhập cư và buôn lậu ma túy.

Rumani: Các công đoàn biểu tình phản đối biện pháp thắt chặt chi tiêu của chính phủ

Ngày 19/5, tại thủ đô Bu-ca-rét của Rumani đã diễn ra cuộc biểu tình quy mô lớn nhất từ năm 1989 nhằm phản đối việc cắt giảm chi tiêu của chính phủ. Điều này đã làm dấy lên những nghi ngờ về việc nước này đang trông chờ các khoản vay từ Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).

Tây Âu: Nạn gian lận trong doanh nghiệp tăng gấp đôi trong vòng 2 năm qua

Cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua đã khiến cho nạn gian lận trong lĩnh vực doanh nghiệp tại Tây Âu ngày một tăng, điều đó đã được chỉ ra sau một cuộc điều mới được hãng kiểm toán và tư vấn tài chính Ernst & Young tiến hành.

Mỹ: Chỉ số giá tiêu dùng giảm 0,1% trong T4/2010

Chỉ số giá tiêu dùng tại Mỹ đã bất ngờ giảm 0,1% trong tháng 4, lần đầu tiên trong hơn một năm. Điều này đã củng cố thêm cho các dự đoán rằng cục dự trữ liên bang Mỹ Fed sẽ giữ lãi suất ở mức gần 0 trong năm 2010.

Mỹ: Dầu tràn có thể ảnh hưởng tới quần đảo Florida Keys, Miami và Cuba trong từ 8 đến 10 ngày tới

Trong khi BP đang nỗ lực khắc phục thảm họa dầu tràn và thu giữ lai được 60% lượng dầu rò rỉ ra biển mỗi ngày, một điều đáng ngại đó là dầu đã hòa vào dòng hải lưu mạnh Loop Current. Dòng hải lưu này có thể mang dầu tới quần đảo Florida Keys và có thể là tới Miami và Cuba trong vòng từ 8 cho đến 10 ngày.

FED nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ

Theo biên bản cuộc họp tháng 4 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ mới được công bố, FED đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ cho năm 2010 lên mức 3,2 đến 3,7%. Bên cạnh đó, FED cũng bàn thảo việc bán đi các khoản nợ thế chấp mà cơ quan đã mua vào trong thời gian suy thoái tài chính và cam kết sẽ không có nhiều thay đổi trong chính sách tiền tệ vào thời gian sắp tới.

Các bộ trưởng tài chính EU sẽ thảo luận về lệnh cấm bán khống của Đức

Ngày 21/5 tới, các bộ trưởng tài chính Liên minh châu Âu sẽ thảo luận về lệnh cấm bán khống mà Đức vừa ban hành trong ngày 18/5 vừa qua. Theo quyết định của Đức, các hoạt động bán khống trá hình và hình thức đầu cơ cụ thể liên quan tới các loại trái phiếu khu vực sẽ bị cấm.Tuy nhiên Đức đã công bố lệnh cấm này mà không thông qua quá trình tham vấn liên minh châu Âu và động thái này đã làm gia tăng căng thẳng trong khối.

Nhật Bản: Lợi nhuận trong năm tài chính 2009 của MUFG đạt 4,2 tỷ USD

Mitsubishi UFJ Financial Group, tập đoàn ngân hàng lớn nhất Nhật Bản tính theo giá trị tài sản cho biết hãng đã quay trở lại mức lợi nhuận trong năm 2009 nhờ bút toán giảm. Hiện tại, MUFG đang đặt mục tiêu tăng trưởng hàng năm thấp hơn dự báo của các chuyên gia phân tích.

WTO sẽ ra phán quyết tranh chấp TQ-EU

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sẽ ra phán quyết về tranh chấp thương mại giữa Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) xung quanh vấn đề giày da nhập khẩu.

Sưu tầm
[/GON]
 

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Re: .(¯`°´¯).Tin Tức.(¯`°´¯).

Tin Nóng - Sự Kiện

Ấn Độ sẽ biên chế 80 trực thăng Mi-17 trong 4 năm
[GON]
Không quân Ấn Độ sẽ đưa vào biên chế 80 chiếc máy bay trực thăng vận tải Mi-17 trong vòng 4 năm tới, một quan chức Không quân Ấn Độ hôm 20/5 cho hay.
Lô máy bay trực thăng vận tải Mi-17 mới mua đầu tiên sẽ được bàn giao cho Không quân Ấn Độ vào cuối năm nay, hãng thông tấn Press Trust of India dẫn lời một quan chức Không quân Ấn Độ cho biết.
Không quân Ấn Độ sẽ nhận những chiếc máy bay trực thăng Mi-17 còn lại theo từng giai đoạn trong 4 năm tới.
Quan chức này còn cho biết những chiếc Mi-17 này là loại máy bay trực thăng mới được phát triển, có khả năng mang được tải trọng 5 tấn, bao gồm 15 binh lính được trang bị đầy đủ, trong khi những chiếc máy bay trực thăng Mi-17 hiện tại trong phi đội vận tải của Không quân Ấn Độ chỉ có thể chở được 3 tấn tải trọng hoặc tương đương.
Không quân Ấn Độ hiện đã được biên chế khoảng 150 chiếc máy bay trực thăng vận tải Mi-8 và Mi-17 do Nga sản xuất. Chúng đang giữ một vai trò rất quan trọng trong vận chuyển hàng không đường gần. Tuy nhiên, những chiếc máy bay trực thăng Mi-8 này thuộc kiểu cũ, và máy bay trực thăng Mi-17 là thiết kế ban đầu, chúng bộc lộ hiệu suất kém trong các hoạt động cứu trợ trận sóng thần Ấn Độ Dương năm 2004 và trận bão tuyết lớn tại khu vực Kashmir - nơi Ấn Độ kiểm soát năm 2005.
Tháng 12/2008, Ấn Độ và Nga đã ký kết một hợp đồng cung cấp 80 máy bay vận tải Mi-17 cho Không quân Ấn Độ để thay thế phi đội máy bay trực thăng vận tải Mi-8 đã cũ. Hợp đồng này trị giá khoảng nửa tỷ đô la Mỹ.
Những chiếc máy bay trực thăng Mi-17 mới này có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ quân sự và dân sự, như vận chuyển binh lính và vũ khí tại những khu vực rừng núi có độ cao lớn, tiếp tế hàng cứu trợ và tản thương ở những khu vực bị thiên tai tàn phá.

Sưu tầm
[/GON]
 

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Re: .(¯`°´¯).Tin Tức.(¯`°´¯).

Quỹ tín thác vàng SPDR đã không có động thái mua bán nào trong phiên giao dịch hôm qua. Tổng lượng vàng mà tổ chức này nắm giữ vẫn nằm ở mức kỷ lục 1220.15 tấn. Như vậy trong thời gian gần đây tổ chức này liên tục mua vàng điều này chứng tỏ họ đang kỳ vọng vàng tăng rất mạnh trong thời gian tới.


Thông tin chi tiết về sự thay đổi lượng vàng nắm giữ tại quỹ này
.
[GON]20/05 1220.15
19/05 1220.15
18/05 1217.11
17/05 1217.11
14/05 1214.07
13/05 1209.50
12/05 1209.50
11/05 1192.15
10/05 1192.15
07/05 1188.50
06/05 1185.79
05/05 1166.00
04/05 1159.00
03/05 1159.00
30/04 1159.00
29/04 1159.00
28/04 1152.91
27/04 1146.83
26/04 1146.22
23/04 1140.13
22/04 1140.13
21/04 1141.04
20/04 1141.04
19/04 1141.04
16/04 1141.04
15/04 1141.04
14/04 1141.04
13/04 1141.04
12/04 1141.04
09/04 1141.04
08/04 1140.43
07/04 1130.74
06/04 1129.82
05/04 1129.82
02/04 1129.82
01/04 1129.82 [/GON]
 

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Re: .(¯`°´¯).Tin Tức.(¯`°´¯).

(21-05) Giá vàng tiếp tục giảm mạnh trong phiên giao dịch hôm qua


Giá vàng đã tiếp tục giảm mạnh trong phiên giao dịch hôm qua khi hoạt động chốt lời tiếp tục diễn ra mạnh mẽ trên thị trường. Những lo ngại từ mọi nơi trên thế giới đã đẩy giới đầu tư tìm đến những nơi an toàn như việc nắm giữ những đồng tiền có lãi suất thấp như đồng USD và đồng JPY.
[Gon]
Nhìn vào diễn biến của thị trường tiền tệ trong phiên giao dịch hôm qua chúng ta có thể thấy rằng đồng USD đã tăng giá so với hầu hết các đồng tiền khác trong rổ tiền tệ ngoại trừ đồng EUR và đồng JPY. Lý do đồng EUR tăng giá được cho là do NHTW châu Âu đang can thiệp vào thị trường tiền tệ bằng cách mua đồng EUR. Còn đối việc đồng JPY tăng giá bởi đồng JPY hiện đang có mức lãi suất thấp hơn mức lãi suất của đồng USD.
Tâm lý ngại rủi ro cũng khiến cho giới đầu tư tháo chạy khỏi thị trường chứng khoán đẩy các chỉ số giảm mạnh. Chốt phiên giao dịch ngày thứ Năm, chỉ số S&P 500 hạ 43,46 điểm tương đương 3,9% xuống 1.071,59 điểm. Chỉ số công nghiệp Dow Jones hạ 376,36 điểm tương đương 3,6% xuống 10.068,01 điểm. Chỉ số Nasdaq hạ 94,36 điểm tương đương 4,11% xuống 2.204,01 điểm.

Nhưng thật không may những lo ngại trên đã không những không đẩy vàng với vai trò an toàn tăng giá mà thay vào đó còn khiến vàng trượt mạnh. Các chuyên gia phân tích cho biết vai trò an toàn đã không được thể hiện trong phiên giao dịch hôm qua. Do đó chứng ta có thể nói rằng vàng đang thể hiện vai trò là một loại hàng hóa và một khi đồng USD tăng giá thì hàng hóa sẽ giảm giá.

Giá vàng có lục trượt về quanh mức 1174.95 USD/oz sau khi thị trường Mỹ mở cửa nhưng các chuyên gia phân tích cho rằng đây là một sự điều chỉnh sâu cần thiết cho một quá trình tăng mạnh phía trước. Hiện tại giá vàng đang giao dịch ổn định quanh mức 1184 USD/oz khi giới đầu tư chờ những diễn biến mới trên thị trường tài chính.

Sưu tầm [/Gon]


 
Chỉnh sửa cuối:

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Re: .(¯`°´¯).Tin Tức.(¯`°´¯).

Mỹ: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 tăng chậm nhất trong 40 năm

- Cơ quan thống kê Trung ương Mỹ cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) – thước đo lạm phát của nền kinh tế Mỹ đột ngột giảm mạnh trong tháng Tư, lần đầu tiên suốt hơn 1 năm vừa qua, đánh dấu sự phục hồi của nền kinh tế lớn nhất thế giới mà không đẩy giá cả tăng cao.
Văn phòng Thủ tướng Obama chỉ ra rằng, tính từ tháng 3/2009 thì đây là lần chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng trưởng ở con số âm 0,1%. Trong đó, giá những sản phẩm thiết yếu như thực phẩm và nhiên liệu tăng với mức thấp nhất trong 4 thập kỷ qua.
[gon]
Để đương đầu với tình trạng thất nghiệp ở mức 10% và tỉ lệ tịch biên tài sản nợ thế chấp của khách hàng gia tăng, các đại lý bán lẻ như Wall Mart đành phải đưa ra chiến lược cắt giảm giá để tăng doanh số bán hàng. Đặc biệt, một trong những lý do khiến các nhà hoạch định chính sách của Fed quyết định giữ lãi suất cơ bản ở mức thấp, gần 0% trong những tháng tiếp theo là do lạm phát bị kìm hãm chặt chẽ bởi cuộc khủng hoảng nợ xuất phát từ EU.

Ông David Resler, chuyên viên kinh tế cấp cao của tập đoàn chứng khoán quốc tế Nomura tại New York, người đã có những nhận định táo bạo và chính xác sự suy giảm giá cả tại Mỹ lý giải: “Đơn giản bởi, với tình trạng nền kinh tế hiện nay thì chẳng có áp lực lạm phát nào cả. Chính điều này giúp Fed rảnh tay trong thời gian tới”.
Dự báo tăng

Theo nghiên cứu của 79 chuyên viên kinh tế của Bloomberg thì CPI dự tính sẽ tăng 0,1%. Theo ước tính, cứ mỗi 0,2% giảm thì tương ứng là mức tăng 0,4%. Đối với các mặt hàng không bao gồm thực phẩm và năng lượng, chi phí dự kiến tăng ở mức 0,1%.

Lấy mốc từ tháng 4/2010 thì 1 năm trở lại đây thì giá cả tăng 2,2% theo tháng và 2,3% theo năm, trong khi đó con số dự báo của các nhà kinh tế lại là 2,4% theo năm. So với trước đó, chi phí năng lượng giảm, giá xăng cũng giảm 2,4%.

Khủng hoảng tại Hy Lạp

Cuộc khủng hoảng nợ ở Hy Lạp là gánh nặng đè lên đồng EUR, tuy nhiên lại là tác nhân tốt kiềm chế lạm phát tại Mỹ trong những tháng tới. USD tăng giá, đồng nghĩa với việc nhập khẩu tăng mạnh trong khi xuất khẩu sang Châu Âu trở nên khó khăn.

Trong bản báo cáo cho biết, giá lương thực, lĩnh vực chiếm 15% CPI tăng 0,2%. Chính sự sụt giảm về giá của các mặt hàng đồ gia dụng và may mặc lại “bù đắp” cho việc tăng giá trong lĩnh vực hàng không, chăm sóc sức khỏe và giải trí, dẫn đến việc giá cơ bản được duy trì.

Chiến lược cắt giảm giá thành

Chính chiến lược cắt giảm giá trong thời kỳ suy thoái giúp Wall Mart, nhà bán lẻ lớn nhất thế giới thúc đẩy doanh số bán hàng trong khi doanh số của các đối thủ cạnh tranh giảm.

CPI là thước đo về giá chính xác nhất bởi nó bao hàm cả hàng hóa và dịch vụ. Đáng chú ý là xáp xỉ 60% CPI của Mỹ phản ánh giá của các dịch vụ thuộc ngàtừ chăm sóc sức khỏe tới giá vé máy bay hay giá vé xem phim.


Theo Bloomberg [/gon]
 

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Re: .(¯`°´¯).Tin Tức.(¯`°´¯).

Kinh tế Nhật tăng trưởng mạnh nhờ xuất khẩu

- Theo số liệu thống kê chính thức được đưa ra, sự phục hồi của xuất khẩu Nhật Bản thời gian qua đã đóng góp cho nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới rất nhiều trong quý đầu năm nay.
[gon]
Nội các Nhật Bản đã công bố mức tăng trưởng 1,2% trong quý 1/2010 so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là một tín hiệu đáng mừng sau thời gian dài Nhật chìm trong sự đình trệ. Nếu tính theo cơ sở năm, kinh tế Nhật có thể đạt mức tăng 4,9%, thấp hơn dự báo của các nhà phân tích.

Bộ trưởng tài chính Nhật, ông Naoto Kan cảnh báo rằng khi đất nước đang bắt đầu có dấu hiệu phục hồi thì ngân hàng trung ương cần tìm kiếm thêm các biện pháp để hạn chế thiểu phát.

Xuất khẩu Nhật Bản tăng mạnh trong quý đầu năm nay nhờ vào nhu cầu lớn từ các nước châu Á mới nổi như Trung Quốc. Mặt hàng xuất chủ yếu là ôtô và các sản phẩm công nghệ cao. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cho rằng xu hướng đó sẽ khó tiếp diễn trong thời gian tới.

Tầm quan trọng của xuất khẩu được nhấn mạnh khi nhu cầu tiêu dùng trong nước đang ở mức thấp. Nguyên nhân chính là tình trạng thiểu phát đã diễn ra từ lâu khiến người tiêu dùng và doanh nghiệp trì hoãn mua sắm để chờ đợi giá rẻ hơn trong tương lai. Các biện pháp đối phó với tình trạng tăng giá đồng nội tệ hiện nay đang là ưu tiên số một của Ngân hàng trung ương Nhật.

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng quý vừa qua khiến các định chế tài chính quốc tế lạc quan hơn với kỳ vọng lạm phát nhẹ sẽ trở lại Nhật trong cuối năm nay. IMF đã khuyến khích Nhật tăng thuế tiêu dùng nhằm giải quyết các khoản nợ công, hiện đang ở mức 230% GDP, mức cao nhất trong số các nước công nghiệp phát triển.

Khoản nợ khổng lồ mà chính phủ Nhật đang phải gánh chịu là hệ quả của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới khi các nước phải dồn tiền kích thích kinh tế và cứu vớt hệ thống tài chính đang lung lay bên bờ phá sản. Hiện nay tuy kinh tế đã ổn định và phát triển nhưng việc tăng thuế trả nợ của Nhật xem ra không hề dễ dàng vì nỗ lực mở rộng quy mô kinh tế có thể sẽ bị ảnh hưởng lớn.

Theo BBC
[/gon]
 

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Re: .(¯`°´¯).Tin Tức.(¯`°´¯).

Biểu tình lại nổ ra tại Hy Lạp


Hàng nghìn công nhân Hy Lạp đang biểu tình ở thủ đô Athens để phản đối các biện pháp ‘thắt lưng buộc bụng' của chính phủ, trong khi tiếp tục có các cuộc thảo luận về biện pháp ổn định đồng euro ở châu Âu. Các công nhân diễu hành tới quốc hội ở thủ đô Hy Lạp hôm thứ Năm, và các nhân viên làm việc trong ngành giao thông và các lĩnh vực công khác đã đình công trên khắp cả nước
.

Tuy nhiên, nhiều nhân viên kiểm soát không lưu tiếp tục làm việc vì không muốn làm ảnh hưởng tới ngành du lịch trong khi nền kinh tế nước này đang chật vật vượt qua khó khăn. Tại các nơi khác ở châu Âu, Thủ tướng Đức Angela Merkel kêu gọi đánh thuế các thị trường tài chính toàn cầu.


Bà Merkel nói tại một hội nghị ở Berlin hôm thứ Năm rằng bà sẽ kêu gọi các nước khác triển khai biện pháp đánh thuế mới tại cuộc họp thượng định của khối G20 vào tháng Sáu. Chưa rõ chi tiết dự thảo của bà Merkel.

Thủ tướng Đức cũng kêu gọi việc thành lập một cơ quan đánh giá tín dụng châu Âu để cạnh tranh với các công ty tư nhân đối thủ, vốn đánh giá chỉ số tín dụng của các công ty cũng như các nước cho các nhà đầu tư.

Theo Voanews

 
Chỉnh sửa cuối:

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Re: .(¯`°´¯).Tin Tức.(¯`°´¯).

Nga – Trung phục hồi thương mại song phương

Quan hệ kinh tế thương mại giữa Nga và Trung Quốc sẽ đạt mức trước khủng hoảng là 60 tỷ USD vào năm 2010-2010, chủ tịch Đuma Quốc gia Nga (tức Hạ viện Nga), ông Boris Gryzlov tuyên bố trong chuyến thăm tới Thượng Hải, Trung Quốc hôm 20/5.
[gon]“Chúng tôi (Nga) có thể tự tin nói rằng, cả hai nước (Nga và Trung Quốc) đã vượt qua cuộc khủng hoảng một cách khá tự tin và không bị tổn thất”, ông Gryzlov phát biểu trên cầu truyền hình Bắc Kinh và Thượng Hải do hãng RIA thực hiện.

Theo ông, sau khi thương mại song phương của hai nước giảm do cuộc khủng hoảng vào năm 2009, quan hệ kinh tế thương mại giữa Nga và Trung Quốc đã quay lại mức trước khủng hoảng.

“Chúng tôi (Nga) hiểu rằng, con số 60 tỷ USD có thể sẽ đạt được trong thời gian tới, có nghĩa là, trong năm nay hoặc năm sau”, chủ tịch Đuma Nga nói.

Ông cho biết
, ba tháng đầu năm nay, kim ngạch thương mại của Nga đã tăng gần 40% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo ông, điều này trước tiên thúc đẩy gia tăng kim ngạch thương mại song phương theo hàng loạt mục tiêu cơ sở hạ tầng, đặc biệt triển vọng nhất là đường ống dẫn dầu từ Đông Siberia – Thái Bình Dương tới Trung Quốc.

Ông cho hay, phần ống dẫn dầu của Nga đã sẵn sàng, còn phần ống dẫn dài gần một nghìn km của Trung Quốc sẽ được lắp đặt trong thời gian tới, trong số đó hơn 700 km ống dẫn đã được lắp đặt hoàn thành.

Ông nhấn mạnh rằng, đường ống dẫn này sẽ vận chuyển 15 triệu tấn dầu một năm và “đây sẽ là một đóng góp rất lớn vào sự phát triển thương mại,” ông nói.

Đề cập tới các dự án khác, chủ tịch Đuma Nga lưu ý tới việc thảo luận xây dựng đường ống dẫn theo dòng phía đông hoặc phía tây tới Trung Quốc, trong đó “các công ty của Nga sẵn sàng tham gia xây dựng mạng lưới phân phối khí đốt trên lãnh thổ Trung Quốc”.

Bắt đầu từ ngày 20/5
, chủ tịch Hạ Viện Nga sẽ thực hiện chuyến thăm ba ngày tại Trung Quốc, trong khuôn khổ của chuyến thăm, ông đã hội đàm với lãnh đạo nước CHND Trung Hoa và tới thăm các thành phố Nam Kinh, Thượng Hải.
sưu tầm
[/gon]
 
Chỉnh sửa cuối:

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Re: .(¯`°´¯).Tin Tức.(¯`°´¯).

Thị trường cổ phiếu Mỹ, Âu, và Á đều đang sụt giảm mạnh!

Những lo lắng liên quan tới việc giám sát tài chính không điều hòa có thể phá hỏng sự phục hồi kinh tế còn đang yếu ớt, đã gây ra khủng hoảng niềm tin cho các nhà đầu tư. Đồng thời thị trường trái phiếu chính phủ của một số nước trong khu vực đồng tiền chung châu Âu Eurozone rơi vào tình trạng đóng băng, một phần nguyên nhân là do Đức đơn phương thực thi lệnh cấm bán khống vô tội vạ và những biện luận chính trị hóa liên quan tới dự luật giám sát tài chính của Mỹ.

[gon]
Báo cáo thất nghiệp của Mỹ tồi tệ hơn dự đoán và người dân Hy Lạp biểu tình phản đối việc giảm lương cũng đã khiến các nhà đầu tư tìm kiếm sự đầu tư an toàn bằng cách rời xa đồng EUR, chuyển hướng đầu tư vào thị trường trái phiếu chính phủ Mỹ, Đức và Anh.

Chuyên gia kinh tế tài chính Jefferies của châu Âu – Ông David Owen cho biết: “Những lời lẽ hàm hồ của các chính trị gia đã tác động tới niềm tin của các nhà đầu tư, khiến cho thị trường cổ phiếu sụt giảm mạnh, thị trường trái phiếu khu vực Eurozone rơi vào tình trạng đình trệ”.

Lời phát biểu của bà Thủ tướng Đức Angela Merkel trong ngày hôm qua (20/5) tại hội nghị giám sát thị trường tài chính cấp cao ở thủ đô Berlin đã khiến cho mọi người ngày càng lo lắng về sự can thiệp chính trị trong thị trường.

Theo bà: “Chúng ta cần một ngành tài chính thẳng thắn với chúng ta. Nếu họ không làm được điều này, thì chúng ta có thể sẽ không thi hành các biện pháp chính sách về mặt kỹ thuật, mà sẽ thi hành các biện pháp chính xác về mặt chính trị.

Khi đự đoán về cuộc gặp mặt vào ngày mai giữa tân thủ tướng Anh David Cameron với bà Merkel sẽ nhấn mạnh về tính cần thiết của sự đồng tâm hiệp lực quốc tế, một quan chức Anh đã miêu tả hành động Đức đơn phương cấm bán khống là “phát cuồng”.

Chỉ số Eurofirst 300 đã gần chạm ngưỡng thấp của 8 tháng trước, chỉ số FTSE 100 chỉ nhỉnh hơn mức thấp trong năm, còn chỉ số S & P 500 và chỉ số Nikkei 225 lần lượt giảm xuống dưới ngưỡng 1100 điểm và 10000 điểm.

Tâm lý né tránh rủi ro gia tăng mạnh đã thúc đẩy chỉ số Vix tăng lên mốc cao của 13 tháng. Chỉ số Vix là “chỉ số sợ hãi” của Phố Wall, cũng là chỉ dẫn tốt nhất để phản ánh sự biến động của thị trường. Các nhà hoạch định thị trường của thị trường trái phiếu Eurozone cho biết, thị trường trái phiếu của các nền kinh tế yếu ớt của Eurozone như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Hy Lạp đã không còn hoạt động.

Sưu tầm [/gon]
 

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Re: .(¯`°´¯).Tin Tức.(¯`°´¯).

Mỹ sẽ không gây sức ép cho Trung Quốc về tỷ giá đồng NDT
http://vit.com.vn/[gon]
Hôm qua (20/5), Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner và ủy viên cấp cao thường vụ của Bộ Tài chính David Loevinger cho biết, Mỹ sẽ không gây áp lực cho Trung Quốc về vấn đề tỷ giá đồng nhân dân tệ (NDT) trong đối thoại chiến lược và kinh tế Trung Quốc sắp được diễn ra.

Theo ông Geithner, vấn đề tỷ giá đồng NDT là việc của bản thân Trung Quốc. Đối thoại chiến lược và kinh tế Trung – Mỹ mỗi năm một lần sẽ được tiến hành vào ngày 24 – 25 tháng 5 tại Bắc Kinh, các quan chức chính phủ bao gồm Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, Bộ trưởng Thương Mại Mỹ Gary Locke … sẽ tham dự hội nghị lần này. Phó Thủ tướng Trung Quốc Vương Kỳ Sơn và ủy viên Quốc vụ viện Đới Bỉnh Quốc cùng với Ngoại trưởng Clinton và Bộ trưởng Tài chính Geithner sẽ chủ trì cuộc đối thoại.

Trợ lý Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc
, Chu Quang Diệu cho biết, chương trình nghị sự sẽ thảo luận trong đối thoại chiến lược kinh tế Trung – Mỹ bao gồm: Tác động của khủng hoảng nợ Hy Lạp đối với nền kinh tế toàn cầu, cũng như hai nước bắt tay khống chế những dự đoán về lạm phát…Ông còn cho hay, Trung Quốc đã sẵn sàng thu được thành quả chính diện cho cuộc đối thoại lần này.

Tại cuộc họp công bố tổ chức hôm thứ Tư (19/5), ông David Loevinger cho biết, “đây là một hội nghị vô cùng quan trọng, chúng tôi sẽ gửi đến Trung Quốc một thông tin chính xác, đó là, chế độ tỷ giá thị trường hóa hơn không chỉ có lợi cho việc thực hiện cân bằng thương mại quốc tế, mà còn giúp nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng’.

Sưu tầm [/gon]
 

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Re: .(¯`°´¯).Tin Tức.(¯`°´¯).

Nước Nga đang hồi sinh!


Hiện nước Nga đang tìm cách xây dựng một đất nước hiện đại, phát triển, có khả năng cạnh tranh, biết kiềm chế nhưng có tiếng nói trong các vấn đề quốc tế và Nga đang lấy lại đà đã mất. Một nước Nga mạnh mẽ và tự tin hơn đang có vai trò quan trọng tác động đến những thay đổi tích cực trên thế giới, đồng thời Nga đã xuất hiện với tư cách là một “tác nhân” trong đời sống chính trị quốc tế.

[gon]
Nga nỗ lực xác lập lại địa vị quốc tế và duy trì phạm vi lợi ích của mình trong khu vực. Điều này không chỉ khiến “láng giềng” của Nga, mà ngay cả một số nước lớn Trung Tây Âu hiện cũng đang lo lắng bản thân mình quá phụ thuộc vào nguồn dầu khí của Nga. Khi Gruzia không cẩn thận nên đã chọc giận “Gấu Nga”, liền phát hiện ra rằng, Moscow vẫn đang có mong muốn và khả năng phát động quân sự hiệu quả ngoài biên giới.

Nhưng trước sự to nhỏ và bất ổn định của Ukraine, việc một số dân tộc thiểu số Nga đang sinh sống tại Ukraine, cũng như vai trò kìm chế của khu vực Crimea và Hạm đội Biển Đen đối với sức tưởng tượng của người Nga, thì quan hệ Nga - Ukraine luôn là rủi ro lớn nhất của sự ổn định quốc tế. Do đó, thỏa thuận mà Nga – Ukraine đã ký hồi tháng trước – Hợp đồng gia hạn cảng Sevastopol của hải quân Nga, nhằm đổi lấy năng lượng với giá cả rẻ hơn – trở thành tin tức đáng mừng nhất.

Xem xét đến sự giàu có, dân cư thưa thớt của khu vực Siberia và “nước láng giềng” Trung Quốc, Nga bắt đầu quan tâm mật thiết đến an ninh của Siberia. Nhưng Siberia cũng đã cung cấp một loạt khả năng và sự cám dỗ. Trong một thế giới mà nguồn tài nguyên ngày càng khan hiếm này, nguồn năng lượng Hydrocacbon của Siberia không chỉ giúp Nga có được tầm ảnh hưởng quốc tế, hơn nữa dường như đã quyết định phương thức để Nga tìm cách tự khẳng định mình. Nga đã chọn năng lượng làm vũ khí, chứ không phải là sức mạnh quân sự và biện pháp chiếm đoạt lãnh thổ.

Nhiều chuyên gia Nga tin rằng tỉ lệ tăng trưởng kinh tế cao và các chính sách kinh tế vĩ mô được thực hiện sẽ giúp đưa Nga trở thành một trong 6 nền kinh tế lớn nhất thế giới vào thập kỷ tới. Điều đáng chú ý là những nhiệm vụ được Tổng thống Putin đề ra vào đầu năm 2008: Tích cực tiến hành chuyển đổi thị trường và dân chủ, đưa Nga từ một nền kinh tế phát triển trì trệ dựa vào xuất khẩu năng lượng và nguyên liệu thô sang con đường đổi mới.

Cũng có hàng loạt những nguồn gốc bên ngoài thúc đẩy sự phục hồi vai trò của Nga là một trong những tác nhân hàng đầu, trong đời sống chính trị thế giới, đó là: Thứ nhất, vai trò ngày càng cao của nhân tố năng lượng trong quan hệ quốc tế và sự chuyển đổi của Nga thành “cường quốc hyđrôcacbon”, duy nhất sở hữu vũ khí hạt nhân trên thực tế đã đưa Nga trở lại địa vị cường quốc, cùng với nó là sức mạnh quốc tế của một “tác nhân” có tầm cỡ toàn cầu.

Thứ hai, sự thay đổi trong tình hình chính trị-quân sự thế giới theo hướng có lợi cho sự phục hồi sức mạnh trước đây của Nga. Đối đầu hai cực kết thúc mở ra những cơ hội mới cho sự hợp tác mang tính xây dựng của Nga với các nước khác ở cấp độ khu vực và toàn cầu. Nga không có những kẻ thù rõ ràng, do vậy không có nhu cầu đặt biệt phải uổng phí các nguồn lực về tài nguyên thô và tài chính lớn dành cho quân sự hoá, đồng thời khiến nước này bị kiệt quệ cùng với tiến trình quân sự hoá.

Thứ ba, bối cảnh quốc tế xung quanh Nga thay đổi nhanh chóng - do sự phát triển năng động của một loạt các nước và khu vực. Tiềm năng kinh tế của những trung tâm tăng trưởng mới của thế giới, trong đó Ấn Độ và Trung Quốc đứng ở vị trí nổi bật, đang được chuyển thành ảnh hưởng chính trị của các nước này trong thế giới đa cực đang hình thành. Điều này mang lại cho Nga những cơ hội không nhỏ, khi lợi ích của các nước châu Á trong hợp tác đa phương đang tăng lên không chỉ với các nước phát triển có nền dân chủ thị trường mà cả đối với Nga.

Tất cả điều này đặt ra cho Nga nhiệm vụ to lớn - đưa đến một dự án điều chỉnh chính sách đối ngoại không chỉ tương xứng với vai trò mới của Nga và những cơ hội trong môi trường đối ngoại đang thay đổi mà còn thích hợp với việc tìm kiếm sự cân bằng thích hợp giữa các lợi ích cơ bản của các chủ thể trong quan hệ quốc tế. Tương tự nhiệm vụ to lớn này phải bảo vệ và củng cố mũi nhọn hiện đại hoá trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga, nâng cao tính cạnh tranh của Nga, đây là điều phải đạt được bằng cách tận dụng địa vị của Nga về nguyên liệu thô hay chất lượng vũ khí hạt nhân.

Sưu tầm
[/gon]
 
Chỉnh sửa cuối:

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Re: .(¯`°´¯).Tin Tức.(¯`°´¯).

FED: Khủng hoảng nợ châu Âu đe dọa kinh tế Mỹ

Hãng thông tấn Reuters tại Washington ngày 20/5 đưa tin, Daniel Tarullo, thành viên trong Cục dự trữ liên bang Mỹ FED hôm thứ Năm (20/5) cho biết, khủng hoảng nợ châu Âu có thể đe dọa thị trường tín dụng toàn cầu và các ngân hàng lớn của Mỹ. Nó sẽ gây ra rủi ro “có thể rất nghiêm trọng” cho sự phục hồi kinh tế Mỹ.

[gon]
Theo ông Tarullo, vấn đề nợ châu Âu nếu không được khống chế chặt chẽ hơn, có thể khiến thị trường tài chính đóng băng, đồng thời còn gây ra một cuộc khủng hoảng toàn cầu tương tự như sự sụp đổ của thị trường hồi cuối năm 2008.

Cho đến cuối tuần trước, các quan chức của FED vẫn luôn đánh giá thấp về những ảnh hưởng có thể xảy ra của sự biến động tại châu Âu đối với nước Mỹ.

Sự lo âu của các nhà đầu tư vẫn xoay quanh Hy Lạp, nhưng họ đã bắt đầu lo lắng bất chấp gói viện trợ khẩn cấp 1000 tỷ USD của thỏa thuận giữa Liên minh châu Âu EU và Quỹ tiền tệ quốc tế IMF sẽ không đủ để giải quyết vấn đề nợ của châu Âu.

“Các nhà đầu tư hiểu, phương án này cuối cùng thực sự sẽ không thể giảm bởi nhu cầu cải cách tài chính khu vực Eurozone”, ông Tarullo cho biết.

“Nếu vấn đề nợ công của các quốc gia ngoài châu Âu lan sang khu vực rộng lớn hơn của châu Âu, các ngân hàng Mỹ có thể sẽ bị tổn thất lớn hơn do những rủi ro của tín dụng tương đối lớn”, ông Tarullo nhận định.

‘Ngoài việc gây tổn thất trực tiếp cho Mỹ, áp lực tài chính châu Âu tăng cao cũng có thể ảnh hưởng tới thị trường tài chính toàn cầu”.


Trên mức độ nào đó, thị trường tài chính đã xuất hiện dấu hiệu căng thẳng leo thang, đã khuyến khích quan điểm cho rằng, FED có thể sẽ duy trì mức lãi suất ở mức cận 0% cho đến một thời điểm nào đó của năm sau.

Thỏa thuận trao đổi ngoại hối nhằm cung cấp tính thanh khoản ngắn hạn

Trong thời kỳ khủng hoảng, FED đã nâng đỡ vai trò của các doanh nghiệp tài chính và đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ, các nghị sỹ đã chất vấn ông Tarullo rằng, tại sao FED cần phải tham gia vào khủng hoảng châu Âu.

“Tôi rất thất vọng, những người nộp thuế Mỹ lại một lần phát hiện bản thân mình bị buộc phải chi trả khoản tiền cứu trợ lên tới hàng tỷ USD, đối tượng viện trợ lần này không phải là các doanh nghiệp Mỹ tiêu xài phung phí, mà là chính phủ nước ngoài”, thượng nghị sỹ Ron Paul cho biết.

Ông Tarullo đã biện hộ cho việc FED, châu Âu, Canada, Ngân hàng trung ương Nhật Bản tái khởi động thỏa thuận trao đổi ngoại tệ rằng, điều này nhằm mục đích cung cấp tính thanh khoản ngắn hạn nhằm ngăn chặn thị trường đồng USD đóng băng.

“Hành động trao đổi ngoại tệ của FED không phải là cần viện trợ ai, cũng thực sự không phải cung cấp viện trợ cho Hy Lạp”, ông nói.

Sưu tầm
[/gon]
 

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Re: .(¯`°´¯).Tin Tức.(¯`°´¯).

Geithner sẽ dừng chân tại châu Âu để bàn về khủng hoảng
[gon]
Bộ trưởng tài chính Geithner sẽ dừng chân tại Anh và Đức vào tuần tới để bàn về những những vấn đề mà khu vực châu Âu đang gánh chịu trong chuyến công du đến Trung Quốc.

Thông báo này được đưa ra ngay sau tin đồn về sự can thiệp thị trường tiền tệ của NHTW châu Âu (ECB) khi Pháp và Đức cùng phối hợp tìm kiếm các thức giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công tại khu vực châu Âu.
Ông Geithner sẽ có buổi gặp mặt với Bộ trường tài chính mới của Anh George Osborne tại London vào thứ Tư tuần tới. Sau đó sẽ có cuộc tiếp chuyện với Chủ tịch ECB Trichet và Bộ trưởng tài chính Đức Wolfgang Schauble tại Berlin vào thứ Năm.

Ông Geithner sẽ rời Đức đến Bắc Kinh vào thứ Sáu để chuẩn bị cho cuộc Đối thoại Chiến lược và Kinh tế hợp vào tuần thứ Hai và thứ Ba tuần tiếp theo.

Những vấn đề đang nổi lên là việc châu Âu thiếu tính đồng nhất trong các biện pháp bình ổn thị trường tài chính đặc biệt là sau khi Đức một mình quyết định cấm bán khống trong những phiên giao dịch đầu tuần. Điều này đang khiến cho Đức và Pháp trở nên mâu thuẫn với nhau.


Sưu tầm [/gon]
 
Chỉnh sửa cuối:

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Re: .(¯`°´¯).Tin Tức.(¯`°´¯).

Điều tra sự can thiệp qua biến động giá EUR


Đồng Euro một lần nữa phục hồi nhanh chóng so với đồng USD, biến động này đủ để phát sinh nghi ngờ có sự can thiệp đầu cơ từ Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) vào thị trường tiền tệ. Trong vòng 2 tiếng đồng hồ, đồng EUR đã tăng 250 pip so với đồng USD, từ 1.2340 đến 1.2598. Mọi nghi vấn càng dồn về phía NHTW Thụy Sĩ (SNB) hơn là ECB do không có bất kì một dữ liệu nào được công bố và một lời giải thích nào từ phía ngân hàng trung ương các nước.
[gon]
Biến động gần đây nhất trong tỉ giá đồng EUR/USD sẽ làm dịu nghi vấn về việc can thiệp của ECB. Và không một ngân hàng trung ương nào thừa nhận của SNB và ECB đã đã nhúng tay vào thị trường này. Nhưng nếu ECB không can thiệp thì tại sao cần phải thừa nhận?

Bất kì sự thừa nhận nào cũng sẽ khiến EUR sụt giá, gây thêm nhiều bất ổn trong thị trường ngoại hối và càng tăng thêm nghi ngờ ECB rồi cũng sẽ can thiệp vào. Thị trường cứ tiếp tục suy đoán dẫn đến tỉ giá EUR/USD chạm mức thấp nhất.

Nếu ngân hàng ECB can thiệp thì tỉ giá EUR/USD sẽ biến động mạnh hơn. Nhưng thực tế tỉ giá EUR/USD chỉ tăng ở các mức độ vừa phải cho thấy đồng tiền này đang tự dần hồi phục, hoàn toàn không do sự can thiệp của ECB.

Tỉ giá EUR/USD đã đạt vượt mức quan trọng 1.25 sau khi có sự sụt giảm mạnh trong những phiên giao dịch đầu tuần. Nếu ECB can thiệp thì thị trường đã bị rung động và các nhà giao dịch đã ngừng bán EUR.

Chủ tịch ECB Trichet khẳng định việc ngân hàng này quyết định mua trái phiếu chính phủ không có nghĩa họ liên quan đến bất kỳ hình thức nào của chương trình nới lỏng số lượng.

Các thương gia nên thận trọng với việc trưng cầu dân ý của quốc hội Đức nhằm thông qua gói cứu trợ trị giá 750 tỉ EUR của Châu Âu và đây sẽ là tín hiệu tích cực cho đồng EUR nếu khoản trợ cấp được chấp thuận.


Sưu tầm [/gon]
 

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Re: .(¯`°´¯).Tin Tức.(¯`°´¯).

Vàng hồi phục trở lại, thị trường tiếp tục lo lắng về khủng hoảng nợ tại châu Âu
[gon]
Kim loại quý hồi phục mạnh mẽ sau khi rơi mạnh trong những giờ giao dịch đầu phiên. Lo ngại về tình hình nợ tại châu Âu chưa thể giải quyết một lần nữa lại kích thích sức hấp dẫn của mặt hàng này.

Trong phiên giao dịch cuối tuần, giá vàng dao động trong phạm vi tương đối rộng. Sau khi đột ngột giảm mạnh xuống dưới ngưỡng $1170 trong phiên sáng do giới đầu tư bán tháo nhằm bù lỗ cho các thị trường khác, ngưỡng $1180 lại được khôi phục trong bối cảnh những lo lắng về tình hình nợ tại Hy Lạp vẫn lình xình.

Vàng hiện đang hướng tới tuần giá mạnh nhất trong tuần kể từ tháng 2/08 do giới đầu tư chốt lời sau khi thiết lập mức kỷ lục trong tuần trước. Tính riêng trong tuần này, kim loại quý đã giảm 5.1%- đà giảm tuần mạnh nhất trong vòng hơn 1 năm nay.

Kazuhiko Saito, phân tích gia hàng hóa thuộc Fujitomi cho biết “Hiện tại nhu cầu trú ẩn của vàng bị lu mờ vì các nhà đầu tư tập trung bán vàng nhất là khi chứng khóan giảm. Vàng đã tăng mạnh sau khi chạm mức đỉnh. Các nhà đầu tư trở lên lo lắng về các mức giá cao. Một số nhà đầu tư đang dự đóan một số chính phủ có thể bán lượng vàng nắm giữ của mình”

Trên thị trường tiền tệ, đồng euro phục hồi mạnh mẽ so với USD. Đây là ngày thứ 3 trong tuần đồng tiền khu vực châu Âu lấy lại sức mạnh của mình so với USD. Hôm nay, các Bộ trưởng tài chính trong khu vực sẽ nhóm họp tại Brusels nhằm thảo luận các biện pháp để ngăn chặn khủng hoảng nợ lây lan.


Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lo ngại sự hồi phục này cũng chỉ là tạm thời khi mà tình hình tài chính tại châu Âu vẫn còn rất căng thẳng, giới kinh tế và dư luận vẫn đang bàn tán về sự tan vỡ của EU và giá trị bền vững của đồng euro.


Trả lời khảo sát của Bloomberg, 10 người trong số các chuyên gia, nhà đầu tư cho rằng giá vàng sẽ tăng trong tuần tới, 6 người dự đoán giảm và 2 người còn lại có ý kiến trung tính.



Sưu tầm [/gon]
 
Chỉnh sửa cuối:

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Re: .(¯`°´¯).Tin Tức.(¯`°´¯).

Phiên cuối tuần giá vàng về sát ngưỡng 27 triệu đồng/lượng

Giá vàng trong nước ngày 21-5 tiếp tục sụt giảm mạnh xuống sát ngưỡng 27 triệu đồng/lượng theo đà giảm giá của giá vàng thế giới. Giá vàng miếng SJC niêm yết ở mức 27,03 triệu đồng/lượng mua vào và 27,15 triệu đồng/lượng bán ra, giảm tương ứng 360 nghìn và 330 nghìn đồng/lượng so với chiều 20-5. Vàng Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu được giao dịch ở mức gần tương tự.
[gon]
Chiều (20.5), giá vàng trong nước tiếp tục giảm mạnh. Lúc 14 giờ 15, giá vàng SJC tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết ở mức 27,41 và 27,48 triệu đồng/lượng (mua - bán).

Như vậy, giá vàng SJC đã giảm thêm 130.000 đồng/lượng so với giá buổi sáng và giảm tổng cộng 290.000 đồng/lượng so với giá đóng cửa chiều qua.

Mức giá tại các công ty vàng bạc đá quý khác cũng giảm mạnh
. Tại Công ty Bảo Tín Minh Châu, giá mua bán lần lượt là 27,32 và 27,42 triệu đồng/lượng.

Trong khi đó, vàng miếng SBJ của Ngân hàng Sacombank giao dịch với mức giá tương ứng là 27,43 và 27,47 triệu đồng/lượng (mua - bán).

Trên thị trường thế giới, giá vàng giao dịch tại thị trường châu Âu ngày 20/5 có lúc giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 2 tuần gần đây 1.178 USD một ounce do gặp phải lực bán ào ạt của nhà đầu tư. Sau đó, giá kim loại quý đóng cửa ngày tại 1.182 USD mỗi ounce. Vàng giao tháng 6 trên sàn Comex của New York cũng mất 4,5 USD xuống còn 1.188,60 USD một ounce. Như vậy, so với mức giá kỷ lục 1.249,60 USD lập vào tuần trước, giá vàng hiện đã mất hơn 60 USD mỗi ounce.

Những rắc rối trong hệ thống tài chính của khu vực châu Âu đang khiến các nhà đầu tư tin rằng đà tăng trưởng kinh tế của thế giới sẽ bị chậm lại; ngân hàng trung ương các nước châu Á sẽ khó có khả năng tăng lãi suất trong thời gian sớm nhất.

Vàng đang chịu áp lực giảm giá khá lớn sau khi đã liên tục lập lỷ lục vào tuần trước. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng thị trường vẫn đặt kỳ vọng rất lớn vào vàng khi mà các quỹ đầu tư lớn trên thế giới đang tiếp tục mua vàng vào. Quỹ đầu tư SPDR Gold Trust hôm 19/5 vẫn đẩy mạnh mua vào 3 tấn, đưa trữ lượng vàng nắm giữ lên mức 1.220,152 tấn.

Sưu tầm
[/gon]
 
Chỉnh sửa cuối:
Top