Thông Tin Kinh Tế và Chiến Lược của RÙA

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Euro tăng giá do hi vọng đạt được cứu trợ Hy Lạp tuần tới

Đồng euro đạt mức gần cao nhất trong 3 tuần với niềm tin thứ ba tới các bộ trưởng tài chính châu Âu sẽ đạt được đồng thuận cứu trợ Hy Lạp.

Euro tăng so với 16 đồng tiền chủ chốt khác kể từ 16/11 và đạt mức cao nhất trong vòng 5 ngày qua so với USD.

Tỷ giá tại Singapore lúc 8:45 sáng (giờ Singapore) là 1 euro đổi được 1,2871 USD so với mức 1,2884 ngày hôm qua.

Đối với đồng yên của Nhật, tỷ giá là 1 euro đổi được 105,94 yên so với mức 106,26 yên ngày hôm qua.

Đồng yên cũng tăng lên mức 82,31 yên đổi lấy 1 USD sau khi chạm mốc 82,48 yên đổi lấy 1 USD ngày hôm qua.
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Khai mạc hội nghị thượng đỉnh không chính thức EU



Ngày 22/11, hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo 27 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã khai mạc tại Brussels, thủ đô Vương quốc Bỉ.

Trọng tâm nghị sự tại hội nghị lần này sẽ là về kế hoạch ngân sách giai đoạn 2014-2020, trong bối cảnh hầu hết các nước thành viên đang phải tiến hành các chính sách thắt chặt chi tiêu do khủng hoảng nợ công gây ra.

Trong thư gửi các nhà lãnh đạo 27 quốc gia thành viên, Chủ tịch Hội đồng châu Âu ông Herman Van Rompuy nhấn mạnh "mục tiêu của của hội nghị lần này là nhằm đạt được thỏa thuận về Khuôn khổ tài chính giai đoạn 2014-2020 để EU có các phương tiện hoạt động trong những năm tới nhưng cũng tính đến những khó khăn về ngân sách của các quốc gia."

Dự kiến tại hội nghị, Chủ tịch Hội đồng châu Âu sẽ đệ trình dự thảo Khuôn khổ tài chính giai đoạn 2014-2020 với ngân sách khoảng 950 tỷ euro, giảm 80 tỷ euro so với đề xuất trước đó của Ủy ban châu Âu. Theo đó, phần cắt giảm sẽ liên quan đến hầu hết lĩnh vực, đặc biệt với chính sách nông nghiệp chung của EU.

Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng các nhà lãnh đạo EU sẽ gặp không ít khó khăn và mất rất nhiều thời gian trong các cuộc thảo luận nhằm đạt được một sự đồng thuận dung hòa lợi ích của cả 27 quốc gia thành viên về kế hoạch nói trên.

Ngay trước thềm hội nghị, một loạt mâu thuẫn đã nổi lên giữa các nước thành viên và các thể chế của EU về dự thảo ngân sách chung.

Ủy ban châu Âu cho rằng muốn thoát khỏi khủng hoảng và tiến tới phát triển bền vững thì phải duy trì đầu tư cho tăng trưởng và việc làm, còn Pháp lại phản đổi quyết liệt việc cắt giảm chi tiêu cho chính sách nông nghiệp chung.

Hay như trong khi các nước Đông Âu muốn duy trì sự trợ giúp cho các nước kém phát triển nhất của EU, thì ngược lại, Anh đề xuất giảm khoảng 200 tỷ euro còn Đức yêu cầu giảm 130 tỷ euro.

Theo kế hoạch, hội nghị thượng đỉnh không chính thức của EU sẽ bế mạc vào chiều 23/11.
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Kịch bản năm 1937 sẽ lặp lại ở nước Mỹ?
*Những điểm tương tự giữa 2 vị Tổng thống vẫn khiến nhiều người phải suy ngẫm liệu trong năm 2013, kịch bản của năm 1937 sẽ lặp lại đối với thị trường chứng khoán Mỹ. * Năm 1937, sau khi cựu Tổng thống đến từ đảng Dân chủ Franklin D. Roosevelt tái đắc cử, phố Wall cũng phải chứng kiến nhiều phiên giảm điểm tương tự như thời gian gần đây. Khi đó, sản lượng công nghiệp của nước Mỹ giảm tới 34,5%. Chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm một nửa số điểm, từ mức gần 200 điểm hồi đầu năm 1937 xuống còn chưa đầy 100 điểm vào tháng 3/1938. Do đó, liệu trong năm 2013, kịch bản của năm 1937 sẽ lặp lại đối với thị trường chứng khoán Mỹ chính là câu hỏi đã được rất nhiều chuyên gia phân tích đặt ra. Thật khó có thể hình dung các chỉ số chủ chốt của phố Wall sẽ bị mất một nửa số điểm hay tỷ lệ thất nghiệp vượt quá 15% như những gì mà nền kinh tế Mỹ đã trải qua trong thời kỳ Đại suy thoái. Tuy nhiên, những điểm tương tự giữa 2 vị Tổng thống vẫn khiến nhiều người phải suy ngẫm. *Trái với lịch sử* Trong quá khứ, khoản chi ngân sách liên bang chiếm 19 – 19,5% GDP. Tỷ lệ này được cho là an toàn và trở thành điều hết sức bình thường. Các nhà kinh tế học còn cho rằng những tỷ lệ cao hơn hoặc thấp hơn đều chỉ là xu hướng trong nhất thời. Như vậy, theo quy luật này, chi tiêu ngân sách liên bang phải giảm xuống khi đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 đã qua đi. Tuy nhiên, điều ấy đã không xảy ra. Thay vào đó, khoản chi ngày càng tăng lên. Kể cả trong năm 2012, khi cuộc khủng hoảng đã qua đi từ lâu, chi tiêu ngân sách liên bang vẫn ở mức cao – tương đương 24,3% GDP và còn tăng lên so với mức 24,1% của 1 năm trước đó. Năm 1936, giới hạn tương tự cũng đã bị phá vỡ. Thời kỳ trước năm 1936, chi tiêu ngân sách liên bang vẫn ở mức thấp hơn tổng chi của các bang (thời kỳ chiến tranh là trường hợp ngoại lệ). Tuy nhiên, năm 1936 đã đánh dấu tình trạng chi tiêu ngân sách liên bang vượt quá tổng chi của các bang. *Mối lo ngân sách* Sau khi tái đắc cử, Tổng thống Barack Obama đã thể hiện rõ ràng ngân sách chính là ưu tiên hàng đầu của ông. "Tôi sẵn sàng cam kết đảm bảo chắc chắn nước Mỹ đang giảm thâm hụt ngân sách. Chúng ta sẽ bắt đầu giảm thâm hụt ngân sách và giảm nợ. Tôi tự tin rằng chúng ta có thể làm được điều đó", ông nói. Trong buổi họp báo đầu tiên sau khi tái đắc cử, ông Obama đã khẳng định rõ ràng các biện pháp tăng thuế đánh vào người giàu. Tương tự, cựu Tổng thống Roosevelt cũng bắt đầu nhiệm kỳ thứ 2 với yêu cầu cắt giảm mạnh thâm hụt ngân sách liên bang. Theo đó, chi tiêu liên bang đã giảm tới 17% chỉ trong 2 năm, từ mức 8,2 tỷ USD vào năm 1936 xuống còn 7,6 tỷ USD vào năm 1937 và 6,8 tỷ USD vào năm 1938. Cùng thời điểm đó, thuế cũng tăng mạnh. Doanh thu của Liên bang đã tăng đến 5,4 tỷ USD vào năm 1937 và 6,7 tỷ USD vào năm 1938 từ 3,9 tỷ USD vào năm 1936, tương đương 72%. *Thất bại với các đạo luật* Cả 2 ông Obama và Roosevelt đều gặp phải nhiều chướng ngại vật trong việc thực hiện các luật lệ đã được đưa ra trong nhiệm kỳ đầu. Năm 2010, Obama đã ban hành đạo luật chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, hầu hết các điều khoản đã bị hoãn lại cho đến năm 2013. Giờ đây, mặc dù thời hạn 2013 đã đến gần, thị trường vẫn đang tự hỏi liệu các thay đổi theo yêu cầu có thể được thực hiện hay không. Trong khi đó, ông Roosevelt có tới 3 đạo luật bị ách tắc: luật An sinh xã hội, luật Quan hệ lao động quốc gia (Wagner Act) và luật Ngân hàng năm 1935. Tất cả các đạo luật này đều được thông qua trước khi cuộc bầu cử diễn ra. Tuy nhiên, chỉ sau bầu cử, các luật này mới thực sự có hiệu lực. Đến năm 1937, người Mỹ mới phải tuân theo luật An sinh xã hội. Cũng chỉ đến năm 1937, Cục dự trữ liên bang mới nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Tuy nhiên, những đạo luật này lại khiến sự bất ổn của nền kinh tế tăng cao và làm xói mòn niềm tin của doanh nghiệp. Như vậy, 1 câu hỏi nổi lên: tại sao các chính sách cắt giảm thâm hụt được Obama và Roosevelt đưa ra sau cuộc bầu cử lại không thể trấn an những người vốn chán ghét thâm hụt ngân sách? Câu trả lời ở đây là thị trường không tin rằng sự tụt lùi là nhất thời. Dù đây là thời điểm nào đi chăng nữa, những thay đổi từ phía chính phủ chắc chắn sẽ tác động không nhỏ đến thị trường
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Khủng hoảng đe dọa “Ngày thứ Sáu đen tối”

Sự suy thoái kinh tế, tình trạng thắt chặt chi tiêu của khách hàng, nhu cầu nghỉ ngơi nhân dịp lễ đã khiến sự kiện trở nên kém vui trong mắt không ít người Mỹ.

Cơn sốt mua sắm hàng hóa giảm giá nổi tiếng Black Friday ở Mỹ năm nay đã bắt đầu diễn ra theo một khung thời gian "văn minh" hơn, với nhiều nhà bán lẻ như Target Corp và Toys R Us đã chuyển giờ bắt đầu sự kiện này sớm hơn, sang đêm thứ Năm (22/11 - 23/11 theo giờ VN).


Thứ Sáu đen tối bắt đầu từ... thứ Năm


Nhiều người tiêu dùng Mỹ đã hoan nghênh quyết định này của các cửa hàng. "Tôi nghĩ rằng người ta mở cửa càng sớm càng tốt. Vào nửa đêm mọi người có xu hướng điên loạn đi. Và tôi cũng mệt khi phải đợi tới tận nửa đêm" - Renee Ruhl, một nhân viên khách sạn 52 tuổi nói khi đứng tại một cửa hàng Target ở Orlando, Florida. Bà tới đây lúc 9h30 tối và đã mua được một bộ đồ chơi khúc côn cầu. Giờ mở cửa khai trương Black Friday của Target đã sớm hơn 2 tiếng rưỡi so với năm ngoái.


Hàng loạt các nhà bán lẻ đã thi nhau đẩy sớm giờ triển khai Black Friday, vốn được xem là sự khởi đầu không chính thức của mùa mua sắm dịp nghỉ lễ, nhằm thu lợi lớn nhất có thể khi các dự báo đều cho rằng mức độ chi tiêu của người tiêu dùng trong năm nay sẽ không lớn như năm ngoái.


Các cửa hàng hạ giá của Walmart đã bắt đầu mở cửa bán một số mặt hàng trong khuôn khổ Black Friday từ 8h tối. Target dời sớm giờ khai trương từ nửa đêm thứ Năm lên 9h tối. Còn Toys R Us mở cửa từ 8h tối thứ Năm.


Theo các nhà quan sát, việc sớm triển khai hoạt động bán hàng hạ giá đã thu hút rất nhiều khách hàng, những người vốn rất ngại việc chờ đợi và tranh giành hàng giá rẻ với những người khác trong các sự kiện Black Friday diễn ra trước đây. Thời tiết ấm cũng khiến người ta chịu khó rời nhà đi mua sắm hơn.


Tụt giảm lượng người mua sắm dù giảm giá


Như thường lệ, các món hàng được ưa chuộng nhất của năm nay vẫn sẽ là đồ điện tử. Trong thông tin quảng cáo về Black Friday, Walmart, nhà bán lẻ lớn nhất Mỹ, nói rằng họ sẽ bán các máy chơi điện tử Nintendo Wii với giá 89 USD từ 8h tối thứ Năm. Những ai ở lại tới 11h tối sẽ chắc chắn mua được một chiếc máy tính bảng iPad 16GB kèm Wifi với giá 399 USD. Chiếc máy này đang được bán với giá 449 USD tại nhiều nhà bán lẻ khác.


Tuy nhiên, các mặt hàng điện tử công nghệ cao không phải là những món hàng duy nhất bán chạy trong dịp Black Friday năm nay. Tại cửa hàng Target nằm ở Đại lộ Elston ở khu Tây Bắc ở Chicago, vốn được xem là cửa hàng có doanh thu lớn nhất của chuỗi cửa hàng Target, những chiếc máy hút bụi Dirt Devil có giá giảm xuống 25 USD (so với giá gốc 39,99 USD) đã hết sạch hàng.


Các món đồ như khăn tắm giá 2 USD, chăn, quần áo trẻ em và đồ ngủ tiêu thụ rất chạy, trong khi những chiếc tivi giá rẻ vẫn còn thừa khá nhiều trên kệ. Có vẻ người Mỹ đã chi tiêu một cách thực dụng hơn, chỉ mang về những thứ họ thực sự cần.


Ở nhiều cửa hàng tổ chức Black Friday, người ta thậm chí vẫn thấy khách mua sắm rút điện thoại di động hoặc các thiết bị khác để dò giá, xem có phải họ đã mua được món hàng rẻ nhất hay không.


Với các nhà bán lẻ ở Mỹ, Black Friday là sự kiện hết sức quan trọng và họ có thể thu về 1/3 doanh số bán hàng thường niên trong dịp bán hàng nhân mùa nghỉ. Song Liên đoàn Bán lẻ Quốc gia (NRF) dự kiến doanh số bán lẻ trong giai đoạn nghỉ lễ tháng 11-12 sẽ chỉ tăng 4,1% trong năm nay, tụt xuống so với mức tăng 5,6% hồi năm 2011.


Các con số này cho thấy người tiêu dùng Mỹ đang tiếp tục thắt lưng buộc bụng, bởi họ lo lắng về tình trạng thất nghiệp cao, khả năng sắp bị tăng thuế và chính quyền vẫn tiếp tục thắt chặt chi tiêu trong năm 2013.


Hãy trả thứ Sáu lại cho Black Friday


Không phải ai cũng vui vẻ với việc Black Friday xuất hiện sớm. Một kiến nghị trên mạng đòi Target "cứu lấy ngày Lễ tạ ơn" đã được 371.606 người ủng hộ tính tới trưa 22/11. Mike Labounty, 34 tuổi, người Vermont, đã đi mua một chiếc tivi 32 inch trong đêm 22/11 cùng bạn tình Darcy Mitchell. Nhưng anh vẫn không thích việc người ta tổ chức Black Friday quá sớm.


"Tôi nghĩ người ta nên quay trở lại ngày thứ Sáu như truyền thống" - anh nói - "Sự thay đổi đã phá vỡ sinh hoạt của nhiều gia đình. Hãy nhìn chúng tôi mà xem. Con cái chúng tôi đang phải ở cùng ông bà chúng. Lẽ ra chúng phải ở cùng chúng tôi trong lễ Tạ ơn. Nhưng cuối cùng chúng tôi lại phải mò tới đây chỉ để mua được một chiếc tivi cho chúng".


Nhiều người lao động cũng phản đối việc bán hàng giảm giá từ ngày thứ Năm. OUR Walmart, một liên minh gồm những người lao động trước kia và hiện nay của Walmart, đã tổ chức các cuộc biểu tình kéo dài nhiều tháng bên ngoài các cửa hàng.


Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế Mỹ vẫn suy thoái như hiện nay và cơ hội để "dụ" khách hàng vung tiền mua sắm không có nhiều, chắc chắn một điều rằng các sự kiện Black Friday sẽ chỉ tổ chức ngày càng sớm hơn mà thôi.
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Trận chiến" của NHTW Nhật Bản

Nỗ lực thúc đẩy nền kinh tế bằng cách chấm dứt tình trạng giảm phát có thể đẩy nền kinh tế Nhật Bản vào tình trạng nguy hiểm.

Ở Nhật Bản, hiếm khi lời nói của các chính tri gia có tác động lên thị trường tài chính. Tuy nhiên, trong một vài ngày qua, ông Shinzo Abe – người đang dẫn đầu trong chưng cầu dân ý lựa chon người sẽ trở thành Thủ tướng tiếp theo của Nhât Bản – đã trở thành một ngoại lệ.


Ông Abe nói rất nhiều về chính sách tiền tệ và thị trường tài chính đã có phản ứng. Thị trường chứng khoán, tiền tệ và trái phiếu – tất cả đều tràn ngập hi vọng đan xen với nỗi sợ hãi. Hiệu ứng lớn đến nỗi hôm 20/11 vừa qua, ông Masaaki Shirakawa - thống đốc NHTW Nhật Bản (BoJ) – đã phải lên tiếng bảo vệ sự độc lập của BoJ.


Các chuyên gia phân tích thị trường rất hoan nghênh lời cam kết sẽ thực hiện các biện pháp kích thích mạnh mẽ để thúc đẩy nền kinh tế của ông Abe. Họ hi vọng đồng yên giảm giá sẽ đẩy giá cổ phiếu lên cao. Họ cũng hi vọng ông Abe sẽ có những chính sách khiến hoạt động kinh doanh sôi nổi trở lại.


Trong khi đó, ông Shirakawa đã có 1 buổi họp báo để giải thích tại sao không hề có thay đổi nào sau cuộc họp thường kỳ của BoJ hôm 20/11. Thống đốc NHTW Nhật Bản lập luận rằng nhà đầu tư cần phải thật cẩn trọng. Giá cổ phiếu đã tăng lên nhưng điều tương tự cũng sẽ xảy ra với trái phiếu dài hạn. Nếu như nỗ lực thúc đẩy nền kinh tế khiến trái phiếu bị bán tháo, họ sẽ phải trả giá đắt.


Ông Shirakawa còn cho rằng đặt lạm phát mục tiêu ở mức 3% không những là điều phi lý mà còn có thể gây ra những tác động tiêu cực cho nền kinh tế. Mua trái phiếu để tài trợ cho các dự án công sẽ dẫn đến “in tiền vô tội vạ”. Không chỉ có vậy, ủng hộ lãi suất âm có thể khiến thị trường tài chính rơi vào tình trạng báo động.


Có thể, rất nhiều người cho rằng đây chỉ là những lời biện minh của một thống đốc NHTW vốn cẩn trọng quá mức cần thiết. Ông Shirakawa cũng sẽ kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 4 tới và chưa rõ ông có tiếp tục đảm nhiệm chức vụ này hay không nếu như ông Abe thắng cử. Tuy nhiên, lập luận của ông Shirakawa không phải là không chính xác: quá coi trọng mục tiêu lạm phát 3% trong khi tốc độ tăng của chỉ số CPI vẫn ở mức hơn 1% trong nhiều thập kỷ có thể gây nên cú sốc cho Nhật Bản.


Hệ thống ngân hàng của nước này đang có mối liên hệ rất chặt chẽ với trái phiếu chính phủ. Theo số liệu của Bloomberg, chênh lệch lợi suất giữa trái phiếu kỳ hạn 30 năm và 10 năm đã lên đến mức cao nhất kể từ tháng 3/2008. Đây chính là chỉ số đo lường mức độ nhạy cảm với lạm phát của thị trường trái phiếu. Mặc dù đây là một diễn biến rất nhỏ, xu hướng bán tháo trái phiếu trên diện rộng có thể “bóp nghẹt” các ngân hàng Nhật Bản.


Trong khi đó, tiền tệ hóa các khoản nợ là động thái đặc biệt nguy hiểm đối với Nhật Bản – đất nước có khối lượng nợ công lớn nhất thế giới. Nhật Bản may mắn có đủ lượng người tiết kiệm trong nước để tài trợ cho các khoản vay nợ này. Tuy nhiên, lòng tin của họ không phải là thứ tồn tại mãi mãi, đặc biệt là khi số tiền ấy được sử dụng cho những khoản chi lãng phí.

Hơn nữa, nếu như ông Abe đắc cử và chính phủ mới tin rằng chính sách tiền tệ là liều thuốc duy nhất có thể cứu chữa nền kinh tế, áp lực buộc các nhà làm luật phải dỡ bỏ các qui định trên thị trường, thúc đẩy sáng tạo và tăng khả năng cạnh tranh của Nhật Bản sẽ giảm đi rất nhiều.


Với vị thế là người dẫn đầu đảng có lợi thế chính là kinh nghiệm, ông Abe có thể dễ dàng chiếm đươc lòng tin của người dân. Tuy nhiên, chính sự dễ dàng ấy cũng có thể khiến lòng tin biến mất ngay lập tức. Trong khi đó, đối với một đất nước dựa vào tiết kiệm quá nhiều như Nhật Bản, niềm tin chính là tài sản quý giá nhất còn sót lại.
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
S&P hạ bậc tín nhiệm của Tây Ban Nha và Hungary

Cơ quan xếp hạng tín nhiệm quốc tế Standard & Poor's (S&P) ngày 23/11 đã hạ bậc tín nhiệm của 3 ngân hàng Tây Ban Nha, theo đó mức tín nhiệm của ngân hàng Ibercaja Banco và Hiệp hội các ngân hàng tiền gửi (CECA) bị đánh tụt từ BBB- xuống BB+ và ngân hàng Bankinter's từ BB+ xuống BB.

S&P cảnh báo những nguy cơ đang gia tăng trong hệ thống ngân hàng Tây Ban Nha là hậu quả của sự yếu kém từ hoạt động kinh tế của khu vực nhà nước sau khi thực hiện chính sách cắt giảm chi tiêu công, trong khi tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao trên 25%.

Trước đó, ngày 10/10, S&P đã hạ 2 bậc tín nhiệm đối với nợ công của Tây Ban Nha, chỉ trên mức thấp nhất "vô giá trị" một bậc.
Cũng trong ngày 23/11, S&P đã hạ bậc tín nhiệm nợ công dài hạn của Hungary, trong đó gồm cả nợ trong nước và nợ nước ngoài, từ BB+ xuống BB, cho rằng các chính sách không chính thống của chính quyền Buđapét, bao gồm cả các biện pháp ngoại lệ đang áp dụng trong lĩnh vực tài chính, có thể làm cản trở triển vọng tăng trưởng trong giai đoạn trung hạn của nước này.
Tuy nhiên, S&P vẫn giữ nguyên mức đánh giá ổn định đối với triển vọng kinh tế của Hungary./.

 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Jim Wyckoff của tờ Kitco News: “Quan điểm tăng giá vẫn được khẳng định”

Chuyên gia Jim Wyckoff của tờ Kitco News khẳng định, phiên tăng giá cuối tuần cho thấy một điểm quan trọng đối với các nhà đầu tư vàng rằng “Quan điểm tăng giá vẫn được khẳng định”

Ông này trong bản phân tích của mình nhấn mạnh với các nhà đầu tư theo xu hướng lên rằng nếu “mua và nắm giữ” sẽ là một quan điểm đúng. Viện dẫn biểu đồ theo tháng của giá vàng trên thị trường Comex, giá vàng trong 11 năm qua vẫn luôn ở đà tăng giá kể từ năm 2001 với mức giá 255$ bắt đầu.
Quan điểm “mua và nắm giữ” đối với vàng là điều thường đúng nếu lượng vốn, thời gian của nhà đầu tư đủ dài và họ tận dụng được cả xu hướng tăng giá đó. Hiện tại, đà tăng dài hạn của vàng vẫn được khẳng định và những chỉ báo kỹ thuật vẫn ủng hộ xu hướng tăng giá và chưa thấy điểm kết thúc.
Jim Wyckoff cho rằng, trong vài tháng tới theo quan điểm dài hạn, giá vàng có thể tiếp tục đi ngang hoặc tăng cao hơn. Ông này kỳ vọng giá vàng sẽ vượt mức 2000$ trong năm 2013 tới.
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Vàng bất ngờ vượt 1.750 USD/oz phiên cuối tuần

Giá vàng kỳ hạn tăng 2,1% trong tuần này khi đồng USD giảm giá mạnh so với các tiền tệ chủ chốt.

Lúc 6h30’ sáng nay, giá vàng giao ngay trên Kitco đứng ở 1.751,9 USD/oz, tăng 22,2 USD so với giá chốt phiên trước đó.

Trên sàn Comex, giá vàng giao tháng 12 tăng 1,3% phiên cuối tuần lên 1.751,4 USD/oz, cao nhất kể từ ngày 17/10. Tính trong tuần này, giá vàng kỳ hạn tăng 2,1%.

Đây là lần đầu tiên trong 5 tuần, giá vàng bất ngờ vượt ngưỡng 1.750 USD/oz, đường trung bình động 50 ngày và là mức kháng cự của giá vàng suốt hơn 1 tháng qua.

Giá vàng tăng vọt phiên cuối tuần khi USD xuống thấp nhất gần 3 tháng so với các tiền tệ chủ chốt.
Số liệu từ Viện nghiên cứu Ifo có trụ sở tại Munich cho biết, chỉ số niềm tin kinh doanh Đức được tính toán sau khi khảo sát 7.000 giám đốc điều hành tăng từ 100 điểm tháng 10 lên 101,4 điểm tháng 11. Con số này trái ngược với dự đoán giảm còn 99,5 của các chuyên gia khảo sát bởi Bloomberg.

Một báo cáo khác công bố hôm qua cũng cho thấy, niềm tin kinh doanh Pháp phục hồi từ mốc thấp nhất hơn 3 năm trong tháng 11.

Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng lạc quan hơn về tình hình tại châu Âu khi kỳ vọng các nhà làm chính sách châu Âu sẽ giải ngân gói cứu trợ Hy Lạp sau cuộc họp ngày 26/11 tới.

Giá vàng cũng được hỗ trợ do nhà đầu tư mua vào mạnh mẽ trước khi hợp đồng vàng Comex giao tháng 12 sẽ hết hạn vào ngày thứ Ba tuần tới.
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Thế giới 24h: Triều Tiên sắp phóng tên lửa?


Truyền thông Nhật Bản loan tin Triều Tiên đang chuẩn bị phóng một tên lửa tầm xa;


Một vụ phóng tên lửa của Triều Tiên. Nổi bật

Tờ Asahi Shimbun của Nhật Bản số ra ngày 23/11 cho biết, vệ tinh Mỹ đã thu thập được nhiều hình ảnh cho thấy Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên có khả năng đang chuẩn bị phóng một tên lửa tầm xa.

Theo nguồn tin, từ đầu tháng này, Triều Tiên đã di chuyển các bộ phận của tên lửa tới bãi phóng ở Tongchang-ri, tây bắc nước này. Mỹ đã thông báo cho Nhật, Hàn và ba quốc gia đang tăng cường cảnh giác.

Cũng trong ngày 23/11, phát biểu tại lễ kỷ niệm hai năm đảo Yeonpyeong bị Triều Tiên pháo kích, Thủ tướng Hàn Quốc khẳng định, nước này sẽ đáp trả bất cứ hành động khiêu khích mới nào của Triều Tiên.
Theo Thủ tướng Kim Hwang-sik, Triều Tiên không chịu công nhận đường giới tuyến phía bắc do Liên hợp quốc vạch ra, sau khi kết thúc cuộc chiến tranh Triều Tiên kéo dài từ năm 1950 cho đến năm 1953.

"Triều Tiên đang làm mọi việc có thể nhằm phủ nhận đường giới tuyến phía bắc, thông qua việc tăng cường các lực lượng gần bờ biển phía tây, đồng thời triển khai tàu cá tới đường ranh giới này", ông tuyên bố.

Trước đó một ngày, Thông tấn xã trung ương Triều Tiên KCNA cho biết, quân đội nước này đã cảnh báo sẽ nã pháo vào Yeonpyeong gần biên giới trên biển, nếu Hàn Quốc tiến hành tập trận quân sự tại đây.

Vụ nã pháo Yeonpyeong vào ngày 23/11/2010 khiến 2 binh sỹ cùng hai dân thường Hàn Quốc thiệt mạng. Đây là đụng độ nghiêm trọng nhất giữa hai nước kể từ cuộc chiến Triều Tiên từ năm 1950 đến 1953.

Vào thời điểm đó, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên trong một tuyên bố đã nói rằng, cuộc tấn công nhằm mục đích trả đũa tập trận bắn đạn thật của Hàn Quốc khiến đạn pháo rơi vào vùng biển của họ.

Quân đội Hàn Quốc đã đáp trả Triều Tiên bằng hỏa lực đại bác và Chính phủ Hàn Quốc đã phải họp ở phòng chiến tranh dưới lòng đất vì sợ rằng tình hình có thể bùng phát thành một cuộc xung đột toàn diện.




 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Eurozone họp khẩn cấp để giải quyết nợ của Hy Lạp

Hội đồng bộ trưởng tài chính khu vực đồng euro họp khẩn cấp hôm 24/11 đề xuất về vấn đề ổn định nợ của Hy Lạp trong trung hạn.

Cuộc họp được tiến hành theo hình thức trao đổi qua điện thoại, được thực hiện trong khuôn khổ chuẩn bị cho cuộc họp bất thường Hội đồng bộ trưởng 17 nước Eurozone với sự tham dự của đại diện Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ủy ban châu Âu (EC) và Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) ngày 26/11 tới nhằm thảo luận những giải pháp đã được thông qua tại cuộc họp ngày 24/11 và tìm giải pháp thỏa hiệp về vấn đề nợ công của Hy Lạp cũng như giải ngân khoản cho vay cứu trợ tiếp theo cho nước này.

Theo hãng thông tấn AFP, các đề xuất gồm cắt giảm lãi suất cho vay song phương mà Hy Lạp nhận được trong khuôn khổ giai đoạn đầu của chương trình trợ giúp tài chính và không đề ra những mức lãi suất mới, chuyển cho Hy Lạp ít nhất là một phần lợi tức từ các cổ phiếu của Hy Lạp mà ECB và ngân hàng trung ương các nước Eurozone nhận được.


Ngoài ra, phiên họp cũng đưa ra một đề xuất khác nữa là mua lại nợ của Hy Lạp tại thị trường thứ cấp bằng các quĩ bình ổn của Eurozone.


Vài tháng nay, Hy Lạp đã đang chờ đợi giải ngân khoản cứu trợ tiếp theo trị giá 31,5 tỷ euro (khoảng 40 tỷ USD) của khu vực đồng ơrô và IMF. Cuộc họp Eurozone ngày 20-21/11 vừa qua đã không thông qua được khoản cứu trợ cho Hy Lạp do bất đồng giữa EC và IMF đối với chiến lược dài hạn nhằm giảm nợ cho Hy Lạp.
 

vqdat1982

New Member
Eurozone họp khẩn cấp để giải quyết nợ của Hy Lạp

Hội đồng bộ trưởng tài chính khu vực đồng euro họp khẩn cấp hôm 24/11 đề xuất về vấn đề ổn định nợ của Hy Lạp trong trung hạn.

Cuộc họp được tiến hành theo hình thức trao đổi qua điện thoại, được thực hiện trong khuôn khổ chuẩn bị cho cuộc họp bất thường Hội đồng bộ trưởng 17 nước Eurozone với sự tham dự của đại diện Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ủy ban châu Âu (EC) và Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) ngày 26/11 tới nhằm thảo luận những giải pháp đã được thông qua tại cuộc họp ngày 24/11 và tìm giải pháp thỏa hiệp về vấn đề nợ công của Hy Lạp cũng như giải ngân khoản cho vay cứu trợ tiếp theo cho nước này.

Theo hãng thông tấn AFP, các đề xuất gồm cắt giảm lãi suất cho vay song phương mà Hy Lạp nhận được trong khuôn khổ giai đoạn đầu của chương trình trợ giúp tài chính và không đề ra những mức lãi suất mới, chuyển cho Hy Lạp ít nhất là một phần lợi tức từ các cổ phiếu của Hy Lạp mà ECB và ngân hàng trung ương các nước Eurozone nhận được.


Ngoài ra, phiên họp cũng đưa ra một đề xuất khác nữa là mua lại nợ của Hy Lạp tại thị trường thứ cấp bằng các quĩ bình ổn của Eurozone.


Vài tháng nay, Hy Lạp đã đang chờ đợi giải ngân khoản cứu trợ tiếp theo trị giá 31,5 tỷ euro (khoảng 40 tỷ USD) của khu vực đồng ơrô và IMF. Cuộc họp Eurozone ngày 20-21/11 vừa qua đã không thông qua được khoản cứu trợ cho Hy Lạp do bất đồng giữa EC và IMF đối với chiến lược dài hạn nhằm giảm nợ cho Hy Lạp.
theo thông tin trên, và dựa vào chart H4, D1 tớ dự đoán tuần sau eu sẽ bắt đầu bước vào chu kỳ giảm giá, chu kỳ này kéo dài khoảng 2 tuần. giá dự kiến giảm sẽ ko sâu lắm. nhưng tuần thứ 3 giá sẽ tăng mạnh và phá 1.3500 là chuyện nhỏ. khakhak:bansung:bansung
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Giá vàng sẽ tiếp tục đà tăng tuần tới khi Hy Lạp được cứu trợ

Giá vàng bất ngờ có phiên tăng mạnh cuối tuần nhờ đồng USD giảm giá. Trên sàn Comex, giá vàng giao tháng 12 tăng 1,3% phiên cuối tuần lên 1.751,4 USD/oz, cao nhất kể từ ngày 17/10. Tính trong tuần này, giá vàng kỳ hạn tăng 2,1%.

Đây là lần đầu tiên trong 5 tuần, giá vàng bất ngờ vượt ngưỡng 1.750 USD/oz, đường trung bình động 50 ngày và là mức kháng cự của giá vàng suốt hơn 1 tháng qua. Lực mua vào mạnh mẽ trên sàn Comex phiên cuối tuần cho thấy nhà đầu tư rất lạc quan vào giá vàng và triển vọng giá có thể tăng cao hơn nữa.

Giống như các thị trường khác, thị trường vàng tuần tới sẽ dõi theo động thái từ cuộc họp lãnh đạo eurozone diễn ra vào thứ Hai. Nhà đầu tư hi vọng lãnh đạo eurozone sẽ đạt được thỏa thuận về việc giải ngân gói cứu trợ cho Hy Lạp trong tuần tới sau khi thất bại trong cuộc đàm phán tuần này. Nếu thỏa thuận đạt được, giá vàng sẽ được hỗ trợ tăng.

Một sự kiện quan trọng không kém đối với các nhà quan sát thị trường là cuộc đàm phán tiếp theo giữa các nghị sĩ đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa về vấn đề giải pháp cho "bờ vực tài khóa". Cuộc đàm phán trước đó ngày 16/11 cho thấy, các nhà làm chính sách Mỹ khá tích cực trong việc tìm một giải pháp chung cho vấn đề này.

Nếu quốc hội Mỹ có thể đạt được thỏa thuận ngân sách từ nay đến cuối năm, nền kinh tế sẽ tránh nguy cơ rơi vào suy thoái khi các điều khoản tăng thuế và giảm chi tiêu chính phủ có hiệu lực - còn gọi là "bờ vực tài khóa".

Nhà đầu tư tuần tới cũng không thể bỏ qua bài phát biểu của các quan chức Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed). Phát biểu này sẽ cho nhà đầu tư biết thêm về tác động của "bờ vực tài khóa" và có thêm cơ sở để dự báo hướng đi chính sách tiền tệ của Fed trong tương lai.

Chủ tịch Fed Ben Bernanke tuần này đã một lần nữa nhấn mạnh, Fed không có đủ công cụ để khắc phục toàn bộ ảnh hưởng tiêu cực do “bờ vực tài khóa” gây ra. Phát biểu này làm gia tăng lo ngại của nhà đầu tư và đẩy giá vàng giảm.

Bên cạnh đó, nhà đầu tư còn quan tâm đến các báo cáo về doanh số bán hàng vào dịp "ngày Thứ Sáu đen" - khi các cửa hàng đồng loạt giảm giá quy mô lớn và người dân Mỹ đổ đi mua sắm. Đây sẽ là tín hiệu cho thấy thêm tình hình phục hồi của nền kinh tế và niềm tin tiêu dùng của người dân Mỹ. Tuần tới, Mỹ cũng sẽ công bố hàng loạt các số liệu kinh tế quan trọng như đơn đặt hàng lâu bền, niềm tin tiêu dùng, doanh số bán nhà mới, số đơn xin thất nghiệp , GDP...

Tình hình xung đột giữa Israel và Hamas sẽ tiếp tục được theo dõi sát sao khi lệnh ngừng bắn tuyên bố vào ngày 21/11 vừa qua có thể bị đổ vỡ. Nếu xung đột leo thang, giá vàng sẽ được hỗ trợ tăng khi phát huy vai trò một nơi trú ẩn an toàn cho nhà đầu tư.
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Nhận định xu hướng vàng tuần tới từ 26/11 đến 30/11/2012
Kim loại quý ghi nhận mức tăng khá mạnh trong tuần vừa qua với biên độ lên đến 2.1%, trong đó phiên cuối tuần được coi là xu hướng rõ ràng nhất khi phá ngưỡng 1735-1738 USD/oz và tạo ra đợt bứt phá mức đỉnh mới 1755 USD/oz.


Sức tăng của vàng nhận được từ xu hướng đồng bạc xanh rớt thấp nhất gần 3 tháng so với các tiền tệ chủ chốt khác. Ngoài ra, đồng EUR cũng hỗ trợ mạnh cho kim loại quý khi Châu Âu giải ngân gói cứu trợ dành cho Hy Lạp và nền kinh tế Pháp cũng khởi sắc hơn. Có thể thấy phiên cuối tuần trước đã tạo ra điểm nhất nổi bật cho xu hướng tăng trưởng của thị trường.
Breakout mức 1735-1738 USD/oz đã giải tỏa phần nào tâm lý đầu tư của giới kinh doanh trong suốt hơn 1 tháng qua. Sự bứt phá này có thể sẽ đóng vai trò tích cực củng cố cho xu hướng dao động dài hạn của kim loại quý.
Bên cạnh, yếu tố mở rộng của dải trên Bollinger Bands và sự phân kỳ của đường MA 10 với đường trung bình giữa cũng tạo ra xu hướng cho thị trường. Do đó, với các diễn biến kỹ thuật hiện tại thì vàng vẫn còn được dự báo cho xu hướng tăng trong tuần sau. Đóng cửa và duy trì trên mức 1745-1748 USD/oz, giá vàng sẽ tạo ra điều kiện tăng mạnh hơn, mục tiêu 1758-1778 USD/oz
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Thị trường vàng: Vì sao rối loạn?

Nghị quyết Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 nêu rõ một trong những mục tiêu năm nay là “Khắc phục bất cập trong quản lý, ổn định thị trường vàng, bảo đảm giá vàng trong nước liên thông với giá vàng quốc tế, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp về tài sản của người dân”.

Nghị định 24 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, chương V về quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng, điều 16 về trách nhiệm của NHNN, Chính phủ cũng đã giao cho NHNN các công cụ để can thiệp, bình ổn thị trường vàng. Cụ thể là xuất nhập khẩu vàng, tổ chức sản xuất vàng miếng, mua bán vàng trên thị trường và tổ chức huy động vàng theo quy định.
Tuy nhiên thời gian qua, giá vàng trong nước luôn chênh trên 3 triệu đồng/lượng so với vàng thế giới, thậm chí trong những ngày gần đây, còn chênh tới 4 triệu đồng/lượng. Bên cạnh đó, những bất ổn và rối loạn của thị trường vàng lại tiếp tục bộc lộ, từ việc vàng các thương hiệu khác bị mất giá so với vàng SJC, vàng giả vàng nhái xuất hiện nhiều hơn, người dân gặp khó khăn hơn trong việc phải chuyển đổi sang vàng miếng SJC…
Như vậy có nghĩa là những biện pháp quản lý để ổn định thị trường vàng trong thời gian vừa qua không đạt được hiệu quả. Trong buổi trả lời chất vấn trước Quốc hội ngày 12-11-2012 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng thể hiện quan điểm “không nhất thiết phải bình ổn giá vàng” và “liên thông giá vàng là vấn đề chúng ta không đặt ra”. Thực tế thị trường vàng đang hết sức rối loạn. Nguyên nhân là do đâu? Phóng viên Báo An ninh Thủ đô cuối tuần đã có cuộc trao đổi với chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh.
Thưa ông, trong kỳ họp Quốc hội vừa qua, người đứng đầu NHNN tuyên bố không có sự liên thông giữa vàng trong nước và thế giới? Như thế có phải là mâu thuẫn với Nghị định 24/CP?
Quan điểm của Ngân hàng Nhà nước đã công bố rõ ràng, không liên thông vàng trong nước và vàng thế giới cũng như không nhập khẩu vàng thì giá chênh là chuyện bình thường. Còn việc có mâu thuẫn giữa nghị định của Chính phủ và phát biểu của người đứng đầu NHNN hay không đó là việc của cơ quan quản lý. Còn trên thị trường nếu các biện pháp quản lý tốt thì thị trường sẽ vận hành tốt, còn ngược lại nếu NHNN đưa ra những biện pháp không phù hợp với thị trường thì thị trường sẽ tự đi tìm cách đi của nó.
Quan điểm của ông như thế nào về chính sách cấm nhập khẩu vàng của NHNN?
Từ lúc NHNN lựa chọn SJC, lúc đó quan điểm của NHNN là vàng là tiền, vì vậy chọn một thương hiệu để thống nhất một loại tiền. Bước tiếp theo là loại tiền đó phải trao đổi, mua bán, tích lũy được. Nhưng lại ngắt đi đoạn thanh toán, thước đo giá trị thì nó chỉ còn là tài sản dự trữ. Việt Nam không làm ra vàng được mà vàng phải nhập khẩu, vậy phải liên thông với quốc tế. Tóm lại toàn bộ một chuỗi đó phải gắn với nhau mà lại ngắt đi đoạn đầu chỉ còn mỗi SJC là vàng thương hiệu, trong khi toàn bộ khối đi sau là làm sao cho nó vận hành thì mình lại không làm. Không những thế, chúng ta có đảm bảo là không ai nhập, không ai xuất được không. Đã nhiều lần việc cấm nhập khẩu vàng được đặt ra nhưng lại xuất hiện tình trạng nhập lậu. Và kết cục là kẻ nào nhập lậu được thì cười tươi.
Mặc dù mới đi vào thực hiện NĐ 24 được 5 tháng nhưng thị trường vàng đã có nhiều rối loạn. Đâu là nguyên nhân thực trạng này, thưa ông?
Bất cập không phải do NĐ 24 mà bất cập do cách NHNN thực hiện nghị định đó. Tức là NHNH chỉ thực hiện một mẩu trong Nghị định đó thôi trong khi toàn bộ Nghị định phải xuyên suốt. Khi đưa ra Nghị định, NHNN không đưa ra quy đổi từ vàng phi SJC sang vàng SJC nên bản thân đội SJC cũng làm giá để đẩy giá lên, đội phi SJC cũng làm giá để đẩy giá xuống. Lợi ích của bên làm ra vàng phi SJC và bên làm ra vàng SJC xung đột nhau nên mới thành sự rối loạn trên thị trường như thế. Mà NHNN thì dường như đang cố ý tạo ra sự rối loạn ấy. Một thời gian dài vàng phi SJC, vàng móp méo không biết quy đổi thế nào họ cũng mặc kệ. Và giờ giá vàng trong nước chênh với thế giới vì NHNN thích làm như thế, chứ hoàn toàn có thể xóa bỏ được cái đó. Không những thế, việc cấm không cho các ngân hàng Nhà nước, NHTM huy động vàng, lùi hết thời hạn này sang thời hạn khác. Một loạt động tác vừa rồi cho thấy bản thân NHNN chủ động nuôi dưỡng sự rối loạn đó.
Ông có cho rằng thị trường vàng bị chi phối bởi “lợi ích nhóm”?
Trong sự rối loạn đó, chắc chắn ai đó kiếm lợi. Tôi cho rằng việc thị trường vàng rối loạn như hiện nay là hệ quả tất yếu của việc người ta bỏ mặc, mặc kệ thị trường, không muốn quản lý thì đúng hơn.
Một động thái mới của NHNN là dự định đánh thuế tiêu thụ đặc biệt vào vàng. Ý kiến của ông về động thái này như thế nào?
Thuế là gì, là công cụ để điều tiết thị trường và công cụ thu ngân sách. Nhưng trong tình trạng NHNN đang mặc kệ thị trường như hiện nay thì công cụ điều tiết thị trường là vô nghĩa. Chỉ còn mỗi một cái là để thu ngân sách. Thu ngân sách cũng chưa chắc đã làm được vì toàn bộ hoạt động trên thị trường vàng không kiểm soát được, người ta vẫn làm loạn lên thì đánh thuế kiểu gì.
Một diễn biến khác, hãng tin tài chính Bloomberg mới đây cho biết, giá vàng thế giới có thể lập kỷ lục trên 2.000 USD/oz vào năm 2013 khi các ngân hàng trung ương đẩy mạnh chính sách nới lỏng tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Nếu điều này xảy ra, dự báo giá vàng trong nước có thể lên gần 54 triệu đồng/lượng. Ông có bình luận gì về thông tin này?
Giá vàng không thể dự báo được. Từ trước đến nay đã có rất nhiều dự báo được đưa ra hầu hết đều sai. Chỉ tình cờ mới có dự báo nào đúng. Và thực tế cũng có dự báo dựa trên một động cơ nào đấy phù hợp với lợi ích của họ. Vì vậy chỉ là thông tin để tham khảo.
Vậy theo ông, giá vàng trong thời gian tới sẽ diễn biến như thế nào?
Từ cuối năm 2011 người ta đã dự báo chuyện giá vàng tăng nhưng thực tế 2012 giá vàng không biến động quá lớn. Những yếu tố tác động lớn nhất đến giá vàng cuối năm 2012 và đầu năm 2013 là liên quan đến lạm phát toàn cầu. Mặc dù Chính phủ nhiều nước đã có gói hỗ trợ nhưng chưa nhìn thấy lạm phát toàn cầu giảm. Lạm phát toàn cầu sẽ khiến vàng là nơi trú ẩn an toàn. Thứ hai là suy thoái kinh tế. Hiện nay ở châu Âu đang suy thoái và tiến tới đây là Mỹ. Khi Mỹ và châu Âu suy thoái sẽ khiến kinh tế toàn cầu suy thoái, khiến người ta sẽ rút vốn đầu tư vào kênh mà người ta cho là an toàn, vàng có thể là lựa chọn. Thứ 3 là mối liên quan giữa đồng đô la Mỹ và vàng, liên quan tới việc Mỹ xử lý vách đá tài chính của họ. Nếu kinh tế Mỹ đi xuống sẽ khiến kinh tế toàn cầu đi xuống và lúc đó giá vàng sẽ lên. Có thể nói năm 2013 có nhiều yếu tố đan xen tác động giá vàng theo hướng đi lên nhưng nó đi lên đến mức độ nào thì không thể phán đoán được. Bên cạnh đó, vàng thế giới hiện nay tập trung nhiều nhất ở các ngân hàng Trung ương nhưng các ngân hàng Trung ương cũng không có động thái nào cho thấy họ sẽ mua vàng hay bán vàng ra. Thứ hai là những quỹ đầu tư vàng cũng chưa có động thái rõ rệt mua vào hay bán ra. Vì vậy chưa có gì cho thấy vàng sẽ lên cao.
 
Top