Tin Tức Kinh Tế Tổng Hợp

Phamtuyen:

<b> <i> Thích Nghe Tiếng Máy ATM Kêu </i> </b>
Tin Tức Thị Trường Vàng

Nhận định thị trường

Nhận định xu hướng giá vàng cuối phiên London

Thị trường trong phiên New York bất ngờ hình thành đà tăng mạnh, giá vàng nhanh chóng đi lên mạnh mẽ, rời bỏ vùng giá 1244 để tiến lên thiết lập đỉnh mới tại 1259.80. Từ những lo ngại về công nợ tại các nước Châu Âu mà thị trường vàng đang được hỗ trợ mạnh khi thu hút được nhu cầu từ các nhà đầu tư. Chính vì vậy, nhiều khả năng vàng sẽ còn có đà tăng giá trong cuối giờ phiên London khi lực mua vàng càng đang diễn ra mạnh trên thị trường

Quan sát trên đồ thị kỹ thuật 1h, chỉ báo RSI (14) đang di chuyển trên mức trung bình gần mức 70 thể hiện xu hướng tăng giá cho thị trường vàng. Ngoài ra, đương giá và đường tín hiệu của công cụ Stoch đang song song di chuyển hướng lên vùng dư mua trên 80 cho tín hiệu tăng giá. Bên cạnh đó, đà tăng còn đang được ủng hộ qua công cụ Ichimoku với đường giá đã di chuyển vượt lên khá xa 2 đường Tenkan-sen và Kijun-sen, thêm vào đó đường Chinkuo-span đang hoạt động trên đường giá và đang trên đà hướng lên cho thấy sức mua đang chiếm ưu thế trên thị trường. Do đó, từ những dự báo từ các công cụ kỹ thuật thì nhiều khả năng bước vào cuối giờ phiênLondon giá vàng sẽ còn duy trì được đà tăng với mục tiêu tiến lên vùng kháng cự 1263.

Biên độ dao động được dự đoán: 1254-1263.

vang-24h
 
Chỉnh sửa cuối:

Người Học Việc

Thành Viên Nhiệt Tình
Nỗi lo châu Âu trở lại, Dow Jones giảm hơn 100 điểm

Thị trường lo lắng với những diễn biến xấu của khủng hoảng nợ tại châu Âu. Khối lượng giao dịch xuống thấp gần sát mức kỷ lục tính từ đầu năm 2010.

Chốt phiên giao dịch ngày thứ Ba, chỉ số công nghiệp Dow Jones hạ 107,24 điểm tương đương 1,03% xuống 10.340,69 điểm.

Chỉ số S&P 500 hạ 12,67 điểm tương đương 1,15% xuống 1.091,84 điểm.

Chỉ số Nasdaq hạ 24,86 điểm tương đương 1,11% xuống 2.208,89 điểm.

Với phân tích riêng, Wall Street Journal đưa tin thị trường lo lắng kết quả kiểm tra các ngân hàng châu Âu chưa nói hết về mức thua lỗ dự kiến từ khủng hoảng nợ của nhóm ngân hàng khu vực này. Các ngân hàng châu Âu nhiều khả năng cần thêm vốn để bù lại cho thua lỗ từ các khoản đầu tư vào trái phiếu của nhóm nền kinh tế yếu nhất tại châu Âu.

Hiệp hội Ngân hàng Đức cho rằng nhóm 10 ngân hàng lớn nhất nước này cần thêm khoảng 105 tỷ euro tương đương 134 tỷ USD vốn.

Cổ phiếu Bank of America, Citigroup hạ ít nhất 2%.

Chỉ số cổ phiếu của nhóm công ty, tổ chức tài chính thuộc S&P 500 hạ sâu nhất so với cổ phiếu 10 nhóm ngành khác.

Trong nhóm cổ phiếu thuộc chỉ số công nghiệp Dow Jones, cổ phiếu American Express hạ tới 4,1% và hạ mạnh nhất so với tất cả 29 cổ phiếu còn lại.

Cổ phiếu tập đoàn dầu lửa ConocoPhillips và Chevron hạ hơn 1,2% khi giá dầu hạ.
Khối lượng giao dịch trên các sàn the American Stock Exchange, NYSE và Nasdaq chỉ đạt 6,26 tỷ cổ phiếu, gần sát mức thấp kỷ lục tính từ đầu năm 2010 là 5,8 tỷ cổ phiếu. Khối lượng giao dịch trung bình của năm 2009 đạt 9,65 tỷ cổ phiếu.


Diễn biến chỉ số công nghiệp Dow Jones phiên ngày thứ Ba (Nguồn:Bloomberg)


Phiên giao dịch ngày hôm qua, với loạt thông tin xấu từ châu Âu công bố trước giờ giao dịch, chỉ số chính trên thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm ngay từ đầu phiên với mức độ từ 0,37% đến 0,52%. Đà giảm điểm mạnh dần vào cuối phiên giao dịch.

Thị trường chứng khoán trên khắp thế giới phiên ngày hôm qua còn mất điểm bởi báo cáo từ Đức cho thấy số lượng đơn đặt hàng các nhà máy bất ngờ giảm bởi nhu cầu từ phía châu Âu suy yếu. Đà phục hồi của nền kinh tế lớn nhất châu Âu đang chững lại.

Hôm qua, Ngân hàng Trung ương Nhật và Úc không nâng lãi suất cơ bản bởi nói đến những nỗi lo liên quan đến triển vọng kinh tế Mỹ.


"Sắc đỏ" ngự trị trên phần lớn các TTCK của thế giới trong phiên ngày thứ Ba (Nguồn:FT)


Ông James Dunigan, trưởng bộ phận đầu tư tại PNC Wealth Management, nhận xét: “Thách thức chưa qua. Những nỗi lo về khủng hoảng nợ châu Âu đã ám ảnh chúng ta trong phần lớn năm nay đang trở lại dù tuần trước chúng ta có đón nhận một số thông tin không tệ như tính toán. Khó khăn chưa chấm dứt.”

Chỉ số S&P 500 hạ 16% trong khoảng thời gian từ ngày 23/04/2010 cho đến ngày 02/07/2010 bởi lo lắng việc các nước châu Âu hạn chế chi tiêu sẽ ảnh hưởng xấu đến đà phục hồi của kinh tế toàn cầu.

Sau đó chỉ số S&P 500 hồi phục được 10% và sau đó giảm 3,2%.

Chỉ số đo bất ổn tăng mạnh

Chỉ số đo biến động quyền chọn trên thị trường chứng khoán Mỹ tăng mạnh nhất trong gần 1 tháng.

Chỉ số VIX tăng 12% và ghi nhận mức tăng mạnh nhất từ ngày 11/08/2010. Chốt phiên hôm qua chỉ số đứng ở mức 23,8.

Trong tuần trước, đã có lúc chỉ số xuống thấp nhất trong 4 tháng. Mức đỉnh cao 45,79 của chỉ số này được thiết lập vào ngày 20/05/2010.

Hạ dự báo về mức tăng trưởng của S&P 500

Chuyên gia Brian Belski thuộc Oppenheimer & Co hạ dự báo về mức đóng cửa cửa chỉ số S&P 500 chốt năm 2010 và 2011. Theo đó, S&P 500 có thể kết thúc năm 2010 ở mức 1.225 điểm tức là cao hơn 11% so với mức đóng cửa vào ngày 03/09/2010 (dự báo trước đó là 1.300 điểm).

Birinyi Associates cũng hạ dự báo đối với mức đóng cửa năm 2010 của chỉ số S&P 500 xuống 1.225 từ 1.325.

Chuyên gia Barry Knapp thuộc Barclays hạ dự báo xuống 1.120 từ mức 1.210 vào ngày 27/08/2010.

Ông Belski nói: “Chúng ta cần chấp nhận thực tế và thừa nhận rằng số liệu kinh tế gần đây kém hơn nhiều so với tính toán. Sự đi xuống của các chỉ số kinh tế là thực tế không thể phủ nhận.”

Chỉ số S&P 500 đã hạ ¾ tháng qua bởi lo lắng liên quan đến khủng hoảng nợ châu Âu và báo cáo kinh tế thất vọng từ Mỹ (từ doanh số bán nhà cho đến thất nghiệp).

Oppenheimer dự báo chỉ số S&P 500 có thể tăng trong suốt khoảng thời gian còn lại của năm 2010 bởi lợi nhuận doanh nghiệp cải thiện, nhà đầu tư lại tìm đến cổ phiếu.
Thông tin kinh tế Mỹ trong tuần

Ngày thứ Tư
10h sáng: Báo cáo về lĩnh vực dịch vụ quý vừa qua
3h chiều: Tín dụng tiêu dùng Mỹ
Ngày thứ Năm
8h30 sáng: Số liệu về thương mại quốc tế của Mỹ (xuất, nhập khẩu)
8h30 sáng: Số lượng người thất nghiệp lần đầu tính theo tuần
Ngày thứ Sáu
Không có thông tin kinh tế quan trọng nào được công bố


Ngọc Diệp
Theo Reuters
 

Người Học Việc

Thành Viên Nhiệt Tình
Đừng ảo tưởng về NHTW

NHTW không thể làm được tất cả mọi việc. Nếu kinh tế tăng trưởng chậm lại, đừng mong họ hô biến ra liều thuốc phục hồi.

Mấy năm trở lại đây danh tiếng của các NHTW trên thế giới liên tục thăng trầm.
Khi khủng hoảng tài chính nổ ra, họ bị quy trách nhiệm không ngăn chặn được bong bóng tín dụng và bất động sản, cũng không dự đoán được bong bóng sẽ vỡ thế nào.
Sau đó họ lại được ngợi ca vì ngăn được một cuộc Đại suy thoái mới bằng những hành động quyết liệt hỗ trợ hệ thống tài chính.
Giờ màn ba đã sắp bắt đầu và các “khán giả” lại đang kỳ vọng quá đáng vào “vị anh hùng” của mình.
Đa phần các chính phủ đều không thể hoặc không muốn tiếp tục kích thích tài khóa nên trách nhiệm hỗ trợ phục hồi kinh tế nay dồn cả lên vai NHTW.
Hiện tượng này ở Mỹ là rõ ràng nhất. Kinh tế yếu đi nhưng chắc chắn chính sách tài khóa sẽ bị thắt chặt khá mạnh một khi gói kích thích trước đây của TT Obama kết thúc, các bang cắt giảm chi tiêu để cân đối ngân sách và các chương trình cắt giảm thuế thời TT Bush hết hiệu lực.
Bất kỳ cuộc tranh luận nào về liều thuốc cho nền kinh tế đều đã nhường chỗ cho những toan tính chính trị trước đợt bầu cử giữa nhiệm kỳ tháng 11 tới, nên bao hy vọng đều dồn cả vào Cục dự trữ liên bang của Chủ tịch Ben Bernanke.
Vì lẽ ấy mà bài phát biểu mới đây của ông tại Jackson Hole về những bước đi tiếp theo mà FED có thể tiến hành mới được chú ý nhiều đến thế.
Nước Mỹ đang lĩnh ấn tiên phong nhưng niềm tin vô bờ bến vào các NHTW có lẽ chưa dừng lại ở đó. Một số nước giàu, đáng chú ý có Đức, gần đây đã thành công.
Nhưng nếu kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng chậm lại, nền kinh tế của các nước này cũng sẽ yếu đi, đặc biệt là khi chính sách tài khóa thắt chặt bắt đầu.
Theo kế hoạch hiện nay, năm 2011 sẽ chứng kiến một đợt cắt giảm ngân sách đồng loạt lớn nhất trong ít nhất 40 năm trở lại đây.
Người ta đã bàn tới chuyện NHTW Anh (BOE) nên hạn chế tác động xấu của thắt chặt ngân sách bằng cách in thêm tiền để mua trái phiếu chính phủ (chính sách này còn được gọi là “nới lỏng định lượng”).
NHTW Châu Âu (ECB) dường như sẵn sàng kéo dài các thể thức cho vay đặc biệt và có thể còn bị buộc phải hành động mạnh tay hơn khi quá trình hồi phục chậm lại.
NHTW Nhật Bản (BOJ) tuyên bố sẽ tăng cường cho các ngân hàng vay với lãi suất thấp nhằm hạ giá đồng yên.
Bình thường thì nên để NHTW ổn định nền kinh tế còn chính phủ lo vấn đề tài chính của họ.
Cho vay lãi suất thấp là một trong những biện pháp hạn chế tác động tiêu cực của thắt chặt ngân sách rõ ràng nhất và lịch sử đã chứng minh nhiều đợt điều chỉnh chính sách tài khóa thành công nhất đều có đi kèm với nới lỏng chính sách tiền tệ.
Nhưng bây giờ không phải lúc “bình thường”. Các NHTW không thể giảm lãi suất ngắn hạn hơn nữa.
Và ở nhiều nước kinh tế trì trệ vì một lý do khiến các chính sách của NHTW cũng trở nên kém hiệu quả: nền kinh tế đang giảm nợ khi hộ gia đình tăng tiết kiệm và trả dần nợ.
Nếu mọi người không muốn vay tiền thì chính sách tiền tệ dù chưa phải vô hiệu nhưng cũng kém tác dụng hơn so với bình thường.
NHTW cũng đang phải “dò đá qua sông”. Lãi suất ngắn hạn đã ở gần mức 0 nên tiếp tục mở rộng chính sách tiền tệ tức là phải dùng tới các công cụ mà hiệu quả cũng như các tác dụng phụ của nó vẫn chưa được hiểu hết.
Ông Bernanke và các đồng sự của mình nhận được không ít đề xuất, từ mua thêm trái phiếu chính phủ tới tiếp tục giữ lãi suất ở mức thấp.
Nhưng một số ý tưởng chưa được kiểm chứng. Và một số đã được áp dụng rồi, ví dụ như in tiền để mua trái phiếu chính phủ, có lẽ sẽ gặp phải hiện tượng “lợi ích cận biên giảm dần”.
Ví dụ như để lợi suất trái phiếu giảm thêm một cách có ý nghĩa, FED có thể cần mua thêm 1-2 ngàn tỷ đôla trái phiếu chính phủ nữa.
Đừng để FED làm “hiệp sỹ cô đơn”
Điều đó không có nghĩa NHTW không nên làm điều gì mình có thể. Họ có các công cụ để ngăn chặn giảm phát và nên sử dụng chúng. Tuy vậy, họ sẽ không thể đáp ứng nổi kỳ vọng.
Họ không thể biến một đợt phục hồi chậm chạp hậu khủng hoảng tài chính thành một đợt phục hồi mạnh mẽ. Họ cũng không thể cáng đáng một mình khi mà các chính sách mở rộng tài khóa tiền tệ đều bị thu hẹp.
Trách nhiệm kích thích tăng trưởng phải được giới chính trị chia sẻ công bằng hơn.
Chỉ có các chính trị gia mới nêu lên được những vấn đề mang tính cơ cấu đang cản trở nền kinh tế các nước giàu ví dụ như vay nợ bất động sản ở Mỹ và rào cản thuê mướn lao động ở Châu Âu.
Và chỉ có các chính trị gia mới có thể kết hợp giữa các gói kích thích tài khóa với cải cách thuế và lương hưu trong dài hạn để giới đầu tư không mất niềm tin vào khả năng trả nợ của nhà nước trong tương lai.
Một sự kết hợp như thế (dù cho có khó khăn vì chu kỳ bầu cử tại Mỹ) sẽ giúp nền kinh tế tránh được nhiều tổn thất vì phải thắt lưng buộc bụng không đúng lúc và tăng hiệu quả các đợt mua lại trái phiếu chính phủ của NHTW.
Thật tuyệt vời nếu một lần nữa NHTW lại được xem là đấng cứu tinh của nền kinh tế. Nhưng cánh én nhỏ ắt chẳng gọi nổi gió xuân.
Thu Ngân
Theo Economist
 

Người Học Việc

Thành Viên Nhiệt Tình
Chủ tịch Bernanke thừa nhận ông biết ngân hàng Lehman Brothers mất thanh khoản vào năm 2008 nhưng không công bố công khai, khoanh tay đứng nhìn. Hơn 1 năm sau, Lehman sụp đổ.
[GON]
st1\:*{behavior:url(#ieooui) } Lời thú nhận của chủ tịch FED Ben Bernanke trước Ủy ban thanh tra về khủng hoảng tài chính gióng hồi chuông cảnh báo về việc thiếu trung thực trước đây của ông.

Chủ tịch Bernanke thừa nhận ông biết ngân hàng Lehman Brothers mất thanh khoản vào năm 2008 thế nhưng ông không công bố công khai bởi lo ngại điều đó có thể khiến khởi nguồn cho làn sóng bán tháo trên thị trường chứng khoán.

Có phải ông đang đùa cợt? Sự sụp đổ của ngân hàng Lehman đã phá hủy tài sản của nước Mỹ mạnh chưa từng có. Sự sụp đổ khiến chính phủ phải đưa ra kế hoạch giải cứu hàng nghìn tỷ USD để giúp thị trường tiền tệ, các quỹ thương hỗ, thị trường thương phiếu, AIG, Citigroup, Bank of America, Fannie Mae và Freddie Mac được an toàn, ngoài ra chính phủ còn phải bơm vốn cho tổ chức tài chính lớn như Goldman Sachs hay Morgan Stanley.
Tuy nhiên, lời thú nhận không dừng lại ở đó. Chủ tịch FED còn thừa nhận đã sai lầm khi không sử dụng toàn bộ quyền lực để điều tiết hoạt động cho vay thế chấp. FED hoàn toàn có quyền làm gì đó đối với hoạt động đầu cơ xếp hạng và sự tham lam trên thị trường nhà đất, nhưng cuối cùng cơ quan đó đã chẳng làm gì cả.
Vì thế chủ tịch FED không thành thật trong tuyên bố của ông trước công chúng về tình trạng của ngân hàng Lehman. Vì thế chũng ta nên hiểu thế nào khi ông nói rằng FED khoanh tay đứng nhìn vì ngân hàng Lehman không đủ điều kiện để nhận được khoản vay từ FED. Chủ tịch FED đã có thể linh hoạt hơn bởi sự sụp đổ nếu xảy ra tiềm ẩn khả năng của một cuộc khuảng hoảng. Cuối cùng, chẳng có biện pháp nào được đưa ra còn chủ tịch FED thừa nhận: “Đó là lỗi của tôi.”

Lời thú tội này cuối cùng cũng chẳng bao giờ được đưa lên các đầu báo lớn hay trở thành vấn đề cho các bên tranh luận. Đáng nhớ, lời thú tội được đăng trên trang A6 của Wall Street Journal và trang B3 của New York Times.
Và nếu khi nào đó có hỏi, liệu chúng ta sẽ nghe được gì từ ông Tim Geithner, cựu chủ tịch FED tại New York và hiện là Bộ trưởng Tài chính Mỹ, người có nhiệm vụ điều tiết tổ chức tài chính lớn như Citigroup.

Chúng ta đã nghe được lời thú nhận đáng ngạc nhiên từ cựu chủ tịch FED Alan Greenspan về tin vào lý thuyết thị trường tự do. Năm 2008, trong phiên điều trần trước Ủy ban của Hạ viện Mỹ chịu trách nhiệm giám sát và cải cách chính phủ, ông Greenspan nói: “ Những ai tin vào việc các tổ chức cho vay sẽ bảo vệ cổ đông, trong đó có cả tôi, đang choáng váng. Lý thuyết thị trường tự do đã đúng trong suốt nhiều thập kỷ qua. Tuy nhiên mọi niềm tin sụp đổ vào mùa hè năm ngoái.”

Thật đáng sợ, chính Greenspan đã cản trở dự thảo điều tiết hoạt động phái sinh thông qua áp dụng tiêu chuẩn vốn chặt chẽ hơn đối với các ngân hàng, hoạt động công bố thông tin và quy định kế toán.
Năm 1994, gần 15 năm trước sự sụp đổ của lĩnh vực tài chính, ông Greenspan nhấn mạnh rằng rủi ro của hệ thống tài chính, trong đó có thị trường phái sinh, chịu sự điều tiết của các bên tư nhân.

Chính quyền liên bang không đưa ra chính sách điều tiết nào mà bản thân nó ưu việt hơn sự điều tiết của thị trường.
Điều đó giải thích tại sao ông chẳng đưa ra biện pháp ứng phó nào để ngăn bong bóng dot com thập niên 1990 bất chấp cảnh báo từ Larry Tisch, chủ tịch Loews và cựu chuyên gia John Whitehead tại Goldman Sachs.
Lời thú nhận khác của năm 2010 đến từ cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton, người đã cực kỳ sai lầm khi nghe lời cựu quan chức cấp cao thuộc Tài chính Mỹ là ông Rubin và Summer về việc không điều tiết thị trường phái sinh.
Chủ tịch FED là người mơ hồ nhất về trách nhiệm của ông. Ông không thể định nghĩa cho chính xác thế nào về rủi ro hệ thống, ông cho rằng điều kiện dẫn đến rủi ro hệ thống vẫn mang tính chủ quan.

Xin thưa với ngài chủ tịch FED, chẳng có gì chủ quan đối với cuộc khủng hoảng mà chúng ta vừa trải qua mà thực tế theo tôi mọi chuyện đã khách quan một cách đau đớn.
Chủ tịch FED còn phủ nhận rằng sự sụp đổ của tập đoàn AIG chính bắt nguồn từ mối liên hệ tài chính với các bên như Goldman Sachs và ngân hàng châu Âu. Gói giải cứu 180 tỷ USD dành cho AIG chỉ được tính toán dựa trên trực giác chứ không từ con số tín dụng thực tế của AIG.

Nực cười nhất, chủ tịch FED của chúng ta, 2 năm sau khủng hoảng, tuyên bố ông chẳng biết gì về mối liên quan mà AIG có với Goldman Sachs, Societe Generale, Deustche bank hay bất kỳ bên nào khác. Có tin ông được không? Hãy nói cho mọi người biết. Bởi nếu ông đang nói sự thật thì thực tế mọi chuyện hiện đang tệ hơn nhiều so với chúng ta tưởng.

Ngài cựu Tổng thống hãy tiếp tục, hãy yêu cầu Geithner trả lời ngọn ngành mọi vấn đề. Liên quan của AIG với toàn bộ thế giới tài chính thực tế như thế nào?
[/GON]
Ngọc Diệp
Theo Forbes
 
Last edited by a moderator:

Người Học Việc

Thành Viên Nhiệt Tình
Châu Á vẫn cần phương Tây
Khi các thị trường châu Á vẫn còn đang ngấp nghé bên bờ vực, có vẻ như đây là thời điểm không thích hợp để tờ People’s Daily của Trung Quốc đưa ra nhận định về một “thời kỳ phát triển hoàng kim” cho cả châu lục.
[GON]
Tuy vậy, kinh tế Châu Á, với đầu tàu là Trung Quốc, quả thật đang tăng trưởng vượt bậc. Nửa đầu năm nay, GDP của Trung Quốc đã tăng 11,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Các con hổ của châu Á – Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan- cũng như hầu hết Đông Nam Á dường như đã phục hồi hoàn toàn kể từ đợt khủng hoảng cho đến nay. Ngay cả Thái Lan, mặc dầu chìm ngập trong những bất ổn chính trị, vẫn đạt tốc độ tăng trưởng 9,1% trong quý II.

Và dường như tương lai màu hồng đang trải ra trước mắt: khu vực này đã được bảo vệ khỏi những tác động xấu từ đợt suy thoái của các nước giàu, và Trung Quốc, á quân mới của kinh tế thế giới, sẽ dẫn dắt cả châu lục cùng tăng trưởng.

Có lẽ một ngày nào đó điều này sẽ xảy ra. Còn hiện tại, chúng ta chưa thể kết luận quá vội vàng.
Chỉ cách đây chưa lâu, những quan điểm về Trung Quốc khác hẳn bây giờ.Trong giai đoạn khủng hoảng tài chính ở Đông Á hồi thập niên 90, chính Trung Quốc đã bị nhiều nước khác chỉ trích rằng chính quốc gia này mới là “tội đồ”. Việc Trung Quốc trở thành một đối thủ cạnh tranh lớn trên trường quốc tế đã cản trở tăng trưởng xuất khẩu của các nước khác, ví dụ như Thái Lan, làm sụt giảm tài khoản vãng lai của họ, và đẩy nhanh sự sụp đổ lòng tin.
Từ giai đoạn đó đến nay, nhất là sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, Trung Quốc tăng trưởng mạnh nhất trong khu vực của mình. Hiện nay Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất đối với cả Ấn Độ lẫn Úc. Quốc gia này cũng là thị trường xuất khẩu lớn nhất cho Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan; lớn thứ hai với Thái Lan và Malaysia, và lớn thứ ba đối với Indonesia và Philipines.

Mọi người đều nhận thức được tiềm năng khổng lồ của thị trường Trung Quốc. Các nông dân Ấn Độ giờ đây đã biết chân gà, thứ họ thường hay vứt đi, vẫn có thể bán được. Còn các chủ khách sạn tại Bali thì tích cực tham gia các lớp học thêm tiếng Trung vào buổi tối. Mặc dầu vậy, vẫn không có nhiều quốc gia tin vào cụm từ “thời kỳ hoàng kim” mà tờ People’s Daily sử dụng. Nhất là với nước Nhật, khi mà nền kinh tế của quốc gia này vẫn trong tình trạng đáng lo ngại.

Ngay cả những quốc gia khác, sự bùng nổ kinh tế này có cái gì đó không chắc chắn để có thể ăn mừng. Một trong những lý do đó là các con số thống kê. Các con số về tăng trưởng của một số nước thuộc châu Á trông rất tốt một phần là vì chúng trông cực kỳ tệ hồi nửa đầu 2009. Singapore có mức tăng trưởng nửa đầu năm nay là 17,9%, tuy nhiên chỉ một năm trước, nền kinh tế nước này đã tăng trưởng âm 5,3%. Các quốc gia thuộc khu vực này được coi là phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu, và thời điểm đáy của cuộc khủng hoảng, khi mà thương mại đình đốn, thì tăng trưởng cũng tuột dốc không phanh. Các nước đang phát triển tại châu Á vẫn còn phụ thuộc quá nhiều vào lực cầu bên ngoài, và lực cầu này vẫn đến chủ yếu từ nhóm G3: Mỹ, châu Âu và Nhật Bản, chứ không phải là Trung Quốc.

Xuất khẩu của châu Á vào Trung Quốc chủ yếu được chia làm ba nhóm. Các nước công nghiệp, như Nhật Bản và Hàn Quốc, thì tập trung xuất khẩu tư liệu sản xuất. Nhóm thứ hai gồm những nước như Úc và Indonesia thì đang đáp ứng nhu cầu khổng lồ về hàng hóa cơ bản và nguyên liệu thô của Trung Quốc. Và cuối cùng là rất nhiều các quốc gia khác đóng vai trò cung cấp linh kiện cho nước này, và cụm từ “made in China” (sản xuất tại Trung Quốc) thường có nghĩa là “assembled in China” (lắp ráp tại Trung Quốc). Theo lời các quan chức Malaysia, 60% số hàng xuất khẩu của họ tới Trung Quốc lại có điểm đến cuối cùng ở các nước G3. Một nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Trung Quốc đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy động lực cũng như sự phụ thuộc lẫn nhau trong cả khu vực. Tuy nhiên sự phụ thuộc vào phần còn lại của nền kinh tế toàn cầu vẫn không hề giảm.
Nền kinh tế Trung Quốc vẫn chưa đóng được vai trò cơn sóng thủy triều có thể nâng tất cả các con tàu khác lên theo. GDP Trung Quốc chỉ cấu thành 8% GDP toàn cầu. Tiêu dùng nội địa chỉ chiếm 36% GDP, vẫn thấp theo chuẩn của thế giới. Điều này có thể sẽ thay đổi nếu như thu nhập của hộ gia đình được cải thiện, ví dụ như tăng lương cho công nhân Trung Quốc.

Tuy nhiên, quá trình “cân bằng lại” này có thể mất hàng thập kỷ. Trong ngắn hạn, tốc độ tăng trưởng cao của cả khu vực sẽ dần bình ổn lại. Việc G3 phục hồi chậm sẽ ảnh hưởng tới xuất khẩu, dù kinh tế Trung Quốc có mạnh thế nào đi nữa. “Thời hoàng kim” của châu lục này vẫn chưa tới.

[/GON]
Elena Thuy (Theo Stox.vn)
 
Last edited by a moderator:

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Phân tích tuần : nền kinh tế Mỹ có khả quan như kì vọng
[GON]Tuần qua là tuần đầy biến động của thị trường khi mà giá vàng thiết lập mức kỉ lục , điều này cho thấy nhu cầu trú ẩn an toàn của kim loại quí đã được nhà đầu tư kì vọng . Vậy nguyên nhân do đâu có sự kì vọng này ?

Tuần qua chỉ số Down jones tăng điểm đáng kể khi tín hiệu kinh tế khi kéo mức tăng lên 1,4% , chỉ số S&P 500 tiến 1,5% trong khi đó chỉ số Nasdaq tăng mức cao 3.3 % . Chứng khoán châu Âu chưa thực sự tạo niềm tin với nhà đầu tư còn chứng khoán châu Á thể hiện tầm ảnh hưởng của mình từ nền kinh tế lớn nhất thế giới khi tăng điểm tuần thứ 3 liên tiếp khi mà đáng chú ý nhất là chỉ số Nikkei 225 của thị trường Tokyo tăng 1,2% sau khi giảm điểm nhẹ vào phiên trước.

Giá vàng phá vỡ ngưỡng 1280 $ /oz vào phiên cuối tuần hôm qua sau khi đã có 2 phiên tăng điểm ấn tượng trước đó Có thể thấy, chừng nào nền kinh tế toàn cầu còn bất ổn, thị trường tiền tệ không đảm bảo được của cải của nhà đầu tư thì chừng đó kim loại quý vẫn là một nơi cất trữ hữu hiệu nhất. Vàng hiện đang là một tài sản an toàn nhất nhằm chống lại sự mất giá của đồng tiền trong điều kiện lạm phát và giảm phát.

Thị trường dầu kém lạc qua khi đường ống dẫn dầu từ Canada sang Mỹ được khôi phục sau thời gian dài ngưng trệ
.Dầu giao tháng 10 đã giảm 91 cent xuống $73.66 trên New York Mercantile Exchange, mức thấp nhất từ ngày 31/8. Dầu giảm 3.6% tuần này và giảm 7.2% năm nay .

Phân tích
về các chỉ số ảnh hưởng đến thị trường tuần qua .

Chỉ số giá tiêu dùng CPI của Mỹ, chỉ số đo lường cảm xúc CSI và khảo sát sơ bộ kì vọng về tỷ lệ lạm phát là những sự kiện chính bao trùm thị trường giao dịch tuần này.

In the US, Consumer Price Index, the leading measure of inflation in the US will probably validate the expectations for subdued inflationary pressures in the U.S. with a 0.3% price rise and the Core CPI is predicted a small 0.1% rise the same as in the previous month.

Ở Mỹ, chỉ số CPI - thước đo hàng đầu đánh giá tỷ lệ lạm phát, với mức tăng 0.3% càng khẳng định những kì vọng về tình hình lạm phát giảm. Thêm vào đó, chỉ số CPI lõi được dự đoán tăng thấp hơn 0.1% so với tháng trước.

Cũng ở Mỹ thì chỉ số đo lường cảm xúc CSI, là một chỉ báo hàng đầu cho xu hướng tiêu dùng được mong đợi sẽ tăng cao hơn mức 70.3 điểm sau khi tăng lên mức 68.9 điểm vào tháng trước. Khảo sát sơ bộ kì vọng về tỷ lệ lạm phát dựa trên cuộc điều tra khoảng 500 người tiêu dùng đã tăng thêm 2.7% - mức tăng đáng thất vọng vào tháng trước vì vậy một tỷ lệ tăng thêm nữa là điều đã được dự đoán trong tháng này.

Ở châu Âu, chỉ số giá sản xuất PPI của Đứcliên tục tăng trong 2 tháng trước với tỷ lệ 0.6% nhưng với tháng này, tỷ lệ tăng có thể chững lại với mức tăng nhỏ hơn 0.3% được dự báo. Cũng tại thị trường châu Âu, thâm hụt tài khoản vãng lai ở mức thấp hơn dự đoán, thay vì mức thâm hụt 4.6 tỷ được dự đoán giống như tháng trước, hiện tại con số 3.7 tỷ được kì vọng.

Những con số công bố vào tháng 8 thực sự là một thảm họa – tỷ lệ việc làm, doanh số bán nhà, đơn hàng hóa lâu bền và hầu hết tất cả các chỉ báo của nền kinh tế Mỹ đều ở mức rất thấp. Với chỉ số PMI, thậm chí nhà kinh tế học bi quan nhất cũng không dự báo một mức điểm âm. Nhưng tình suốt tháng Chín, tình hình đã có nhiều khả quan hơn:

Các con số ngày càng tốt hơn và sự kì vọng cũng thấp đi nhiều. Người ta không còn quá trông đợi vào sự tăng trưởng mạnh của nền kinh tế. Tình trạng suy thoái kép hầu như không có khả năng xảy ra.

Những tuyên bố về tỷ lệ thất nghiệp hàng tuần gây ngạc nhiên với mức giảm từ 453K xuống còn 450K. Tuy nhiên chỉ khi nào giảm xuống 430K thì mới đánh dấu một sự chuyển biến thực sự ở thị trường việc làm của Mỹ. Cho dù vậy, so với mức mong đợi ở 463K thì đây cũng là một điều đáng mừng.

Chỉ số giá sản xuất PPI tăng lên 0.4% sau mức tăng 0.2% vào tháng trước. Đây là mức tăng nhẹ so với mức 0.3% được dự báo. Chỉ số PPI lõi tăng 0.1% - đúng như mong đợi. Chỉ số PFM kì vọng phục hồi lên mức 0.9 sau khi giảm xuống mức âm tồi tệ -7.7.[/GON]
Taichinhthegioi
 

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Thị trường tiền tê 24h : đô la euro tăng giá mạnh

Đồng Đôla tăng giá so với hầu hết các đồng tiền khác nhưng mức tăng không lớn. Ví dụ: tỷ giá EUR/USD giảm 30 pips từ mức 1.3080 xuống mức 1.3050 sau đó tăng trở lại.
[GON]
Với ngân hàng trung ương Nhật Bản, những tin tức trên là dấu hiệu đáng mừng. Trong 5 lý do tại sao sự can thiệp vào đồng Yên sẽ được duy trì, lý do thứ 3 đề cập đến những con số khả quan trong nền kinh tế Mỹ. Thêm vào đó, tỷ giá USD/JPY tiếp tục được giao dịch ở mức cao 85.60 Yên. Những con số này giúp cho ngân hàng trung ương Nhật Bản tránh việc lại can thiệp tiền tệ.

Trong bối cảnh đó, một đồng tiền đáng chú ý là đồng Franc Thụy Sĩ. Theo như quyết định của ngân hàng trung ương Thụy Sĩ thì tỷ giá Libor được giữ ở mức không đổi là 0.25%. Mặc dù điều này được dự đoán một cách rộng rãi, tỷ giá USD/CHF lại tăng 110 pips từ mức 1.0050 lên mức 1.0165. Có vẻ như, đây giống như một sự can thiệp của ngân hàng trung ương Thụy Sĩ. Trong quá khứ, vào tháng 3 năm 2009, quyết định về tỷ giá Libor đằng sau đó là cả một sự can thiệp mạnh vào thị trường. Phải chăng Thụy Sĩ lại đang nối gót Nhật Bản?

Đồng Euro tăng giá mạnh

Với tình trạng ngân hàng trung ương Nhật Bản vẫn đang kiểm soát việc bán khối lượng lớn đồng Yên, đồng Euro tăng trở lại đầu danh sách trong các phiên giao dịch gần đây. Do việc các ngân hàng châu Á mua với khối lượng lớn và có một nguồn ngân sách dồi dào để đa dạng hóa việc dự trữ - tránh bị ảnh hưởng như đồng Đôla, đồng Euro đã gần đạt mức 1.3150, tuần thứ 5 cao liên tiếp. Việc đầu cơ giá lên đồng Euro sẽ nở rộ nếu đồng tiền chung này phá ngưỡng 1.3334 – mức cao nhất vào tháng trước. Việc đầu cơ giá hạ đồng Euro gần như đang bị đóng băng. Tỷ giá EUR/JPY ở mức 112.60, EUR/CHF ở mức 1.3330. Việc đa dạng hóa dự trữ của các quốc gia châu Á cũng khiến cho đồng bảng Anh và đôla Úc tăng giá với lần lượt đang ở mức 1.57 và 0.9455.

Yên có xu hướng giảm

Yên có xu hướng giảm hàng tuần so với nhiều ngoại tệ chính khác trong rổ tiền tệ khi chính phủ Nhật có hành động mạnh tay để làm suy yếu đồng Yên và can kết sẽ thực hiện những biện pháp mạnh tay hơn nữa để phục hồi hoạt động xuất khẩu.

Đồng Yên đang giao dịch ở mức 85.69 so với USD, vùng giá thấp nhất trong hơn 1tháng qua sau khi chính phủ Nhật quyết định mua vào đồng USD. Đồng Yên cũng đang ở mức thấp nhất kể từ ngày 11/8 so với Euro với 112.26 điểm. Quyết định của chính phủ Nhật đưa ra khi đồng EUR đang lên điểm mạnh khiến đông Yên lép vế nhiều so với đồng tiền chung này.
[/GON]
Taichinhthegioi
 
Bản tin tư vấn tiền tệ của ngân hàng Eximbank

ĐỒNG BẠC XANH CHỜ ĐỢI THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG NHÀ ĐẤT

Trong tuần qua, các đồng tiền an toàn liên tục hứng chịu nhiều áp lực giảm giá đến từ nhiều phía. Mở đầu cho những sức ép gia tăng trên là những dữ liệu được phát đi từ Trung Quốc với tốc độ tăng trưởng đạt mức 13.9% so với cùng kỳ năm ngoái, đã phần nào chứng minh rằng nguy cơ tốc độ phục hồi kinh tế trì trệ không phải là vấn đề hiện tại của đất nước đông dân nhất thế giới này. Tiếp theo đó, những dữ liệu từ Mỹ đã khơi dậy niềm tin trong nhà đầu tư vào việc Mỹ sẽ không phải hứng chịu thêm một cuộc khủng hoảng lần hai khi mà doanh số bán lẻ tăng lên đồng thời dự trữ bán buôn cũng mang lại một kỳ vọng cho đợt gia tăng mua sắm sắp tới. Nhưng, nổi trội hơn cả vẫn là chính sách nới lỏng tiền tệ mà chủ tịch Fed, ông Ben Bernanke, hứa hẹn sẽ đưa vào thực tiễn trong thời gian tới. Kết thúc tuần giao dịch chỉ số USD – Index giảm hơn 100 pips từ 82.43 điểm xuống 81.39 điểm.

Tâm lý lạc quan, nguồn gốc của áp lực giảm giá đè nặng lên đồng bạc xanh, cũng được thể hiện rõ qua thị trường chứng khoán Mỹ khi kết thúc tuần cả ba chỉ số Dow Jones, S&P 500, Nasdaq đều mang sắc xanh. Trong đó, cổ phiếu của nhóm ngành công nghệ có sức tăng vượt bật nhất, 4.4%, sau khi các công ty này công bố kết quả kinh doanh khả quan. Sau năm phiên giao dịch, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 145.6 điểm lên 10604.2 điểm 1.39%; chỉ số S&P 500 tăng 11.6 điểm lên 1125.0 1.04%, còn chỉ số Nasdaq tăng 51.4 điểm lên 2315.2 điểm 2.27%.

Mặc dù các biện pháp nới lỏng tiền tệ tiếp theo chưa chính thức được thực tiễn hoá, nhưng đây đang là một trong những chủ đề bàn luận sôi nổi trên thị trường. Do đó, kết quả biên bản họp của FOMC được phát đi vào rạng sáng thứ Tư (giờ Hà Nội), kèm theo là những thông tin khái quát về kế hoạch trên, đã trở thành tâm điểm chính trong tuần giao dịch sắp tới. Bên cạnh đó, các báo báo về thị trường nhà đất như số lượng nhà được cấp phép xây dựng, giá nhà toàn quốc, doanh số bán nhà cũ và mới sẽ luân phiên được công bố từ thứ Ba đến thứ Sáu tuần này cũng đóng vai trò không kém trong việc hình thành xu hướng thị trường. Hiện tại, nhiều chuyên gia đang kỳ vọng vào khả năng các báo cáo sắp tới sẽ tiếp tục ủng hộ niềm tin lạc quan đối với sức khoẻ kinh tế Mỹ. Dự báo, đồng bạc xanh sẽ gặp phải áp lực giảm giá trong tuần.

ĐỒNG TIỀN CHUNG SẼ GIẢM GIÁ DO CÁC YẾU TỐ NỘI VI?

Trước các tin tức tạo nên sức ép lên tài sản an toàn thì không có gì là khó hiểu khi đồng tiền chung đã trải qua một tuần giao dịch tăng giá mạnh. Kết thúc năm phiên giao dịch vừa qua cặp tỷ giá EUR/USD tăng lên 1.3047$ từ mức 1.2714$, còn chỉ số EUR – Index cũng tăng gần 200 pips lên 106.05 điểm. Ngoài các thông tin đến từ Mỹ và Trung Quốc, đồng tiền chung còn được hỗ trợ bởi những công bố của Uỷ Ban Châu Âu cho rằng khu vực này sẽ có tốc độ tăng trưởng cao gấp đôi so với con số dự đoán trước đó. Ngoài ra, một trong những điểm nhấn đáng nhớ của tuần vừa qua là sự can thiệp đơn phương trực tiếp hạ giá đồng Yen của chính phủ Nhật. Hành động này đã ngay lập tức đem lại một sự dịch chuyển đầu tư từ đồng Yen sang các danh mục khác.

Trong phiên giao dịch cuối tuần EUR/USD giảm giá mạnh trở lại sau khi đạt đến kháng cự 1.3160 (EMA 200 của D1), vấn đề của Ireland lại đang nổi lên gây áp lực lên đồng tiền chung. Các nhà phân tích của Barclay cho biết Ireland có thể cần hỗ trợ từ bên ngoài nếu thị trường tài chính tiếp tục đi xuống hay nền kinh tế yếu đi.
Trong tuần này, khu vực đồng tiền chung sẽ có các số liệu về chỉ số PMI khu vực sản xuất và dịch vụ của Đức, Pháp. Sau đó, Đức sẽ kết thúc tuần với công bố về kết quả điều tra về môi trường làm việc ở đây. Các dữ liệu kể trên không được kỳ vọng sẽ mang lại niềm tin cho nhà đầu tư, thêm vào việc thị trường đang có lời đồn về khả năng cần thêm “chi viện” của Ireland sẽ gây sức ép lên đồng bạc tiền chung trong thời gian tới.

VÀNG ĐẠT ĐẾN KHÁNG CỰ

Trong tuần qua vàng liên tục thiêt lập nên những mức giá kỷ lục sau mỗi phiên giao dịch và mức đỉnh cao nhất được ghi nhận sau một tuần thăng trầm là 1282.65 USD/oz. Sự bức phá của vàng bắt đầu ngay sau khi Fed rò rĩ thông tin rằng trong thời gian sắp tới sẽ có một đợt nới lỏng tiền tệ thêm vào nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế Mỹ. Ở một khía cạnh nào đó, hành động trên sẽ đem lại những kết quả tích cực cho kinh tế Mỹ, nhưng, việc làm trên cũng sẽ đồng thời làm mất giá đồng tiền. Chính vì vậy các nhà đầu tư đã mua vàng như là một phương cách để đảm bảo cho giá trị nguồn vốn của mình. Tính từ đầu tuần đến lúc kết thúc phiên giao dịch hôm thứ Sáu, giá vàng tăng mạnh từ 1246.10 USD/oz lên 1273.80 USD/oz.

Trong phiên giao dịch New York cuối tuần vàng giảm về hỗ trợ 1272.00 USD/oz do hoạt động bán thu lãi trước cuối tuần, sáng nay giá phục hồi trở lại gần mức 1280.00 USD/oz, CPI của Mỹ đã công bố tăng 0.3% trong tháng 8 so với dự báo là 0.2% là yếu tố giữ vàng không giảm trong hôm nay, chỉ số giá tiêu dùng đang tăng lên trên toàn thế giới. Trung Quốc định giá lại đồng nhân dân tệ cũng là một lợi điểm cho vàng, bởi vì lúc đó vàng sẽ trở nên rẻ hơn đối với những người đang nắm giữ đồng nhân dân tệ. SPDR Gold Trust cũng đã mua vào hơn 6 tấn vàng trong ngày giao dịch cuối tuần

Về mặt kỹ thuật, vàng đang ở ngưỡng kháng cự quan trọng với nhiều khả năng sẽ xảy ra một đợt điều chỉnh giảm, về nguyên tắc chúng ta phải bán ở kháng cự và đặt cắt lỗ ngay trên đó.
 

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Chiến tranh tiền tệ phiên bản 2010

Chiến tranh tiền tệ phiên bản 2010

Mỹ tấn công Trung Quốc bằng lạm phát, Trung Quốc phản đòn bằng cách đẩy giảm phát sang Mỹ. Brazil thiệt hại nặng nề nhất.

“Chúng ta đang ở giữa một cuộc chiến tranh tiền tệ quốc tế, ai cũng muốn phá giá đồng tiền. Chúng tôi bị đe dọa vì hàng hóa mất sức cạnh tranh.” - Hoàn toàn có thể hiểu được lời than thở ấy của Bộ trưởng Tài chính Brazil Guido Mantega.

Giữa thời thiếu hụt sức cầu, các quốc gia sở hữu đồng tiền dự trữ thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng còn nước nào không có đồng tiền dự trữ phản ứng bằng cách can thiệp vào tỷ giá. Những nước không có đồng tiền dự trữ nhưng không thích can thiệp tỷ giá như Brazil thấy đồng tiền nước mình tăng giá mạnh. Họ lo sợ hậu quả của nó.

Đây không phải lần đầu những cuộc xung đột về tỷ giá diễn ra. Tháng 09/1985, chính phủ các nước Pháp, Tây Đức, Nhật Bản, Mỹ và Anh họp tại Khách sạn Plaza, New York và đồng thuận phá giá đồng USD.
Trước đó vào tháng 08/1971, TT Mỹ Richard Nixon thi hành “liệu pháp sốc Nixon” áp thêm 10% thuế đối với hàng nhập khẩu và chấm dứt việc đổi USD ra vàng.

Cả hai sự kiện ấy đều phản ánh mong muốn hạ giá đồng USD của người Mỹ. Ngày nay họ cũng muốn điều tương tự.
Nhưng tình hình đã khác. Trung tâm của sự chú ý không còn là một đồng minh dễ bảo như Nhật Bản mà là siêu cường tiếp theo của thế giới: Trung Quốc. Mà thường trâu bò đánh nhau, ruồi muỗi lại chết (!).

Có ba điều liên quan tới cuộc chiến tranh tiền tệ hiện nay:

Thứ nhất,
do hậu quả của khủng hoảng, các nước phát triển phải chịu thiếu hụt sức cầu trong thời gian dài.
Quý II này chưa nền kinh tế nào trong số 6 nước có thu nhập cao là Mỹ, Nhật, Đức, Pháp, Anh và Italy phục hồi được GDP trở về mức của quý I/2008. Các nền kinh tế trên đang hoạt động dưới mức GDP tiềm năng 10%.

Một chỉ báo của việc dư cung là lạm phát lõi giảm xuống gần 1% ở Mỹ và khu vực sử dụng đồng tiền chung Châu Âu (eurozone). Những nước này trông chờ vào tăng trưởng nhờ xuất khẩu.
Điều này đúng cả với những nước thâm hụt thương mại (như Mỹ) và các nước có thặng dư (như Đức và Nhật). Tuy vậy, nói chung chuyện đó chỉ có thể diễn ra nếu các nền kinh tế mới nổi chuyển sang thâm hụt tài khoản vãng lai.
Thứ hai,
khu vực tư nhân đang tự động điều chỉnh để hướng tới điều này. Theo dự báo từ tháng 4 của Viện Tài chính quốc tế tại Washingto cho thấy dòng vốn ròng chảy vào các nước mới nổi của khu vực tư nhân năm nay sẽ là 746 tỷ USD (xem đồ thị).


Con số này được bù đắp một phần nhờ dòng vốn ròng 566 tỷ USD của khu vực tư nhân chảy ra khỏi các nước này.
Tuy nhiên, với thặng dư tài khoản vãng lai 320 tỷ USD và dòng vốn vào của khu vực chính thức, cán cân thanh toán của các nước mới nổi sẽ thặng dư 535 tỷ USD nếu không có can thiệp từ phía nhà nước.
Nhưng nếu không có can thiệp từ phía nhà nước, điều này không thể xảy ra: tài khoản vãng lai phải cân đối với dòng vốn ròng. Sự điều chỉnh diễn ra thông qua việc tỷ giá tăng.
Cuối cùng, tài khoản vãng lai của các nước mới nổi chịu thâm hụt và được tài trợ bởi dòng vốn vào ròng của khu vực tư nhân các nước thu nhập cao. Thực tế, đây chính là điều người ta mong muốn.

Thứ ba,
sự điều chỉnh tự nhiên này tiếp tục bị cản trở bởi các kho dự trữ ngoại hối. Các kho dự trữ này thể hiện dòng vốn chảy ra của khu vực nhà nước (xem đồ thị).


Từ tháng 1/1999 tới tháng 7/2008, tổng dự trữ ngoại hối của thế giới tăng từ 1.615 tỷ USD lên 7.534 tỷ USD, tức gần 5.918 tỷ USD. Có người cho rằng mức tăng này là một biện pháp tự bảo hiểm sau cuộc khủng hoảng trước đó.

Thực tế, dự trữ cũng được sử dụng trong cuộc khủng hoảng lần này: từ tháng 7/2008 tới tháng 2/2009, dự trữ ngoại hối đã giảm 472 tỷ USD. Không nghi ngờ gì nữa, nó đã giúp các nước không có dự trữ ngoại hối hạn chế tác động của khủng hoảng.
Nhưng chỉ có 6% kho dự trữ tiền khủng hoảng được sử dụng tới. Hơn nữa, từ tháng 2/2009 tới tháng 5/2010, dự trữ ngoại hối đã tăng thêm 1.324 tỷ USD tới con số gần 8.385 tỷ USD.
Trung Quốc là nước can thiệp nhiều nhất vào tỷ giá. Kể từ tháng 2/2009, 40% số dự trữ ngoại hối tăng thêm là của nước này. Cho đến tháng 10/2010, họ đã dự trữ 2.450 tỷ USD, tức bằng 30% dự trữ toàn cầu và 50% GDP của chính mình. Kho dự trữ ấy phải được coi là một khoản trợ cấp xuất khẩu khổng lồ.

Trong lịch sử loài người chưa bao giờ chính phủ của một siêu cường lại cho một siêu cường khác vay nhiều đến thế.
Một số người như Komal Sri-Kumar từ Trust Company of the West cho rằng ngược với quan điểm của Quốc hội Mỹ, điều hành tỷ giá không phải là thao túng vì sự điều chỉnh có thể diễn ra qua “thay đổi giá và chi phí nội địa”.
Lập luận này sẽ thuyết phục hơn nếu Trung Quốc không nỗ lực hết mình và đã thành công trong việc ngăn ngừa các tác động tới tiền tệ và lạm phát trong quá trình can thiệp tỷ giá của mình.

Cùng lúc đó, phần thâm hụt tài khoản vãng lai không thể tránh khỏi của khu vực thị trường mới nổi bị đẩy sang các nước vừa thu hút dòng vốn vào vừa không muốn hoặc không thể can thiệp đủ mạnh vào thị trường ngoại hối.

Tội nghiệp Brazil! Liệu chúng ta có đang chứng kiến những bước khởi đầu cho một cuộc khủng hoảng tài chính tiếp theo tại các nước mới nổi?
Bộ trưởng Tài chính Mỹ thời Nixon John Connally từng nói với Châu Âu một câu nổi tiếng rằng USD là “Đồng tiền của chúng tôi, nhưng là vấn đề của các ông”.

Không có điều chỉnh tỷ giá nên chúng ta đang chứng kiến một cuộc chiến tiền tệ: thực tế, Mỹ đang muốn thổi bùng lên lạm phát ở Trung Quốc còn Trung Quốc muốn Mỹ phải chịu giảm phát. Cả hai phía đều tin rằng minh đúng; cả hai đều chưa thành công; còn cả thế giới đang lãnh hậu quả.
Không khó để nhận ra quan điểm của Trung Quốc: họ đang cố hết sức tránh cái mà họ cho là số phận hẩm hiu của Nhật Bản sau hiệp định Plaza.
Trước việc sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu bị tổn hại do đồng tiền tăng giá mạnh và áp lực từ phía Mỹ yêu cầu giảm thặng dư tài khoản vãng lai, thay vì cải cách cơ cấu kinh tế, Nhật Bản chọn mở rộng cung tiền.
Bong bóng kinh tế sau đó góp phần tạo ra “thập kỷ mất mát” 1990 của nước này. Một thời từng ở đỉnh cao thế giới, Nhật Bản rơi vào suy thoái. Với Trung Quốc, bất kỳ kịch bản nào như thế sẽ đều là thảm họa. Cùng lúc đó, nếu không có dòng vốn ròng chảy mạnh từ các nước có thu nhập cao tới các nước khác, nền kinh tế thế giới không thể có nhiều đổi thay.
Dù vậy khó mà tưởng tượng được điều đó sẽ diễn ra một cách bền vững nếu nền kinh tế mới nổi lớn và thành công nhất thế giới đồng thời cũng là nhà xuất khẩu vốn mạnh nhất thế giới.

Điều cần thiết bây giờ là một lộ trình điều chỉnh cho toàn thế giới. Yêu cầu không chỉ là một tinh thần hợp tác có vẻ như hiện đang rất thiếu mà còn cả những cải cách cả trong nước lẫn trên trường quốc tế.
Tôi rất muốn lạc quan nhưng không thể: một thế giới cùng áp dụng chính sách “ăn xin hàng xóm” khó có thể có một kết cục tốt đẹp.
Minh Tuấn

Theo FT
 

Gold24k.info

Yêu Những Điều Giản Dị
Vàng hạ giá mạnh sau chuỗi ngày tăng ròng rã

Vàng hạ giá mạnh sau chuỗi ngày tăng ròng rã

Giá vàng chịu sự chốt lời mạnh mẽ trong phiên giao dịch ngày thứ Năm trên thị trường New York. Thông tin thất nghiệp của Mỹ không xấu như dự đoán khiến cho đồng đô la phục hồi, nhấn chìm giá vàng.


Giá vàng giao kỳ hạn tháng 12 đã mất $11.70 xuống mức $1,336/ounce trên thị trường Comex của New York Mercantile Exchange. Trước đó, nó đã được giao dịch ở mức $1,366 cao hơn nhiều so với mức thấp nhất đã có là $1,331 trong ngày.

Tính ra từ đầu tuần, vàng đã ròng rã tăng giá 47$ với nguyên nhân đồng đô la suy yếu, nới lỏng tiền tệ từ Nhật Bản. Giá kim loại quý đã tăng mạnh trong thời gian vừa qua. Hôm nay, tin tức thất nghiệp Mỹ chỉ là 445.000, sụt 11.000 đơn trợ cấp việc làm so với kỳ trước. Vàng lập tức sụt mạnh với hơn hai con số tính theo đô la giảm giá.

Các chuyên gia tại RBC Capital cho rằng các nhà buôn đang chốt lời khiến vàng giảm giá. Thế nhưng vàng sẽ được mặc cả mua vào mỗi khi nó giảm quá sâu trong một phiên giao dịch. Hầu hết các chuyên gia đã cảnh báo thị trường vàng có khả năng điều chỉnh (Giavang.net cũng đã đưa tin phân tích) và chờ đợi các mức khác để mua vào.

Hơn nữa, thị trường tiếp tục cho rằng đợt thứ hai của việc nới lỏng tiền tệ sẽ được áp dụng. FED sẽ lại tiếp tục tung ra đồng đô la và khiến vàng tăng giá.

Quỹ ETF Securities cũng cho biết làn sóng nới lỏng tiền tệ đợt hai sẽ khiến thị trường tiền tệ rối loạn và điều này khiến các nhà đầu tư rời bỏ tài sản và mua kim loại quý trú ẩn
an toàn.

Quỹ IMF cũng khuyến cáo cuộc chiến tiền tệ giữa các quốc gia trên thế giới và đưa ra nhận định các quốc gia như Brazil, Thuỵ Sỹ đang đánh tụt giá các đồng tiền nội tệ của mình. Điều này có lợi cho xuất khẩu từ quốc gia của họ những sẽ khiến giá vàng tăng cao.

Nhật Bản cũng đưa ra 600 tỷ đồng mua lại các tài sản và làm suy yếu đồng Yên. Trong khi đó ngân hàng trung ương Anh BOE vẫn giữ nguyên lãi suất và cả chương trình mua lại 319 tỷ đô tài sản để bơm tiền ra thị trường. Ngân hàng trung ương châu Âu EDB thì cho rằng họ sẽ mua các trái phiệu của các quốc gia châu Âu và để lãi suất cơ bản ở mức 1%.

Trung Quốc và Mỹ cũng thi nhau đấu khẩu về việc đồng tiền của họ bị tăng giá so với đồng tiền còn lại. Bộ trưởng tài chính Mỹ đã hội đàm với Trung Quốc vào cuối tuần này và đề nghị những đường lối thả lỏng tỷ giá nhân dân tệ so với usd làm tiền Trung Quốc tăng giá bất lợi so với USD. Như vậy, bất cứ một sự rối loạn nào trên thị trường tài chính cũng sẽ dẫn đến sự tăng giá của vàng.

Các nhà xuất khẩu vàng tiếp tục không phòng vệ giá vàng đi xuống vì họ cho rằng vàng sẽ còn lên cao nên chưa vội vàng chốt giá bán. Anglo Gold Ashanti cũng loại bỏ 3.22 triệu oz vàng khai thác được ra khỏi các hợp đồng phòng vệ giá giảm. Điều này có nghĩa rằng giá vàng được cho là sẽ còn tăng cao.
 

Gold24k.info

Yêu Những Điều Giản Dị
Phân tích cơ bản của IGI ngày 19-10-2010

Phân tích cơ bản của IGI ngày 19-10-2010



Giá Vàng hồi phục vào ngày giao dịch hôm qua khi thị trường chứng khoán và hàng hóa tăng điểm do thông tin đầu tư của khối ngoại vào thị trường chứng khoán Mỹ tăng mạnh. Việc chứng khoán Mỹ được các nhà đầu tư nước ngoài mạnh tay đầu tư được lý giải là do các nhà đầu tư đón đầu việc Fed sẽ tung ra các gói kích cầu mới (QE2), khi đó thì đồng USD sẽ mất giá và việc trú ẩn vào các sản phẩm có mức rủi ro cao lại trở nên an toàn và mang lại lợi nhuận lớn. Các tài sàn rủi ro ấy trong đó có Vàng và chứng khoán.

Tuy nhiên ở mức hiện tại, đồng USD được các nhà kinh tế học là đã sụt giảm như là một phản ứng hơi thái quá trước các thông tin về QE2. Có thể nói đơn giản là đồng USD đã mất giá và Vàng đã tăng giá hơi quá đà khi mà các quyết định chính thức về chương trình QE2 chưa được Fed thông qua. Vì vậy trong thời gian tới giá Vàng và USD index chắc chắn sẽ có những sự điều chỉnh trở lại trước khi có thông tin chính thức về gói kích cầu mới vào cuộc họp của Fed vào ngày 2 và ngày 3 tháng 11 này.

Ngày giao dịch hôm nay thị trường sẽ tập trung vào các thông tin giao dịch sau: tài khoản vãng lai của châu Âu, niềm tin kinh tế của Đức và châu Âu qua khảo sát của ZEW, dự báo đơn hàng công nghiệp của Anh qua khảo sát của CBI, số giấy phép xây dựng đã cấp tháng qua và số lượng nhà mới khỏi công của Mỹ. Cuối cùng là các bài phát biểu của ông Yellen và ông Dudley – thành viên của FOMC và bài phát biểu của ông Weber – một trong những thành viên có tiếng nói quan trọng tại hội đồng quản trị ECB.
[FONT=&quot]Ngày hôm qua, đà hồi phục của đồng USD đã có phần nào bị hãm lại, nếu ngày hôm nay các thông tin về thị trường bất động sản của Mỹ được công bố tốt thì đà phục hồi này có khả năng tiếp tục trở lại. Giá Vàng hiện đang có mối quan hệ khá mật thiết theo kiểu truyền thống với đồng USD, tức là Vàng tăng giá khi đồng USD mất đi sức mạnh và khi đồng USD tăng giá thì Vàng giảm giá. [/FONT]
 

Gold24k.info

Yêu Những Điều Giản Dị
Nhận định về vàng của tổ chức Next-View 19/10/2010

Nhận định về vàng của tổ chức Next-View 19/10/2010




Giá vàng ghi nhận phiên trượt giảm vào tối qua, rời khỏi đỉnh cao kỷ lục 1387 xuống vùng 1353 và phục hồi trở lại sau đó. Biến động giá vàng trong tương lai phụ thuộc vào diễn biến của đồng USD. Đà tăng của vàng trong những phiên trước chủ yếu do sự suy yếu của đồng USD.

Hôm nay nhà đầu tư có thể chờ đợi đến giữa tuần để tìm kiếm những xu hướng mới. Hoặc có thể tìm cơ hội bán tại 1379, chốt lỗ 1385, chốt lời 1330.

Nhà đầu tư cần chú ý thoát khỏi các trạng thái bán nếu giá bứt phá thành công vùng 1387
 

Gold24k.info

Yêu Những Điều Giản Dị
Nhận định vàng của các chuyên gia 19/10/2010

Nhận định vàng của các chuyên gia 19/10/2010


Frank Lesh/FuturePath Trading LLC: Vàng vẫn đi theo xu hướng của đôla. Nhà đầu tư thực sự chưa muốn thoát lệnh đầu tư khỏi vàng

Leonard Kaplan/Prospector Asset Management: Không xuất hiện nhu cầu vàng vật chất ở các mức giá này. Chỉ có nhà đầu tư đang mua

Vàng đã tăng 25% năm nay, hướng tới mức tăng hàng năm lần thứ mười liên tiếp. Vàng đã hoạt động tốt hơn chứng khóan toàn cầu, trái phiếu chính phủ và hầu hết các kim loại công nghiệp

Dennis Gartman/Gartman Letter: Các ngân hàng TW sẽ có thể tăng dự trữ vàng vài năm tới

Stephen Platt/ Archer Financial Services: Thị trường vàng bắt đầu tăng đà khi đôla suy yếu. Thị trường trong vùng vượt bán và mọi người mua vào khi giá tạm ngừng tăng
 

Gold24k.info

Yêu Những Điều Giản Dị
Giá vàng trượt dốc mạnh sau quyết định nâng lãi suất bất ngờ của Trung Quốc

Giá vàng trượt dốc mạnh sau quyết định nâng lãi suất bất ngờ của Trung Quốc

Tại thị trường New York lúc 11h sáng, giá vàng giao ngay hạ 28,60USD/ounce xuống 1341USD/ounce, hồi phục nhẹ so với trước đó
Giá vàng tại thị trường Comex hạ mạnh trong phiên giao dịch ngày thứ Ba bởi áp lực bán tăng cao sau quyết định nâng lãi suất cơ bản đầy bất ngờ của Trung Quốc.


Nhà đầu tư trên thị trường ngoài ra còn đẩy mạnh bán vàng bởi thông tin số lượng nhà xây mới tại Mỹ và lợi nhuận của Goldman Sachs cao vượt kỳ vọng của các chuyên gia.
Tại thị trường New York lúc 11h sáng, giá vàng giao ngay hạ 28,60USD/ounce xuống 1341USD/ounce.
Tại thị trường New York, giá vàng giao tháng 12/2010 hạ 16,40USD/ounce xuống 1.355,70USD/ounce.


Quyết định nâng lãi suất đầy bất ngờ của Trung Quốc cho thấy kinh tế nước này đang cải thiện và rằng trong tương lai gần quan chức kinh tế hàng đầu Trung Quốc lo lắng về lạm phát nhiều hơn.
Quyết định của phía Trung Quốc đẩy chỉ số USD tăng mạnh. Trước quyết định của Trung Quốc, chỉ số USD giao dịch ở mức thấp. Chỉ số USD tăng còn bởi đồng euro yếu đi.
Tại Pháp hiện đang diễn ra nhiều cuộc biểu tình căng thẳng phản đối quyết định nâng tuổi nghỉ hưu của chính phủ. Đồng euro sau thông tin trên đi xuống.


Trong thời gian sắp tới, nhà đầu tư trên thị trường vàng cần theo dõi sát sao chính sách tiền tệ của nhóm nước lớn như Trung Quốc, Mỹ và biến động của đồng USD.
Ngọc Diệp
Theo Kitco
 
Top