Tin Tức Kinh Tế Tổng Hợp

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Tin Tức Thị Trường Vàng

Morning Report: Vàng tăng lên mức cao nhất trong 8 tuần

Vàng đóng cửa tăng lên mức cao nhất trong 8 tuần khi các nhà đầu tư tiếp tục tìm đến vàng như nơi trú ẩn an toàn trước nhưng thông tin thất vọng của kinh tế Mỹ về doanh số bán nhà mới và đơn đặt hàng hàng hoá bền khiến gia tăng lo ngại về suy thoái kép.

Vàng thay đổi không đáng kể trong giờ giao dịch Châu Á và Châu Âu, mở cửa giờ giao dịch New York tại mức giá 1233.5/1234.5. Lực bán đầu giờ của các quĩ đầu tư đẩy giá giảm nhanh xuống mức thấp 1231.75/1232.75. Giá vàng bất trở lại chạm mức cao nhất trong ngày 1241.5/1242.5 khi lực mua vàng phòng thủ giao tăng trước thông tin thất vọng của kinh tế Mỹ về doanh số bán nhà mới và đơn đặt hàng hàng hoá bền. Vào cuối phiên giá giao động trong biên độ hẹp theo hướng giảm nhẹ, chốt giá đóng cửa tại mức 1239.5/1240.5.

Trên sàn Comex, vàng giao tháng 12 chốt giá đóng cửa tăng $7.90 lên mức $1,241.30/ounce.

Sau thông tin thất vọng từ kinh tế Mỹ, trái phiếu chính phủ Mỹ cũng tăng giá mạnh. Vàng và Trái phiếu chính phủ Mỹ thường là nơi trú ẩn của các nhà đầu tư trước lo ngại kinh tế xấu đi. Hiện tại giá vàng đang còn cách không xa mức cao kỷ lục cũ 1265 của cuối tháng Sáu.

Bill O'Neill, nhà phân tích của Logic Advisors “Thị trường đang tiếp tục phát triển theo hướng mua phòng thủ an toàn”

Khác với các kim loại quí sử dụng trong công nghiệp sẽ có nhu cầu theo chu kỳ kinh tế, vàng thường được coi là nơi trú ẩn an toàn trước bối cảnh kinh tế xấu đi. Một báo cáo của Hội đồng Vàng Thế giới WGC cho thấy nhu cầu đầu tư vàng là nhân tố chủ chốt thúc đẩy giá vàng tăng. Báo cáo của WGC cho biết trong quí 2 năm nay khi vàng tăng lên mức kỷ lục thì nhu cầu đầu tư vàng tăng 36% lên mức 1,050 tấn. Tính theo giá trị, tổng cộng nhu cầu vàng tăng mạnh lên mức kỷ lục 40.4 tỉ USD, tăng mạnh so với mức kỹ lục cũ 33.8 tỉ USD của quí 3 năm 2008.

Sau khi chạm mức cao kỷ lục vào ngày 28/6, vàng đã có đợt điều chỉnh giảm. Tuy nhiên giá đã bắt đầu quay trở lại hướng tăng sau khi chạm mức thấp 1157 vào ngày 18/7, được hỗ trợ bởi những lo ngại về những thông tin kinh tế yếu kém cùng những nhận định của Fed về triển vọng yếu đi của kinh tế Mỹ.

George Gero phó chủ tịch của RBC Capital nhận xét "càng nhiều lo ngại về kinh tế sẽ giữ vàng tiếp tục tăng.”
Tổng hợp
 

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Tin Tức Tổng Hợp Về Chứng Khoán Mỹ

Thị trường chứng khoán Mỹ tăng

Thị trường chứng khoán Mỹ tăng, với chỉ số Dow Jones hồi phục từ mức giảm 102 điểm trước đó, do các nhà đầu tư dự báo những đợt giảm điểm gần đây của cổ phiếu đã quá đà so với tình hình kinh tế hịên nay.


Cổ phiếu của Home Depot và Kraft Foods đồng loạt tăng ít nhất 1%, mức tăng cao nhất thuộc chỉ số Dow. Cổ phiếu của Toll Brothers tăng vọt 5,8% sau khi báo cáo cho thấy hãng này bất ngờ có lợi nhuận của quý đầu tiên kể từ năm 2007. Cổ phiếu của D.R. Horton tăng 4,6% sau khi công ty chứng khoán Ticonderoga Securities tư vấn nên mua cổ phiếu này. Cổ phiếu của Medtronicdo tăng 2,1% sau khi một nhà phân tích nâng bậc cổ phiếu này.

Chỉ số Standard & Poor’s 500 tăng 0,3% đạt 1.055,33 điểm lúc 4.00 chiều giờ New York sau khi đã sụt giảm xuống mức 1.039,83 trong phiên trước đó. Chỉ số Dow Jones tăng 19,61 điểm, tương đương 0,2% đạt 10.060,06 điểm.

Theo Vnmoney
 

Người Học Việc

Thành Viên Nhiệt Tình
Re: .(¯`°´¯).Tin Tức.(¯`°´¯).

 
Last edited by a moderator:

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Re: .(¯`°´¯).Tin Tức.(¯`°´¯).

Bong bóng trên thị trường vàng sắp nổ tung?

Một số nhà phân tích cho rằng với việc liên tục tăng mạnh trong thời gian qua, bong bóng trên thị trường vàng có thể nổ tung bất cứ lúc nào.

Vàng tăng, chứng khoán giảm


Thị trường vàng thế giới sôi động trong những năm gần đây, do các nhà đầu tư chen chân tìm chỗ trú ẩn an toàn trong thời kỳ thị trường chứng khoán và bất động sản biến động khó lường.

Giá vàng đã tăng tới 123%, từ khoảng 550 USD/ounce đầu năm 2006 lên 1.227 USD/ounce hiện nay, trong khi chỉ số chứng khoán FTSE100 của châu Âu giảm 5,4% và chỉ số Dow Jones của Mỹ giảm 4%.

Trong khi nhiều nhà đầu tư rót tiền vào vàng thông qua thị trường chứng khoán-như mua cổ phiếu của các công ty khai thác vàng, hoặc các quỹ đầu tư chứng khoán tổng hợp- thì nhiều người khác chọn cách mua vàng trực tiếp.
Gần 20.000 thành viên của trang web kinh doanh vàng BullionVault.com hiện đang sở hữu 21 tấn vàng, vượt cả mức dự trữ vàng vật lý của nhiều ngân hàng trung ương lớn, như Canađa (3,4 tấn) và Mêhicô (3,5 tấn). Ra đời năm 2005, nhưng kể từ đầu năm 2006, tổng giá trị vàng mà các thành viên của BullionVault nắm giữ đã tăng mạnh từ 9,1 triệu USD (536 kg) lên 833,5 triệu USD (21.043 tấn).

Khó đoán


Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) cho biết, nhu cầu về vàng sẽ vẫn mạnh từ nay đến hết năm. Nguyên nhân do nhu cầu tăng cao ở Ấn Độ và Trung Quốc, cũng như làn sóng đầu tư vào vàng trước lo ngại về tình trạng nợ công và tiến trình hồi phục chập chờn của kinh tế thế giới. Tuy nhiên, sứ mệnh của WGC là kích thích và duy trì nhu cầu về vàng, và các nhà đầu tư chuyên nghiệp bắt đầu có cách nghĩ khác.
Quỹ đầu tư Jupiter Absolute Return Fund trị giá 600 triệu bảng Anh gần đây đã giảm bớt đầu tư vào vàng, trong khi mạng tin thị trường DailyFX cho rằng “xu hướng tăng giá vàng hiện nay sẽ không bền vững và sẽ có bong bóng nổ tung trên thị trường”.

Chiến lược gia tiền tệ của DailyFX, Ilya Spivak, giải thích: “Nhu cầu vàng thực sự dường như rất yếu, bởi vàng sử dụng cho ngành chế tác kim hoàn cũng như cho các ngành công nghiệp và nha khoa rõ ràng là đang giảm. Sự thật là đợt lên giá hiện nay xuất phát từ yếu tố tâm lý này có thể mở ra khả năng đảo ngược mạnh mẽ như là dấu hiệu đầu tiên cho một giai đoạn thoái trào thực sự”.
Vàng không tạo ra thu nhập, lãi suất hoặc cổ tức và giá của nó chỉ phụ thuộc vào cung-cầu. Nếu các nhà đầu tư thuộc các tổ chức lớn rút ra sẽ dẫn tới nguy cơ các nhà đầu tư nhỏ lẻ mua vào khi giá cao bị thiệt hại.

Nhưng nhân tố nào có thể khiến giá vàng giảm đột ngột? Hầu hết các chuyên gia đều tin rằng đó là lạm phát thấp hoặc giảm phát. Chuyên gia Will de Lucy ở công ty Amplify Trading giải thích: “Do các chính phủ tăng cường vay nợ, thị trường lo ngại một số nước sẽ không có khả năng chi trả trong trường hợp nền kinh tế suy thoái trở lại. Vì vậy, dòng vốn đầu tư lẽ ra đổ vào trái phiếu chính phủ sẽ tìm chỗ an toàn hơn là vàng”.
Ngoài ra, một số nước như Anh có thể đối mặt với lạm phát và tốc độ hồi phục kinh tế không vững chắc, điều này cũng kích thích hoạt động mua vàng.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng rất khó để dự đoán lạm phát. Chuyên gia de Lucy nói: “Sẽ là nguy hiểm khi dự đoán bong bóng trên thị trường vàng sẽ nổ tung do yếu tố lạm phát và vẫn còn quá sớm để hy vọng nhu cầu vàng giảm xuống”.

Edward George, nhà kinh tế cấp cao của bộ phận phân tích thông tin kinh tế (EIU) thuộc Tạp chí Nhà kinh tế bổ sung: "Ngay cả khi quay đầu giảm, giá vàng cũng không thể xuống dưới ngưỡng 800 USD/ounce về lâu dài, bởi hơn một nửa các công ty khai thác vàng hiện nay chỉ có thể có lãi khi giá vàng ở mức tối thiểu 1.000 USD/ounce. Nếu dưới mức này họ sẽ ngừng sản xuất và giảm lượng bán ra, khiến giá vàng tăng trở lại".
Theo PV
SGTT
 

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Re: .(¯`°´¯).Tin Tức.(¯`°´¯).

Vì sao có người phản đối tăng yêu cầu về vốn đối với tổ chức tài chính?

Đòn bẩy quá độ là một vấn nạn phổ biến và đã gây nên những hậu quả khủng khiếp cho nền kinh tế thế giới.

“Yêu cầu về vốn cao hơn cũng có nghĩa thu nhập của cổ đông và lương bổng của lãnh đạo ngân hàng sẽ giảm”, Sheila Bair, Chủ tịch Tập đoàn bảo hiểm tiền gửi liên bang, Hoa Kỳ.

Trong những bài học đã rút ra từ cuộc khủng hoảng tài chính gần đây, bài học cơ bản nhất là đòn bẩy quá độ là một vấn nạn phổ biến và đã gây nên những hậu quả khủng khiếp cho nền kinh tế thế giới.

Khi các ngân hàng và tổ chức tài chính lớn gặp khó khăn, nhiều tổ chức không có đủ vốn tự có để chống chọi với bão tố.

Điều này đã gây nên những giai đoạn thị trường tê liệt, người nộp thuế phải chìa tay ra cứu trợ còn tín dụng thu hẹp trên diện rộng.
Đáng mừng là Ủy ban giám sát ngân hàng Basel đang hành động để sửa chữa sai lầm này.

Các cải cách được đề xuất có ba trọng tâm chính: loại bỏ các công cụ đầu tư kép gây nhầm lẫn giữa vốn chủ sở hữu và nợ phải trả và làm suy yếu cơ cấu nguồn vốn; tăng vốn chủ sỡ hữu để giảm nợ trong khủng hoảng không khiến dòng vốn cho vay cạn kiệt; cuối cùng là áp dặt mức phí giao dịch chứng khoán cao hơn, đặc biệt là các chứng khoán phái sinh nhiều rủi ro.

Quan trọng nhất là các cải cách còn bao gồm cả một tỷ lệ đòn bẩy quốc tế. Tỷ lệ này sẽ ấn định mức trần đối với đòn bẩy tài chính cả trong các giai đoạn thịnh vượng và khó khăn.

Khi các mô hình dự báo đánh giá thấp rủi ro, nó sẽ nhanh chóng báo động về các tổ chức có vốn chủ sở hữu quá thấp.

Nhưng ngay cả khi đề xuất cải cách của Ủy ban Basel có được lãnh đạo các nền kinh tế lớn G20 thông qua mùa thu này, không tranh khỏi sẽ có nhiều lời kêu gọi nới lỏng quy định.

Nhiều đại diện của ngành tài chính tuyên bố tăng dự trữ bắt buộc sẽ giới hạn luồng vốn cho vay, tăng chi phí vốn vay và chặn đà phục hồi kinh tế còn mong manh.
Ví dụ như một hiệp hội thương mại cho vay đại diện cho nhiều tổ chức tài chính lớn nhất thế giới dự báo các cải cách về vốn của Ủy ban Basel sẽ tăng chi phí vay ngân hàng ở các nước công nghiệp lớn thêm trung bình 1,32%, gây thiệt hại tương đương 3,1% GDP và 9,7 triệu việc làm trong giai đoạn từ 2011 đến 2015.

Nhiều nghiên cứu khác không đồng tình với ý kiến này.

Các nhà kinh tế tại hai ĐH Havard và Chicago ước tính tăng dự trữ bắt buộc thêm 10%, lớn hơn nhiều so với con số đang được bàn thảo, sẽ chỉ tăng chi phí vốn đầu vào của ngân hàng thêm 0,25 đến 0,35%.

Họ cũng không tìm thấy bằng chứng nào ủng hộ ý kiến cho rằng tăng tỷ lệ đòn bẩy của ngân hàng sẽ làm giảm chi phí vốn vay.

Những phát hiện này trùng khớp với một nghiên cứu khác của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế cho thấy tăng tỷ lệ vốn cổ phần hữu hình (tangible common equity) thêm 2% sẽ làm giảm không quá 0,3% GDP trong vòng 4 năm tới.

Ủy ban Basel còn ra một báo cáo cho thấy tăng các yêu cầu về vốn và thanh khoản có khả năng còn tăng sản lượng kinh tế toàn cầu trong dài hạn.

Tại sao các ý kiến này lại trái ngược nhau?

Thứ nhất, cách suy nghĩ đơn giản chỉ cần tăng vốn chủ sở hữu theo tỷ lệ đòn bẩy thực tế của một ngân hàng không tính tới một điều quan trọng.

Có thể tài trợ bằng vốn vay được khấu trừ thuế ít tốn kém hơn vốn cổ phần một chút. Nhưng chênh lệch này thu hẹp lại đáng kể ở các nước có thị trường được điều tiết tốt khi người nắm giữ chứng khoán nợ sẽ mất tiền khi ngân hàng sụp đổ.

Thay vào đó, người nắm giữ chứng khoán nợ sẽ yêu cầu được bù đắp cho phần rủi ro tăng thêm mà họ phải chịu khi tỷ lệ đòn bẩy thực tế tăng
Thứ hai, phải tính tới chi phí đối với xã hội vì duy trì tỷ lệ đòn bẩy quá độ khi tính toán tác động kinh tế của việc tăng các yêu cầu về vốn.

Khi mọi chuyện còn tốt đẹp, về mặt chính trị mà nói thì nên giữ các tiêu chuẩn về vốn đối với các tổ chức tài chính đứng độc lập (tức không nhận được sự “bảo đảm ngầm” nào của chính phủ) ở dưới mức thị trường yêu cầu.

Giới ngân hàng kiếm được nhiều hơn, các tiêu chuẩn tín dụng bị hạ thấp và chi phí gánh chịu rủi ro của toàn hệ thống được hiểu ngầm là sẽ dồn lên vai chính phủ.
Nhưng cách dàn xếp này bị dân chúng phản đối mạnh khi mọi chuyện xấu đi và người nộp thuế phải gánh chịu hậu quả. Đó là lý do vì sao chấm dứt hiện tượng “quá lớn để đổ vỡ” là trọng tâm của cải cách pháp lý tại Mỹ.

Nhưng còn nhiều chi phí tiềm ẩn hơn nữa. Trong giai đoạn tiền khủng hoảng, quá nhiều tiền được rót vào thị trường bất động sản đang phát triển quá nóng và dư thừa nguồn cung.

Sự sụp đổ sau đó là bằng chứng rõ ràng cho thấy vốn đã được phân bổ nhầm chỗ và đáng lẽ đã được sử dụng ở các khu vực hiệu quả hơn như năng lượng, cơ sở hạ tầng và sản xuất công nghiệp.

Sau khủng hoảng, chúng ta tiếp tục ước tính những hậu quả đi kèm như hàng triệu ngôi nhà bị tịch thu hay hàng triệu người thất nghiệp. Đó vừa là sự lãng phí khủng khiếp các nguồn lực kinh tế, vừa là thảm họa của loài người.

Những lời chỉ trích tăng yêu cầu về vốn có xu hướng lờ đi khả năng thay thế chứng khoán nợ bằng chứng khoán vốn trong việc tài trợ cho các khoản vay mới, và không tính tới chi phí xã hội do “tấm đệm vốn” không đủ dày.

Vậy màn kịch đang diễn ra chính là một số người trong ngành tài chính đang tranh cãi chỉ vì lợi ích của riêng họ. Yêu cầu về vốn cao hơn cũng có nghĩa thu nhập của cổ đông và lương bổng của lãnh đạo ngân hàng sẽ giảm.

Nhưng nếu có thể, cải cách tài chính nên bao trùm cả động cơ làm việc cả giới ngân hàng và “nội hóa” chi phí của việc sử dụng đòn bẩy và chấp nhận rủi ro (buộc ngân hàng chịu các chi phí mà xã hội phải chịu vì việc sử dụng đòn bẩy và chấp nhận rủi ro của ngân hàng – ND).

Một cơ cấu nguồn vốn hợp lý hơn cho toàn bộ hệ thống tài chính là cốt lõi của những cải cách lần này.

Dọn dẹp bảng cân đối kế toán và củng cố số lượng cũng như chất lượng nguồn vốn sẽ không phải không đau đớn.

Nhưng nếu chúng ta không củng cố được nguồn vốn ngân hàng tức là chúng ta đang mạo hiểm với số vốn mình đang có và khiến nền kinh tế toàn cầu có thể sẽ phải chịu những chi phí nặng nề và vô nghĩa của một cuộc khủng hoảng tài chính nữa.
Người viết là bà Sheila Bair, Chủ tịch Tập đoàn Bảo hiểm tiền gửi liên bang.
Minh Tuấn
Theo FT
 

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Re: .(¯`°´¯).Tin Tức.(¯`°´¯).

Tổng kết tuần qua và định hướng tuần tới đón đọc nhận định của TCTG

Thế giới hẳn đã phải nhìn lại tuần qua với tâm trạng đầy u ám nếu không có 2 thông tin giúp trấn an tâm lý được đưa ra ở thời điểm cuối tuần.

TTCK Mỹ: TTCK Mỹ tăng điểm mạnh trong phiên ngày thứ Sáu và cứu thị trường Mỹ khỏi tuần giảm điểm mạnh.

Nhà đầu tư tìm đến lý do để có thể lạc quan khi chủ tịch FED cam kết sẽ làm tất cả những gì có thể để hồi sinh kinh tế Mỹ.


Các chỉ số chính trên thị trường Mỹ tăng mạnh trong phiên cuối tuần, chỉ số S&P 500 tăng 1,7% lên 1.065 điểm. Ngưỡng 1.040 điểm mang tính hỗ trợ quan trọng trong phiên giao dịch. Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 165 điểm tương đương 1,7% và kết thúc tuần ở mức 10.151 điểm, và như vậy chỉ số hạ 0,6% trong tuần qua. Chỉ số Nasdaq tăng 1,7% trong phiên ngày thứ Sáu, mức giảm cả tuần chỉ còn 1,2%.


Kinh tế Mỹ quý 2/2010 tăng trưởng 1,6%, dù thấp hơn nhiều so với mức 2,4% khi được công bố lần đầu nhưng tốt hơn nhiều so với dự báo 1,3% đến 1,4% của giới chuyên gia.


Tháng 7/2010, số lượng đơn đặt hàng tiêu dùng bền tại Mỹ tăng 0,3%, tốc độ tăng chỉ bằng 1/10 so với dự báo của giới chuyên gia. Trong khoảng thời gian 3 tháng qua, số lượng đơn đặt hàng tiêu dùng bền tăng 20% (tính theo năm), trong khi đó con số này trong khoảng thời gian 3 tháng kết thúc vào cuối tháng 6/2010 là 31%. Như vậy các doanh nghiệp đang hạn chế chi tiêu dần.


TTCK Mỹ có tuần giảm điểm thứ 3 liên tiếp với 5 phiên giảm điểm liên tiếp. Khối lượng giao dịch trên NYSE, the American Stock Exchange và Nasdaq đạt trung bình 7,5 tỷ cổ phiếu. Mức trung bình của năm 2009 là 9,65 tỷ cổ phiếu. Chỉ số VIX hạ mạnh sau thông tin GDP Mỹ và bài phát biểu của chủ tịch FED và chốt tuần ở 24,25 điểm.


Châu Âu: TTCK châu Âu có tuần giảm điểm thứ 3 liên tiếp bởi nỗi lo về khả năng kinh tế Mỹ chững lại trong khi đó chủ tịch FED cam kết sẽ làm tất cả những gì có thể để hỗ trợ đà phục hồi kinh tế.


Chỉ số Stoxx Europe 600 của thị trường chứng khoán châu Âu hạ 0,4% xuống 251,24 điểm. Cổ phiếu 10/19 nhóm ngành mất điểm. Chỉ số hạ 7,7% so với mức đỉnh cao của năm thiết lập ngày 15/04/2010.


Chỉ số chính của 14/18 thị trường Tây Âu có tuần mất điểm. Chỉ số DAX của thị trường Đức hạ 0,9%. Chỉ số CAC-40 của thị trường Pháp hạ 0,5%; chỉ số FTSE của thị trường Anh tăng 0,1%.


Châu Á: Thị trường chịu ảnh hưởng từ những nỗi lo từ Mỹ và châu Âu. Phiên ngày thứ Ba, chỉ số Nikkei 225 để tuột khỏi mốc tâm lý quan trọng: 9.000 điểm và đến chốt tuần cũng chưa hồi phục lại vượt mức trên. TTCK Nhật ngoài ra còn ám ảnh bởi nỗi lo đồng yên tăng giá quá nhanh, phiên thứ Ba lập mức cao nhất trong 8 năm so với đồng euro; tăng trưởng xuất khẩu Nhật tháng 7/2010 chững lại. Khả năng Ngân hàng Trung ương Nhật sớm đưa ra biện pháp can thiệp hoàn toàn có thể xảy ra.


Chỉ số MSCI của TTCK châu Á – Thái Bình Dương hạ 1,2% xuống 116,82 điểm. Tuần trước chỉ số tăng 0,4%. Chỉ số hiện thấp hơn 9,5% so với mức đỉnh cao của năm thiết lập ngày 15/04/2010.


Chỉ số Nikkei 225 của thị trường Nhật hạ 2,1%. Chỉ số Shanghai Composite của thị trường Trung Quốc hạ 1,2%. Cổ phiếu các công ty bất động sản Trung Quốc giảm sâu bởi dự đoán chính phủ Trung Quốc chuẩn bị áp dụng thuế bất động sản.


Chỉ số S&P/ASX200 của thị trường Úc hạ 1,4%. Đầu tư doanh nghiệp Úc quý 2/2010 bất ngờ đi xuống, nước này chưa thể chọn ra Thủ tướng mới bởi cả 2 ứng cử viên chưa giành được thế đa số.


Chỉ số Kospi của thị trường Hàn Quốc hạ 2,6%. Chỉ số niềm tin người tiêu dùng Hàn Quốc tháng 7/2010 bất ngờ đi xuống.


FED sẽ mạnh tay ngăn giảm phát


Thông tin GDP Mỹ quý 2/2010 và cam kết mạnh mẽ của chủ tịch FED vào cuối tuần góp phần quan trọng vực dậy phần nào niềm tin của nhà đầu tư.


Chủ tịch FED trong bài phát biểu trước người đứng đầu nhiều Ngân hàng Trung ương lớn trên thế giới khẳng định ông sẽ không khoanh tay đứng nhìn kinh tế Mỹ chìm vào giảm phát.


Theo chủ tịch FED, Ủy ban thị trường mở (FOMC) sẽ đưa ra mọi biện pháp để ngăn giá cả biến động chệch theo hướng đi xuống. FED sẽ thận trọng và đưa ra biện pháp mạnh tay nếu lạm phát giảm. Ông gạt đi những lo lắng về khả năng kinh tế Mỹ có thể rơi vào suy thoái lần 2.


Thị trường nhà đất: Tâm điểm những nỗi lo của nước Mỹ


Người Mỹ làm sao có thể yên tâm khi giá trị tài sản lớn nhất của họ mất giá từng ngày? Từ khi khủng hoảng xảy ra, giá trị nhà đất của người Mỹ đã mất hơn 6 nghìn tỷ USD. Hàng triệu người mất nhà.


Hiện nay, 4 năm sau khi bong bóng trên thị trường nhà đất bắt đầu vỡ, dường như chủ sở hữu nhà ở có thể sẽ phải chấp nhận thiệt hại thêm trước khi mọi chuyện qua đi.


Tháng 7/2010, doanh số bán nhà đang sử dụng tại Mỹ giảm 27,2% xuống thấp nhất trong 15 năm. Số lượng nhà bán được (tính theo trung bình năm) chỉ đạt 3,8 triệu căn. Các chuyên gia đã dự báo doanh số bán nhà chỉ giảm 13%. Doanh số bán nhà đang sử dụng tháng 6/2010 cũng bị điều chỉnh giảm xuống mức 5,26 triệu căn.


Tháng 7/2010, doanh số bán nhà mới giảm 12% xuống 276 nghìn trong khi đó các chuyên gia đã dự báo doanh số bán nhà sẽ duy trì ở mức 330 nghìn.


Để giúp vực dậy thị trường nhà đất, chính quyền Tổng thống Obama sẽ đưa ra chương trình 1 tỷ USD với lãi suất cho vay 0% để hỗ trợ cho người vay tiền tại các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Bộ Tài chính Mỹ cũng cung cấp 2 tỷ USD hỗ trợ cho 17 bang và quận Columbia.


Các chuyên gia nổi tiếng nói gì về khả năng kinh tế Mỹ suy thoái kép?


Ông David Rosenberg, cựu chuyên gia kinh tế tại Merrill Lynch và hiện nay làm việc cho công ty tư vấn Gluskin Sheff trụ sở tại Toronto – Canada, cho rằng số liệu GDP tăng trưởng và vài dấu hiệu khác đang che giấu sự thật quan trọng: kinh tế Mỹ đang trong thời kỳ khủng hoảng giống như thập niên 1930.


Ông Rosenberg cho rằng ngay cả trong giai đoạn khủng hoảng, vẫn có những điểm sáng như báo cáo GDP tăng trưởng hay thị trường chứng khoán tăng điểm mạnh.


Nhiều chuyên gia phân tích khác tại JP Morgan, Goldman Sachs hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2010 xuống còn từ 1,5% đến 2%.


Chủ tịch FED tại Chicago cho rằng rủi ro kinh tế Mỹ suy thoái lần 2 đã tăng lên. Ông khẳng định chương trình hỗ trợ chủ sở hữu nhà ở đang gặp khó khăn mà chính phủ Mỹ đưa ra không hiệu quả.


Cựu chuyên gia kinh tế tại Merrill Lynch chỉ ra kinh tế Mỹ vẫn rất khó khăn bất chấp FED đưa ra nhiều biện pháp để kích thích kinh tế Mỹ trong đó có hạ lãi suất cơ bản liên tiếp. Ngân hàng Trung ương Mỹ cũng đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ và nhiều khả năng sẽ áp dụng chương trình nới lỏng định lượng lần 2.


Ông Mark Zandi, chuyên gia kinh tế trưởng tại Moody Analytics, trong tuần này nhận định khả năng kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái hiện là 33%, cao hơn so với con số 20% do chính ông đưa ra cách đây 12 tuần.


Ông Nouriel Roubini, người đã dự báo chính xác về khủng hoảng tài chính, cho rằng khả năng kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái lần 2 đã lên tới 40%.


Joseph Stiglitz lo kinh tế châu Âu sẽ lại rơi vào suy thoái


Kinh tế gia đạt giải Nobel cho rằng khi các công ty vẫn cắt giảm việc làm, tăng trưởng kinh tế khó có thể hồi phục.


Ông Joseph Stiglitz, kinh tế gia đạt giải Nobel, cho rằng kinh tế châu Âu đương đầu với khả năng suy thoái lần 2 bởi chính phủ các nước mạnh tay cắt giảm chi tiêu để giảm thâm hụt ngân sách.


Ông khẳng định nếu chính phủ Đức, Anh và nhiều nền kinh tế lớn khác tiếp tục cắt giảm ngân sách, các nền kinh tế đó và cả nhóm nền kinh tế nhỏ hơn sẽ “lãnh đủ”, thời kỳ trì trệ kéo dài của Nhật có thể đến và sự bình thường chưa thể đến nếu tỷ lệ thất nghiệp duy trì ở mức 10%.


Chuyên gia quản lý tiền tệ lạc quan, khách hàng bi quan


Nhiều chuyên gia tư vấn đầu tư khẳng định kinh tế không thể suy thoái lần 2 và thị trường chứng khoán sẽ cải thiện trong 6 tháng tới nhưng khách hàng của họ không lạc quan đến như vậy.


Khảo sát mới nhất thực hiện với các nhà quản lý tiền tệ do Schwab thực hiện cho thấy khoảng 60% tin rằng trong 6 tháng tới kinh tế Mỹ không thể rơi vào suy thoái; 28% cho rằng điều đó sẽ xảy ra. Ngoài ra 63% dự đoán thị trường chứng khoán sẽ tăng điểm.


Kinh tế Anh quý 2/2010 tăng trưởng mạnh nhất trong 9 năm


Thông tin từ Anh cho thấy kinh tế Anh quý 2/2010 tăng trưởng mạnh nhất từ năm 2001. Các công ty khôi phục lại hàng tồn kho và lĩnh vực xây dựng tăng trưởng mạnh.


Cơ quan thống kê quốc gia công bố GDP quý 2/2010 tăng trưởng 2,1% so với 3 tháng trước đó. Con số này cao hơn mức 1,1% theo tính toán của các chuyên gia tham gia khảo sát do Bloomberg thực hiện. So với cùng kỳ năm trước, kinh tế Anh tăng trưởng 1,7%.


Các nhà hoạch định chính sách kinh tế Anh chia rẽ trong việc quyết định liệu rủi ro lớn nhất đối với kinh tế Anh lúc này là giảm phát hay lạm phát.


Hoạt động mua bán & sáp nhập doanh nghiệp sôi động


Đối với các ngân hàng đầu tư, tháng 8 thường là tháng buồn tẻ. Những người chuyên dàn xếp các thương vụ đua nhau đi nghỉ. Năm nay, ngoại lệ đã đến.


Tổng giá trị các vụ mua bán & sáp nhập doanh nghiệp đạt 217,9 tỷ USD. Như vậy tháng 8 vừa qua, hoạt động M&A gần như sôi động nhất trong lịch sử các tháng 8, không thua kém mấy so với thời kỳ bong bong dot com năm 1999 và năm 2000 và thời kỳ tín dụng bùng nổ năm 2006.


Intel hạ dự báo lợi nhuận


Intel hạ dự báo lợi nhuận bởi nhấn mạnh đến việc doanh số bán hàng trên thị trường máy tính cá nhân thấp hơn nhiều so với dự báo. Kết quả lợi nhuận của Intel thường được coi như một trong những “hàn thử biểu” quan trọng nhất về lĩnh vực công nghệ.


H-P, Dell chạy đua giành 3PAR


Cuộc chiến để giành được 3PAR giữa hai hãng công nghệ lớn là HP và Dell trở nên căng thẳng hơn trong tuần này. HP và Dell đã liên tiếp nâng giá chào dành cho 3PAR. Nhà đầu tư vào cổ phiếu 2PAR hết sức lạc quan với thông tin này. Cổ phiếu 3PAR nhờ vậy đã tăng tới 22% lên 31,71USD/cổ phiếu, cao hơn cả mức giá chào mua cao nhất.
Taichinhthegioi
 

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Re: .(¯`°´¯).Tin Tức.(¯`°´¯).

Nếu không rơi vào suy thoái thì giá vàng khó đạt 1300usd/oz vào cuối năm

Chủ tịch ngân hàng dự trữ liên bang Chicago, ông Charles Evans phát biểu với Efe ngày 24/8 rằng, dấu hiệu phục hồi kinh tế Mỹ rất khiêm tốn và diễn ra chậm hơn nhiều so với mong đợi, nhưng rất khó có khả năng rơi vào suy thoái kép.


Trong buổi thuyết trình khuếch trương các cơ hội về nhà ở tại Indianapolis bang Indiana, Ivans lưu ý về nguy cơ có thể dẫn tới sự suy giảm mới tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn vào thời điểm này so với 6 tháng trước đây, ông nói, một sự suy thoái kép rất khó xảy ra, nhưng tôi rất lo lăng về một sự tăng trưởng bền vững. Ông khẳng định, có các dấu hiệu cho thấy kinh tế Mỹ vẫn chưa thật sự thoát ra khỏi hố đen, bằng chứng là số lượng nhà đã qua sử dụng bán ra đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 15 năm qua, theo thông báo của hiệp hội kinh doanh nhà cửa liên bang, cụ thể số lượng nhà ở bán ra đã giảm 27,2% trong tháng 7 vừa qua.

Chủ tịch FED tại Chicago cũng dự đoán, tỷ lệ thất nghiệp hiện nay của Hoa Kỳ ở mức 9,5% và trong năm tới có thể gảm xuống khoảng 8%, tuy nhiên một nền kinh tế lành mạnh, tỷ lệ thất nghiệp thường chỉ ở vào mức 5%.

Việc thiếu một sự cải thiện mạnh mẽ thị trương lao động là điều càng ngày càng đáng lo ngại.

Trước bối cảnh đó, Chủ tịch FED Chicago lên tiếng bảo vệ mạnh mẽ chính sách tiền tệ và tỷ giá do Cục dự trữ liên bang đưa ra như duy trì tỷ lệ lãi suất thấp trong ngắn hạn và ban hành gói các biện pháp khẩn cấp.

Ngày 10/8 vừa qua Chủ tịch FED Ben Bernanke đã tuyên bố sẽ tái đầu tư các khoản thu được từ nợ quán hạn về nhà ở vào cổ phiếu của kho bạc trong dài hạn để giúp phục hồi kinh tế.

FED hy vọng, với biện pháp đó sẽ khuyến khích nhiều hơn các đợt mua mới các trái phiếu kho bạc hoặc các giấy tờ có giá trị thế chấp cao, nhằm duy trì cao tính thanh khoản trên các thị trường và với các tỷ lệ lãi suất thấp.
Taichinhthegioi
 

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Re: .(¯`°´¯).Tin Tức.(¯`°´¯).

BOJ sẽ tổ chức họp chính sách “khẩn” hôm nay do yên tăng vọt

Theo kế hoạch, ngân hàng TW Nhật sẽ tổ chức cuộc họp chính sách “khẩn” hôm nay do đồng yên tăng vọt khiến các nhà lập chính sách phải suy nghĩ đến những giải pháp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế tại quốc gia này.

Vào lúc 9:00 giờ Tokyo, Thống đốc Masaaki Shirakawa và cộng sự của ông sẽ họp “thảo luận về các vấn đề liên quan đến việc kiểm soát tiền tệ dựa theo tình hình phát triển tài chính và kinh tế trong thời gian gần đây”. Được biết Shirakawa đã trở về Tokyo hôm qua, rút ngắn chuyến thăm Mỹ lại 1 ngày sau khi Thủ tướng Naoto Kan cho biết kỳ vọng ngân hàng nên triển khai chính sách “khẩn”.

Chính vì vậy mà đồng yên đã trượt xuống mức thấp hơn sau báo cáo cùng dự đoán sẽ nâng tính thanh khoản hỗ trợ tăng trưởng kinh tế - hiện đang suy rất nặng từ BOJ. Cuộc họp của BOJ diễn ra sau khi có tín hiệu mở rộng gói kích thích của Fed cùng với phát biểu đã tìm ra các biện pháp ngăn suy thoái khác của Ben S. Bernanke cách đây 3 ngày.

Theo Nishioka, ngân hàng TW Nhật có thể sẽ mở rộng chương trình cho vay vốn trị giá 20 nghìn tỷ yên ($234 tỷ) và thời hạn tín dụng từ 3 tháng thành 6 tháng.

Theo V24h
 

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Re: .(¯`°´¯).Tin Tức.(¯`°´¯).

'Tương lai nước Mỹ bị đe dọa bởi các chính sách kinh tế hiện hành'

Trong bài diễn văn hàng tuần của phe Cộng hòa phát thanh hôm cuối tuần, ông Rubio nói rằng là con của những người Cuba lưu vong ông biết được rằng mất nước là một việc có thể xảy ra.

Theo trang web vận động bầu cử của ông Rubio, cha mẹ ông tới Mỹ sau khi Fidel Castro lên nắm quyền ở Cuba. Ông sinh ra ở Miami, Florida, năm 1971.

Trong bài diễn văn hôm nay ông Rubio cho rằng những khó khăn kinh tế của Hoa Kỳ phát xuất từ “sự chi tiêu cẩu thả” và nạn thâm hụt ngân sách. Ông nói rằng nếu tiếp tục đường lối hiện nay, nước Mỹ sẽ đánh mất “tính chất ngoại lệ” và sẽ trở thành một nước không khác gì những nước khác trên thế giới.

Ông Rubio gây được tiếng vang khi ông tranh đua với Thống đốc tiểu bang Florida Charlie Crist để giành sự đề cử làm ứng cử viên thượng viện của đảng Cộng hòa.

Ông Crist đã bỏ đảng Cộng hòa và ra tranh cử như một ứng cử viên độc lập.
Tổng hợp
 

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Xu hướng giá vàng trong tuần

Xu hướng giá vàng trong tuần

Giá vàng tiếp tục đi lên do các thông tin kinh tế gây thất vọng và nỗi lo suy thóai lần hai trước thông tin đơn đặt hàng và doanh số bán nhà của Mỹ bất ngờ sụt giảm

Giá vàng chạm mức cao $1244 hôm thứ Năm tuy nhiên lại giảm hôm thứ Sáu do niềm tin vào sự phục hồi kinh tế của chủ tịch Fed Ben Bernanke. Vàng đã phục hồi trong thời gian ngắn sau khi chạm mức thấp $1160 hôm 18/6. Vàng kì hạn tháng 12 ở mức $1237 và đã tăng 5% trong tháng này.

Vàng có khả năng đi theo diễn biến của chứng khóan và nỗi lo phục hồi kinh tế toàn cầu ngay cả khi nhu cầu từ các thị trường mới nổi tiếp tục mạnh.
Tổng hợp
 

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Tin Tức Thị Trường Vàng

Vàng có khả năng đạt mức cao mới trong các tuần kế tiếp

Vàng có khả năng đạt các mức cao mới với vàng kì hạn giao tháng 12 dự kiến thủng mức cao $1,266.50 trong hai hoặc 3 tuần tới
. Vàng kì hạn giao dịch trên MCX dự kiến vượt qua mức Rs 19,200 các tuần kế tiếp. Nhận định khả quan về nền kinh tế Mỹ của chủ tịch Fed cũng góp phần xác nhận khả năng vàng tiếp tục đi lên cao hơn trong các tuần tới


Vàng kì hạn giao tháng 12 ghi nhận mức tăng hàng tuần lần thứ tư liên tiếp do dự đóan đôla sẽ suy yếu, thúc đẩy sức hấp dẫn đầu tư thay thế của vàng. Đôla giảm so với euro sau phát biểu của chủ tịch Fed rằng ngân hàng TW Mỹ sẽ làm “tất cả những gì có thể” để đảm bảo phục hồi kinh tế

Matt Zeman, thuộc LaSalle Futures Group cho biết “Nếu các biện pháp nới lỏng tiền tệ được áp dụng, đôla sẽ suy yếu và vàng được thúc đẩy”

Vàng có thể tiến đến ít nhất $1,300 năm nay khi nhà đầu tư tìm nơi trú ẩn trước cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ suy yếu và rủi ro lạm phát, theo GFMS Ltd

Các nhà quản lí quỹ và các nhà đầu tư lớn cũng tăng cường các trạng thái mua ròng ở New York trong tuần kết thúc vào ngày 24/8. Các trạng thái mua đầu tư đã vượt qua các trạng thái bán là 221,191 hợp đồng trên New York Mercantile Exchange. Trạng thái mua ròng tăng 16,963 hợp đồng, tương đương 8% so với tuần trước đó

Vanginfo
 

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Tin Tức Thị Trường Vàng

Giá vàng lại giảm nhẹ

Mặc dù giá có xu hướng điều chỉnh giảm sáng nay, các chuyên gia thế giới cho rằng thị trường sẽ đi lên tuần này và sớm quay lại mức kỷ lục 1.264 USD.

Đầu giờ sáng nay, thương hiệu vàng miếng SJC tại TP HCM được niêm yết ở 28,93 - 28,97 triệu đồng, giảm nhẹ 10.000 đồng so với cuối tuần. Trong khi đó, các đại lý SJC tại Hà Nội cũng bán ra ở 28,97 triệu đồng nhưng giá thu mua chỉ 28,91 triệu đồng một lượng.

Tương tự, Sacombank-SBJ cũng điều chỉnh giảm 10.000 đồng ở cả hai chiều mua và bán, xuống còn 28,91 - 28,95 triệu đồng một lượng sáng nay. Một số cửa hàng khác hạ giá thu mua chỉ còn 28,90 triệu đồng.

Trong khi giá vàng giảm nhẹ, đôla Mỹ tiếp tục không đổi ở mức 19.480 - 19.510 (mua - bán) đồng suốt nhiều ngày qua. Niêm yết bán USD trên thị trường tự do cao hơn 10 đồng so với giá kịch trần của các ngân hàng thương mại. Giá mua USD tại các ngân hàng dao động từ 19.430 (Eximbank), 19.450 (ACB) đến 19.460 (Agribank) và 19.475 đồng (Vietcombank).

Trên thị trường quốc tế sáng nay, tính đến 9h30 theo giờ Hà Nội, mỗi ounce tương đương 1.235 USD, mất 3,1 USD so với mở cửa. Trước đó, giá đã đi lên suốt 4 tuần liên tiếp.

Xu hướng thị trường vàng thế giới tuần này sẽ bị ảnh hưởng bởi các thông tin kinh tế từ Mỹ. Mỹ sẽ công bố thông tin thu nhập bình quân đầu người vào thứ hai, chỉ số niềm tin người tiêu dùng vào thứ ba, doanh số bán ô tô vào thứ tư và bảng lương phi nông nghiệp vào thứ sáu.
Tuần trước, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ FED nhận định nền kinh tế lớn nhất thế giới đang phục hồi yếu ớt và ngân hàng trung ương sẵn sàng hành động nhằm kích thích tăng trưởng.

Một số nhà phân tích nhận định nhu cầu đầu tư kim loại quý trong thời buổi kinh tế khó khăn có thể đưa giá sớm quay lại đỉnh cao kỷ lục 1.264,90 USD như hôm 21/6. Tuy nhiên, trước đó, thị trường vàng có thể trải qua vài lần nghỉ ngơi lấy sức trước áp lực bán chốt lời, chuyên gia từ hãng giao dịch hàng hóa tương lại Tongyang Futures tại Seoul nhận định sáng nay.
Còn về nhận định ngắn hạn, 72% trong số các chuyên gia, nhà đầu tư được Bloomberg phỏng vấn cho rằng giá có thể tiếp tục đi lên tuần này.


Theo VNEX
 

Người Học Việc

Thành Viên Nhiệt Tình
Suy thoái kép ảnh hưởng tới thị trường vàng như thế nào?

Suy thoái kép có xảy ra?

Hầu hết câu trả lời cho câu hỏi này đều tương tự nhau “Vâng, nguy cơ suy thoái kép đang gia tăng nhưng điều đó khó có thể xảy ra.” Chúng ta cảm thấy có đôi chút cá nhân trong những câu hỏi này. Nếu có ai cho rằng điều đó sắp xảy ra hoặc nếu họ khẳng định rằng điều đó đã bắt đầu, thị trường sẽ biến động mạnh. Khả năng đó chưa xuất hiện, do đó, chúng ta vẫn cần phải chờ đợi thêm 1 tháng trước khi những báo cáo kinh tế đáng tin cậy được công bố và chúng ta sẽ biết rõ hơn là nguy cơ này có thật hay không.

Điều gì sẽ xảy ra đối với kinh tế thế giới?

Bởi vì chúng ta đang sống trong một nền kinh tế toàn cầu nên môi trường kinh doanh quốc gia phải chịu tác động nặng nề của toàn cảnh kinh tế thế giới nói chung, đặc biệt là kinh tế Mỹ. Và đây là những gì mà Trung Quốc đã có và đang thực hiện:

Báo cáo của Kho bạc Mỹ cho thấy Trung Quốc đã cắt giảm lượng nắm giữ Trái phiếu Mỹ xuống còn 100 tỷ USD, so với năm ngoái là 844 tỷ USD. Một cách rất kín đáo, các quốc gia chính như Trung Quốc, Nhật Bản, và Anh đều đã giảm lượng trái phiếu này trong vòng hai năm qua. Trong tháng 8, lượng mua trái phiếu Mỹ của họ đã rơi xuống mức thấp nhất trong năm.

Trung Quốc đang từng bước đa dạng hóa kho dự trữ ngoại tệ của mình bằng cách mua một lượng tiền kỷ lục của Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, và trái phiếu Mỹ Latinh thay vì mua trái phiếu Mỹ. Đó cũng là việc mua vàng với số lượng có hạn thông qua các ngân hàng vàng miếng London, mua quặng phế liệu hoặc mua trực tiếp từ thợ mỏ như Coeur d'Alene tại Alaska. Lượng dự trữ quá nhiều đồng Dollar cũng khiến các nước này tìm kiếm các tài sản cứng khác với tư cách là kho dự trữ chiến lược của mình, ví dụ như là dầu mỏ, than đá và các kim loại dùng trong công nghiệp. Các thực thể Nhà nước cũng đang mua các kho dự trữ khí đốt tự nhiên ở châu Phi và Trung Á, hoặc dầu cát ở Canada cũng như gỗ ở Guyana.

Có nhiều điều đáng nói về hoạt động đa dạng hóa kho dự trữ tại các quốc gia và các tổ chức mà chúng tôi không có đủ chỗ để mô tả ở đây. Tuy nhiên, tất cả đều cho thấy những cái nhìn xấu đối với đồng bạc xanh.

Điều rắc rối ở đây là loại tiền tệ mà bị phụ thuộc quá nhiều sẽ cố gắng giảm cùng với nó để bảo bảo rằng sự đổ vỡ trong tỷ giá sẽ không xảy ra, mà chỉ ảnh hưởng tiêu cực tới lực mua của đồng Dollar. Khi chúng tôi mô tả điều này, chúng tôi không nói về một sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái, nhưng thay đổi đó chắc chắn sẽ mang lại những thay đổi về cơ cấu trong hệ thống tiền tệ hiện hành dựa trên đồng đôla Mỹ.

Sau đó thì sao?


Đừng nghĩ rằng, trong thời điểm này Mỹ sẽ theo con đường của Nhật Bản. Giảm phát không phải là một lựa chọn cho nền kinh tế định hướng tiêu dùng của Mỹ. Chúng tôi tin rằng con đường ông Bernanke đã chọn cho Hoa Kỳ phải được áp dụng theo tất cả các cách. Hôm trước, ông nói rằng FED sẽ sẵn sàng hành động để chống giảm phát nếu cần thiết. Nới lỏng tiền tệ sẽ dẫn đến lạm phát. Lạm phát là một lựa chọn thay thế có thể chấp nhận được để ngăn chặn giảm phát, bởi vì chúng ta dễ dàng hơn chống lại lạm phát hơn là giảm phát. Điều này mang tới những nghi ngờ về giá trị của đồng đôla và các loại tiền tệ khác.

Và thị trường vàng?

Bức tranh dài hạn cho vàng còn tốt đẹp hơn cả bây giờ. Vàng đã chứng minh được sức mạnh trong giảm phát, trong những lo lắng và sợ hãi của thị trường. Nó là một phần thanh khoản quốc tế và được quốc tế chấp nhận như là một loại tiền tệ an toàn. Hơn thế nữa, vàng còn là một hàng rào hiệu quả để chống lại sự mất giá tiền tệ bởi các chính sách cắt giảm tiền tệ hoặc phá giá tiền tệ.

sưu tầm
 

Moderator

Moderator
Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm

Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm, làm mất thành quả tăng điểm của các phiên trước, do thuế thu nhập cá nhân tăng thấp hơn dự báo khiến dư luận lo ngại đà hồi phục của nền kinh tế đang ngày càng đi xuống.

Cổ phiếu của Bank of America Corp., Home Depot Inc. và American Express Co. đều đồng loạt giảm 2,4% đẩy chỉ số Dow Jones giảm sau khi chính phủ công bố số liệu cho thấy tăng trưởng thu nhập không theo kịp với chi tiêu tiêu dùng tăng mạnh nhất kể từ tháng 3. Cổ phiếu của Intel Corp. giảm 2,2% sau khi đưa ra thoả thuận mua chi nhánh không dây Infineon Technologies AG’s wireless trị giá khoảng 1,4 tỉ USD.

Chỉ số Standard & Poor’s 500 giảm 1,5% xuống còn 1.048,92 điểm lúc 4.00 chiều giờ New York. Chỉ số Dow giảm 140,92 điểm, tương đương 1,4%, xuống còn 10.009,73 điểm. Trên thị trường chứng khoán Mỹ có 5,79 tỉ cổ phiếu giao dịch thành công, mức thấp nhất trong năm nay.

Theo Vnmoney
 

Moderator

Moderator
Tin Tức Tổng Hợp Về Kinh Tế Mỹ

Chi tiêu tiêu dùng Mỹ tăng 0,4% trong tháng 7

Theo báo cáo của Bộ Thương Mại Mỹ hôm qua, chi tiêu tiêu dùng Mỹ trong tháng 7 có mức tăng mạnh nhất trong vòng 4 tháng, chủ yếu là nhờ doanh thu bán xe hơi tăng.

Chi tiêu tiêu dùng, chiếm đến khoảng 70% giá trị nền kinh tế, tăng 0,4% trong tháng 7, tuy nhiên thu nhập cá nhân chỉ tăng 0,2%. Cả hai chỉ số chi tiêu tiêu dùng và thu nhập cá nhân đều là 0 trong tháng 6.

Hôm thứ Sáu tuần trước Bộ Thương Mại Mỹ đã chỉnh lại tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm à 1,6% trong qúy II năm nay so với tốc độ ban đầu là 2,4%. Tuy nhiên, chi tiêu tiêu dùng lại được chỉnh sửa tăng lên mức 2%, so với mức ban đầu là 1,6%.

Vnmoney
 
Tin Tức Thị Trường Vàng

Mornign report: Vàng tiếp tục trụ lại tại mức cao

Vàng tiếp tục trụ lại tại mức cao khi thị trường vẫn lo ngại về khả năng phục hồi của kinh tế thế giới và kỳ vọng vào nhu cầu sẽ tăng trong tháng 9.

Với việc thị trường London nghỉ lễ trong ngày hôm qua, vàng ít biến động trong giờ giao dịch Châu Á và Châu Âu, mở cửa giờ giao dịch New York tại mức giá 1236/1237. Đồng U$ lên giá đẩy vàng giảm đầu giờ xuống mức thấp nhất trong ngày 1232.75/1233.75. Vào cuối giờ sáng NY lực mua từ các quĩ đầu tư đẩy giá tăng trở lại lên mức cao 1238/1239. Giá giao động trong biên độ hẹp cuối phiên trước khi đóng cửa tại mức 1237/1238.

Trên sàn Comex, vàng giao tháng 12 chốt giá đóng cửa tăng $1.30 lên mức $1,239.20/ounce.

Vàng đang tứng bước nhích lên hướng tới mức cao kỷ lục 1265 – mức giá của tháng 6 khi lo ngại nợ công châu Âu đẩy vàng tăng cao. Hiện tại không có những lo ngại tương tự như trong tháng 6, nhưng tâm lý các nhà đầu tư vẫn đang rất thận trọng trước khả năng phục hồi của kinh tế thế giới.

Chứng khoán Mỹ tiếp tục ngày giảm điểm với chỉ số Dowjones giảm 140 điểm dưới áp lực từ báo cáo thu nhập và chi tiêu cá nhân của Mỹ suy giảm. Michael Gross nhà phân tích của OptionsSellers nhận xét “Hiện đang có quá nhiều lo ngại về kinh tế và các thị trường chứng khoán”.

Một yếu tố hỗ trợ vàng tăng là nhu cầu vàng vật chất trang sức được cho là sẽ tăng lên trong tháng 9 khi các thị trường chủ chốt như Ấn độ bước vào mùa lễ hội.
Tổng hợp
 
IMF quyết định nâng hạn mức tín dụng để ngăn khủng hoảng

IMF muốn thu hút thêm quốc gia tìm đến chương trình cấp vốn với nhiều điều kiện ngặt nghèo của IMF.


Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), cho đến nay đã đưa ra nhiều biện pháp để vực dậy các nền kinh tế từ Rumani cho đến Hy Lạp trong suốt 18 tháng qua, đã chấp thuận thay đổi chương trình tín dụng để khuyến khích các nước tìm đến quỹ trước khi khủng hoảng xảy ra.

Hạn mức tín dụng linh hoạt, được dành cho các nước đủ điều kiện tính theo yếu tố căn bản, sẽ được kéo dài đến 2 năm và không có mức trần.

Chương trình hạn mức tín dụng mới đi kèm với yêu cầu chính sách dành cho các nền kinh tế có yếu tố dễ chịu ảnh hưởng nhất định cũng đã được tạo ra.

Ông Dominique Strauss-Kahn, giám đốc điều hành IMF, trong tuyên bố mới nhất khi đưa ra chương trình hạn mức tín dụng mới đã nói: “Quyết định mới giúp mở rộng và củng cố khung chính sách chống khủng hoảng và đánh giá bước tiến quan trọng trong việc giúp các nước thành viên tự bảo vệ họ khỏi các biến động trên thị trường.”

Ông Strauss-Kahn đang cố gắng cải thiện vai trò của IMF trong chống khủng hoảng, năm 2009 thuyết phục các nước thành viên cam kết dành 500 tỷ USD trong quỹ khẩn cấp .

Quyết định mới là một phần động thái được đưa ra trước thềm hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng 11/2010 để thu hút thêm quốc gia tìm đến chương trình cấp vốn với nhiều điều kiện ngặt nghèo của IMF.

Hiện IMF đang trong quá trình bàn thảo với các nước thành viên để nâng số tiền cho vay cam kết lên 1 nghìn tỷ USD.

Ông John Lipsky, phó giám đốc điều hành thứ nhất của IMF, cho biết IMF đã có đủ tiền để bơm vào kênh tín dụng mới. Cùng lúc đó, ông lạc quan về khả năng các nước thành viên sẽ tiếp tục thực hiện cam kết với IMF để IMF có đủ lượng tiền cần thiết dành cho hạn mức tín dụng mới.

Ngọc Diệp
Theo Bloomberg
 

Moderator

Moderator
Tin Tức Thị Trường Vàng

Vàng đứng trước nhiều yếu tố tăng giá trong tuần lễ này

Trong phiên giao dịch đầu tuần lễ chưa có nhiều thông tin, vàng vẫn vững giá ở mức cao trong vòng 5 tuần lễ trở lại đây. Các nhà đầu tư vàng đang chờ đợi thông tin về thị trường lao động của Mỹ sẽ được công bố ra sao để phản ánh tình trạng nền kinh tế liệu có xấu như dự kiến hay không.

Giá vàng giao ngay trên thị trường New York đã đạt mức 1236.95$, cao hơn một chút so với mức 1235.7$ đóng cửa ngày hôm cuối tuần trước. Các nhà đầu tư tại thị trường châu Âu nghỉ lễ khiến cho thị trường giao dịch yếu hơn phiên trước.

Các nhà buôn vàng cũng cho rằng thông tin thất nghiệp của Mỹ sẽ là yếu tố chính lèo lái giá vàng trong phiên giao dịch tới. Các chuyên gia tại Richcomm Global Services thì cho rằng trong tuần lễ này thì thị trường Mỹ đáng chú ý nhất vẫn là thông tin về tỷ lệ thất nghiệp. Dựa trên biến động của nền kinh tế lao động Mỹ, vàng sẽ tự tìm hướng đi.

Thông tin lao động sẽ được công bố vào ngày thứ Tư với bảng lương lĩnh vực tư nhân và thứ Sáu với bản lương phi nông nghiệp. Các chuyên gia cho rằng thất nghiệp sẽ ở mức 9.6% và bảng lương lĩnh vực tư nhân sẽ tăng 42.000 việc làm sau khi đã tăng 71.000 việc làm của kỳ trước. Bảng lương phi nông nghiệp thì tồi tệ hơn trong kỳ trước khi mất 99.000 việc làm nhưng đây có vẻ như là số liệu chưa qua điều chỉnh.

Thị trường lao động đã là nguyên nhân chính khiến vàng tăng giá lại vùng 1244$. FED tuyên bố chừng nào thị trường lao động xấu thì lãi suất cơ bản sẽ còn được giữ nguyên và những biện pháp nới lỏng tiền tệ sẽ được đưa ra. Để bảo vệ trước tài sản của mình được định giá bằng đồng đô la đang tụt dốc trên thị trường, các nhà đầu tư đã mua vàng để đầu tư thay thế cho đồng đô la họ nắm giữ.

Lại nói về chính sách nới lỏng tiền tệ, trong phiên giao dịch cuối tuần trước, ngài chủ tịch FED đã mạnh dạn tuyên bố về những biện pháp nới lỏng tiền tệ nhằm hồi phục kinh tế. Điều này gây ra lo ngại tiềm ẩn lạm phát trong tương lai. Chính vì thế mà vàng đã leo tới mức 1264.9$ trong tháng 6 vừa qua.

Bên cạnh yếu tố chính sách, yếu tố đầu cơ tổ chức cũng đưa vàng lên mức cao như hiện nay. Quỹ đấu tư vàng SPDR vẫn mua vào với mức cao khi dự trữ vàng của họ ở mức xấp xỉ 1300 tấn, mức gần kỷ lục. Commerzbank cũng cho thấy các nhà tạo lập thị trường đã gia tăng các trạng thái mua của họ trong năm tuần liên tiếp tính đến 24/8 vừa qua. Đây là mức mua mạnh kể từ cuối tháng 6 trở lại đây.

Một yếu tố nữa cũng thúc đẩy vàng tăng giá khi mùa lễ hội tại châu Á đang tới gần. Trong thời gian này, sức mua trên thị trường vàng vật chất gia tăng và cũng ảnh hưởng mạnh đến giá vàng thế giới.
Tổng hợp
 

Phamtuyen:

<b> <i> Thích Nghe Tiếng Máy ATM Kêu </i> </b>
SPDR mua 3.95 tấn vàng

Quĩ tín thác đầu tư vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust trong phiên giao dịch hôm qua ngày 31/8 đã mua vào 3.952 tấn vàng. Thông tin chính thức công bố trên website của quĩ cho biết lượng nắm giữ vàng của quĩ tăng lên mức 1,302.508 tấn.
 

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Tin Tức Tổng Hợp Về Kinh Tế Mỹ

Các quan chức Fed nhận thấy nguy cơ từ việc gửi tín hiệu sai về chính sách kích thích kinh tế

Trong biên bản họp ngày 10/8 trước đây, có một số quan chức Fed lo ngại rằng quyết định duy trì chương trình thu mua trái phiếu sẽ vô tình báo trước ý định khôi phục các kế hoạch thu mua quy mô lớn của ngân hàng.

Cũng vậy trong báo cáo kỳ này công bố hôm nay tại Washington, một vài nhà chính sách từ FOMC cho biết tác động kinh tế của quyết định này “có thể sẽ không đáng kể”. Tuy nhiên cùng thời điểm, một số quan chức khác lại đưa ra quan điểm rằng họ nhận thấy được nguy cơ đi xuống của tăng trưởng kinh tế và lạm phát ngày càng tăng, đồng thời bày tỏ lo ngại các cú sốc mạnh hơn sẽ khiến tình hình kinh tế sẽ trở nên “nghiêm trọng” hơn.

Từ các quan điểm trái ngược nhau ở trên cho thấy Ben S. Bernanke có thể khó nhận được sự đồng lòng, nhất trí trong việc tăng cường thêm bất kỳ gói kích thích tiền tệ nào nhằm lật ngược thế cờ khi kinh tế tăng trưởng chậm dần và giảm nhanh tỷ lệ thất nghiệp xuống mức thấp. Tuần trước, Fed cũng đã cho biết các nhà chính sách đã không nhất trí về “tiêu chí hoặc hành động cụ thể để có những bước đi sâu hơn”.

“Một vài thành viên của Fed lo lắng việc tái đầu tư chủ yếu từ nợ đại lý và MBS vào trái phiếu kho bạc có thể gửi tín hiệu sai đến nhà đầu tư rằng FOMC sẵn sàng khôi phục chương trình thu mua tài sản tầm cở hơn,” Fed cho biết trong báo cáo này và có đề cập đến chứng khoán thế chấp.

Tại cuộc họp lần này, Fed đã đồng ý đặt ra mức sàn $2.05 nghìn tỷ cho việc dự trữ chứng khoán và mua vào trái phiếu kho bạc để thay thế cho khoản tài sản thế chấp ước tính trị giá $395 tỷ mà phải hoàn trả trong thời gian từ tháng 8/2010 đến cuối năm 2011.
Tin tổng hợp
 
Top