Thông Tin Kinh Tế và Chiến Lược của RÙA

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
nói chung là tuần sau chỉ canh thấp mua ..... 4x-5x .... chắc chắn 100% có 7x... đó là ngắn hạn ...dài hạn là 18xx .... hết sóng 5 (trong sóng 3 bất kì động thái bán nào cũng phải lãnh hậu quả khôn lường ....lúc này là lúc tin tức ra dồn dập - các nhà đầu cơ sẽ có những kl mua khủng )
 
Chỉnh sửa cuối:

vqdat1982

New Member
ọc , bác rùa đang kẹp sell 35 hả... lúc về 33 sao ko thoát... lúc gold về 33 tín hiệu down đang yếu mà? hihihihi
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
ọc , bác rùa đang kẹp sell 35 hả... lúc về 33 sao ko thoát... lúc gold về 33 tín hiệu down đang yếu mà? hihihihi
chart đó demo .... kẹp 35 thì đâu có khẳng định tăng làm chi ...ko thấy chữ demo ah
 

vqdat1982

New Member
nói chung là tuần sau chỉ canh thấp mua ..... 4x-5x .... chắc chắn 100% có 7x... đó là ngắn hạn ...dài hạn là 18xx .... hết sóng 5
mình thấy chart h4, d1 đang có dấu hiệu quay đầu, trong khi chart W1 đang cho tín hiệu tăng khá mạnh. cho nên mình dự trong ngắn hạn gold chỉ nhích thêm được tí nữa thôi, sau đó sẽ phải giảm điều chỉnh rồi mới chính thức tăng mạnh theo W1. đó chỉ là xu hướng, còn điểm vào lệnh thì còn tuỳ theo tình hình của h1, và m5.... heheheh:kem::kem::kem:
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Đức lạc quan về vấn đề ổn định mức nợ của Hy Lạp

Bộ trưởng tài chính Hy Lạp cho rằng mục tiêu về nợ của Hy Lạp năm 2020 là 124% GDP có thể xoay xở được.

Các đại diện của Đức, nước đóng góp chính cho các gói cứu trợ ở Khu vực đồng euro (Eurozone), lạc quan cho rằng các bộ trưởng tài chính Eurozone, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ đạt được thỏa thuận tại cuộc gặp lần thứ ba bàn về cách thức ổn định mức nợ của Hy Lạp vào ngày 26/11, trong khi Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Yannis Stournaras cũng chia sẻ sự lạc quan đó.

Bộ trưởng Yannis Stournaras cho rằng các bên sắp đạt được sự thỏa hiệp khi IMF đã chấp nhận nới lỏng mục tiêu về nợ của Hy Lạp năm 2020 xuống 124% GDP từ mức dự tính ban đầu là 120% GDP và coi đây là mức có thể xoay xở được.

Về phía các bộ trưởng tài chính Eurozone, nhóm này đã nhất trí về các biện pháp giảm mức nợ của Hy Lạp xuống 130% GDP vào năm 2020. Tuy nhiên, độ vênh ở mức 5-6 điểm phần trăm giữa hai quan điểm cũng tương đương 10 tỷ euro (13 tỷ USD) và được cho là quá lạc quan.

Hiện Liên minh châu Âu và IMF đang cân nhắc các biện pháp kết hợp nhằm hạ mức nợ của Hy Lạp, như hạ lãi suất và kéo dài thời hạn thanh toán các khoản nợ của nước này, mua lại nợ và ECB từ bỏ khoản lợi nhuận có được từ trái phiếu của Hy Lạp.

Các quan chức Bộ Tài chính Hy Lạp nói ECB có thể không lấy 9 tỷ euro lợi nhuận nhằm góp phần hạ tỷ lệ nợ của Hy Lạp vào năm 2020 từ mức ước tính 144% GDP.

Các giải pháp khác là tiết kiệm 8 tỷ euro từ việc hạ lãi suất, triển hạn việc thanh toán nợ và chi 10 tỷ euro để mua với giá hạ 30 tỷ euro nợ của Hy Lạp.

Theo các ước tính hiện nay của Chính phủ Hy Lạp, nợ của nước này sẽ là 340,6 tỷ euro, tương đương 175,6% GDP vào cuối năm 2012 và đạt đỉnh 357,7 tỷ euro, tức gần 191% GDP, vào năm 2015.

Theo một tài liệu được đưa ra tại cuộc họp vừa qua của các bộ trưởng tài chính Eurozone, nợ của Hy Lạp sẽ không thể giảm xuống 120% GDP vào năm 2020, trừ phi các chính phủ Eurozone chấp nhận xóa một phần nợ, song giải pháp này hiện đang bị Đức phản đối.

Các nhà tài trợ quốc tế vẫn tranh cãi trong việc tiếp tục giải ngân các khoản vay cho Hy Lạp, dù nước này đã chấp nhận các biện pháp khắc khổ không được lòng dân.

Thời gian không còn nhiều khi thời hạn thanh toán cho một khối nợ lớn tiếp theo của Hy Lạp sẽ đến vào giữa tháng 12 tới và nước này cần thêm gần 44 tỷ euro để tái cấp vốn cho các ngân hàng cũng như ổn định nền kinh tế.
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Đàm phán ngân sách Mỹ tiếp tục là tâm điểm của phố Wall tuần này

Phố Wall tiếp tục hướng về các cuộc đàm phán ngân sách nhằm tránh "bờ vực tài khóa" - vấn đề có thể khiến kinh tế Mỹ suy thoái trong năm 2013.

Tuần này, tổng thống Barack Obama và các nhà lập pháp Quốc hội Mỹ sẽ tiếp tục nối lại các cuộc thảo luận về ngân sách cùng biện pháp tránh "bờ vực tài khóa" do chương trình tăng thuế và cắt giảm chi tiêu gây ra - có nguy cơ đẩy kinh tế Mỹ vào một cuộc suy thoái mới.

Như các nhà phân tích nhận định, kết quả của các cuộc đàm phán này sẽ có tác động rất lớn tới thị trường chứng khoán Mỹ.

Trong thời gian qua, chỉ số đo lường mức độ biến động của thị trường hợp đồng quyền chọn của sở giao dịch chứng khoán Chicago, còn gọi là chỉ số VIX, đã liên tục giảm, với đường trung bình trượt 200 ngày ở mức thấp nhất 5 năm.

Chỉ số VIX tăng cao, thể hiện tâm lý lo ngại về bất ổn của nhà đầu tư và điều ngược lại cho thấy các họ ít lo lắng hoặc bận tâm về thị trường. Giá trị thấp cũng có thể phản ánh tâm lý hài lòng nảy sinh từ tâm lý tự tin thái quá vào tương lai của thị trường, hoặc sự hưng phấn quá độ. Trong thời kì suy sụp của thị trường chứng khoán vào tháng 10/1987 (còn được gọi là Cơn hoảng loạn 1987), chỉ số VIX đã vọt lên mức cao kỷ lục 172 từ mức 24-26 trong tuần trước đó.

Chính vì vậy, mặc dù liên tục giảm trong thời gian qua, song các nhà phân tích cảnh báo VIX có thể tăng đột biến nếu các cuộc đàm phán tại Washington không tìm được lối thoát.

Người đứng đầu tại công ty đầu tư ACE Investment ở Virginia, ông Yuu Dee Chang, nhận định: "Nếu bờ vực tài khóa xuất hiện, rất nhiều tài sản lớn sẽ bị giảm trong ngắn hạn bởi sự sợ hãi và hoảng loạn của thị trường".

Ông Chang cũng nhận định cơ hội để kinh tế Mỹ vượt qua bờ vực tài khóa chỉ khoảng 5%.

Nhiều nhà phân tích đồng tình với quan điểm rằng các nhà hoạch định chính sách Mỹ sẽ đạt được một số thỏa thuận về ngân sách, qua đó giúp thị trường tăng trở lại. Tuy nhiên, chặng đường đàm phán còn rất dài và ẩn chứa nhiều rủi ro khi các thành viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa chỉ chú trọng vào bảo vệ vị thế của mình tại quốc hội trong cuộc bầu cử vừa qua.

Những người theo phe tự do muốn đánh thuế mạnh vào giới giàu nhất nước Mỹ trong khi tiếp tục bảo vệ những tiến bộ trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe. Còn nhóm bảo thủ lại muốn cắt giảm mạnh các chương trình phúc lợi cho người nghèo, đồng thời mở rộng cơ sở thuế để tăng doanh thu chính phủ mà không cần phải nâng mức thuế suất.

Giám đốc đầu tư của U.S. Bank Wealth Management tại San Francisco, ông Tim Leach, cho rằng: "Cả hai đảng sẽ tìm cách chiếm ưu thế và gây áp lực với bên còn lại, và điều đó sẽ khiến thị trường trở nên lo lắng và bất an hơn".

Theo các nhà phân tích, bên cạnh sự bế tắc trong đám phán ngân sách của Washington, căng thẳng ở Trung Quốc và các cuộc đàm phán không hồi kết của châu Âu về gói viện trợ cho Hy Lạp cũng có thể góp phần làm tăng lo ngại và bất ổn trên phố Wall.

Ông Tim Leach nhận định: "Những cuộc xung đột trên quy mô lớn chắc chắn sẽ áp đảo những dữ liệu kinh tế cơ bản tại nước Mỹ. Cần phải hiểu rằng, rất nhiều yếu tố như vậy kết hợp lại sẽ gây nên một sự biến động lớn hơn đối với thị trường".

Tuần này cũng là tuần có khá nhiều số liệu kinh tế, đặc biệt là về lĩnh vực nhà ở. Các số liệu kinh tế đáng chú ý trong tuần này có thể kể đến như doanh số bán nhà mới và doanh số nhà chờ bán trong tháng 10. Ngoài ra, số đơn đặt hàng hàng hóa lâu bền về niềm tin tiêu dùng trong tháng 11 cũng là những số liệu nhận được nhiều sự chú ý của các nhà đầu tư.

Tuy nhiên, một số dữ liệu sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều bởi trận siêu bão Sandy, tàn phá bờ biển Đông nước Mỹ 3 tuần trước khiến hơn 100 người thiệt mạng và gây thiệt hại hàng tỷ USD, các nhà phân tích nhận định.
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Tây Ban Nha sẽ nhận 35 tỷ euro cứu trợ từ EU

Liên minh châu Âu (EU) sẽ chuyển 35 tỷ euro cho quỹ giải cứu ngân hàng nhà nước Tây Ban Nha vào ngày 15/12.

Để nhận được số tiền này, 4 ngân hàng được quốc hữu hóa trước đó bao gồm Bankia, NovaGalicia, Catalunya Caixa và Banco de Valencia phải tiến hành sa thải khoảng lượng lớn nhân viên hiện nay, tờ báo El Pais hôm qua 25/11 đưa tin.

Đây là số viện trợ đầu tiên kể từ khi chính phủ Tây Ban Nha được quỹ cứu trợ ngân hàng châu Âu cấp 100 tỷ euro vào tháng 6.

Việc bơm 35 tỷ euro tiền mặt vào quỹ cứu trợ tài chính châu Âu sẽ được giải ngân cho các ngân hàng gặp khó khăn của Tây Ban Nha 2 tuần sau khi số tiền này được chuyển vào quỹ tái cơ cấu các ngân hàng, tờ báo cho biết.

Ngân hàng Bankia của Tây Ban Nha tìm kiếm gói cứu trợ 23,5 tỷ euro vào tháng 5 hiện đang lên kế hoạch sa thải 6.000 trong tổng số 20.000 nhân viên. Trong khi đó, ngân hàng NovaGalicia cũng đang cân nhắc sa thải 2.000 trong tổng số 5.800 nhân viên của mình, El Pais trích dẫn nguồn tin từ ngân hàng và EU cho biết.

Cả 2 ngân hàng Bankia và NovaGalicia đều từ chối bình luận về thông tin trên cũng như thông tin cho rằng họ sẽ phải đóng cửa 1.000 chi nhánh.

Trong khi đó, hai ngân hàng quốc hữu hóa khác là Catalunya Caixa và Banco de Valencia hiện đang bị rao bán, tờ báo cho biết thêm.

Bộ kinh tế Tây Ban Nha từ chối bình luận về thời điểm số tiền viện trợ được giải ngân cho quỹ cứu trợ nhà nước cũng như từ chối công bố số tiền chính xác mà nước này cần để tái cơ cấu các ngân hàng.

Nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Tây Ban Nha tiếp tục tăng do tàn dư của bong bóng bất động sản năm 2008. Trong khi đó, lo ngại nguy cơ sụp đổ của các ngân hàng do khủng hoảng, người dân ngày càng rút mạnh tiền gửi khỏi hệ thống ngân hàng nước này.
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Hy Lạp có may mắn thêm 1 lần nữa?

Trong 2 lần gần đây, cuộc họp của các bộ trưởng tài chính châu Âu, đại diện của IMF và ECB đã thất bại và không thể đạt được thỏa thuận. Do đó, cuộc họp ngày hôm nay mang đến rất nhiều hi vọng.

Hôm nay (26/11), các chủ nợ quốc tế Các bộ trưởng Eurozone dự kiến nhóm họp trong nỗ lực đi đến thỏa thuận về việc giảm tỷ lệ nợ của Hy Lạp xuống mức bền vững. Một kết quả khả quan sẽ “dọn đường” cho gói cứu trợ thứ ba dành cho Athens.

Trong 2 lần gần đây, các bộ trưởng tài chính châu Âu, đại diện của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và NHTW châu Âu (ECB) đã thất bại và không thể đạt được thỏa thuận. Do đó, cuộc họp ngày hôm nay mang đến rất nhiều hi vọng.


Theo Greg Gibbs, chiến lược gia tiền tệ cao cấp tại Royal Bank of Scotland, tất cả các thông tin về Hy Lạp hay Tây Ban Nha được công bố trong tuần qua đều là những nỗi thất vọng lớn.


Athens đã khẳng định thời gian đã hết và họ cần khoảng tới 44 tỷ euro (tương đương 57 tỷ USD) trong gói cứu trợ tiếp theo để có thể tái cấp vốn cho các ngân hàng và kéo nền kinh tế ra khỏi tình trạng suy thoái. Tuy nhiên, do nước này đã đứng bên bờ vực vỡ nợ trong khi các biện pháp thắt lưng buộc bụng không được nhiều người ủng hộ, các chủ nợ đã không thể nhất trí về cách thức giảm bớt núi nợ khổng lồ của Hy Lạp.


Hiện nay, nợ của Hy Lạp đang ở mức 170% GDP. Gói cứu trợ mà các chủ nợ quốc tế dành cho Hy Lạp có mục tiêu đến năm 2020 sẽ giảm tỷ lệ xuống còn 120%. Các bộ trưởng tài chính eurozone cũng muốn gia hạn thêm 2 năm nữa cho Hy Lạp để đạt mức 120%. Tuy nhiên, mốc 2022 không được IMF ủng hộ. IMF muốn các chủ nợ xóa bớt 1 phần nợ cho Hy Lạp.


Tuần trước, các lãnh đạo liên minh châu Âu (EU) cũng đã không thể đi đến thỏa thuận về ngân sách trong vòng 7 năm tới. Trong khi đó, các kết quả bỏ phiếu sơ bộ ban đầu ở Tây Ban Nha cho thấy đảng ly khai đang chiếm ưu thế ở Catalonia. Đây là 2 yếu tố quan trọng thể hiện những vấn đề đang treo lơ lửng trên đầu eurozone.



Hồi tháng 7, những lo lắng về khủng hoảng nợ ở eurozone đã dịu xuống sau khi Chủ tịch ECB – ông Mario Draghi – cam kết sẽ làm bất cứ điều gì có thể để ngăn chặn eurozone tan rã. Tuy nhiên, những bất đồng của các nhà hoạch định chính sách đang đe dọa xóa sạch những hiệu ứng tích cực đã đạt được trong mùa hè vừa qua.

 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Yếu tố Trung Quốc tiếp tục hỗ trợ cho thị trường vàng

Vàng đang quay trở lại thế giới của mình và tỏ ra hấp dẫn hơn bao giờ hết. Tất nhiên, vàng chẳng đi đâu cả nhưng đôi khi những bước giảm liên tiếp của vàng đã làm mờ đi triển vọng mà đà tăng mạnh suốt 11 năm qua đã gây dựng.

Mới đây, hàng loạt bài báo đều đưa tin về xu hướng tăng lượng nắm giữ vàng của các quốc gia cũng như nhiều nhà đầu tư trên thế giới. Trung Quốc cũng không phải là ngoại lệ khi họ đang tăng cường mua vàng nhằm chống lại sự mất giá của đồng USD.
Câu chuyện về Trung Quốc giờ đã khá rõ ràng. Trung Quốc nắm giữ rất nhiều nợ tính bằng đồng USD, do đó, họ sẽ bị tác động lớn nếu như đồng dollar sụp đổ. Nnhiều kẻ cực đoan cho rằng nguy cơ “sụp đổ một đêm” của đồng dollar đang nằm trong tay của Trung Quốc, tuy nhiên, điều đó có vẻ là không tương thích.
Thậm chí nếu Trung Quốc muốn đồng dollar sụp đổ chỉ sau 1 đêm, thì họ cũng có thể dễ dàng hậu thuẫn cho đồng dollar bởi vì họ đang nắm giữ rất nhiều đồng tiền này. Nếu đồng tiền Mỹ giảm, có nghĩa rằng họ sẽ lại tiếp tục mua các món nợ mới.Trung Quốc vẫn cần người dân Mỹ tiêu thụ những gì mà họ sản xuất, do đó, họ sẽ kéo dài việc đầu tư vào trái phiếu Mỹ.
Có thể nói, Trung Quốc không muốn chứng kiến sự sụp đổ của đồng dollar.Tuy nhiên, họ cũng nhận ra mối nguy hại khi nắm giữ các trái phiếu định giá bằng đồng USD. Bởi vậy, họ đang tiến hành các nghiệp vụ bảo hiểm rủi ro. Một cách né tránh rủi ro khi nắm giữ các loại tiền tệ và hàng hóa khác đó là giao dịch bằng chính đồng tiền đang ở thế phòng thủ ấy, cụ thể là nắm giữ dollar và mua vàng. Khi dollar giảm, vàng sẽ tăng cao- đây là một điều cực kỳ dễ hiểu.
Giống như nhiều quốc gia khác, Trung Quốc sẽ tăng cường mua vàng, bạc và các loại tài sản cứng khác với mục tiêu phòng ngừa sự đổ vỡ của đồng tiền Mỹ. Hiện nước Mỹ vẫn đang phải đối mặt với nhiều cơn gió ngược và với tình hình nợ ngày càng xấu đi, khả năng vàng sẽ còn đi lên mạnh mẽ.
Hôm qua, Bộ công nghiệp và công nghệ thông tin Trung Quốc cho hay mục tiêu khai thác vàng của năm 2015 sẽ là 420- 450 tấn, tăng 25% so với năm ngoái. Quốc gia này dự kiến sẽ tiêu thụ khoảng 100 tấn vàng trong năm 2015.
“Vào cuối năm nay, chúng tôi hy vọng Trung Quốc sẽ vượt qua Ấn Độ để trở thành quốc gia nhập khẩu vàng lớn nhất thế giới”- Amresh Achrya thuộc WGC cho biết.
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Nhật Bản cân nhắc tung gói kích thích gần 11 tỷ USD

Đây là gói kích cầu lần thứ 2 mà Nhật Bản đưa ra trong vòng 2 tháng.

Nội các thủ tướng Yoshihiko Noda dự định sẽ tung gói kích thích 880 tỷ yên (10,7 tỷ USD) nhằm vực dậy nền kinh tế trì trệ của Nhật Bản, hãng tin Kyodo trích lời các quan chức hôm nay 27/11 cho biết.

Theo các quan chức Nhật Bản, gói kích thích kinh tế lần 2 được lấy từ quỹ dự phòng trong năm tài khóa 2012 trị giá 940 tỷ yên và sẽ không phát hành bất kỳ khoản nợ mới nào. Gói kích thích này nhằm thúc đẩy tăng trưởng của Nhật Bản trong bối cảnh đà phục hồi kinh tế vẫn trì trệ sau thảm họa thiên tai động đất và sóng thần hồi tháng 3 năm ngoái.

Tuy nhiên, động thái này có khả năng làm dấy lên sự chỉ trích từ các thành viên của đảng đối lập, những người cho rằng thủ tướng Noda đang muốn thu hút sự ủng hộ cử tri sau khi quyết định giải tán hạ viện và chuẩn bị cuộc tổng tuyển cử sắp tới.

Trước đó, chính phủ Nhật Bản đã tung ra gói kích thích kinh tế tương tự vào tháng 10 trị giá hơn 420 tỷ yên.
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Chứng khoán châu Á tăng khi eurozone đạt thỏa thuận nợ Hy Lạp

Chứng khoán châu Á tăng phiên thứ 5 liên tiếp khi các bộ trưởng tài chính châu Âu đạt thỏa thuận cắt giảm chi phí vay cho Hy Lạp.

Lúc 6h chiều nay (theo giờ Tokyo), chỉ số MSCI châu Á- Thái Bình Dương tăng 0,4% lên 123,75 điểm, phiên tăng thứ năm liên tiếp và là đợt tăng dài nhất kể từ tháng 9.

Chứng khoán châu Á tăng khi sau cuộc họp hôm qua tại Brussel, các bộ trưởng tài chính châu Âu và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã đạt được thỏa thuận mới về mức nợ mục tiêu của Hy Lạp. Đây là bước đi quan trọng để tiến tới giải ngân gói cứu trợ mới cho nước này.

Nợ công của Hy Lạp trong dài hạn sẽ được điều chỉnh để đạt mức 124% so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm 2020. Tuy nhiên, các biện pháp cụ thể để giảm gánh nặng nợ của Hy Lạp vẫn cần phải thực hiện tại các vòng đàm phán tiếp theo.

Đi ngược với xu hướng thị trường hôm nay, chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc giảm mạnh 1,3% xuống thấp nhất kể từ ngày 23/1.

Chuyên gia cho biết, nhà đầu tư Trung Quốc không có niềm tin về triển vọng tăng trưởng trong dài hạn và cho rằng chính phủ không làm gì nhiều để thúc đẩy nền kinh tế.

Phiên hôm nay, cổ phiếu công ty sản xuất thuốc lớn nhất Australia tăng 6,9% lên kỷ lục sau khi chuyên gia cho biết lợi nhuận của hãng tăng trưởng 20%.

 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Thị trường vàng vẫn đang chờ những “bứt phá” mới
Thị trường vàng với những cơn nóng, lạnh bất thường thời gian qua đã dẫn đến một loạt những câu hỏi, như tại sao có sự chênh lệch lớn giữa giá vàng trong nước và thế giới, người dân có được cất trữ và mua bán vàng miếng hay không và định hướng trong điều hành thị trường vàng của Ngân hàng Nhà nước thời gian tới ra sao?
Việc có quá nhiều luồng thông tin trên các phương tiện truyền thông thời gian qua đã khiến người dân không có được một cái nhìn thật chuẩn về diễn biến của thị trường vàng để có thể đưa ra những ứng xử hợp lý đối với thứ kim loại quý này.
Cuộc trao đổi với ông Nguyễn Quang Huy, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối, sẽ đưa ra những thông tin chính thống từ phía Ngân hàng Nhà nước về những vấn đề trên.
- Trong thời gian qua đã có nhiều luống ý kiến khác nhau về sự chênh lệch rất lớn giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới. Quan điểm từ phía cơ quan quản lý nhà nước về vấn đề này ra sao, thưa ông ?
Ông Nguyễn Quang Huy: Trước đây, khi giá vàng chênh trên 400.000 đồng/lượng so với giá vàng thế giới đã xảy ra hiện tượng nhập lậu vàng. Và để nhập lậu vàng, người ta mua gom USD trên thị trường tự do, điều đó ảnh hưởng đến tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ, ảnh hưởng đến sự ổn định của kinh tế vĩ mô. Do vậy, trước đây mỗi khi giá vàng chênh ở mức khoảng trên 400.000 dồng/lượng, Ngân hàng Nhà nước buộc phải cấp phép nhập khẩu vàng.
Tuy nhiên, trong những tháng sau khi ban hành Nghị định 24 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, giá vàng có chênh cao hơn 400.000 đồng/lượng, có lúc chênh đến 3 triệu đồng/lượng nhưng không ảnh hưởng tới sự ổn định kinh tế vĩ mô, lý do là Ngân hàng Nhà nước đã quản lý rất chặt chẽ việc sản xuất vàng miếng.

Một trong những nguyên nhân chênh lệch lớn giữa giá vàng trong nước và thế giới là những tháng vừa qua các Ngân hàng Thương mại buộc phải mua vàng vào để trả cho người dân khi đến hạn, bởi theo quy định của Ngân hàng Nhà nước các Ngân hàng Thương mại đã huy động cho vay vàng phải chấm dứt hoạt động này trước ngày 25/11/2012.
Tuy nhiên, trước diễn biến của thị trường, Ngân hàng Nhà nước đánh giá, vào cuối quý Tư tình hình thanh khoản tiền đồng sẽ có thể căng thẳng hơn bình thường nên Ngân hàng Nhà nước đã quyết định giãn thời hạn đáo hạn vàng của các Ngân hàng Thương mại.
Theo đó, các Ngân hàng Thương mại vẫn được phép huy động chứng chỉ vàng nhưng với thời hạn tối đa là đến ngày 30/6/2013. Cùng với đó, thời gian qua Ngân hàng Nhà nước không cho nhập khẩu vàng, điều này cũng dẫn tới sự chệnh lệch lớn giữa giá vàng trong nước và thế giới.
Tuy nhiên, việc giãn tiến độ mua vàng trong những ngày qua chưa có ảnh hưởng đến cung cầu trên thị trường. Dự đoán trong thời gian tới việc các Ngân hàng Thương mại giãn tiến độ mua vàng để trả cho dân sẽ có ảnh hưởng tích cực, giảm mức chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới.
- Nghị định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng (Nghị định 24) đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành. Theo đánh giá của các chuyên gia, đây là một bước đi khá quan trọng hướng tới nhiều mục tiêu, là “liệu pháp” cần thiết để chữa trị những căn bệnh kinh niên trên thị trường vàng trong nước thời gian qua. Ông có thể nói rõ hơn những tác động của Nghị định này đến hoạt động kinh doanh vàng của các doanh nghiệp và quyền lợi mua bán vàng của người dân?
Ông Nguyễn Quang Huy: Nghị định 24 là liệu pháp quan trọng để thiết lập khuôn khổ pháp lý mới cho việc kinh doanh vàng trên thị trường. Nghị định 24 có nhiều quy định khác nhau đối với những phân khúc thị trường khác nhau, nhưng riêng đối với vàng miếng Nghị định này yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thực hiện độc quyền sản xuất vàng miếng.
Bên cạnh đó, việc kinh doanh mua bán vàng miếng theo quy định của Nghị định 24 và các thông tư hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước dự kiến trong thời gian tới sẽ chỉ được phép thực hiện thông qua các cửa hàng, các doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước cấp phép. Điều này sẽ đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, bởi vì các doanh nghiệp, các cửa hàng được cấp phép sẽ phải thực hiện các chế độ hóa đơn, chứng từ và kiểm tra chất lượng rất nghiêm ngặt để đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng.
Các quy định của Nghị định 24 cho phép người dân n ắ m giữ, lưu thông tất cả các loại vàng miếng. Trước nhu cầu mong muốn chuyển đổi của người dân thời gian qua, chúng tôi khuyên người dân không nhất thiết phải chuyển đổi các loại vàng miếng khác thành vàng miếng SJC b ởi tất cả các loại vàng miếng đã được cấp phép đều được lưu thông một cách hợp pháp.
- Định hướng điều hành thị trường vàng của Ngân hàng Nhà nước trong thời gian tới sẽ như thế nào, thưa ông?
Ông Nguyễn Quang Huy: Ngân hàng Nhà nước đã trình Chính phủ và cũng đang tiến hành triển khai việc sắp xếp lại một cách căn bản thị trường vàng cũng như là hướng tới việc giảm và chống vàng hóa tương đối bài bản thông qua 3 bước.
Bước đầu tiên, Ngân hàng Nhà nước đã cùng với các bộ ngành hữu quan tham mưu trình Chính phủ để xây dựng cơ sở pháp lý mới nhằm quản lý thị trường vàng, đó là Nghị định 24. Thứ hai, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện chấm dứt huy động và cho vay vàng. Thứ ba, sẽ tổ chức lại và chuyển đổi toàn bộ quan hệ từ huy động cho vay vàng sang quan hệ mua bán.
Dự kiến trong thời gian tới, khi thị trường vàng tương đối ổn định, Ngân hàng Nhà nước sẽ đóng vai trò kiến tạo trên thị trường, là người mua bán cuối cùng với thị trường. Ngân hàng Nhà nước có thể mua vàng vào để tăng dự trữ ngoại hối và bơm vốn cho nền kinh tế.

 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Chứng khoán châu Á giảm mạnh do lo ngại tăng trưởng kinh tế

Chứng khoán châu Á chấm dứt 5 ngày tăng khi OECD cảnh báo nếu Mỹ không tránh được “bờ vực tài khóa”, kinh tế toàn cầu có thể rơi vào suy thoái.

Vào lúc 5h52’ chiều nay (theo giờ Tokyo), chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương giảm 1,9% xuống còn 123,03 điểm. Chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương tăng 13% kể từ mức thấp nhất năm nay nhờ các ngân hàng trung ương tăng kích thích kinh tế.

Chứng khoán châu Á chấm dứt 5 phiên tăng liên tiếp do lo ngại Mỹ có thể thất bại trong việc đạt được thỏa thuận ngân sách nhằm tránh “bờ vực tài khóa”.

Trong báo cáo “Triển vọng kinh tế” của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) công bố ngày 27/11, OECD nhận định, tình trạng bế tắc về vấn đề chi tiêu ngân sách ở Mỹ, nơi các biện pháp tăng thuế và cắt giảm chi tiêu khắc nghiệt sẽ bắt đầu có hiệu lực vào tháng 1/2013, nếu các nghị sỹ đảng Cộng hòa và Dân chủ không đạt được thỏa hiệp, cũng là mối đe dọa tiềm tàng đối với hoạt động kinh tế toàn cầu.

Trong khi trước đó, ông Harry Reid, lãnh đạo phe đa số tại thượng viện Mỹ cho biết đảng Cộng hòa đã không còn giữ quan điểm sẵn sàng đàm phán về việc thay đổi ngân sách như trong cuộc gặp trước đó ngày 16/11.

Cổ phiếu Rio Tinto, tập đoàn khai thác quặng sắt lớn thứ hai thế giới giảm 1,9%. Cổ phiếu Komatsu, nhà sản xuất thiết bị xây dựng và khai mỏ lớn thứ hai thế giới có ¼ doanh số bán tại Mỹ giảm 2,1%.

 
Top