Tin Tức Kinh Tế Tổng Hợp

Châu Âu: Tỉ lệ lạm phát giảm trong khi tỉ lệ thất nghiệp ở mức 10%

Theo số liệu chính thức được công bố, tỷ lệ thất nghiệp tại khu vực sử dụng đồng euro tiếp tục là 10% trong tháng thứ năm liên tiếp.

Gần 16 triệu người tại 16 nước sử dụng đồng euro hiện không có việc làm, theo cơ quan thống kê EU Eurostat.

Cơ quan này cũng cho biết tỷ lệ lạm phát tại khu vực euro đã giảm. Trong tháng Tám, giá cả tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước, giảm từ mức 1,7% của tháng Bảy, và vẫn ở dưới mức mục tiêu đặt ra của Ngân hàng Trung ương châu Âu là 2%.

Đức, Áo và Malta có tỷ lệ thất nghiệp giảm. Tại Đức, tỷ lệ này giảm từ 7,6% xuống còn 6,9%. Áo và Hà Lan có tỷ lệ người không có việc làm thấp nhất, lần lượt là 3,8% và 4,4%.

Tây Ban Nha vẫn có tỷ lệ cao nhất là 20,3%. Những số liệu này phản ánh tình hình sức khoẻ kinh tế khác nhau giữa các nước trong khu vực.




Vanginfo
 

Phamtuyen:

<b> <i> Thích Nghe Tiếng Máy ATM Kêu </i> </b>
Tin Tức Thị Trường Vàng

TIN TRONG NGÀY 03/09 ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ VÀNG

Vào lúc 14H 15 CPI m/m (CPI của Thụy Sỹ). Được công bố với dự đoán tăng 0.1% so với kỳ trước -0.7%. Nếu CPI tăng như dự báo Vàng được hỗ trợ.

Vào lúc 15H 00 Final Services PMI (Chỉ số PMI dịch vụ tổng hợp tại châu Âu) được công bố. Chỉ số này phản ánh sức tiêu thụ của lĩnh vực quản lý trong ngành công nghiệp dịch vụ. Dự đoán chỉ số này là 55.6, không thay đổi so với kỳ trước, nếu chỉ số này tăng, vàng sẽ được hỗ trợ tăng và ngược lại.

Vào lúc 15H 30 Services PMI (PMI dịch vụ Anh). Vớidự báo ở mức 53.1 điểm, không thay đổ so với kỳ trước. Nếu chỉ số này được giữ nguyên như dự báo, thì GBP, Vàng có thể sẽ được hỗ trợ.

Vào lúc 16H 00 Retail Sales m/m (Doanh số bán lẻ tại Châu Âu). Với dự đoán là 0.3%, kỳ trước là 0.0%, nếu chỉ số này tăng như dự báo hoặc hơn, vàng có thể tăng và ngược lại.

Vào lúc 19H 30 Non-Farm Employment Change (Bảng lương phi nông nghiệp tại Mỹ) công bố với dự đoán là -101K, kỳ trước là -131K. Chỉ số này đánh giá sự thay đổi số lượng nhân công trong một tháng trước đó ngoại trừ sự thay đổi trong lĩnh vực nông nghiệp. Nếu công bố tăng như dự báo hoặc tăng hơn dự báo USD sẽ được hỗ trợ dẫn đến Vàng có thể chịu áp lực giảm sâu.

Vào lúc 19H 30 Unemployment Rate (Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ). Với dự đoán là 9.6%, trước đó là 9.5%. Chỉ số này công bố tăng như dự báo thì Usd se mất giá, Vàng tăng.

Vào lúc 21H 00 ISM Non-Manufacturing PMI ISM phi sản xuất của PMI tại Mỹ công bố. Dự đoán là 53.6, kỳ trước là 54.3, nếu chỉ số này giảm như dự báo hoặc giảm hơn dự báo, vàng sẽ được hỗ trợ tăng.

Theo KNP
 

Phamtuyen:

<b> <i> Thích Nghe Tiếng Máy ATM Kêu </i> </b>
SPDR Bán Vàng 02/09/2010

SPDR bán 9.1 tấn vàng

[FONT=&quot]Quĩ tín thác đầu tư vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust trong phiên giao dịch hôm qua ngày 2/9 đã bán ra 9.1 tấn vàng. Thông tin chính thức công bố trên website của quĩ cho biết lượng nắm giữ vàng của quĩ tăng giảm xuống còn [FONT=&quot]1,294.91 [/FONT][FONT=&quot]tấn.[/FONT]
[/FONT]
 

Phamtuyen:

<b> <i> Thích Nghe Tiếng Máy ATM Kêu </i> </b>
Mornign report

Mornign report: Vàng tăng nhẹ trở đợi thông tin thất nghiệp của Mỹ

Vàng tăng giá nhẹ khi đồng U$ giảm giá và các nhà đầu tư tập trung vào thông tin thị trường việc làm của Mỹ sẽ công bố vào thứ Sáu.

Vàng mở cửa giờ giao dịch New York tại mức giá 1249/1250 và giảm giá đầu giờ xuống mức 1245.5/1249.5 do đồng U$ mạnh lên cũng như tâm lý đầu tư rủi ro gia tăng phần nào sau thông tin công bố về thị trường nhà đất và số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp. Chạm mức thấp giá vàng dần phục hồi trở lại do đồng U$ yếu đi. Vàng phục hồi chạm mức cao nhất trong ngày 1253.25/1254.25 trước khi lực chốt lời đẩy giá giảm nhẹ trở lại, chốt giá đóng cử tại mức 1251/1252.

Trên sàn Comex, vàng giao tháng 12 chốt giá đóng cửa tăng $5.30 lên mức $1,253.40/ounce.

Đồng U$ giảm giá so với đồng euro khi Tây ban Nha thành công trong việc đấu thầy trái phiếu và ECB quyết định giữ nguyên lãi suất như thị trường dự đoán trước đó.

Chỉ số U$ index đóng cửa giảm 0.6 điểm xuống mức 82.40 điểm.

Leon Westgate nhà phân tích của Standard Bank nhận xét “đồng U$ yếu đi đã hỗ trợ vàng tăng. Thêm vào đó các nhà đầu tư dự đoán rằng sẽ không có nhiều cải thiện về thông tin bảng lương phi nông nghiệp NFP – của thị trường việc làm của Mỹ sẽ được công bố vào Thứ Sáu, bởi vậy đã có những lực mua đầu tư an toàn đón đầu thông tin này”.

Thông tin Bảng lương phi nông nghiệp NFP sẽ công bố hôm cuối tuần này được dự kiến rằng thị trường lao động Mỹ mất đi 110.000 việc làm. Michael Gross nhà phân tích của OptionsSellers nhận xét “Nếu bảng lương NFP cho một con số tốt hơn dự báo, có thể chúng ta sẽ được chứng kiến bước giảm giá mạnh của vàng.”

Vanginfo
 

Phamtuyen:

<b> <i> Thích Nghe Tiếng Máy ATM Kêu </i> </b>
Tin Tức Thị Trường Vàng

Giáo sư Nouriel Roubini: giá vàng sẽ biến động quanh mức hiện tại

Theo giáo sư Nouriel Roubini - trường đại học New York cho rằng:

“Tôi tin rằng vàng sẽ dao động quanh mức hiện tại,” “Có hai sự kiện chính dẫn đến sự biến động mạnh của giá vàng. Thứ nhất là lạm phát, nhưng chúng ta không có lạm phát trong nền kinh tế đang hồi phục này. Nếu có, thì đó là nguy cơ giảm phát.”

"Giá vàng sẽ được lựa chọn nếu nền kinh tế nhìn thấy rủi ro". “Nếu chúng ta có quay lại một cuộc suy thoái kép thì vàng sẽ được chọn lựa nhiều hơn.”

Trong một cuộc phỏng vấn bởi Bloomberg, Ông cho biết thêm : “Một sự kiện nữa để vàng tăng cao đó là rủi ro của một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, tuy nhiên nguy cơ này cũng giảm đi khi chúng ta đã có những cố gắng rõ ràng để ngăn chặn lỗ hỏng trong hệ thống tài chính”

Roubini cũng nói rằng "nền kinh tế Mỹ đã tăng trưởng chậm hơn trong quý II và điều này làm tăng suy đoán về khả năng quay lại giảm phát".
“Số lượng việc làm tạo ra đang ở mức bình thường, cho nên trông giống như chúng ta đang quay lại một suy thoái ngay cả khi chúng ta không ở trong trạng thái đó.”

Vanginfo
 

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Tin Tức Thị Trường Vàng

Vàng vẫn hồi phục sau đợt chốt lời mạnh vào ngày cuối tuần
[GON]
Giá vàng chốt tuần ở quanh mức 1250$ trên thị trường New York. Trước đó, đà chốt lời đã đẩy nó giảm mạnh xuống mức 1239$. Thông tin thất nghiệp Mỹ công bố chỉ giảm 54.000 việc làm tại bảng lương phi nông nghiệp, ít hơn mức 110 000 dự đoán.

Các chuyên gia tại FuturePath Trading cho rằng hôm nay, vàng thể hiện phiên chốt lời mạnh vào cuối tuần. Tuy nhiên, đà tăng vẫn thế hiện rõ và họ cho rằng giảm 10$ đối với mức cao của vàng trong thời gian này là không hề hấn gì. Trong một phiên giao dịch, vàng có thể tăng trở lại bất cứ lúc nào.


Các chuyên gia cũng cho rằng thông tin kinh tế hôm nay không thể bẻ gẫy xu hướng tăng của vàng và dường như vàng vẫn tìm hướng đi lên cho chính nó. Họ cho rằng đà chốt lời là khá bất ngờ nhưng không làm thay đổi bức tranh phân tích của vàng. Kinh tế vẫn hồi phục hình chữ U và đường hồi phục còn chông gai.

Thị trường Mỹ đầu tuần tới sẽ nghỉ lễ và do vậy các giao dịch được nối lại vào thứ Ba. Chính vì vậy, luồn tiền tạm thoát ra khỏi thị trường vàng. Thị trường chứng khoán hôm nay tăng điểm mạnh khiến vàng cũng bị bán đi.
Chuyên gia tại Olympus Futures thì cho rằng trong tuần tới, vàng sẽ tăng mạnh hơn so với chứng khoán. Trong thời điểm hiện nay, thị trường chứng khoán đi lên đồng nghĩa với việc lạm phát tiềm ẩn trong tương lai khi FED và các ngân hàng trung ương khác dùng lạm phát để kích thích kinh tế hồi phục.

Về mặt PTKT, vàng nếu không đủ sức phá 1260$ trong tuần tới thì rất có thể sẽ bị điều chỉnh về mức 1200$ và 1210$. Đây là mức hỗ trợ tốt cho giá vàng. Như vậy, 1260$ là mức cả quan trọng về mặt kỹ thuật. Các nhà phân tích cũng cho rằng khả năng phá 1260$ là khá lớn bởi đà tăng mua rất mạnh trong thời gian gần đây .
[/GON]
Theo giavang- tài chính thế giới
 
Chỉnh sửa cuối:

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Châu Âu trước nỗi lo mất đà tăng trưởng kinh tế
[GON]
Những dấu hiệu chững lại tại các nền kinh tế Mỹ, Trung Quốc và châu Á cũng tác động tiêu cực tới châu Âu, khu vực dễ bị tổn thương nhất hiện nay.

Theo Eurostat, cơ quan thống kê của Liên hiệp châu Âu (EU), trong quý II-2010, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của 16 nền kinh tế thuộc khu vực sử dụng đồng ơ-rô đạt tăng trưởng 1% so quý I-2010 và tăng 1,7% so cùng kỳ năm 2009. Ðây là mức tăng mạnh nhất của khu vực này trong ít nhất ba năm rưỡi qua và vượt mức tăng trưởng GDP của Mỹ cùng kỳ. Nổi bật là Ðức, với mức tăng 2,2%, cao nhất trong 20 năm qua; Pháp tăng 0,6%. Trong khi đó, kinh tế Tây Ban Nha chỉ tăng 0,2%; Hy Lạp âm 1,5%.

Tuy nhiên, nhiều hãng phân tích thông tin kinh tế quốc tế cho rằng, trong bối cảnh các chính phủ châu Âu đang đối mặt những nguy cơ từ việc cắt giảm tỷ lệ nợ công cùng lúc phải nỗ lực kiểm soát các khoản chi tiêu quá mức, thì mức tăng trưởng 1% của khu vực đồng ơ-rô nói trên vẫn báo trước những diễn biến theo hướng tiêu cực thời gian tới. Nhà kinh tế C.Uy-li-am-xơn của công ty thông tin tài chính toàn cầu Markit (Anh) cho rằng, khu vực đồng ơ-rô có thể mất đà tăng trưởng trong quý III này. Bởi vì, tốc độ tăng trưởng khả quan khu vực đồng ơ-rô đạt được vừa qua là nhờ chủ yếu vào sự vươn lên của hai nền kinh tế hàng đầu là Ðức và Pháp. Trong khi đó, dù tăng trưởng khả quan nhưng chỉ số sức mua (PMI) tại cả Ðức và Pháp đều giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều tháng qua, cho thấy tốc độ phục hồi kinh tế của hai nền kinh tế này đang chậm lại.

Tờ Nhật báo Phố Uôn cũng cho rằng, không có dấu hiệu nào cho thấy các nền kinh tế yếu kém ở khu vực đồng ơ-rô có khả năng đạt tăng trưởng như Ðức và Pháp, mà thực tế hầu hết các nền kinh tế này gần như đình trệ, thậm chí còn bị thu hẹp do chính sách siết chặt kinh tế mà các chính phủ ráo riết thực hiện. Theo số liệu phân tích của Markit, chỉ số kinh tế toàn khu vực đồng ơ-rô, gồm cả khu vực công nghiệp chế tạo và dịch vụ, sẽ giảm trong tháng 8 này.

Hãng xếp hạng tín dụng quốc tế Moody cảnh báo sẽ đánh tụt hạng về tín dụng đối với các nền kinh tế sử dụng đồng ơ-rô, do khu vực này có khả năng mất đà tăng trưởng trong một vài tháng tới. Theo Moody, nhiều thách thức đang đặt ra đối với châu Âu - khu vực được cho là có tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp nhất thế giới hiện nay, do vừa phải thực hiện các biện pháp thúc đẩy kinh tế, vừa phải hạn chế kích thích tài chính.

Mối quan tâm hàng đầu của các nhà lãnh đạo EU là kiểm soát không để nổ ra cuộc khủng hoảng nợ trong toàn bộ khu vực, nhất là các nền kinh tế yếu như: Hy Lạp, Bồ Ðào Nha, Tây Ban Nha, Ai-len và Hung-ga-ri. Hãng xếp hạng tín nhiệm Standards & Poor's đánh giá tiêu cực về triển vọng kinh tế Ai-len và hạ một bậc xếp hạng tín nhiệm nợ dài hạn của nước này, do chi phí hỗ trợ hệ thống ngân hàng ngày càng tăng, làm giảm tính linh hoạt tài chính.

Trong một cuộc trả lời kênh phát thanh RTE ngày 24-8 vừa qua, nhà kinh tế giành giải Nô-ben G.Xti-glít nhận định, kinh tế châu Âu có khả năng đối mặt một đợt suy thoái nữa, do để hạ nhiệt sức ép thâm hụt ngân sách các nước châu Âu đã mạnh tay cắt giảm chi tiêu. Ủy ban châu Âu (EC) hồi tháng 5 dự báo, thâm hụt ngân sách tại khu vực đồng ơ-rô sẽ lên mức 6,6% GDP trong năm 2010 (so mức 6,3% năm 2009). Trong đó, mức thâm hụt ngân sách lớn nhất là tại Ai-len, hiện là 14,3% và dự báo có thể xuống 11,7% trong cả năm nay.

Các cuộc thăm dò cho thấy niềm tin của các doanh nghiệp và người tiêu dùng tại khu vực đồng ơ-rô đã được cải thiện trong vài tuần trở lại đây, tuy nhiên giới chuyên gia vẫn lo ngại những diễn biến tiêu cực trong lĩnh vực tiêu dùng nội địa, vốn là đầu tàu tăng trưởng của các nền kinh tế châu Âu. Trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp trong khu vực đồng ơ-rô hiện khoảng 10%, mức cao nhất trong 12 năm qua và hầu hết các chính phủ tiếp tục áp dụng các biện pháp siết chặt kinh tế, thì khả năng tăng mức tiêu dùng nội địa là không sáng sủa.

Những dấu hiệu chững lại của nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc cũng tác động tiêu cực tới tăng trưởng xuất khẩu của châu Âu, ảnh hưởng triển vọng kinh tế của châu lục này trong nửa cuối năm nay. Hãng tin Bloomberg dẫn ý kiến của Cao ủy EU về các vấn đề kinh tế và tiền tệ O.Rên cho rằng, tăng trưởng yếu ở Trung Quốc, Ấn Ðộ và các nền kinh tế châu Á ảnh hưởng tiêu cực đà tăng trưởng của châu Âu.

Ông Rên thừa nhận, việc kinh tế Mỹ phục hồi chậm có thể gây những lo lắng tại châu Âu. Bộ phận phân tích thông tin kinh tế (EIU) thuộc tạp chí Nhà kinh tế (Anh) bác bỏ khả năng kinh tế thế giới rơi vào một cuộc suy thoái mới, nhưng thừa nhận tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu đang chậm lại, do các chính phủ cân nhắc và bắt đầu rút dần các chính sách kích thích kinh tế. Những nhận định và cảnh báo không lạc quan này khiến châu Âu thêm lo ngại về khả năng mất đà tăng trưởng kinh tế.
[/GON]
Theo Nhân dân - tài chính thế giới
 

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Thông tin kinh tế quan trọng công bố đưa giá vàng biến động mạnh cuối phiên
[GON]
Vàng trong cuối phiên giao dịch ngày hôm qua có phiên tăng điểm ấn tượng khi đạt mức 1250 giá vàng kết thúc phiên tại 1246 . Với một loạt thông tin đánh giá sức khỏe nền kinh tế Mỹ tạo đà cho vàng giảm điểm mạnh đầu phiên Newyork , giá vàng giảm mạnh đột ngột khi thông tin công bố về việc làm và tăng điểm trở lại .

Sau thông tin kinh tế Mỹ mất 54,000 việc làm trong tháng 8, thấp hơn nhiều so với dự đoán của các chuyên gia phân tích phố Wall, đồng đôla đã được tiếp sức để đảo ngược tình thế giảm. Chính vì đôla tăng giá và nỗi quan ngại về kinh tế Mỹ được xoa dịu dẫn đến giá vàng cú trượt khá sâu trong ngày cuối tuần.

Bảng lương phi nông nghiệp Mỹ được Bộ Lao động công bố hôm nay cho biết lượng người có việc làm trong tháng 8 nhiều hơn dự đoán.
Theo thống kê, khu vực tư nhân đã tạo thêm 67,000 việc làm sau mức tăng 107,000 hồi tháng Bảy và cao hơn ước tính ban đầu. Lượng người có việc làm 54,000 và tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 9.6%.

Dù vẫn sụt giảm nhưng áo cáo lần này đưa ra được xem như khả quan hơn nhiều so với mọi người đã nghĩ.

Giá vàng giao kỳ hạn tháng 12 mất $12.10, tương đương 1%, xuống $1,240.10/oz. Giá vàng giao ngay mất mốc $1,240/oz chỉ còn $1,239.60/oz.
Trái ngược, giá dầu thô giao kỳ hạn tháng 10 tăng 36 cent, tương đương 0.5%, lên $75.39/thùng bởi giới đầu tư có tia hi vọng đối với nền kinh tế vốn có nguy cơ ngừng đà tăng trưởng.
[/GON]
Tin tổng hợp - tài chính thế giới
 

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Kinh tế toàn cầu chưa hết hỗn loạn
[GON]
Ông Rupert Murdoch, giám đốc điều hành tập đoàn truyền thông News Corp, nhận xét kinh tế thế giới hiện vẫn trong trạng thái bất ổn và ngành truyền thông sẽ trải qua giai đoạn thay đổi khó đoán trước.

Trong thư gửi cổ đông mới nhất, tỷ phú Murdoch viết: “Tôi không tin chúng ta đã có thể thoát ra khỏi những biến động hiện nay. Áp lực nợ công tăng cao, thâm hụt ngân sách nặng nề và tỷ lệ thất nghiệp Mỹ ở mức cao là cản trở lớn nhất đối với sự phục hồi của kinh tế toàn cầu. Nhiều người khác có thể nhìn thấy những dấu hiệu tích cực, tuy nhiên cho đến khi các vấn đề được giải quyết, hành vi của thị trường, chính phủ, người tiêu dùng và biến động của các đồng tiền rất khó đoán trước.”


Tỷ phú Murdoch hết sức lạc quan về tập đoàn truyền thông của ông, tập đoàn sở hữu kênh truyền hình Fox, báo WSJ và hãng phim Twentieth Century Fox. Tập đoàn đã sống tốt qua thời kỳ kinh tế khó khăn và mô hình kinh doanh nội dung truyền thống chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ phía các đối thủ.


Ông nhấn mạnh thành công của tập đoàn bao gồm việc thuyết phục các công ty điều hành truyền hình cáp trả tiền phí và sản xuất bộ phim Avatar – bộ phim có doanh thu phòng vé cao chưa từng có trong lịch sử thế giới.


News Corp và Walt Disney mới đây đã hợp tác với một số hãng truyền hình lớn để đưa ra dịch vụ dành cho Apple TV.


Ông Murdoch nói: “Những công ty không tự đổi mới sẽ khó có thể tồn tại. Họ sẽ mất định hướng, mất liên kết với khách hàng.”


Cổ phiếu News Corp đã hạ 3,4% tính từ đầu năm 2010.

[/GON]
Theo vfinance-tài chính thế giới
 

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
ECB loại bỏ khả năng kinh tế châu Âu suy thoái lần 2
[GON]
Ngân hàng Trung ương châu Âu trong ngày thứ Năm dự báo kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu có thể tăng trưởng trong năm nay và năm 2011, tốc độ tăng trưởng sẽ mạnh hơn dự đoán của các chuyên gia. Đại diện của Ngân hàng Trung ương châu Âu loại bỏ khả năng kinh tế châu Âu suy thoái lần 2.

Các công ty hàng đầu tại Anh và châu Âu đang tránh xa ngân hàng châu lục này, từ ngân hàng Tây Ban Nha, Ý và thậm chí là Đức bởi họ không tin đợt thanh tra ngân hàng châu Âu đã cho thấy “sức khỏe” tài chính thật sự của các ngân hàng.

Ngân hàng Trung ương Thụy Điển nâng lãi suất cơ bản thêm 0,25 điểm phần trăm lên mức 0,75%. Đây là lần thứ 2 trong 2 tháng, Ngân hàng Trung ương Thụy Điển nâng lãi suất. Kinh tế nước này như vậy đang tăng trưởng mạnh.

Nga công bố kéo dài thời hạn áp dụng của lệnh cấm xuất khẩu ngũ cốc trong 12 tháng, nỗi sợ về khả năng thiếu thực phẩm tăng lên.

Các công ty nước ngoài hoạt động trong nhiều lĩnh vực đang mất thị phần tại Trung Quốc bởi chịu hạn chế từ chính sách của chính phủ và các nhà điều tiết thị trường.

Chủ tịch FED thể hiện sự tiếc nuối về việc vào năm 2008 đã không nói thẳng với Quốc hội Mỹ về việc Ngân hàng Trung ương cũng chẳng còn cách nào khác để có thể cứu được ngân hàng Lehman Brothers.
[/GON]
Theo cafef
 

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Mỹ: Số lượng việc làm trong lĩnh vực tư nhân tăng vượt mọi kỳ vọng
[GON]
Bộ Lao động Mỹ công bố số lượng việc làm trong lĩnh vực tư nhân tăng 67 nghìn trong tháng 8/2010. Tháng 7/2010, số lao động trong lĩnh vực tư nhân được tuyển dụng là 107 nghìn. Mức tăng trưởng của số lượng việc làm trong lĩnh vực tư nhân như vậy cao vượt dự báo của các chuyên gia.

Tính trên toàn thị trường lao động Mỹ, số lượng việc làm giảm 54 nghìn, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên mức 9,6% bởi thêm nhiều người gia nhập đội quân tìm kiếm việc làm trên thị trường lao động.


Việc lao động trong chương trình tổng điều tra dân số của chính phủ Mỹ bị sa thải dần dần đã bóp méo số liệu về thị trường việc làm Mỹ nhiều tháng nay. Vì lý do đó, các chuyên gia kinh tế cho rằng số lượng việc làm trong lĩnh vực tư nhân, loại bỏ số lượng việc làm trong lĩnh vực chính phủ, là chỉ báo tốt hơn về tình hình thực của thị trường lao động Mỹ.

Số lượng việc làm trong lĩnh vực sản xuất giảm 17 nghìn sau khi tăng 34 nghìn trong tháng trước đó.

Số lượng việc làm trong lĩnh vực dịch vụ giảm 54 nghìn. Số lượng việc làm trong lĩnh vực xây dựng tăng 19 nghìn và ghi nhận tháng tăng đầu tiên trong 4 tháng. Các công ty trong lĩnh vực bán lẻ sa thải 4.900 lao động.

Mức lương tính theo giờ tăng 0,3% lên 22,66USD/giờ từ mức 22,60USD/giờ.
Số lượng việc làm trong các cơ quan của chính phủ Mỹ giảm 121 nghìn.
Số giờ làm trung bình hàng tuần của người lao động duy trì ở mức 34,2 tiếng.
Thông tin từ lĩnh vực dịch vụ cho thấy chỉ số của lĩnh vực dịch vụ tháng 8/2010 giảm xuống mức 51,5 từ mức 54,3 của tháng trước đó.

[/GON]
Theo cafef-tài chính thế giới
 

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
SPDR Bán Vàng 03/09/2010

SPDR tiếp tục bán vàng

Hôm qua SPDR đã tiếp tục bán ra 0.47 tấn vàng sau khi đã bán 9.12 tấn hôm trước. Đây cũng là lần thứ 2 SPDR bán vàng trong tuần cũng như trong tháng 9 này.
Như vậy trong tuần này, SPDR đã có 2 lần bán vàng ra với khối lượng bán là 9.59 tấn và hai lần mua vàng vào với khối lượng mua là 5.47 tấn.
Trong tháng 8 vừa qua, SPDR đã có 8 lần mua vàng vào với khối lượng mua tổng cộng là 22.19 tấn và 2 lần bán vàng ra với lượng bán là 1.97 tấn.


 

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Tin Tức Tổng Hợp Về Kinh Tế Mỹ

Đồng $ trượt giảm sau tin tốt từ thị trường việc làm Mỹ
[GON]
Chốt phiên giao dịch cuối tuần trên thị trường New York, đồng USD hạ giá 0,5% xuống 1,2894USD/euro từ mức 1,28225USD/euro và có lúc chạm mức 1,2897USD/euro, mức thấp nhất từ ngày 19/08/2010. Đồng USD hạ 1% trong 5 ngày giao dịch vừa qua và có tuần hạ giá thứ 2 liên tiếp.

Đồng đôla Canada có mức tăng trưởng tốt nhất trong các đồng tiền được giao dịch nhiều nhất bởi nhà đầu tư tìm đến các tài sản có liên quan trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế.

Đồng fran Thụy Sỹ, vốn được coi như đồng tiền an toàn, hạ giá so với phần lớn các loại tiền tệ lớn.

Đồng yên hạ giá 0,1% xuống 84,37 yên/USD từ mức 84,28 yên/USD và chỉ tăng giá 1% so với đồng USD trong tuần. Đồng yên dù vậy vẫn có tuần tăng điểm thứ 3 liên tiếp so với đồng USD.

Ngày 24/08/2010, đồng yên giao dịch với đồng USD ở mức 83,60 yên/USD, mức cao nhất từ năm 1995.

Đồng euro lên mức cao nhất trong 2 tuần so với đồng $. So với đồng euro, đồng yên hạ 0,7% xuống mức 108,83 yên/euro và tính cả tuần không có nhiều thay đổi.
[/GON]
Tổng hợp
 

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Tin Tức Tổng Hợp Về Kinh Tế Mỹ

Ông Obama sẽ đưa ra một số ý tưởng kinh tế mới
[GON]
Phát biểu với các phóng viên tại Vườn Hồng ở Nhà Trắng, ông Obama nói rằng các số liệu kinh tế vẫn chưa đủ tốt và nhiều việc cần phải làm hơn nữa để giải quyết các thách thức kinh tế.

"Chúng tôi tin tưởng rằng chúng ta đang đi đúng hướng, nhưng chúng tôi muốn duy trì đà phục hồi này mạnh mẽ hơn nữa và thúc đẩy tăng trưởng việc làm," Tổng thống Obama phát biểu.

Trước đó, vào đầu tuần này, Tổng thống Obama đã đưa ra một số giải pháp có thể như kéo dài việc cắt giảm thuế đối với tầng lớp trung lưu, đầu tư vào năng lượng sạch, chi tiêu nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng, hay cắt giảm thuế đối với các doanh nghiệp cỡ nhỏ và trung bình để khuyến khích tuyển dụng người lao động. Tuy nhiên, Nhà Trắng từ chối cung cấp các chi tiết cụ thể về các biện pháp này.

Tổng thống Obama sẽ có cơ hội để trình bày các ý tưởng nói trên của ông một cách cụ thể hơn vào tuần tới. Theo kế hoạch, vào ngày thứ Hai ông sẽ có chuyến đi tới Milwaukee và sau đó đến Cleveland vào thứ Tư và sau đó có buổi họp báo tại Nhà Trắng vào ngày thứ Sáu.

Cùng ngày, một báo cáo do Bộ Lao động Mỹ công bố cho biết trong tháng Tám, các công ty thuộc khu vực kinh tế tư nhân đã tạo ra tổng cộng khoảng 67.000 việc làm mới, tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp vẫn tăng 0,1% lên mức 9,6%.

Các công việc tạm thời tăng thêm gần 17.000 trong tháng Tám. Điều này cho thấy các nhà tuyển dụng đã bắt đầu xem xét tăng cường lực lượng lao động, nhưng vẫn còn chần chừ trong việc thuê mướn nhân công lâu dài. Tỷ lệ thuê mướn nhân công tạm thời đạt trung bình 45.000/tháng trong giai đoạn từ tháng 10 năm ngoái đến tháng Năm năm nay, tuy nhiên từ đó đến này đã giảm chậm lại.

Trước đó, nữ phát ngôn viên của Nhà Trắng Amy Brundage nói rằng chính quyền Tổng thống Obama vẫn chưa đề cập đến khả năng xem xét một chương trình kích thích kinh tế thứ hai như là một phần của các biện pháp mới.

Hiện ông Obama và các cộng sự đảng Dân chủ đang phải chịu những áp lực to lớn trong việc cho thấy những kết quả thật sự của chương trình kích thích kinh tế khổng lồ trị giá 814 tỷ USD được thông qua hồi tháng 1/2009 trước cuộc bầu cử Quốc hội giữa kỳ vào tháng 11./.

[/GON]
THeo TTXVN-tài chính thế giới
 

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Tin Tức Tổng Hợp

Làm sao để đầu tư chắc thắng trên thị trường tiền tệ

[GON]
Khủng hoảng nợ Châu Âu bùng phát vì vay mượn nhưng cũng còn vì cả tỷ giá. Những nước cần phá giá đồng tiền nhiều năm nay vẫn bị trói tay bởi một liên minh tiền tệ.

Điều đó cho phép các nước này có cán cân vốn thặng dư nhờ vay mượn giá rẻ trong khi sức cạnh tranh của nền kinh tế ngày càng kém khiến khu vực sản xuất của họ ngày càng yếu đi.
Cuối cùng, suy thoái ập đến, thị trường phản ứng và tấn công các nước này, khủng hoảng bùng phát.
Đến nay can thiệp từ chính phủ đã làm cuộc khủng hoảng lan chậm lại trong khi các nước kể trên cam kết thay đổi cơ cấu kinh tế của mình. Nhưng nhiều người nghi ngờ rằng “vỡ đê” chỉ còn là vấn đề thời gian.

Kịch bản tương tự đã từng xảy ra vào năm 1992. Khi ấy, Bundesbank (NHTW Đức) đối phó với nạn thâm hụt của Đức (sau khi tái thống nhất) bằng cách tăng lãi suất.

Hành động này gây sức ép với các quốc gia khác trong Cơ chế tỷ giá hối đoái Châu Âu (ERM, tiền thân của đồng euro). Các nền kinh tế yếu kém buộc phải lựa chọn giữa tăng lãi suất nội địa (điều chẳng mấy dễ chịu nếu tính tới điều kiện kinh tế khi ấy) và phá giá đồng tiền.

Thị trường cho rằng chính phủ sẽ không chấp nhận khó khăn kinh tế trong nước gây áp lực lên tỷ giá. Italy buộc phải thương lượng việc phá giá trong nội bộ ERM. Mục tiêu tiếp theo của thị trường là nước Anh.
Trong một cuốn sách mới về lịch sử quỹ đầu cơ, Sebastian Mallaby dành hẳn một chương để viết về khủng hoảng tại Châu Âu.

“Thứ ba, ngày 15/09, đồng Bảng Anh mất giá mạnh. Bộ trưởng Tài chính Tây Ban Nha điện đàm với người đồng cấp Anh Norman Lamont để hỏi mọi chuyện thế nào. “Kinh khủng,” Lamont trả lời.

Tối hôm đó Lamont triệu tập một cuộc họp với Robin Leigh-Pemberton, Thống đốc NHTW Anh. Hai người nhất trí rằng sáng hôm sau NHTW sẽ mua mạnh đồng Bảng.

Khi cuộc họp kết thúc, ông Leigh-Pemberton đọc to một thông báo từ văn phòng báo chí. Chủ tịch Bundesbank Helmut Schlesinger trả lời phỏng vấn Wall Street Journal và một báo tài chính của Đức, tờ Handelsblatt.
Theo tin từ cơ quan thông tấn, Schlesinger tin rằng các đồng tiền tại Châu Âu sẽ phải “được sắp xếp lại”.

Lamont choáng váng. Lời bình luận của Schlesinger không khác gì lời kêu gọi phá giá đồng Bảng. Tuyên bố của ông ta trước đây đã châm ngòi cho cuộc tấn công vào đồng lira Italy.

Giờ NHTW Đức đang tấn công nước Anh. Lamont yêu cầu Leigh-Pemberton gọi điện cho Schlesinger ngay lập tức nhưng bị từ chối vì ngài Chủ tịch NHTW Đức không muốn bỏ dở bữa tối của mình...

Druckenmiller bước vào văn phòng của Soros và nói rằng đã đến lúc hành động. Ông ta đang đặt cược 1,5 tỷ đôla việc đồng Bảng mất giá kể từ tháng 8, nhưng đến nay trò chơi sắp kết thúc và vị thế của ông ta rất vững vàng.
Soros lắng nghe nhưưng có vẻ không hiểu. "Chẳng có ý nghĩa gì cả," ông phản đối.
"Ý anh là gì?" Druckenmiller hỏi.

Uhm, Soros đáp, nếu đó đúng là lời Schlesinger nói, tại sao lại chỉ thủ thế? “Hãy tấn công vào điểm yếu của kẻ địch,” Soros khuyên Druckenmiller.
Phần còn lại thì ai cũng đã biết, đồng Bảng mất giá mạnh còn Soros kiếm được 1 tỷ đôla chỉ sau một đêm. Ông Mallaby đã mô tả lại chiến lược giao dịch thật hấp dẫn.
Về cơ bản là phải đặt cược vào những nơi không thể thua lỗ. Đánh lớn có tương đối ít rủi ro nhưng mà lại có thể thắng lớn.

Trong trường hợp này, vẫn chưa rõ đồng Bảng có rơi khỏi biên độ của ERM hay không, nhưng gần như chắc chắn rằng đồng Bảng sẽ KHÔNG tăng giá trước đồng Mark Đức. Vì thế chẳng có lý do gì mà không đánh lớn cả.

Cùng với cuốn sách trên, thử đọc bài viết mới được đăng tại của Buttonwood:
Tôi vừa mới nói chuyện với Alexander Kozhemiakin, một người sinh tại Nga nhưng đang phụ trách đầu tư trái phiếu tại quỹ Standish. Ông rất hứng thú với thị trường trái phiếu định giá bằng đồng bản tệ của các thị trường mới nổi.

Ông tình cờ nói tới trái phiếu 10 năm của Thái Lan, định giá bằng đồng baht chỉ cho lợi suất có 3%; Tôi vừa mới kiểm tra tại Bloomberg và số liệu mới nhất là 3,22%. Lợi suất trái phiếu 10 năm của chính phủ Mỹ lúc viết bài này là 3,18%.

Nói cách khác, thị trường sẵn sàng chấp nhận mức lãi suất gần như ngang nhau khi cho chính phủ Mỹ hay Thái Lan vay

Có thể bạn sẽ cho rằng nói thế là đi so táo với cam vì trái phiếu định giá bằng các đồng tiền khác nhau. Nhưng nhà đầu tư từng yêu cầu một lợi suất cao hơn khi nắm giữ đồng tiền của các thị trường mới nổi vì rủi ro mất giá.

Và đây là Thái Lan, quốc gia khơi mào cuộc khủng hoảng Châu Á cuối thập niên 1990 và cách đây không lâu người biểu tình còn đang bao vây chính phủ.
Công bằng mà nói đồng baht Thái cũng như đồng tiền của các nền kinh tế mới nổi định hướng xuất khẩu tại Châu Á khác đều bị định giá thấp.

Cũng giống như các nền kinh tế định hướng xuất khẩu khác, tiêu dùng nội địa cũng phải đóng một vai trò lớn hơn tại nước này do tăng trưởng chậm tại các nước phát triển.

Đồng baht có thể không tăng giá mạnh nhưng chắc chắn cũng không thể mất giá so với đồng đôla. Rủi ro đồng đôla tăng giá mạnh so với đồng baht gần như không có; đồng bạc xanh kiểu gì cũng phải giảm.
Vì thế lợi suất trái phiếu Mỹ thấp bất chấp rủi ro mất giá. Thực tế, sức ép từ thị trường đang đẩy các đồng tiền tại Châu Á lên giá.

Đó là một lý do vì sao Trung Quốc đang hạn chế một số nghiệp vụ kỳ hạn tiền tệ nhất định. Ai cũng biết kiểu gì đồng NDT cũng lên giá.

Câu hỏi là áp dụng những điều đó thế nào vào hoàn cảnh Châu Âu? Hãy xem tiếp bài viết của Kevin O’Rourke, GS Kinh tế học tại trường Trinity College Dublin:
Bài học từ khủng hoảng hệ thống tiền tệ Châu Âu (EMS) là chỉ mình lạm phát thấp, thâm hụt thấp, nợ công thấp hóa ra lại không đủ.

Thất nghiệp thấp và tăng trưởng kinh tế chắc chắn là một phần trong các yếu tố kinh tế cơ bản nếu chính sách của chính phủ là đáng tin cậy trong con mắt của thị trường.
Giới đầu cơ đặt cược rằng trong dài hạn chính phủ sẽ không thể duy trì các chính sách dẫn tới thất nghiệp cao: thay vì củng cố niềm tin, các chính sách giảm phát “có trách nhiệm” chính phủ cho rằng thị trường yêu cầu lại làm xói mòn nghiêm trọng chính sự tín nhiệm ấy.

Đó là cách thị trường buộc chính phủ tại Anh hay bất kỳ quốc gia nào khác phải thi hành các chính sách mềm mỏng, ưu tiên tăng trưởng hơn so với những gì kinh tế học chính thống yêu cầu.

Khủng hoảng Châu Âu vẫn chưa chấm dứt vì không có một đồng tiền cụ thể nào để mà đánh xuống. Thay vì “nhổ” một cái neo tiền tệ nào đó, áp lực thị trường chuyển hướng sang trái phiếu, đẩy lợi suất trái phiếu các nước gặp khó khăn lên cao.
Nhưng sau đó, gói giải cứu của Châu Âu và cam kết từ ECB sẽ mua trái phiếu chính phủ khiến lợi suất hạ mạnh.

Ít ra cũng được một thời gian, giờ lợi suất lại rục rịch tăng. Vấn đề là liệu có cách đánh “chắc thắng” nào ở đây không.
Vì yếu tố rủi ro chính trị nên trong trường hợp này mọi chuyện còn khó nói hơn; cho đến nay, nỗ lực chung của các chính phủ Châu Âu và IMF đã có thể tác động được tới lợi suất trái phiếu.
Vì thế, đánh cược lợi suất chỉ có thể tăng cũng chẳng phải an toàn tuyệt đối.

[/GON]
Tin tổng hợp -tài chính thế giới
 

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Giao dịch đồng GBP

Giao dịch đồng GBP


[GON]Tổng quan suy nghĩ và nhận xét trong giao dịch GBP Lí do tôi chọn GBP để viết bài này vì GBP là đồng tiền có nhiều dao động nhất trong ngày.

Vâng. Điều đầu tiên cần biết rằng quy mô giao dịch trong các cặp GBP thấp hơn rất nhiều so với đồng euro. Tôi có được một bản đánh giá từ sàn EBS bảo trợ và làm tôi tin tưởng, GBP thì quy mô thấp hơn rất nhiều so với những gì bạn nghĩ. Trong một thị trường hẹp, điều đó gây nên một biến động lớn và những bước dịch chuyển giá tự do, điều mà các nhà giao dịch rất ưa chuộng. Đôi khi các nhà đầu cơ có thể tác động đến giá thỉnh thoảng khi cơ hội chín muồi.

Khi một bước dịch chuyển mạnh bắt đầu, hãy quên đi những dấu hiệu trong biểu đồ 30 phút của bạn nói rằng đang diễn ra vượt mua hay vượt bán. Đó không phải là vấn đề, hãy nhìn những gì mà các dấu hiệu trên biểu đồ giờ nêu ra. Nếu các chỉ định này đạt đến các cấp độ cuối cùng, đó là lúc nên suy nghĩ tìm cách thoát ra sau khi khoảng thời gian cuối qua hết. Nhưng, trong trường hợp là một xu hướng thị trường mạnh thật sự thì các chỉ định giờ có thể được tối đa hóa trở thành vượt bán / vượt mua quá mạnh và các bước dịch chuyển vẫn tiếp tục. Đó là khi bạn nên chuyển sang biểu đồ 4 giờ… mà thường xuyên cho ra một tầm nhìn vượt bán / vượt mua chính xác.

Khi một xu hướng dịch chuyển bắt đầu, GBP – USD giống như tuân theo các đường EMA20 trên biểu đồ 30 phút, và nó sẽ trở lại / xuyên thủng đường cũ EMA50. Nơi tốt nhất để thâm nhập vào một vị trí mới là sau khi đường ema50 chứa đựng một lực kéo ngược và nó quay đầu trở về đường xu hướng. Thoát khỏi giao dịch nếu EMA20 bị phá vỡ trong mức đóng của nến cuối . Bạn có thể sau đó đánh giá lại và vào lệnh trong khu vực EMA50 nếu cơ hội tốt.

Thỉnh thoảng, gần thời điểm kết thúc của một xu hướng dịch chuyển , biểu đồ 30 phút EMA50 sẽ bị vượt qua, và giá sẽ đi đến khu vực 30 phút EMA200. Giá có thể dừng tại EMA50 biểu đồ giờ, nhưng thường xuyên đi đến EMA200 30 phút. Tại điểm này, bạn cần thật sự cẩn thận. nó có thể là điểm dừng của xu hướng dịch chuyển, hoặc nó có thể chỉ là một sự mở đầu cho một chuyển dịch mạnh mẽ hơn trên đường xu hướng.

Hãy chắc chắn rằng đường Stochastics .thống nhất với điểm vào của bạn. nếu giá đang chạy đến EMA50
, nhưng stochastics 30 phút không cho bạn một tín hiệu tương tự, hãy trì hoãn đến tín hiệu của stochastics chỉ ra điểm vào.

Luôn luôn nhìn vào các biểu đồ hàng tuần vào chủ nhật trước khi giao dịch. Biểu đồ hàng tuần sẽ cho bạn một định hướng giao dịch cho cả tuần. Có thể có vài tuần sẽ có những dấu hiệu giá tại các điểm thay đổi có thể. Suốt các tuần đó, bạn chỉ cần nhìn vào các khoảng thời gian ngắn hơn và giữ cho điểm dừng của bạn gần mức chạm đến khi mức giá quan trọng bị phá vỡ .

Mức chặn lỗ ( stop loss) Nếu bạn đang cố gắng giao dịch cặp GBP-USD mà chỉ chấp nhận khoảng chặn lỗ thấp hơn mức 40-50 pip, tức là bạn đang lãng phí vốn của mình. Mức chặn lỗ 40 pip là một mức vừa phải. GBP có thể bứt phá bất ngờ, và các nhà giao dịch có vẻ thích đóng lệnh của mình ( chạm mức chặn lỗ) trước khi giá bắt dầu đi theo đúng xu hướng dự định.

Mức chặn lỗ của cặp GBP-JPY: Nếu bạn không thể quản lý và chấp nhận mức thua lỗ trên 100-150 pip, hãy tránh cặp này. Cặp GBP-JPY thường quét 70 pip tại đuôi của nến trước khi quay trở lại giá cũ trên biểu dồ giờ, trước khi đi đúng hướng. Giao dịch tốt nhất ở cặp này là dựa trên biểu đồ hàng tuần. Xác định điểm vào và theo dõi nó ở mức giá này.. Đặt điểm chặn lỗ có thế lên mức 150 pip, và có thể lấy lợi nhuận tối đa có thể cho đến khi biểu đồ tuần cho thấy 1 dấu hiệu xu hướng đổi chiều.

Mức Fibo. GBP có vẻ như tuân theo mức 50% và bật trở lại. nếu giá phá vỡ mức 50% này, phần lớn nó cũng sẽ phá vỡ mức 61.8%. GBP ngã về hướng có thể dự đoán được khi nó thoát khỏi các kênh xu hướng. Bạn có thể tính toán mục tiêu của nó bằng cách sử dụng mô hình dự đoán Fibonacci. Đây là công cụ khá phổ biến.

Tôi thường đặt mục tiêu đạt được là 50% mức phản hổi của giá , nghĩa là đường xu hướng sẽ thường bị quay trở lại mức 50% truớc khi tiếp tục đi đúng hướng. Tôi đã từng hướng đến mục tiêu 2000 pip khi sử dụng biểu dồ tuần khi mức giá ở 1.7000 và hướng đến mức giá 1.8525, và tôi thoát ra trước khi đường xu hướng có dấu hiệu bị phá vỡ.

Sử dụng các đường EMA cắt nhau để đặt lệnh và phân tích giao dịch. Trong một thị trường chưa có xu hướng, nó có thể giết bạn trừ khi bạn giao dịch ở biểu đồ 5 phút 2 đường EMA5 và EMA20 cắt nhau. Nhưng, trong một sự dịch chuyển xu hướng mạnh mẽ, nếu EMA50 và 200 cắt nhau trên biểu dồ 30 phút, khả năng nó tiếp tục lên 150-200 pips trước khi nó bật trở lại 1 chút. Khi EMA50 và 200 cắt nhau trên biểu dồ giờ, nó tiếp tục lên 100-150 pip nữa. Và nếu đường EMA50 và EMA200 cắt nhau trên biểu dồ 4 giờ, xu hướng cũ sẽ kết thúc và và 1 xu hướng mới sẽ diễn ra nhưng không rõ ràng.

Kĩ thuật dừng và đổi chiều: Tôi từng là người hâm mộ của kĩ thuật này. Có hang nghìn cách thức phân tích dấu hiệu đổi chiều khác nhau. Cho đến 1 ngày, tôi không còn đánh giá 1 lệnh đặt phức tạp với các phương pháp đánh giá đổi chiều. Thông thường bạn sẽ hứng thú với điều này khi chỉ trong 1 đêm tài khoản của bạn đã tăng vọt trong khi bạn đang ngủ.

Nhưng nếu bạn thực hiện nó, GBP là đồng duy nhất biến động mạnh nhanh và xa, nhưng cũng dễ quay ngược lại. Nếu bạn chơi đúng, bạn có thể có lợi nhuận lớn, nhưng cũng có thể giá sẽ bị bật trở lại và chạm lệnh chặn lỗ. Để kĩ thuật này hiệu quả, bạn phải HIỂU được khi nào nó chạy và xây dựng kế hoạch cho bạn. Và bạn cũng chắc rằng có kế hoạch cho việc nếu nó bị phá vỡ thì nó không ảnh hưởng nặng nề đến bạn.

Những đường xu hướng: hãy học cách vẽ từng đường xu hướng đơn giản mà bạn có thể thấy, trong một mức giá, trên các đường chỉ số, ở mọi nơi. GBP giống như một con sông, và bạn có thể chơi trong lòng sông này khoảng 3-4 vòng thỉnh thoảng trong biểu đồ 15-30 phút. Lòng sông ì thường xuyên cao khoảng 70-150 điểm, và giá sẽ giống như một con cá đang cố gắng nhảy ra khỏi 2 mép sông đó.

Giao dịch bứt phá. Đó là điều mà hiển nhiên chúng ta sẽ gặp phải, và phải đối mặt thay vì lẩn tránh. Vvì thế chúng ta nhìn các đường support bị phá vỡ với candle 5 phút và bất ngờ chúng ta chọn lệnh BÁN … chỉ để nhìn nó hồi phục lại và tiếp tục theo xu hướng MẠNH. Các nhà cái thường chèo kéo có chủ đích, để đánh lừa bạn. Tôi cố gắng chỉ đặt lệnh với giá bị phá vỡ khi tôi nhìn thấy một tín hiệu mạnh mẽ từ các tín hiệu chỉ dẫn nói rằng các xu hướng đang dần bị gãy đổ. Nhưng nó có thể cám dỗ bạn ném đi toàn bộ kế hoạch có sẵn trong vài phút nông nổi.

Giao dịch theo tin tức: tôi đã từng giao dịch dựa trên các tin tức phân tích với các lệnh 20 điểm đặt trái chiều trên thị trường ( straddle) . Đây là 1 cách thức giao dịch tốt, nhưng phải có 1 lệnh chặn lỗ nhỏ cho tất cả các lệnh,và chấp nhận hủy ( OCO: one cancels other). Nếu tôi đang có 1 vị trí đặt lệnh tốt, và chúng ta đến gần tin tức, tôi sẽ đóng tất cả các lệnh có sẵn, và đợi cho đến khi kết thúc tin trước khi vào lệnh tiếp tục. Tôi đã từng cố gắng dự đoán thị trường chạy như thế nào, và dự đoán dữ liệu có sẵn sẽ cho chúng ta biết, đồng thời đặt lệnh trước khi ra tin. Vâng, nó hoạt động tốt 1 vài lần. Nhưng phải ĐẢM BẢO sàn giao dịch của bạn có thể đặt lệnh tốt và đúng giá trong lúc ra tin tức .

Tôi đã thửi chơi với Ĩ, khi tôi giao dịch cho 1 quĩ đầu tư nhỏ, và đoán xem… Tôi vào lệnh cách 75 pip ở giá tốt nhất.. và lỗ gấp đôi.

Điều gì khiến thị trường hoạt dộng : với GBP, nó là 1 cỗ máy giao dịch vay mượn. Nghĩa là vì lãi suất của GBP cao hơn các quốc gia khác . Do đó việc lựa chọn giao dịch, chẳng hạn như vay đồng Yên, đồng có lãi suất thấp nhất, và mua GBP ( mua GBPJPY) và dễ dàng kiếm tiền từ sự khác biệt về lãi suất.

Tuy nhiên, khi quốc gia này cắt giảm lãi suất không như mong đợi, hoặc các chỉ số kinh tế không tiếp tục tăng
.. nó sẽ đem lại 1 tác động mạnh đến việc giao dịch và tạo nên 1 cuộc khủng hoảng đối với những nhà giao dịch vay mượn mong muốn thu về lợi nhuận. Điều này xảy ra vào tháng 3 năm 2004, tôi mua GBPJPY tai mức 191, và mua them khi nó phá vỡ mức 200… và trông chờ đạt đến mục tiêu 210 cho đến khi UK có tin xấu do giảm phát .. đã hạ gục hết tất cả những ai vay mượn để giao dịch trên đồng này , và nó bị bán tháo để rồi mất đi 800 pip trong 1 ngày rưỡi, và 58.8% lợi nhuận cả năm của tôi bị mất chỉ trong tuần đó

Vâng, còn rất nhiều điều tôi muốn nói với bạn.. nhưng hãy chú ý những điều mà tôi vừa mới giới thiệu trên đây. Tôi đã từng giúp rất nhiều người ở Global_view phát triển phong cách giao dịch của mình. 1 vài trong số họ rất thành công. Chúc bạn may mắn!!

[/GON]

Sưu tầm
 
Chỉnh sửa cuối:

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Tin Tức Thị Trường Vàng

Tuần tới, dự báo vàng vẫn tiếp tục tăng nhẹ
[GON]
Trong tuần qua, thị trường chờ đợi sự biến động của vàng khi có báo cáo về các chỉ số của các ngành trong nền kinh tế Mỹ, ngành nông nghiệp không đáng lo ngại như dự báo. Sau đó, tình thế lại đảo ngược khi dữ liệu tiếp theo về chỉ số trong các ngành phi sản xuất của Mỹ giảm mạnh. Vàng quay đầu phục hồi mức giá cao.

Trong tuần tới, hướng đi của vàng được dự báo khá trái chiều . Theo ông Sterling Smith, nhà phân tích của Coutry Hedging Inc tại St Paul, Minnesota, trong dài hạn vàng vẫn được trợ giá tốt. Tuần tới, mặc dù thị trường New York sẽ đóng cả trong ngày thứ Hai nhưng vàng sẽ có thể vượt qua suy giảm của ngày thứ Sáu vừa qua.
Còn theo một số thương nhân, tuần tới, nhiều thông tin kinh tế mới và thị trường được nghỉ lễ sẽ khiến vàng có thể giao dịch trong biên độ hẹp.
Theo khảo sát của Bloomberg, 13 trong số 18 thương nhân, nhà phân tích (tương đương 72%), cho biết vàng sẽ vẫn tăng trong tuần tới. Ba người dự báo giá giảm và hai dự kiến vàng sẽ ít có sự thay đổi.

Ông Smith cho biết thêm, vàng có thể đạt mức cao mới vào cuối tháng Chín này. Theo các nhà phân tích khác, các báo cáo vẫn cho những con số trái ngược, thất thường khiến thị trường vẫn rất lo ngại về nền kinh tế Mỹ, điều này lại trợ giá tốt cho vàng.
[/GON]
vnmedia
 

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Hội nghị tài chính cấp cao của G-20 tại Hàn Quốc
[GON]Tại hội nghị tài chính cấp cao hai ngày này, các đại biểu và quan chức tài chính đã trao đổi ý kiến về hệ thống hợp tác của G-20, tình hình kinh tế toàn cầu và tính lành mạnh của các thể chế tài chính.

Các thỏa thuận và kết quả thảo luận của hội nghị này sẽ được bàn thảo tại hội nghị các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương của G-20 diễn ra ở thành phố Gyeongju vào ngày 22/10 và Hội nghị Thượng đỉnh G-20 tháng 11 tới.

Mới đây, ông Sakong Il, Chủ tịch Ủy ban chủ tịch Hội nghị cấp cao G-20 phát biểu khẳng định Hàn Quốc có vị trí thuận lợi để làm cầu nối giữa các quốc gia phát triển với các quốc gia đang phát triển và mới nổi.

Để đạt được mục tiêu kinh tế vĩ mô của G-20 là phát triển mạnh, bền vững, tăng trưởng cân đối, cần chú trọng hơn tới vai trò của của các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi.

Ông Sakong Il cũng nhấn mạnh nền kinh tế toàn cầu không thể phát triển bền vững khi sự chênh lệch phát triển tiếp tục gia tăng.
[/GON]
Theo Vietnam+
 

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Tin Tức Tổng Hợp

Vàng có thể tiếp tục tăng giá do đôla rớt đậm

[GON]Trong tuàn qua giá vàng tiếp tục lập mốc mới khi đô la suy giảm đáng kể sau một loạt những thông tin kinh tế không tốt vào cuối tuần .

Giá vàng có thể biến động theo xu hướng tăng do đôla suy yếu nặng thúc đẩy nhu cầu tìm kênh đầu tư thay thế từ kim loại quý này.

Vàng giao ngay tăng 0.3% lên $1,250.15/oz trước khi giao dịch ở mức giá $1,247.70/oz vào lúc 9:52 giờ Seoul.

“Giá vàng sẽ tiếp tục nỗ lực nhằm bức phá mức kỷ lục lập được trước đây, và một khi nỗ lực này thành công thì kim loại quý này sẽ vươn xa hơn nữa”, nhà giao dịch Hwang Il Doo của tập đoàn Korean Exchange Bank Futures Co. tại Seoul cho biết.

Hiện tại, đôla rất suy yếu, giao dịch ở mức $1.2873 so với euro từ mức $1.2896 tại New York tuần trước.

Tập đoàn nghiên cứu GFMS Ltd. trụ sở Luân Đôn cho rằng giá vàng có thể tiến lên ít nhất chạm mức $1,300/oz trong năm nay khi giới đầu tư tìm cách bảo vệ mình trước sự suy yếu của các tiền tệ và tình trạng lạm phát.

Trong tuần qua, kim loại quý này đã tăng 0.7% và thiết lập đợt tăng hàng năm lần 10 – chuỗi thời gian kéo dài lâu nhất ít nhất kể từ năm 1920.

Vàng giao kỳ hạn tháng 12 biến động nhẹ ở mức $1,249.20/oz trên sàn New York sau đợt tăng 0.3% trước đó.

Bạc giao ngay giảm 0.3% xuống còn $19.8263/oz. Bạch kim tăng 0.6% lên $1,564.75/oz trong khi palladium vẫn dao động ở mức $529.75/oz.
[/GON]
Tin tổng hợp
 

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Tin Tức Thị Trường Vàng

Merrill Lynch: Giá vàng có thể lên tới 1.500 USD

Với việc giá vàng năm 2010 tiếp tục tăng trong năm thứ 10 liên tiếp, các nhà phân tích dự báo giá kim loại quí này sẽ lên tới 1.300 USD/ounce trong vòng 4 tháng tới và có thể lên tới 1.500 USD/ounce vào cuối năm 2011 hoặc đầu năm 2012.

Giám đốc điều hành công ty môi giới quốc tế DMCC Sajith Kumar P.K dự báo giá vàng sẽ đạt 1.300 USD/ounce vào cuối năm nay và giải thích: "Nhu cầu lớn nhất đến từ các nhà đầu tư an toàn. Vàng được xem là công cụ đầu tư an toàn hơn đầu tư vào ngân hàng, bất động sản và cổ phiếu. Ngày càng có nhiều quỹ đầu tư tìm đến vàng”. Nhận xét về dự báo của Merrill Lynch về giá vàng đạt mốc 1.500 USD/ounce vào cuối năm 2011, chuyên gia Sajith Kumar nói: "Chúng tôi dự báo nhu cầu sẽ tăng 20-25%. Mức tăng 1.500 USD phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế tiếp theo và lòng tin về các biện pháp hỗ trợ phục hồi kinh tế của các chính phủ trên thế giới”.


Vì sao vàng tăng giá?


Được xem như một hình thức đầu tư an toàn, các nhà đầu tư có tổ chức và ngân hàng trung ương các nước đều tăng tỷ lệ sở hữu kim loại quý này do bất ổn kinh tế tiếp tục tác động xấu tới những công cụ tài chính khác như cổ phiếu. Ví dụ, Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (ngân hàng trung ương) đã chi 6,7 tỷ USD để mua tới 200 tấn vàng hồi cuối năm ngoái của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), khi giá dao động ở mức trên 1.000 USD/ounce. Thương vụ này đã đưa tỷ lệ sở hữu vàng của Ấn Độ lên cao thứ 10 thế giới trong số các ngân hàng trung ương. Nó còn làm tăng dự báo về việc những chính phủ khác, trong đó có Trung Quốc, có thể sẵn sàng đa dạng hoá các nguồn dự trữ của họ ngay cả khi giá vàng gần đạt đỉnh.


Theo số liệu thống kê trong quý 2/2010 của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), nhu cầu vàng trang sức ở Ấn Độ vẫn cao hơn năm 2009. Tổ chức này dự báo nhu cầu sẽ tăng lên vào cuối mùa Hè. Quý 2/2010 trôi qua với những thông tin xấu về kinh tế, những lo ngại gia tăng về khả năng xảy ra cuộc suy thoái kép và sự phục hồi kinh tế toàn cầu chậm hơn dự báo trước đây. Trong khi giá cổ phiếu thế giới giảm, nhu cầu về các tài sản như vàng tăng lên. WGC cho rằng ý định của Ngân hàng nhân dân Trung Quốc tăng dần tính linh hoạt của đồng Nhân dân tệ (NDT) sẽ là nhân tố tích cực đối với người tiêu dùng vàng nước này.


Tất cả những nhân tố này đã khiến cho giới phân tích dự báo giá vàng sẽ còn tăng. Merrill Lynch có lẽ là ngân hàng đầu tiên dự báo năm 2008 rằng giá vàng sẽ đạt 1.500 USD/ounce trong vòng 3 năm sau tới và hiện vẫn giữ nguyên dự báo này. Chuyên gia Francisco Blanch của Merrill Lynch nhận định: "Chúng tôi vẫn chờ đợi giá vàng sẽ đạt 1.500 USD/ounce trong vòng 18 tháng tới. Tuy nhiên, con đường tới mức giá này sẽ không nhất thiết bằng phẳng vì vàng có thể cùng lúc phản ánh nhiều biến số vĩ mô. Trong 10 năm qua, chúng tôi nhận thấy ba biến số có thể giải thích sự dao động về giá vàng: rủi ro, tiền tệ và giá cả hàng hoá. Phân tích cho thấy vàng có lúc trở thành tiền tệ, có lúc là hàng hoá và đôi khi là bảo toàn giá trị. Vấn đề là phảo tìm ra được vàng sẽ đi theo hướng nào". Nếu vàng vượt mốc 1.500 USD, nguyên nhân có thể xuất phát từ những lo ngại về nợ công, lạm phát hoặc một thảm họa kinh tế.


Phó Chủ tịch Pradeep Unni của công ty dịch vụ toàn cầu DMCC nhận xét: "Cuộc chiến giảm phát tiềm tàng đang được xem như chất xúc tác đẩy giá vàng lên cao. Những số liệu mới nhất cho thấy mây đen đang cho phủ khu vực bất động sản. Do đó, các nhà đầu tư có ít sự lựa chọn để tránh nguy cơ suy thoái kinh tế, ngoài việc đầu tư vào một dạng tài sản như vàng. Hơn nữa, trong những tháng tới, những hội chợ chính dự kiến sẽ diễn ra ở cả Ấn Độ và Trung Đông", nơi vàng được mua bán nhiều nhất.
Tổng hợp
 
Top