Thông Tin Kinh Tế và Chiến Lược của RÙA

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Tuần tới giá vàng có thể tăng nhẹ


Cuộc đàmphán nhằm ngăn chặn các biện pháp cắt giảm chi tiêu và tăng thuế tự động, gọilà “vực thẳm ngân sách” của Mỹ, được dự báo sẽ tiếp tục quyết định hướng đi củagiá vàng trong tuần tới. Giới phân tích nghiêng về khả năng giá vàng sẽ tăng,nhưng khó vượt được vùng 1.735-1.750 USD/oz.

Vàng đãgiảm giá trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu và trong cả tuần qua. Tại bộ phậnComex của Sở Giao dịch Hàng hóa New York (NYMEX), giá vàng giao tháng 2/2013 chốttuần ở mức 1.712,7 USD/oz, giảm 2,3% trong cả tuần. Tính chung cả tháng 11, giávàng hạ 0,5%.

Trong cuộcthăm dò dự báo giá vàng tuần tới do trang tin kim loại quý Kitco News thực hiện,có 18/25 ý kiến phản hồi dự báo giá tăng, chỉ có 2 ý kiến dự báo giá giảm, và 5ý kiến cho rằng giá sẽ đi ngang. Tham gia vào cuộc thăm dò hàng tuần này là cáccông ty kinh doanh vàng, ngân hàng đầu tư, nhà giao dịch hàng hóa giao sau, nhàquản lý quỹ, và chuyên gia phân tích kỹ thuật.

Phiên cuốituần, vàng đã giảm giá theo thị trường chứng khoán. Giới giao dịch cho biết, hoạtđộng bán chốt lời vào cuối tháng vào tuần này cũng gây áp lực giảm giá chovàng. Trong phiên giao dịch ngày thứ Tư, giới đầu tư bán mạnh vàng, khiến giávàng tụt về sát mức 1.700 USD/oz.

Mặc dù vậy,các nhà chuyên môn nhận định, việc giá vàng trụ được mốc 1.700 USD trong tuầncho thấy thị trường đang được hỗ trợ ở mức giá này.

ÔngAfshin Nabavi, người đứng đầu bộ phận giao dịch của công ty MKS Finance tạiGeneva, Thụy Sỹ, cho rằng, lực mua vàng vật chất có tăng khi giá vàng ở vùng1.700 USD/oz, cho thấy khách mua xem đây là một mức giá hợp lý để gom hàng.Theo ông Nabavi, trong tuần tới, giá vàng ít có khả năng vượt ra khỏi vùng biênđộ hiện tại, với mức hỗ trợ là 1.705 USD/oz và mức kháng cự là 1.735 USD/oz.

“Giá vàng cầnvượt được 1.735 USD/oz mới tính tới chinh phục mốc 1.750 USD/oz”, ông Nabavinói.

Nhiềuchuyên gia dự báo, giá vàng từ nay tới hết năm 2012 sẽ không có nhiều thay đổi.“Tôi cho rằng, vì năm 2012 sắp kết thúc, các nhà đầu tư sẽ không muốn ôm vào rủiro mới. Bởi vậy, giá vàng chắc sẽ chỉ trong vùng 1.700-1.800 USD/oz. Khi sangnăm 2013, thị trường có thể mua vàng nhiều hơn”, ông Nabavi phát biểu.

Cho tớinay, vàng vẫn đang có diễn biến giá cùng chiều với thị trường chứng khoán. Chiếnlược gia thị trường Adam Klopfeinstein của công ty Archer Financial Services, kỳvọng điều này sẽ thay đổi. Nếu cuộc đàm phán về “vực thẳm ngân sách” của Mỹ tiếptục kéo dài, giá vàng sẽ được hỗ trợtrong khi thị trường chứng khoán chịu áp lực giảm điểm.

“Trong tuần tới,tôi kỳ vọng giá vàng sẽ thoát khỏi ảnh hưởng của chứng khoán và thử tiếp cậnvùng 1.740-1.750 USD/oz. Nếu vàng có tăng giá thì tỷ lệ tăng tính bằng phầntrăm sẽ hạn chế”, ông Klopfeinstein dự báo.

Chiến lượcgia này cũng cho rằng, giá vàng từ nay tới hết năm sẽ không còn tăng được thêmnhiều nữa, trong đó mức 1.750 USD/oz có thể là mức đỉnh của giá vàng trongtháng 12. “Giá vàng tăng thêm được 50 USD/oz đã là quan trọng, nhưng tôi khôngcho là giá sẽ lên được 1.800 USD/oz trong năm nay”.

Trong tuầntới, có nhiều thống kê quan trọng của kinh tế Mỹ được công bố, nổi bật nhất làbáo cáo thất nghiệp tháng 11. Nhưng theo ông Bob Haberkorn, cuộc đàm phán ngânsách trong Quốc hội Mỹ nhiều khả năng sẽ lấn át ảnh hưởng của báo cáo thất nghiệp.

“Vấn đề ‘vực thẳm ngân sách’ sẽ tiếp tục làcâu chuyện được quan tâm nhất. Tuần này, thị trường đã đón nhận nhiều số liệukinh tế, nhưng những thống kê này hầu như không có ảnh hưởng đến giá vàng”, ôngHaberkorn nói.
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Australia tiếp tục hạ lãi suất cứu nền kinh tế

Để vực dậy nền kinh tế, Australia liên tiếp hạ lãi suất trong thời gian gần đầy.

Ngân hàng trung ương Australia hôm nay 4/12 vừa hạ 0,25% lãi suất cơ bản về 3%, thấp nhất kể từ giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu. Trước đó, ngân hàng trung ương Australia cũng từng hạ lãi suất vào tháng 6 và tháng 10.

Động thái này được cho là nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh kinh tế Australia chững lại do giá hàng hóa giảm, nội tệ lên giá và các chính sách cắt giảm chi tiêu của chính phủ.

Trong tháng 8, giá hàng hóa ở Australia giảm 4,3% so với tháng 7, và giảm 18,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá hàng hóa giảm, nội tệ tăng khiến nhiều công ty khai mở của Australia ngừng các dự án lớn đồng thời cắt giảm lao động.

Triển vọng kinh tế của Australia ngày càng xấu đi. Theo số liệu vừa công bố, thâm hụt tài khoảng vãng lai quý III của Australia tăng lên gần 15 tỷ USD, cao nhất kể từ đầu 2010. Kim ngạch xuất khẩu kim loại như quặng sắt giảm 15% trong quý III trong khi giá cũng giảm với mức tương tự.
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Mỹ lại chia rẽ vì vách đá tài khóa


Kế hoạch tăng thuế và giảm chi tiêu công trị giá 1.600 tỷ USD của Tổng thống Obama

không được Hạ viện Mỹ chấp thuận. Hôm nay, Hạ viện còn đưa ra chương trình 2.200 tỷ USD, giảm thuế và chi phí y tế.


Chủ tịch Hạ viện Mỹ John Boehner và Tổng thống Mỹ Barrack Obama. Ảnh: Financial Press
Vách đá tài khóa (Fiscal Cliff) là chương trình tự động tăng thuế và cắt giảm chi tiêu năm 2013 trị giá hơn 600 tỷ USD của Mỹ. Chương trình trên sẽ có hiệu lực vào tháng 1 tới nếu Quốc hội nước này không có động thái giải quyết.
Vách đá này được tạo ra bởi Quốc hội Mỹ và Tổng thống Obama. Năm 2010, Mỹ gia hạn chương trình giảm thuế từ thời cựu Tổng thống Bush thêm hai năm, có nghĩa là việc giãn thuế thu nhập, thuế thặng dư vốn, cổ tức và bất động sản sẽ chấm dứt vào cuối năm nay. Năm 2011, để nâng trần nợ công liên bang, Mỹ tuyên bố sẽ cắt giảm ngân sách 1.200 tỷ USD trong 9 năm tới, bắt đầu từ tháng 1/2013. Năm 2012, nước này gia hạn việc giảm thuế lương 2% đến hết tháng 12. Tất cả những việc này được thiết kế để gây sức ép buộc Quốc hội phải hành động về thuế, chi tiêu và thâm hụt.
Để giải quyết vách đá tài khóa, Tổng thống Obama đề nghị tăng thuế để thu về 1.600 tỷ USD trong thập kỷ tới. Ông cũng cho rằng Mỹ nên cắt giảm 600 tỷ USD chi tiêu công, trong đó có 350 tỷ chăm sóc y tế. Việc này sẽ được chia làm hai giai đoạn. Ban đầu, chương trình tăng thuế sẽ áp dụng với người giàu, hiện chiếm 2% trong xã hội. Vì vậy, thuế thặng dư vốn sẽ được đẩy lên mức cao nhất là 23,8%, thuế thu nhập là 39,6% và thuế cổ tức là 43,4%. Những hạn chế về giảm và miễn thuế cũng sẽ được phục hồi.
Trong giai đoạn hai bắt đầu từ 1/8, Chính phủ Mỹ muốn Quốc hội thông qua kế hoạch nâng thuế trị giá khoảng 600 tỷ USD. Họ sẽ thực hiện hai chương trình: nâng thuế 1.000 tỷ USD và giảm thuế 360 tỷ USD để tạo ra mức tăng thuế ròng hơn 600 tỷ USD.
Kế hoạch này đã được Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner trình bày tại Quốc hội ngày 29/11, trong cuộc bàn thảo với cả hai đảng về vách đá tài khóa. Tuy nhiên, những đề xuất trên đã không được Đảng Cộng hòa chấp nhận.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ John Boehner còn công khai chỉ trích chính quyền của Tổng thống Obama và cho rằng "Nhà Trắng cần tỏ ra nghiêm túc hơn về vấn đề này". Boehner cho biết: "Chúng tôi hy vọng sẽ được nghe một kế hoạch chi tiết về cắt giảm chi tiêu", nhưng những gì Nhà Trắng trình bày lại giống hệt bản kế hoạch ngân sách của Tổng thống tháng 2 năm ngoái.
Ngày hôm nay (4/12), trong một bức thư trình lên Tổng thống Obama, Hạ viện Mỹ cũng công bố kế hoạch cắt giảm thâm hụt của riêng họ trị giá 2.200 tỷ USD. Cơ quan này đề xuất cắt chi phí Chăm sóc y tế và an sinh xã hội, đồng thời đặt trần mức giảm thuế đối với người giàu.
Ông Boehner và một số lãnh đạo Đảng Cộng hòa dự tính cắt giảm 800 tỷ USD thuế trong thập kỷ tới và giảm tốc độ tăng trưởng của chi phí An sinh xã hội. Việc này sẽ giảm chi cho chương trình phúc lợi đặc biệt thêm ít nhất 900 tỷ USD, bao gồm cả nâng tuổi hưởng chăm sóc y tế, và giảm 300 tỷ USD những khoản chi tiêu không bắt buộc.
Tuy nhiên, theo Giám đốc Truyền thông của Nhà Trắng - Dan Pfeiffer, kế hoạch này "không đáp ứng được yêu cầu cân bằng" và "chẳng có gì mới mẻ". Ông nhấn mạnh: "Trên thực tế, việc này chỉ là hạ thuế cho người giàu và đẩy gánh nặng lên vai tầng lớp trung lưu”.
Joe Minarik, một quan chức ngân sách dưới thời cựu Tổng thống Bill Clinton nhận xét những đề nghị này "rõ ràng là một nước cờ". Ông giải thích: "Nếu Đảng Cộng hòa chấp nhận đề án tăng thuế, Đảng Dân chủ cũng sẽ phải xê xích một chút với chương trình phúc lợi đặc biệt".
Theo Thượng nghị sĩ Max Baucus, Chủ tịch Ủy ban Tài chính Thượng viện Mỹ, cả hai bên vẫn có khả năng đi đến thống nhất nếu mức tăng thuế trên 1.000 tỷ USD và chi tiêu công giảm đáng kể. Ông cho rằng Mỹ không còn nhiều thời gian, trong khi cả hai bên lại rất kiên định với các vấn đề tối quan trọng như thuế, và việc tăng thuế hay giảm chi tiêu có xảy ra ngay lập tức hay không.
Tuần trước, trong một báo cáo về triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2013, Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) nhận định GDP của Mỹ có thể chỉ tăng 2,2% năm nay và 2% năm sau. Nhà kinh tế trưởng của OECD - Pier Carlo Padoan cũng cho biết: "Nếu vách đá tài khóa không được giải quyết, Mỹ sẽ đẩy cả thế giới vào suy thoái”.
Bên cạnh vách đá tài khóa, nợ công cũng là vấn đề nóng trong các cuộc bàn thảo cuối năm tại Mỹ. Cường quốc số một thế giới này sẽ chạm mức trần nợ 16.400 tỷ USD năm nay. Theo Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ, Bộ Tài chính có thể sử dụng các biện pháp chưa từng có để dời hạn chót tăng trần nợ sang tối thiểu giữa tháng 2 tới. Đảng Cộng hòa muốn cắt giảm chi tiêu tương đương mức tăng giới hạn nợ. Còn Nhà Trắng lại muốn gỡ bỏ quy định việc tăng trần nợ phải được Quốc hội thông qua.


 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Với biến động này, liệu Vàng còn giữ được vị thế trú ẩn an toàn?

Vàng đã không giao dịch với vị thế là hầm trú ẩn an toàn trong thời gian gần đây, khiến nhiều nhà đầu tư tự hỏi liệu vàng còn giữ được thế này hay không.
David Beahm – phó chủ tịch tại công ty đầu tư kim loại quý Blanchard & Co nhận định “Với biến động này thì giá vàng đã không còn giữ được vị thế của mình nhưng thực tế nhà đầu tư vẫn xem vàng là nơi bảo vệ giá trị tài sản của mình.”
Tuy nhiên, thật khó tin vào các đợt giảm sâu mà kim loại này phải gánh chịu trong vài phiên gần đây.
Quả thực, vàng đã giảm xuống mức thấp nhất trong 1 tháng hôm qua với hợp đồng giao tháng 2 giảm $25.30, tương đương 1.5% xuống $1,695.80 trên sàn Comex –New York.
Các đợt giảm sâu cũng xuất hiện trong tháng 11 đã khiến vàng giảm 0.4% với đà giảm khoảng $40 vào ngày 2.11 và giảm gần $26 trong ngày 28.11.
Các nhà phân tích thừa nhận các biến động trong vài tháng trở lại đây đã gây sự chú ý.
Vàng nhảy vọt $200 lên quanh mức 1800 trong tháng 10, từ khoảng mốc 1600 trong tháng 8.
Phil Storer, giám cố giao dịch tại Dillon Gage Inc – một công ty giao dịch tại các thị trường giao kỳ hạn trụ sở Texas cho biết “đây là biến động lớn. Dường như đã quá đà và hiện tại đang trong quá trình tìm mức giá hợp lý.”
Về cơ bản và kỹ thuật, các nhà phân tích đổ lỗi cho các đợt biến động gần đây của vàng xuất phát từ việc thanh khoản của quỹ đầu tư, nhân tố kỹ thuật và chốt sổ cuối năm rồi đến kinh tế, vách đá tài chính, tiến triển tại khối EU và triển vọng giảm phát, lạm phát. Tuy nhiên, qua tất cả và bất chấp bán tháo, nhà đầu tư vẫn đổ xô vào vàng với không do dự.
Tháng trước, doanh số bán vàng tại Mỹ khả quan nhất trong một tháng kể từ tháng 7/2010. Ngoài ra, lượng nắm giữ vàng tại quỹ ETPs cũng thiết lập ở các mức kỷ lục trong nữa cuối tháng 11 đạt 83 triệu oz.
Chỉ số nhà đầu tư vàng Gold Investor Index – chỉ số thể hiện tâm lý nhà đầu tư vàng Phương Tây thông qua việc theo dỏi lực bán và mua vàng trên BullionVault cũng tăng lên mức cao nhất trong 6 tháng. “ Giá vàng có thể suy yếu trong thời điểm này nhưng đăng sau hậu trường, giới đầu tư Phương Tây rõ ràng đang cảm nhận được sự cần thiết của việc đảm bảo an toàn, chống lại các rủi ro tài chính trong năm tới, theo Ben Traynor – trưởng kinh tế tại BullionVault cho biết.
Kết hợp các lý do
Sau tất cả các vai trò mà vàng đảm nhiệm thì cũng có nhiều thăng trầm song nhiều nhà phân tích vẫn nhận thấy vàng vẫn còn rất triển vọng trong năm tới.
Cho đến bây giờ, vàng giao kỳ hạn đã tăng khoảng 8%.
Beahm của Blanchard & Co kỳ vọng năm 2013 sẽ là năm tuyệt với cho giá vàng nhờ sự bất ổn xuất hiện từ vách đá tài chính Mỹ và sự phụ thuộc của nền kinh tế Mỹ vào các chính sách kích thích tiền tệ của Fed.
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Bước tăng mạnh của vàng đang kết thúc?

Sau khi rơi xuống mức đáy một tháng trong phiên hôm qua, thị trường vàng đang nghiêng về xu hướng giảm và nhiều khả năng sẽ tái lập mức thấp của năm- một cựu trader trả lời phỏng vấn CNBC.
Rich Ilczyszyn, người sáng lập và là chuyên gia phân tích kỹ thuật tại iiTrader cho rằng việc giá vàng đóng cửa dưới vùng $1,700 đang phát đi những tín hiệu xấu trong ngắn hạn.
Theo ông, mọi thông tin dường như đang tác động tiêu cực tới thị trường. Vàng có thể phải đối mặt với bước giảm sâu. Hiện tiến trình đàm phán về vấn đề vách đá tài khóa tại Washington đang khiến giới đầu tư chạy sang các tài sản an toàn hơn.
“Nếu vấn đề vực thẳm ngân sách không được giải quyết, chúng ta sẽ được chứng kiến một đà bán tháo mạnh mẽ do giới đầu tư tháo chạy khỏi thị trường giống như họ đã từng làm trước đây, trong khi đó, họ sẽ tìm tới đồng dollar và trái phiếu ngắn hạn”- Ilczyszyn nói.
“Thị trường có thể mất hàng trăm giá và quay trở lại mốc thấp của năm là $1,530.”
Trước đó, kim loại quý đã tăng mạnh nhờ sự xuất hiện của chương trình mua trái phiếu quy mô lớn từ FED với lo lắng về nguy cơ lạm phát và sự mất giá của đồng dollar. Khi đó, vàng đóng cả vai trò là hàng rào lạm phát, cả vai trò là nơi lẩn tránh những bất ổn.
Và ngày hôm nay, giới đầu tư lại tỏ vẻ thận trong trong bối cảnh tranh cãi chính trị giữa Nhà Trắng và Quốc hội về việc tăng thuế và cắt giảm chi tiêu dự kiến sẽ tiến hành vào tháng Giêng vẫn chưa ngã ngũ. Hoạt động thanh khoản từ các quỹ lớn đã khiến vàng rơi mạnh về vùng thấp 1.700 USD trong phiên hôm qua- đây là một rào cản kỹ thuật và tâm lý quan trọng mà nhiều nhà phân tích chú ý.
Các trader cho rằng lực bán mạnh từ các quỹ lớn trên toàn cầu, hoạt động quyền chọn và lực bán chạy thuế cuối năm đều liên quan đến khả năng tăng thuế để giải quyết vách đá tài khóa. Và chính điều này đang ảnh hưởng xấu tới nhu cầu vàng miếng hiện nay.
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Fed sắp khởi động chương trình mua trái phiếu



Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) dự kiến sẽ thông báo chương trình mua trái phiếu nhằm kích thích kinh tế trong cuộc họp diễn ra vào tuần tới.

Nhiều nhà kinh tế cho rằng Fed sẽ công bố chương trình mua trái phiếu hàng tháng trị giá 45 tỷ USD trong cuộc họp bàn về chính sách diễn ra vào ngày 11-12/12. Tín hiệu này cho thấy Fed sẽ tiếp tục bơm tiền để kích thích kinh tế trong suốt năm 2013 nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp.

"Chúng tôi hy vọng chương trình mua trái phiếu sẽ tiếp tục với mức lãi suất và thời gian đáo hạn giống với 3 tháng trước", nhà kinh tế Laurence Meyer thuộc công ty dự báo kinh tế vĩ mô Macroeconomic Advisers cho biết.

Quyết định này sẽ làm tăng kỳ vọng rằng Fed sẽ tiếp tục mua tổng cộng 85 tỷ USD trái phiếu kho bạc và trái phiếu thế chấp trong khi vẫn giữ lãi suất gần bằng không ít nhất cho đến giữa năm 2015.

Chương trình mua trái phiếu mới này sẽ thay thế cho chương trình "Operation Twist” hay chương trình hoán đổi trái phiếu ngắn hạn sang dài hạn. Fed mỗi tháng hoán đổi 45 tỷ USD trái phiếu ngắn hạn sang dài hạn.

Fed đã hứa sẽ duy trì các nỗ lực kích thích tăng trưởng cho đến khi thị trường lao động của Mỹ có tỷ lệ thất nghiệp như ý. Tỷ lệ thất nghiệp Mỹ hiện vẫn đang ở mức cao 7,9%.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế dự kiến đạt khoảng 2% trong năm tới.
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Nền kinh tế thế giới phải đối mặt với hai mối nguy

Kết quả khảo sát mới nhất của hãng tin Reuters cho thấy trong nhóm các nước giàu, triển vọng kinh tế Mỹ vẫn "sáng sủa nhất;" kinh tế Eurozone tiếp tục lún sâu vào suy thoái, còn kinh tế Nhật Bản vẫn chưa thoát khỏi giai đoạn đình đốn, bất chấp hàng chục kế hoạch kích cầu quy mô lớn.
Cùng lúc đó, nhiều thị trường đang nổi cũng bị tổn thương. Tăng trưởng của Ấn Độ trong năm nay có khả năng sẽ đạt mức thấp nhất trong cả thập kỷ, nền kinh tế của Brazil cũng đang rất chật vật.

"Vách đá tài chính" Mỹ treo lơ lửng
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang chao đảo, điều làm toàn thế giới thêm "nhụt chí" là cuộc tranh cãi tại Washington dường như vẫn chưa thể kết thúc khi hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đều nhất quyết giữ vững lập trường của mình, chưa nhượng bộ về nhiều chính sách liên quan lĩnh vực tài chính. Vấn đề lớn nhất gây bế tắc là liệu có nên mở rộng việc áp dụng mức thuế thấp cho các hộ gia đình có thu nhập trên 250.000 USD/năm - từng được áp dụng từ thời cựu Tổng thống George W.Bush - hay không.
Khi chỉ còn bốn tuần lễ là chương trình tăng thuế và cắt giảm chi tiêu tự động bắt đầu có hiệu lực và sẽ tác động mạnh đến đà phục hồi kinh tế vẫn còn mong manh của Mỹ, các nghị sỹ đảng Cộng hòa, chiếm đa số tại Hạ nghị viện nước này, ngày 3/12 đã đề xuất kế hoạch giảm khoảng 2.200 tỷ USD thâm hụt ngân sách liên bang trong vòng 10 năm tới như một giải pháp để tránh va vào "vách đá tài chính."
Chủ tịch Hạ viện Mỹ John Boehner và một số lãnh đạo đảng Cộng hòa đề xuất tăng nguồn thu thuế thêm 800 tỷ USD; đồng thời cắt giảm 1.200 tỷ USD chi tiêu liên bang, trong đó chương trình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi (Medicare) mà Tổng thống Obama hết lòng ủng hộ sẽ bị cắt giảm 600 triệu USD, cùng khoản thu bổ sung 200 tỷ USD từ các nguồn khác.
Ngoài ra, lãnh đạo đảng Cộng hòa tiếp tục bảo lưu quan điểm phản đối đề xuất tăng thuế đánh vào thiểu số 2% những người giàu có nhất nước Mỹ của Tổng thống Barack Obama và phe Dân chủ.
Ông Boehner cho rằng đây có thể không phải là một giải pháp lâu dài song là một đề xuất "cân bằng" giúp nước Mỹ có thể tránh "vách đá tài chính" mà không gây tác động xấu đến nền kinh tế và thị trường việc làm. Đồng thời, ông nhấn mạnh ưu tiên trước mắt là các nghị sỹ hai đảng cần đạt được đồng thuận về một giải pháp hợp lý nhằm giải quyết vấn đề thâm hụt ngân sách liên bang để tránh phải tự động "rút" 600 tỷ USD khỏi nền kinh tế từ đầu năm tới.
Tuy nhiên, Nhà Trắng cùng ngày đã bác bỏ đề xuất trên của đảng Cộng hòa và phát ngôn viên Nhà Trắng Dan Pfeiffer cảnh báo hai bên sẽ khó đạt được một thỏa thuận "hợp lý và cân bằng" để giải quyết vấn đề thâm hụt ngân sách nếu phe Cộng hòa tiếp tục phản đối việc tăng thuế đối với những người thu nhập trên 250.000 USD/năm.
Các nghị sỹ đảng Dân chủ của Tổng thống Obama cho rằng kế hoạch của phe Cộng hòa là "không thể chấp nhận" khi sẽ "làm tổn thương" tầng lớp trung lưu trong khi tiếp tục bảo vệ giới giàu có. Trong khi đó, Tổng thống Obama nhấn mạnh việc miễn giảm thuế đối với người giàu sẽ không giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cũng như nhu cầu tiêu dùng bằng việc cắt giảm thuế cho tầng lớp trung lưu và khẳng định sẽ không cắt giảm chi tiêu dành cho các lĩnh vực nghiên cứu, phát triển, giáo dục cũng như các chương trình hỗ trợ người khuyết tật.
Tình trạng tranh cãi bất phân thắng bại về các chính sách tài chính giữa chính quyền hành pháp và phe Cộng hòa tại Quốc hội đã làm người dân Mỹ thêm thất vọng. Kết quả thăm dò chung của Washington Post/Pew Research Center, công bố ngày 4/12 cho biết có 49% người Mỹ được hỏi ý kiến nghĩ rằng Nhà Trắng và phe Cộng hòa từ nay đến cuối năm khó đạt được một thỏa thuận về cắt giảm chi tiêu và cải cách thuế. Tình huống này, nếu xảy ra, có 53% số người được hỏi cho rằng trách nhiệm thuộc về đảng Cộng hòa và 27% đổ lỗi cho chính quyền của Tổng thống Obama.
Các số liệu trong lĩnh vực sản xuất của Mỹ mới công bố cho thấy có nhiều khả năng tăng trưởng trong quý 4 của nước này bị chậm lại. Khởi đầu là số liệu của Viện quản lý nguồn cung (ISM) cho thấy hoạt động chế tạo của Mỹ giảm trong tháng 11 này sau hai tháng tăng trưởng.
Chỉ số quản lý sức mua theo điều tra của ISM giảm xuống 49,5 trong tháng 11, so với 51,7 trong tháng trước và là mức thấp nhất kể từ tháng 7/2009. Các doanh nghiệp được điều tra đổ lỗi cho kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm và sự không chắc chắn về các cuộc tranh luận tại Washington về "vách đá tài chính" là nguyên nhân chính.
Nhà kinh tế Tom Porcelli từ RBC Capital Markets cho rằng "không hề phóng đại chút nào khi nói rằng nguy cơ phải chứng kiến một dấu hiệu tiêu cực về tăng trưởng GDP trong quý 4 là rất lớn."
Dựa trên những số liệu cho thấy mức chi tiêu của người tiêu dùng trong tháng 10 vừa qua lần đầu tiên bị giảm xuống trong vòng năm tháng trở lại đây, chuyên gia này đã xem xét lại và hạ mức dự báo tốc độ tăng GDP hàng năm của Mỹ từ mức 1% xuống 0,2% trong quý 4. Một trong những lý do ảnh hưởng đến sự giảm tốc của nền kinh tế Mỹ là trận siêu bão Sandy đổ bộ vào nước này hồi cuối tháng 10 vừa qua khiến nền kinh tế lớn nhất thế giới thiệt hại hơn 80 tỷ USD.
Khó tìm lối thoát cho khủng hoảng nợ công Eurozone
Những khó khăn mà Mỹ đang đối mặt diễn ra trong tình cảnh kinh tế châu Âu vẫn còn rất ảm đạm. Dù cho thỏa thuận về nợ mới nhất của Hy Lạp ngay lập tức đã dập tắt những quan ngại về nguy cơ vỡ nợ và Ủy ban châu Âu (EC) đã thông qua kế hoạch cải tổ ngành ngân hàng Tây Ban Nha, song khủng hoảng nợ công Eurozone vẫn tiềm ẩn nguy cơ lớn nhất đối với kinh tế thế giới.
John Higgins, nhà kinh tế làm việc tại Capital Economics ở London, nói: "Chúng tôi cho rằng Eurozone sẽ sớm phải chịu sức ép thêm một lần nữa. Chúng tôi tiếp tục dự đoán rằng tỷ giá giữa đồng euro và USD sẽ nhanh chóng giảm xuống và đạt mức ngang bằng trong năm tới, khi cuối cùng Hy Lạp phải rời khỏi Eurozone."
Sự quan tâm của các thị trường tài chính đang nhanh chóng hướng về Tây Ban Nha, nơi mà thực trạng kinh tế vẫn tiếp tục xấu đi dù cho tình hình tín dụng đã bớt u ám nhờ những hy vọng có được từ sự trợ giúp của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Khó khăn mà Thủ tướng Mariano Rajoy phải đối mặt là ECB chỉ mua lại trái phiếu của Tây Ban Nha sau khi Chính phủ Tây Ban Nha chính thức đưa ra yêu cầu trợ giúp - một sự lựa chọn khó có thể chấp nhận về mặt chính trị. Dù vậy, đây vẫn là một biện pháp mà cuối cùng Madrid có thể phải lựa chọn.
Một quốc gia châu Âu khác có khả năng sẽ phải đối mặt với rủi ro là Pháp. Hiện nay, nhiều người đã bắt đầu đề cập nguy cơ các thị trường tài chính chống lại Pháp nếu chương trình cải tổ hệ thống tài chính trợ cấp xã hội và thị trường lao động của Tổng thống Francois Hollande gây thất vọng và gặp phải sự phản kháng của người dân.
Chính EC cũng tỏ ra bi quan về thực trạng Eurozone khi đưa ra dự báo kinh tế khu vực này sẽ giảm 0,4% trong năm nay trước khi tăng trưởng nhẹ 0,1% năm 2013 và phải tới năm 2014 mới phục hồi với mức tăng khoảng 1,4%.
Cơ quan tư vấn kinh tế toàn cầu Mỹ còn bồi thêm tình trạng suy thoái này còn kéo dài đến hết năm 2013, sang năm 2014 mới có thể xuất hiện tín hiệu hồi phục nhẹ và cảnh báo khủng hoảng nợ công Eurozone, sự suy sụp kinh tế ở vùng Nam Âu bắt đầu ảnh hưởng tới Bắc Âu, cuộc khủng hoảng ở khu vực này vẫn còn kéo dài rất lâu.
Thực tế cho thấy khủng hoảng nợ công đã lan tới Đức, nền kinh tế đầu tàu Eurozone. Ban đầu Đức đã từng nghĩ rằng họ có thể "miễn dịch" với những khó khăn đang xảy ra xung quanh. Nhưng do nhu cầu giao dịch trong khu vực giảm sút, các đơn đặt hàng cho ngành công nghiệp ít đi, sản lượng giảm, xuất khẩu đi xuống, kinh tế tư nhân thu hẹp lại.
Sau nhiều năm tỷ lệ thất nghiệp rơi xuống mức thấp kỷ lục, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Đức đã giảm mạnh, xuống còn 0,2% trong quý 3. Theo xu hướng này, tốc độ tăng trưởng kinh tế quý 4 của Đức có thể bị âm và triển vọng năm tới vẫn khá u ám.
Là nền kinh tế lớn nhất châu Âu và là nước có giao dịch ngoại thương lớn, nếu kinh tế Đức rơi vào suy thoái thì khó khăn của Eurozone sẽ càng trầm trọng hơn, khó hồi phục.

 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Kế hoạch liên mình ngân hàng vấp trở ngại đầu tiên

Đức và Pháp có quan điểm khác biệt về cơ quan giám sát ngân hàng khu vực sẽ được giám sát bao nhiêu ngân hàng và ECB có quyền hạn đến đâu.

Kế hoạch thành lập liên minh ngân hàng ở Khu vực sử dụng đồng tiền chung euro (Eurozone) và Liên minh châu Âu (EU) đã vấp phải trở ngại đầu tiên tại cuộc họp ngày 4/12 của các bộ trưởng tài chính 27 nước thành viên EU, khi nhiều vấn đề liên quan đến Cơ chế giám sát chung còn gây tranh cãi.

Hai đầu tàu kinh tế châu Âu là Đức và Pháp đang có những quan điểm khác biệt về việc cơ quan giám sát ngân hàng khu vực sẽ được phép giám sát bao nhiêu ngân hàng và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ có quyền hạn đến đâu.

Bộ trưởng Tài chính Pháp Pierre Moscovici khẳng định quan điểm của Pháp là tất cả các ngân hàng phải được giám sát, trong khi Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble nói Quốc hội Đức sẽ rất khó thông qua một thỏa thuận mà theo đó tất cả các ngân hàng nước này sẽ bị đặt dưới sự kiểm soát của cơ quan giám sát ngân hàng khu vực.

Quan điểm của Đức là cơ quan giám sát chung chỉ có trách nhiệm với những ngân hàng lớn nhất châu Âu, còn Pháp ủng hộ việc giám sát toàn bộ 6.000 ngân hàng có giấy phép hoạt động tại khu vực. Ngoài ra, Đức lo ngại ECB sẽ độc lập trong trường hợp phải cứu trợ ngân hàng của một nước thành viên, trong khi Pháp cho rằng ECB phải đứng ở vị trí cao nhất trong mạng lưới giám sát chung, chịu trách nhiệm về toàn bộ hệ thống ngân hàng khu vực.

Bên cạnh đó, một trở ngại khác liên quan đến việc một số nước không phải là thành viên Eurozone cũng đang muốn tham gia vào hệ thống giám sát. Chẳng hạn, với trường hợp của Ba Lan và Thụy Điển, do không là thành viên Eurozone, hai nước này không có tiếng nói trong ECB.

Các kế hoạch được đưa ra cho vấn đề quyền bỏ phiếu trong ủy ban giám sát chung đối với các nước không nằm trong Eurozone hiện vẫn chưa có được bước đột phá. Nhìn chung, nhiều bộ trưởng tài chính muốn tách biệt rạch ròi giữa quyền giám sát của ECB và nhiệm vụ chính của ngân hàng này trong việc điều tiết chính sách tiền tệ của 17 nước sử dụng đồng euro.

Ngoài ra, một vấn đề nữa cũng đang được đặt ra là sự phối hợp giữa ECB và Cơ quan quản lý ngân hàng châu Âu (EBA) trong vai trò giám sát. EBA được thành lập năm ngoái như nỗ lực đầu tiên của EU nhằm tăng cường giám sát hệ thống ngân hàng sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.

Tuy nhiên, khi nợ xấu tăng làm ảnh hưởng tới bản quyết toán của cả các chính phủ và các ngân hàng, việc thiết lập một hệ thống mới mà trong đó không đơn thuần chỉ là sự kết hợp giữa các cơ quan giám sát quốc gia đã chứng minh sự cần thiết của nó. Tuy nhiên, nếu ECB tham gia hệ thống mới với tư cách là đại diện cho 17 nước Eurozone, 10 nước nằm ngoài liên minh tiền tệ này sẽ khó chấp nhận.

Đồng thời, một vấn đề cũng đang gây tranh cãi là về khung thời gian. Hồi tháng 10, các nhà lãnh đạo EU muốn đạt được thỏa thuận khung vào cuối năm nay và từng bước triển khai trong năm tới.

Tuy nhiên, trong khi các quốc gia vùng Địa Trung Hải mà đang chịu sức ép từ các thị trường trái phiếu muốn đẩy nhanh việc thực hiện thì Đức lại không vội vàng. Theo Cao ủy phụ trách các thị trường của EU Michel Barnier, ECB sẽ được tùy ý quyết định việc khi nào sẵn sàng thực thi các nhiệm vụ mới
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Nhật Bản phát tín hiệu nới lỏng tiền tệ hơn nữa

Ngân hàng trung ương Nhật Bản có thể tiến hành thêm các biện pháp nới lỏng bổ sung trong tháng này để kích thích tăng trưởng kinh tế.

Phó thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) Kiyohiko Nishimura hôm qua 5/12 cho biết, BOJ sẵn sàng hành động khi triển vọng nền kinh tế chưa được cải thiện. Ông Nishimura cũng cho biết thêm, BOJ sẽ tiếp tục chương trình mua tài sản sau thời hạn cuối năm 2013 cho đến khi đạt mục tiêu lạm phát 1%.

Vị quan chức này cũng thừa nhận, kinh tế Nhật Bản vẫn bị ảnh hưởng mạnh bởi các cú sốc bên ngoài như suy giảm tăng trưởng của Trung Quốc, khủng hoảng nợ châu Âu và nguy cơ “bờ vực tài khóa” Mỹ (tăng thuế, giảm chi tiêu đồng thời).

Những bình luận trên khiến giới chuyên gia kinh tế cho rằng BOJ sẽ quyết định nới lỏng chính sách tiền tệ hơn nữa tại cuộc họp vào ngày 19-20/12 tới.

Sau cuộc họp tháng trước, BOJ chưa nới lỏng tiền tệ, quyết định giữ nguyên quy mô chương trình mua tài sản gồm mua trái phiếu chính phủ và trái phiếu kho bạc ở 66 nghìn tỷ yên (812 tỷ USD) và chương trình cho vay 25 nghìn tỷ yên.

Tuy nhiên, sức ép hành động đối với BOJ ngày càng lớn trước thềm bầu cử hạ viện vào ngày 16/12 tới với phần thắng thế nghiêng về đảng Dân chủ tự do. Đảng này chủ trương hối thúc BOJ hành động mạnh mẽ hơn để chấm dứt tình trạng giảm phát kinh tế và ghìm giá đồng yên.
 
Top