Thông Tin Kinh Tế và Chiến Lược của RÙA

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Châu Âu đồng ý cấp 37 tỷ euro cho hệ thống ngân hàng Tây Ban Nha

Ủy ban châu Âu (EC) đã chấp thuận kế hoạch tái cấu trúc 4 ngân hàng yếu kém nhất của Tây Ban Nha và rót tiền cứu trợ.

Khoản tiền 37 tỷ euro này được coi như khoản vốn mới hoàn toàn được lấy ra từ quỹ bình ổn tài chính của châu Âu.

Trước đó, 4 ngân hàng gồm Bankia, NCG Banco, Catalunya Banc và Banco de Valencia đã bị quốc hữu hóa để đề phòng trường hợp bị sụp đổ khi các khoản vay vỡ nợ.

Đối với 3 ngân hàng đầu tiên, lượng tiền sẽ được đầu tư để ngân hàng không cần tới hỗ trợ dài hạn của nhà nước. Đồng thời, bảng cân đối kế toán của các đơn vị này sẽ phải giảm đi khoảng 60%.

Ngân hàng thứ tư, Banco de Valencia, sẽ được bán cho ngân hàng Caixa và hoạt động độc lập.

Theo kế hoạch tái cấu trúc, Tây Ban Nha cam kết sẽ tư nhân hóa ngân hàng NCG Banco và Catalynya Banc trong vòng 5 năm. Ngân hàng Bankia, lớn nhất của Tây Ban Nha, và Catalunya sẽ bán đi bộ phận kinh doanh trái phiếu.
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Mỹ: Số nhà bán mới giảm 0,3% trong tháng 10/2012

Đây là kết quả bất ngờ đối với những nhà phân tích và là đòn đánh vào hi vọng hồi phục của thị trường nhà cửa.

Theo Bộ thương mại Mỹ, doanh số bán giảm 0,3% xuống mức 368.000 nhà mới so với mức 369.000 ngôi nhà được bán của tháng 9/2012. Số nhà bán mới trong tháng 10 ít hơn con số được báo cáo dự kiến trước đó.

Lượng mua nhà trong 6 tháng qua tăng 4,5% cho thấy dấu hiệu phát triển tốt của thị trường bất động sản.

Giá nhà mới trung vị tăng 5,7% trong tháng 10 so với mức 237.000 USD/căn của cùng kỳ năm ngoái.

Nhà cửa là lĩnh vực tối quan trọng đối với nền kinh tế Mỹ. Thậm chí chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ, Ben Bernanke, cho biết họ sẽ hỗ trợ lĩnh vực này phát triển để vực dậy nền kinh tế Mỹ.
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Ai Cập nguy cơ bất ổn trở lại



99% các tòa án và cơ quan tố tụng Ai Cập đã đình công chống lại sắc lệnh của tổng thống Mohamed Mursi.

Quyết định ban hành hiến pháp mới của tổng thống Ai Cập Mohamed Mursi đang có nguy cơ đẩy đất nước này trở lại thời kỳ bất ổn khi làn sóng biểu tình chống chính phủ ngày một lan rộng.

Chỉ riêng ngày 27/11, đã có ít nhất 150 người bị thương trong các cuộc biểu tình rầm rộ được phát động trên khắp cả nước.

Hôm 27/11, hàng chục nghìn người đổ về quảng trường trung tâm Tahrir ở thủ đô Cairo, tham gia cuộc biểu tình một triệu người theo lời kêu gọi của các lực lượng đối lập để phản đối tuyên bố hiến pháp của tổng thống Mohamed Mursi.

Những người biểu tình giương cao khẩu hiệu đòi hủy bỏ tuyên bố hiến pháp và chấm dứt sự lãnh đạo của Tổ chức Anh em Hồi giáo đối với nền chính trị Ai Cập. Với trung tâm biểu tình là Tahrir, các nhà tổ chức còn tiến hành nhiều cuộc tụ tập gần trụ sở Bộ Nội vụ và Sứ quán Mỹ.

Những người biểu tình tuyên bố sẽ không lùi bước và họ đã chuẩn bị lều bạt để cố thủ cho đến khi tổng thống đưa ra câu trả lời. Phe đối lập Ai Cập còn dự kiến sẽ tiếp tục tổ chức một cuộc biểu tình lớn khác vào ngày 30/11 tới.

Đến thời điểm này, theo Câu lạc bộ thẩm phán, 99% các tòa án và cơ quan tố tụng Ai Cập đã đình công chống lại sắc lệnh của tổng thống. Căng thẳng tiếp tục đẩy lên cao khi hôm 27/11 Tòa án Hành chính tối cao Ai Cập (SCC) thông báo vào ngày 4/12 tới sẽ bắt đầu xem xét 12 đơn kiện của các luật sư và các nhà hoạt động phản đối bản tuyên bố hiến pháp của tổng thống.

Động thái trên được cho là sự thách thức công khai của giới chức tòa án đối với tổng thống Mursi. Các đơn kiện cho rằng bản tuyên bố hiến pháp của tổng thống Mursi chỉ mang tính chất "hành chính" chứ không phải "hiến pháp", và do vậy các cơ quan tư pháp có quyền kháng cáo.

Trước làn sóng biểu tình chống chính phủ đang lan rộng khắp cả nước, Tổ chức Anh em Hồi giáo thân tổng thống cũng tổ chức biểu tình tại các thành phố Alexandria và Suez để bày tỏ sự ủng hộ tổng thống Mursi và sự lãnh đạo của lực lượng Hồi giáo.

Thủ lĩnh Anh em Hồi giáo Mohamed Badie đã kêu gọi lực lượng quân đội Ai Cập bảo vệ các trụ sở của tổ chức này trên toàn quốc. Thủ tướng Hisham Qandil cảnh báo sẽ trừng trị nghiêm khắc các hành vi phá hoại và bạo lực.

Tình hình căng thẳng tại Ai Cập đã khiến cộng đồng quốc tế quan ngại. Chính phủ Mỹ hôm qua kêu gọi chính phủ và người dân Ai Cập tiến hành “đối thoại dân chủ hòa bình”.

Người phát ngôn Nhà Trắng Jay Carney cho biết Mỹ kêu gọi đối thoại giữa chính phủ và người dân Ai Cập. Cuộc khủng hoảng hiến pháp hiện nay là vấn đề nội bộ của Ai Cập, chỉ có thể được giải quyết bởi người dân nước này thông qua tiến trình đối thoại hòa bình và dân chủ.

Phía Mỹ cũng khẳng định muốn thấy một tiến trình xây dựng hiến pháp dân chủ tại Ai cập, bảo vệ và tôn trọng quyền lợi của tất cả các thành phần trong xã hội. Trong khi đó, cựu giám đốc Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) Mohamed ElBaradei cảnh báo việc thâu tóm quyền lực tại Ai Cập cũng “có thể gây ra những hậu quả tàn khốc”.

Nội các Ai Cập dự kiến sẽ nhóm họp trong ngày 28/11 dưới sự chủ trì của thủ tướng Hisham Qandil nhằm giải quyết những bất ổn hiện nay.
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Các công ty Mỹ trả cổ tức "khủng" do lo ngại bờ vực tài khóa

Hàng tỷ USD được những công ty lớn chi trả do lo ngại thuế cổ tức sẽ tăng gấp gần 3 lần vào năm tới.


Tuy nhiên, có lẽ không phải tất số tiền trả cổ tức tới từ tiền mặt của doanh nghiệp mà lại là tiền vay thông qua phát hành trái phiếu.

Ví dụ như trường hợp Costco, công ty hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ, tuyên bố trả cổ tức theo tỷ lệ 7 USD cho mỗi cổ phiếu. Với lượng chi trả cổ tức đó, đơn vị này cần tới khoảng 3 tỷ USD. Cũng trong thời gian thông báo trả cổ tức, Costco đã phát hành khối lượng trái phiếu trị giá 3,5 tỷ USD.

Hôm qua 28/11, doanh nghiệp khác là Murphy Oil cũng công bố thông tin khoản trái phiếu kỳ hạn 5, 10 và 30 năm công ty phát hành sẽ được dành để chi trả cổ tức.

Theo cơ quan xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor's (S&P), có tới 173 công ty đại chúng thông báo trả cổ tức đặc biệt trong tháng 11. Con số công ty trả cổ tức kỷ lục trong một tháng này càng ủng hộ cho xu hướng tránh tình trạng thuế cổ tức có thể sẽ quay về mức gần 40% trước khi giảm xuống 15% thời tổng thống Bush.

Dữ liệu từ đơn vị IFR của Thomson Reuters, tính tới 28/11, cho thấy giá trị trái phiếu công ty được phát hành trong tháng 11 đã vượt qua 100 tỷ USD, hướng tới tháng nhiều trái phiếu được phát hành nhất trong năm.

Xu hướng trả cổ tức "khủng" thường diễn ra tại những công ty có cổ đông nội bộ, gia đình hoặc quỹ đầu tư tư nhân nắm giữ phần lớn cổ phần. Giám đốc chiến lược của NewEdge, ông Larry McDonald, liệt kê ra một số công ty gồm Wynn's, Ebay, Dell, Oracle, Microsoft, Yahoo và Charles Schwab là những đơn vị thuộc dạng này.

Tuy vậy, xu hướng phát hành nợ để chi trả cổ tức có thể mang lại gánh nặng nợ cao hơn đối với doanh nghiệp hoặc sẽ không nhận được sự tin tưởng của thị trường.

Costco thậm chí còn bị S&P loại khỏi mức tín nhiệm đầu tư khi công bố kế hoạch dùng tiền trái phiếu để chi trả cổ tức.
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Nhà đầu tư tin rằng kinh tế thế giới đang đi đúng hướng

Khoảng 2/3 số nhà đầu tư được Bloomberg khảo sát cho rằng kinh tế thế giới đang đi vào giai đoạn ổn định, thậm chí có tiến triển.

Tỷ lệ này cao hơn rất nhiều so với 50% số người trả lời tương tự hồi tháng 9. Các nhà đầu tư đánh giá triển vọng phát triển của Trung Quốc và khả năng cao nước Mỹ tránh được bờ vực tài khóa sẽ giúp kinh tế thế giới phục hồi trong năm tới.

Theo đánh giá của các nhà đầu tư, thời điểm hiện tại là lúc nền kinh tế thế giới đạt mức tốt nhất trong suốt 18 tháng qua. Họ nhận định thị trường Mỹ đã tăng liên tiếp trong 8 quý liên tiếp vừa qua, trở thành điểm đến thu hút nhất. Trung Quốc đứng thứ hai.

Thị trường cổ phiếu là tài sản mà các nhà đầu tư lựa chọn cao nhất với tỷ lệ hơn 33%. Dấu hiệu này cho thấy thị trường vốn hứa hẹn sẽ có những bước phục hồi tốt trong năm sau. Tiếp theo là lĩnh vực bất động sản với tỷ lệ gần 20% lựa chọn.

Thị trường vốn và bất động sản nhận được nhiều sự quan tâm có lẽ một phần bởi lý do gói nới lỏng định lượng không giới hạn QE3 Mỹ đang tiến hành. Với lời cam kết hàng tháng mua lại khoảng 40 tỷ USD nợ thế chấp của chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed), Ben Bernanke, thị trường chắc chắn sẽ để ý tới dòng tiền này.

Một điều có thể vừa thúc đẩy vừa làm các nhà đầu tư ngại ngần là chính sách tài chính ngày càng thắt chặt của các quốc gia, đặc biệt là khối G20. Thị trường tài chính, ngân hàng sẽ bị ràng buộc chặt chẽ bởi nhiều điều luật hơn nữa trong tương lai.

Vấn đề mà các nhà đầu tư lo lắng nhất là liệu nước Mỹ có kịp đạt thỏa thuận để vượt qua bài toán bờ vực tài khóa hay không. Bên cạnh đó, nợ công châu Âu cũng khiến không ít nhà đầu tư trăn trở.
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Chứng khoán châu Á tăng do kỳ vọng Mỹ thoát “bờ vực tài khóa”

Chứng khoán châu Á phục hồi khi kỳ vọng quốc hội Mỹ sớm đạt thỏa thuận ngân sách, đảng đối lập Nhật Bản kêu gọi nới lỏng tiền tệ không giới hạn.

Lúc 5h22’ chiều nay (theo giờ Tokyo), chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương tăng 0,9% lên 124,16 điểm. Chỉ số này tăng 13% kể từ mức thấp năm nay khi ngân hàng trung ương các nước kích thích kinh tế.

Chứng khoán châu Á được hỗ trợ tăng phiên hôm nay khi lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do đối lập Nhật Bản kêu gọi nới lỏng tiền tệ không giới hạn nhằm kích thích kinh tế trong khi các cuộc khảo sát cho thấy đảng này có thể lên nắm quyền sau cuộc bầu cử tháng 12 tới.

Lo ngại về “bờ vực tài khóa” Mỹ được xoa dịu khi người phát ngôn Hạ viện Mỹ John Boehner cho biết ông lạc quan vào khả năng các nhà làm luật Mỹ sẽ sớm đạt được thỏa thuận ngân sách để tránh “bờ vực tài khóa”. Bộ trưởng tài chính Mỹ Timothy F. Geithner sẽ có cuộc gặp hôm nay với các lãnh đạo quốc hội để thảo luận về các điều khoản tăng thuế và cắt giảm chi tiêu.

Chứng khoán Australia tăng phiên hôm nay khi báo cáo cho thấy, doanh số bán nhà mới tháng 10 của nước này tăng lần đầu trong 4 tháng, chỉ ra việc ngân hàng trung ương Australia hạ lãi suất đã thu hút người mua nhà.

Cổ phiếu Honda, nhà sản xuất xe hơi Nhật Bản có 44% doanh số bán tại Bắc Mỹ, tăng 2% hôm nay. Cổ phiếu Kia tăng 4,7% và cổ phiếu Hyundai tăng 2,7% khi kỳ vọng doanh số tăng tại các nước BRIC (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc).
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
ủy ban châu Âu công bố các kế hoạch cải cách cơ cấu



Trọng tâm cải cách cơ cấu của Ủy ban châu Âu là kế hoạch phát triển dài hạn với hai nhóm khác nhau phát triển kinh tế - tài chính khác nhau.

Trong tài liệu dài năm trang trình bày chi tiết kế hoạch thành lập một liên minh kinh tế-tiền tệ "sâu rộng và thực sự," chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jose Manuel Barroso cho rằng 17 thành viên khu vực đồng euro (eurozone) cần phải được phép hội nhập sâu rộng hơn so với các nước còn lại trong Liên minh châu Âu (EU) để vượt qua cuộc khủng hoảng nợ hiện nay.

Theo ông, eurozone nên được phép chia sẻ nợ để bảo vệ các thành viên yếu hơn về mặt tài chính. Ông Barroso khẳng định nếu không cho phép hội nhập như vậy, châu Âu không thể tạo ra một khu vực đồng tiền chung mạnh và ổn định hơn.

Bên cạnh đó việc chia sẻ nợ, chủ tịch Ủy ban châu Âu còn đề xuất rằng quyền đưa ra các quyết định quan trọng nên được tập trung ở Brussels và các nền kinh tế khu vực cần được giám sát chặt chẽ hơn. Mọi chính sách về tài chính và kinh tế chủ chốt mà các nước thành viên lựa chọn cũng phải được thông qua và giám sát ở cấp độ toàn EU.

Tuy nhiên Đức, nền kinh tế lớn nhất khu vực đồng tiền chung, bác bỏ việc chia sẻ nợ. Ngoại trưởng Đức Guido Westerwelle khẳng định đề xuất của EC về kế hoạch chia sẻ nợ là hoàn toàn sai lầm và không thể chấp nhận được. Ông cho rằng điều này có thể chất thêm gánh nặng cho một số nước trong khi làm giảm đi nỗ lực tiến hành cải cách của một số nước khác.

Đồng ý với Đức, phản đối lại quan điểm trên của chủ tịch EC, một số nước cho rằng "EU hai tốc độ," trong đó bao gồm nhóm các nước eurozone hội nhập với tốc độ nhanh hơn, sẽ đe dọa cô lập các nước EU không phải thành viên eurozone. Một số nước thành viên eurozone cũng thận trọng với việc trao quá nhiều quyền lực cho Brussels
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Mỹ: Hiệu ứng Sandy không còn, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tiếp tục giảm

Cũng trong ngày hôm nay, báo cáo được Bộ Thương mại Mỹ công bố cho thấy trong quý III, nền kinh tế đã tăng trưởng mạnh hơn so với con số ước tính trước đó.

Số người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong tuần vừa qua đã giảm xuống do các tác động của siêu bão Sandy gần như không còn.



Theo báo cáo được Bộ Lao động Mỹ công bố hôm nay (29/11), số đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong tuần kết thúc vào ngày 24/11 đã giảm 23.000, xuống còn 393.000 đơn. Tuy nhiên, trước đó, các chuyên gia tham gia khảo sát của Bloomberg đưa ra con số là 390.000 đơn.


Sự suy giảm cho thấy thị trường lao động ở khu vực trung Atlantic – nơi chiếm 14% lực lượng lao động của Mỹ - có thể đã ổn định trở lại sau khi bị ảnh hưởng bởi bão Sandy. Ngoài ra, số việc làm mới được tạo thêm cũng có thể bị hạn chế do các nhà máy lo ngại về sự suy giảm của nền kinh tế và nguy cơ vách đá tài khóa.


Số đơn trung bình 4 tuần – chỉ số ít biến động hơn – tăng từ 397.750 lên 405.250 đơn.


Cũng trong ngày hôm nay, báo cáo được Bộ Thương mại Mỹ công bố cho thấy trong quý III, nền kinh tế đã tăng trưởng mạnh hơn so với con số ước tính trước đó. Nguyên nhân là do thâm hụt thương mại giảm xuống và hàng tồn kho tăng lên bù đắp cho mức tăng yếu ớt của chi tiêu tiêu dùng. GDP của Mỹ đã tăng 2,7% trong khi mức ước tính trước đó chỉ là 2%.
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp Mỹ giảm tuần thứ 2 liên tiếp



Trong tuần qua, số đơn đăng ký xin trợ cấp thất nghiệp mới giảm tuần thứ 2 liên tiếp, khi ảnh hưởng của bão Sandy tới thị trường lao động lắng xuống.

Bộ Lao động Mỹ hôm nay 29/11 cho biết, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới trong tuần qua đã giảm 23.000 xuống 393.000 đơn (đã điều chỉnh yếu tố thời vụ). Tuy nhiên, con số này vẫn cao hơn so với dự đoán của các nhà kinh tế tham gia khảo sát của Reuters, trong đó nhận định số đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới sẽ giảm còn 390.000 đơn trong tuần qua, kết thúc vào ngày 23/11.

Tính riêng 4 tuần qua, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới tăng 7.500 lên 405.250 đơn, mức cao nhất kể từ tháng 10 năm ngoái, Bộ Lao động Mỹ cho biết. Theo Bộ Lao động, sở dĩ số đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới tăng trong 4 tuần qua là do trận bão Sandy hồi cuối tháng 10 đã gây ảnh hưởng lớn tới dữ liệu việc làm.

Tuy nhiên, nhìn chung trong tháng 10, thị trường việc làm của Mỹ đã có dấu hiệu được cải thiện, khi có thêm 171.000 người có công ăn việc làm, so với con số 148.000 trong tháng 9, Bộ lao động nước này cho biết.

Trong khi đó, tính đến ngày 17/11, số lượng người tiếp tục sống dựa vào trợ cấp thất nghiệp của chính phủ đã giảm 70.000 xuống 3,29 triệu người.
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Kinh tế Mỹ tăng trưởng vượt dự báo trong quý III



Kinh tế Mỹ tăng trưởng 2,7% trong quý III, cao hơn dự báo, nhờ thâm hụt thương mại giảm và chi tiêu tiêu dùng tăng trong những tháng cuối năm.

Theo báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ hôm nay 29/11, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong quý III của Mỹ tăng 2,7%, cao hơn so với dự báo 2% trước đó. Trong cuộc khảo sát trước đó của hãng tin Bloomberg, 82 nhà kinh tế đã dự báo kinh tế Mỹ sẽ tăng 2,8% trong quý III.

Theo Bộ Thương mại Mỹ, GDP quý III tăng là nhờ thâm hụt thương mại giảm, trong khi chi tiêu tiêu dùng và lượng hàng tồn kho cũng tăng.

Cụ thể, thâm hụt thương mại Mỹ trong quý III đã giảm còn 403 tỷ USD, thấp hơn so với dự báo 413,7 tỷ USD trước đó, đồng thời thấp hơn so với quý II (407,4 tỷ USD). Trong khi đó, lượng hàng tồn kho tăng lên 61,3 tỷ USD trong quý III, so với 41,4 tỷ USD trong quý II.

Mặc dù chi tiêu hộ gia đình Mỹ - đóng vai trò quan trọng trong GDP quốc gia - tăng nhẹ 1,4% trong quý III, song vẫn thấp hơn dự báo 2% trước đó của các nhà kinh tế tham gia khảo sát của Bloomberg.

Báo cáo lần này cũng giúp giải thích quyết định của các nhà hoạch định chính sách Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), trong đó tuyên bố sẽ tiếp tục bơm tiền vào nền kinh tế để thúc đẩy tăng trưởng và giảm thất nghiệp.

Trong khi đó, thị trường lao động Mỹ cũng cho thấy những dấu hiệu cải thiện, cả về số lượng việc làm lẫn tiền lương của người lao động. Ngoài ra, khu vực nhà ở và tài chính các hộ gia đình cũng được cải thiện hơn rất nhiều. Đặc biệt, xuất khẩu Mỹ trong quý III tăng 1,1%, trái ngược với dự báo giảm 1,6% trước đó.
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Không có tiến triển trong đàm phán bờ vực tài khóa Mỹ

Chủ tịch quốc hội Mỹ, John Boehner, chỉ trích tổng thống Obama và đảng Cộng hòa không thực sự nghiêm túc trong các cuộc đàm phán.

Thứ năm (giờ Mỹ), ông Boehner cho biết rằng ông cảm thấy thất vọng sau khi nói chuyện với tổng thống Obama và cuộc gặp với bộ trưởng bộ Tài chính Timothy Geithner đã không mang lại kết quả như mong muốn. Chưa có sự đồng thuận nào giữa hai bên về việc đảo ngược lại luật cắt giảm chi tiêu và tăng thuế mạnh vào đầu năm tới.

Đảng Dân chủ muốn tăng thuế đối với tất cả người dân sau ngày 31/12 tới đây nhưng đảng Cộng hòa và tổng thống Obama chỉ muốn tăng thuế đối với hộ gia đình có thu nhập trên 250.000 USD/năm.

Thị trường giảm nhẹ sau nhận xét của ông Boehner và cho thấy triển vọng chưa có gì sáng sủa giải quyết bờ vực tài khóa.

Bên cạnh bàn thảo về bờ vực tài khóa, hai đảng còn tranh luận về việc tăng trần nợ công nhưng chưa có kết quả rõ rệt.

Người phát ngôn của Nhà trắng, Jay Carney, cho rằng quốc hội Mỹ cần có trách nhiệm nâng trần nợ công như một phần của cuộc đàm phán giải quyết bờ vực tài khóa.
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Chứng khoán châu Á tăng do Nhật Bản kích thích kinh tế

Chứng khoán châu Á ghi nhận tuần tăng thứ hai liên tiếp khi Nhật Bản thông qua gói kích thích kinh tế trị giá gần 11 tỷ USD.

Lúc 5h25’ chiều nay (theo giờ Tokyo), chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương tăng 0,3% lên 124,58 điểm. Chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương tăng 1,4% trong tuần này.

Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản ghi nhận tháng tăng mạnh nhất kể từ tháng 2 khi chính phủ Nhật Bản tăng cường nới lỏng tiền tệ trước cuộc bầu cử tháng 12 tới. Nội các Nhật Bản hôm nay đã thông qua gói kích thích kinh tế lần 2 trị giá 10,7 tỷ USD.

Động thái này diễn ra trước thềm cuộc bầu cử mà đông đảo dư luận cho rằng Đảng Dân chủ Nhật Bản cầm quyền của ông Noda có nguy cơ bị thất thế. Chuyên gia cho rằng, nếu đảng Dân chủ tự do đối lập giành được thắng lợi sẽ mở ra triển vọng kích thích kinh tế hơn nữa.

Chứng khoán Trung Quốc tăng khi theo khảo sát của Bloomberg, niềm tin kinh tế nước này lên cao nhất hơn 1 năm do kỳ vọng sự lãnh đạo mới của Tập Cận Bình có thể tạo ra điều kiện tốt hơn cho thị trường tài chính.

Cổ phiếu Nissan Motor, hãng sản xuất xe hơi có 79% doanh số bán ngoài Nhật Bản tăng 0,9% khi đồng yên xuống thấp nhất 7 tháng so với euro.

 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Gói cứu trợ "thầm lặng"

Đó là thuật ngữ Economist gọi gói cứu ngày 26/11 mà các bộ trưởng tài chính khu vực đồng tiền chung euro dành cho Hy Lạp.

Theo gói cứu trợ đó, các quốc gia khu vực euro sẽ cắt giảm nợ của Hy Lạp đến năm 2020 xuống 124% GDP cùng với nhiều lời hứa hẹn nếu Hy Lạp tiếp tục chương trình cải cách kinh tế.
Hy Lạp cũng sẽ được cấp gói hỗ trợ 49,1 tỉ euro chia thành hai đợt. Đợt giải ngân đầu vào tháng 12 tới trị giá 34,4 tỉ euro gồm 23,8 tỉ euro tái cấp vốn cho các ngân hàng và 10,6 tỉ euro hỗ trợ ngân sách. Gói giải pháp giảm nợ gồm mua lại nợ, giảm lãi suất các khoản vay chính thức, chuyển cho Hy Lạp lợi nhuận Ngân hàng Trung ương châu Âu có được từ mua trái phiếu chính phủ Hy Lạp trên thị trường thứ cấp, gia hạn kỳ hạn trả nợ từ 15 năm lên 30 năm, hoãn trả lãi trong 10 năm, cam kết tài trợ cho Hy Lạp mua lại trái phiếu của Hy Lạp từ các nhà đầu tư tư nhân.

Gói cứu trợ và giải ngân trị giá 34,4 tỷ euro vào tháng tới, đã không đến quá sớm dành cho Hy Lạp - quốc gia có nền kinh tế “rơi tự do” trong 5 năm qua. Yannis Stournaras, Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp đã phát biểu: “Hy vọng nó sẽ giúp khôi phục lại niềm tin vào tương lai cho Hy Lạp và làm cho khu vực đồng euro thêm sáng sủa”.

Thỏa thuận này được đưa ra sau khi kết thúc các cuộc đàm phán căng thẳng, dưới sự giám sát của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Gói cứu trợ thứ 2 dành cho Hy Lạp được phê duyệt hồi đầu năm nay sau khi các chủ nợ tư nhân chấp nhận xóa 53,5% nợ cho Hy Lạp thay vì 50% dự đoán trước đó. Gói cứu trợ nhanh chóng trượt ra khỏi “đường ray” khi nền kinh tế tiếp tục thu hẹp và chính trị trở nên rối loạn, người dân yêu cầu hai cuộc bầu cử để tạo ra một chính phủ mới.

Với thủ tướng mới, Antonis Samaras, ​​Hy Lạp cần gói cứu trợ thứ ba, mặc dù không ai sẽ sử dụng thuật ngữ này. Khó khăn vẫn còn, Hy Lạp cần giảm các khoản nợ công, khu vực chiếm phần lớn các khoản nợ.

Các cuộc đàm phán đã diễn ra qua hai giai đoạn. Đầu tiên, Hy Lạp cần phải giảm thâm hụt ngân sách. Quyết định cắt giảm ngân sách có giá trị khoảng 7% GDP, đã được phê duyệt đầu tháng này. Thêm vào đó, Athens được cấp thêm 2 năm để đạt được mục tiêu thặng dư ngân sách là 4,5% GDP.

Thứ hai, các chủ nợ, đứng đầu là Đức, đã được thuyết phục để giảm nợ cho Hy Lạp. Điều này thậm chí còn khó khăn hơn đàm phán giữa IMF và các chủ nợ. Các chủ nợ quốc tế của Hy Lạp đã đồng ý có những bước đi để giảm gánh nặng nợ nần của nước này từ mức 144% xuống còn 124% GDP cho đến năm 2020. Lúc đầu, IMF nhấn mạnh trên 120% vào năm 2020, nhưng sau đó đã đồng ý thỏa hiệp. Hy Lạp được chấp nhận mức nợ xuống 124%, nhưng bù lại Athens phải cam kết nợ sẽ đi xuống “đáng kể” dưới 110% vào năm 2022.

Hi vọng Hy Lạp có thể nhanh chóng trả hết nợ bằng cách duy trì thặng dư ngân sách cao hơn 5% hoặc thậm chí 5,5% là không hợp lý (Hy Lạp sẽ không đạt cân bằng ngân sách cho đến năm tới là sớm nhất). Và cách dễ nhất để giảm nợ gánh nặng nợ nần là xóa bớt số nợ - tuy nhiên số nợ đó lại quá nhiều đối với các chủ nợ.

Đối với IMF, mặc dù công khai hỗ trợ song dường như vẫn có sự e ngại. IMF cho rằng họ không thể không tham gia vào chương trình cứu trợ và phát hành cổ phiếu trị giá 34,4 tỷ euro cho đến khi cơ quan này thấy chương trình mua lại nợ sẽ mang lại bao nhiêu tiền. Hy Lạp sẽ cố gắng giảm gánh nặng nợ nần bằng cách mua lại trái phiếu của mình với giá “đau khổ”.

Tuy nhiên các quan chức EU thừa nhận rằng, Hy Lạp đã “cực kỳ may mắn” để nhận giúp đỡ mà không trải qua một đợt tái cơ cấu nợ. Đó là lý do tại sao IMF thỏa hiệp.

Rõ ràng, gói cứu trợ này không phải là điều mà IMF mong muốn, nhưng họ vẫn chấp thuận. Tuy nhiên, khu vực đồng euro đã vượt qua giới hạn cho phép cuối cùng: cộng đồng eurozone biết sẽ phải chịu mất mát để giữ Hy Lạp ở lại trong nhóm. Việc giảm lãi suất có nghĩa là Ý và Tây Ban Nha sẽ được cho vay ít hơn để nhường phần cho Hy Lạp. Nhưng họ tính toán rằng, về lâu dài, ổn định khu vực đồng euro là lợi ích của chính họ.
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Hạ Viện Đức thông qua gói cứu trợ Hy Lạp

Hôm nay (30/11), các nhà làm luật Đức đã thông qua gói cứu trợ mới nhất cho Hy Lạp với tỷ lệ ủng hộ chiếm đa số dù rằng họ cảm thấy không hài lòng khi thu nhập từ thuế của người dân ngày càng giảm trước cuộc bầu cử liên bang.
Kết quả cuộc bỏ phiếu tại Hạ Viện không có gì đáng ngờ nhưng là một “bài kiểm tra” quyền lực của Thủ tướng Angela Merkel đối với liên minh trung hữu của mình. Trong số 584 đại biểu Hạ Viện, có 473 hạ nghị sỹ bỏ phiếu ủng hộ trong khi 100 người bỏ phiếu chống và 11 phiếu trắng.
Gói cứu trợ, nhằm mục đích giảm tải nợ công của Hy Lạp xuống còn 124% GDP vào năm 2020, được đưa ra vào thời điểm chồng chất suy đoán từ phía các nhà làm luật và phương tiện truyền thông rằng các chính phủ khu vực eurozone cuối cùng sẽ phải chấp nhận mất trắng số trái phiếu chính phủ Hy Lạp mà họ nắm giữ.
Cả tuần qua, các tờ báo Đức đã “dội bom” đăng tải hàng loạt dự báo, kể cả từ một số nhà lập pháp liên minh, về nguy cơ nói trên. Chính phủ Đức trong tuần này đã lần đầu tiên thừa nhận rằng gói cứu trợ có nghĩa mất doanh thu liên bang.
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Nhận định xu hướng giá vàng tuần tới từ ngày 03/12 đến 07/12/2012

Trong tuần qua, giá vàng chủ yếu theo chiều hướng giảm mạnh. Từ mức 1754 USD/oz, giá liên tục lao dốc các ngày giao dịch trong tuần để lập nên mức đáy tại 1705 USD/oz. Mặc dù quỹ SPDR Gold Trust liên tiếp có động thái mua vào nhưng với mối quan ngại về “vách đá tài khoá” của Mỹ khiến cho vàng liên tục bị suy yếu.

Giá vàng sau khi leo lên được mức 1750 USD/oz liền có dấu hiệu quay đầu đảo chiều giảm mạnh để 1 lần nữa áp sát mức 1700 USD/oz. Cột nến đang hướng xuống đường bao dưới của công cụ Bollinger Bands và điều này cho thấy mục tiêu trong tuần sau là phá vỡ mức 1700 USD/oz để hình thành nên chu kỳ giảm mạnh.
Tình hình bất đồng trong cách tính thuế của chính phủ Mỹ trong khi thời hạn cuối tháng 12 đang tới gần khiến cho vàng mất đi cơ hội tăng. Đồng bạc xanh liên tiếp tăng mạnh khiến cho vàng đứng trước nguy cơ có thể sẽ bị tuột dốc khỏi mức 1700 USD/oz trong tuần sau.
Khả năng giảm mạnh về mức 1688 USD/oz là rất lớn nếu như giá vàng không kịp hồi phục lại mức 1728 USD/oz.
Mức hỗ trợ: 1700 - 1688 – 1667.
 
Top