Thông Tin Kinh Tế và Chiến Lược của RÙA

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Hơn 1.000 người Indonesia sơ tán do lũ

Đêm qua 21/10, lũ quét bất ngờ tấn công tỉnh Papua, miền đông Indonesia khiến hơn 1.000 người dân phải sơ tán.

Đợt lũ này đã khiến "hơn 200 ngôi nhà và nhiều tòa nhà văn phòng bị hư hại. Khoảng 1.000 người đã sơ tán lên các khu vực cao hơn", phát ngôn viên Sutopo Purwo Nugroho của cơ quản lý và giảm nhẹ thiên tai Indonesia hôm nay 22/10 cho Tân Hoa xã biết qua điện thoại.

Ông Nugroho cũng cho biết trận mưa lớn kéo dài mấy ngày qua tại vùng núi đã khiến con sông Eranuli tràn bờ, gây ngập lụt nghiêm trọng đối với nhiều làng mạc xung quanh. Lượng nước nhiều nơi đo được cao tới 2 m, khiến công tác cứu hộ và cứu nạn gặp nhiều khó khăn.

Tuần trước, tại tỉnh Papua cũng xảy ra trận lũ quét làm 15 người thiệt mạng. Vào mùa mưa, tình trạng lũ quét và lở đất do mưa lớn thường xuyên xảy ra tại Indonesia.
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Hơn 380 tỷ USD đổ vào trái phiếu toàn cầu từ đầu năm



Số liệu từ EPFR Global cho thấy nhà đầu tư toàn cầu rút tiền khỏi cổ phiếu tuần thứ ba liên tiếp và đổ tiền nhiều hơn vào trái phiếu đầu cơ.

Theo đó, các quỹ đầu tư cổ phiếu toàn cầu bị rút ròng 1,21 tỷ USD trong tuần kết thúc ngày 17/10. Đáng chú ý, các quỹ đầu tư cổ phiếu Mỹ thất thoát tới 4,42 tỷ USD, mức cao nhất kể từ đầu tháng 9/2012. Một nửa trong số đó xuất phát từ việc nhà đầu tư tổ chức rút lui khỏi các quỹ ETF.


Nhà đầu tư xa lánh thị trường chứng khoán dù trong kỳ báo cáo chỉ số S&P 500 tăng 2% nhờ lợi nhuận doanh nghiệp khả quan và động thái giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm Tây Ban Nha của Moody’s.

Ở diễn biến ngược lại, nhà đầu tư mua vào trái phiếu doanh nghiệp và rót 1,29 tỷ USD vào trái phiếu rác. Nhìn chung, các quỹ trái phiếu toàn cầu hút ròng 8,39 tỷ USD, mức cao nhất kể từ đầu tháng 5. Trong đó, riêng các quỹ trái phiếu Mỹ đã thu hút tới 5,4 tỷ USD. Dù vậy, nhà đầu tư vẫn tìm kiếm các tài sản an toàn và đổ 665 triệu USD vào các quỹ đầu tư trái phiếu Chính phủ Mỹ, mức cao nhất kể từ tháng 8/2012.

Theo số liệu của EPFR Global, các quỹ trái phiếu toàn cầu đã huy động kỷ lục 380,5 tỷ USD trong năm nay.

Giám đốc quản lý danh mục Michael Lewitt của Cumberland Advisors nhận định: “Mọi người đang nghi ngờ về cổ phiếu và sẵn sàng chấp nhận rủi ro với việc mua vào trái phiếu lợi suất cao trong bối cảnh lãi suất trái phiếu kho bạc Mỹ vẫn ở mức đáy”. Ông cho biết thêm “vực thẳm tài khóa” – các khoản cắt giảm chi tiêu và sự hết hạn của các biện pháp giảm thuế vào đầu năm tới – cũng như cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đang khiến nhà đầu tư căng thẳng.

Thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư nhờ lợi suất cao, trái phiếu thị trường mới nổi cũng nhận vào 1,4 tỷ USD trong tuần kết thúc ngày 17/10, nhưng giảm nhẹ so mức 1,67 tỷ USD trong tuần trước.


Bridgewater Associates, LP, quỹ đầu cơ lớn nhất thế giới với tổng tài sản đang quản lý 120 tỷ USD cho biết trong báo cáo nghiên cứu công bố 19/10: “Tăng trưởng tín dụng tại các thị trường mới nổi đã ổn định và đang đứng ở mức hợp lý. Cuộc khảo sát gần đây nhất của Viện Tài chính Quốc tế (IFC) về tín dụng của các thị trường mới nổi cho thấy về cơ bản các điều kiện cấp vốn tổng thể đã phục hồi về các mức bình thường”.
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Ngân hàng Châu Á bơm tiền phản ứng lại QE3 của Mỹ

Nhiều Ngân hàng Trung ương tại châu Á bơm tiền để kiềm chế đà lên giá tiền nước mình do luồng vốn lớn từ gói nới lỏng định lượng 3 tìm tới.

Mặc dù có nhiều phân tích rằng gói nới lỏng định lượng thứ 3 (QE3) của Mỹ sẽ không ảnh hưởng nhiều đến thị trường châu Á nhưng không phải ai cũng tin điều đó, đặc biệt là các nhà làm chính sách tại châu lục đầu tàu tăng trưởng của thế giới này.

Gần đây nhất, Ủy ban Tiền tệ của Hong Kong đã can thiệp vào thị trường tiền tệ với việc bơm ra 603 triệu đô la Hong Kong. Động thái vào hôm thứ 7 vừa qua của Ủy ban được đưa ra khi mức giá đô la Hong Kong đã vọt lên mức cận trên trong khoảng biên dao động Ủy ban cho phép.

Theo dữ liệu của ngân hàng Macquarie, tháng 9 vừa qua, các ngân hàng trung ương ở châu Á đã phải tung ra những lượng tiền trị giá khoảng 18 tỷ USD để kìm đà lên giá đồng tiền nước mình. Lượng tiền này cao nhất so với lượng tiền được tung ra tại các ngân hàng trung ương ở châu Á kể từ tháng 1/2012.

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản còn tung ra một gói kích thích lớn trị giá 10 nghìn tỷ yên (128 tỷ USD) thông qua chương trình mua tài sản để làm yếu đồng yên trên đà tăng giá so với USD.

Một số đồng tiền khác như nhân dân tệ (Trung Quốc), đồng won (Hàn Quốc) và đô la Singapore đều lên giá 2-3% so với USD trong vòng 3 tháng qua. Vì lý do này, Trung Quốc đã chỉ trích Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) khi tung ra gói QE3.

Những dẫn chứng trên cho thấy thanh khoản dồi dào từ nguồn tiền của QE3 đã rất nhanh chóng tìm tới các thị trường châu Á. Tuy nhiên, không giống như lần Mỹ tung ra gói QE1 và QE2, các nước châu Á thời điểm hiện tại không hề mong muốn đồng tiền nước mình tăng giá làm yếu đi xuất khẩu trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đều suy giảm. Vì lý do đó, các Ngân hàng Trung ương tại nhiều quốc gia châu Á đã bơm tiền ra để ngăn ngừa đà lên giá.

 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Vì sao giá vàng đột ngột giảm mạnh ngày đầu tuần?
*Giá vàng trong nước ngày 22/10 sụt giảm mạnh và chạm mức thấp nhất kể từ ngày 7/9 cho dù vàng thế giới đã đảo chiều đi lên sau phiên giảm cuối tuần trước. * ** Cuối giờ chiều hôm nay, vàng SJC của công ty VBĐQ Sài Gòn (SJC) đứng ở mức 46,02 – 46,22 triệu đồng/lượng, thấp hơn 400 nghìn đồng so với đầu giờ sáng. Giá vàng SJC của tập đoàn DOJI trong khi đó giảm 360 nghìn đồng xuống 46,16 – 46,36 triệu đồng/lượng. Trước đó, khoảng 16h, có lúc giá vàng mua vào của các hiệu sụt mạnh xuống 45,98 triệu đồng/lượng – mức thấp nhất kể từ ngày 7/9/2012. Trên thị trường thế giới, giá vàng tại phiên châu Á lẫn châu Âu trong ngày hôm nay đi ngang ở quanh mức 1.724 USD/ounce, cao hơn 4 USD so với chốt phiên cuối tuần trước. Theo ông Trần Thanh Hải, Tổng giám đốc Công ty Kinh doanh Vàng Việt Nam (VGB), việc giá vàng giảm có nhiều nguyên nhân, trong đó có thể kể ra hai yếu tố chính đó là nhu cầu yếu và tác động từ giá thế giới. Theo ông Hải, giá vàng trên thị trường thế giới phiên cuối tuần trước sụt mạnh, nhưng ngày thứ Bảy chưa phản ánh nhiều vào thị trường vàng trong nước khi mà có nhiều ngân hàng nghỉ giao dịch. Và đến ngày hôm nay thì xu hướng giảm được thể hiện rõ hơn. Thêm vào đó, việc giá vàng thế giới duy trì mức thấp và đang thử thách hỗ trợ 1.724 USD/ounce, kèm theo nhiều dự báo giá sẽ đi xuống hơn nữa cũng áp lực lên thị trường trong nước. Nguyên nhân thứ hai là về nhu cầu. Trong thời gian qua, theo ông Hải, nhu cầu vàng của người dân thực sự không nhiều bên cạnh các chính sách về vàng của NHNN còn chưa rõ ràng. Việc công ty vàng SJC được cấp hạn ngạch 3 đợt gia công lại vàng SJC móp méo và phi SJC (tổng cộng 372.000 lượng) để tăng nguồn cung, nhưng nguồn vàng đó hầu hết là không đi ra ngoài thị trường mà nó đi lòng vòng giữa các ngân hàng. Giá vàng sụt mạnh hôm nay khiến các tổ chức có nhu cầu mua vàng cũng “chùn tay” hơn khi e ngại giá sẽ giảm hơn nữa. “Tâm lý chung là không ai muốn bắt con dao đang rơi”, ông Hải nói. Tuy nhiên, cũng có ý kiến khác cho rằng, việc giá vàng trong nước ngày hôm nay sụt giảm là do các ngân hàng giảm mua bởi đang trông chờ vào một chính sách khác được thay thế sau khi cấm huy động vàng kể từ ngày 25/11. Một nguồn tin từ NHN tiết lộ cho Vneconomy rằng, NHNN thời gian tới sẽ quản lý thị trường vàng giống như điều hành thị trường ngoại hối hiện nay. Doanh nghiệp và tổ chức tín dụng sẽ được phép kinh doanh vàng miếng, khi người dân găm giữ vàng mà không có lợi thì họ sẽ bán cho doanh nghiệp và tổ chức tín dụng. Nhà nước sẽ mua, bán vàng miếng với các đơn vị đủ điều kiện và sẽ mua vào nếu thấy giá có lợi, nếu không thì thôi. Chỉ khi nào thị trường quá khan vàng, giá cao thì Nhà nước sẽ bán cho các đơn vị kinh doanh để họ bán ra thị trường. Với các tổ chức tín dụng, NHNN sẽ siết chặt bằng việc quy định trạng thái vàng, giống như quy định trạng thái ngoại tệ hiện nay, khiến cho tổ chức không thể mua dương hoặc âm vượt quá trạng thái quy định và không thể đầu cơ. Nếu chính sách này được đưa ra, giá vàng chắc chắn sẽ khó có cửa tăng và biến động dữ dội như thời gian qua. Phó Tổng giám đốc của một trong số các ngân hàng đang phải mua vàng để cân bằng trạng thái trước ngày 25/11 cũng thừa nhận, các nhà băng đang ngóng chờ chính sách cụ thể hơn, trong đó có việc kỳ vọng NHNN sẽ gia hạn huy động cho một số trường hợp đặc biệt nhằm đảm bảo an toàn thanh khoản, nên sức mua quả là có phần giảm đi. Riêng ngân hàng này, áp lực cân bằng trạng thái đã giảm đáng kể sau thời gian mua vào mạnh tay vừa qua và chắc chắn đảm bảo tất toán đúng hạn theo quy định.



 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Trong cuộc họp tuần này, Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cân nhắc thảo luận mở rộng quy mô gói nới lỏng định lượng thứ 3 (QE3).

Theo giới phân tích, tại cuộc họp kéo dài 2 ngày bắt đầu từ hôm nay 23/10, Fed sẽ bỏ phương pháp đặt mục tiêu ban đầu và chuyển sang đặt mục tiêu định lượng cho chính sách.

Ngoài ra, Fed sẽ cân nhắc mở rộng chương trình mua trái phiếu vào cuối năm nay để cân nhắc mua trái phiếu Kho bạc theo chương trình Operation Twist (chương trình hoán đổi trái phiếu ngắn hạn sang dài hạn dự kiến hết hạn vào cuối năm).

Tháng trước, Fed đã công bố QE3 nhằm mua 40 tỷ USD chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp mỗi tháng và hoán đổi 85 tỷ USD trái phiếu từ ngắn hạn sang dài hạn cho đến khi thị trường lao động được cải thiện. Fed cũng duy trì lãi suất siêu thấp gần 0% cho đến giữa 2015.

Chuyên gia phân tích tại Capital Economics ước tính, Fed có thể mua hơn 1.000 tỷ USD chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp.

QE3 giúp giảm chi phí đi vay cho chính phru Mỹ, nhưng mặt khác ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp ở đây, đặc biệt là ngành ngân hàng. Trong khi đó, các ngân hàng trung ương châu Á phải tìm cách ngăn chặn nội tệ tăng giá.
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Anh và Đức bất đồng về vấn đề ngân sách cho EU

*Thủ tướng Đức Angela Merkel vừa lên tiếng cảnh báo nước này sẽ tìm cách hủy cuộc họp thượng đỉnh về vấn đề ngân sách của Liên minh châu Âu (EU), nếu Thủ tướng Anh David Cameron vẫn quyết tâm phủ quyết bất cứ thỏa thuận nào liên quan đến việc tăng ngân sách cho EU.* Cuộc họp thượng đỉnh trên dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 22-23/11 tới. Thủ tướng Merkel hiện vẫn đang nỗ lực thuyết phục người đồng cấp Anh ủng hộ thỏa hiệp của Đức, theo đó ngân sách của EU sẽ được giới hạn ở mức 1% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các nước thành viên. Trong khi đó, Ủy ban châu Âu (EC) đã đưa ra đề nghị mức chi tiêu là hơn 1 tỷ euro, tương đương gần 1,1% GDP của EU, cho giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2020. Theo tờ "Thời báo Tài chính" (Anh), tại cuộc họp thượng đỉnh của EU diễn ra hồi tuần trước, Thủ tướng Cameron đã thẳng thừng tuyên bố sẵn sàng bỏ phiếu phủ quyết bất cứ thỏa thuận nào liên quan đến việc tăng ngân sách cho EU. Ông nhấn mạnh rằng Anh không thể để ngân sách chi tiêu của EU cứ tiếp tục tăng khi mà nước này vẫn đang phải đưa ra những quyết định khó khăn ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Theo các quan chức EU, ông Cameron sẽ được coi như một "người hùng" ở trong nước vì đã kiên quyết hạn chế chi tiêu của EU, song nếu nước này bỏ phiếu phủ quyết sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực trong lĩnh vực ngoại giao, bởi vì chưa đầy một tháng sau đó sẽ diễn ra cuộc họp thượng đỉnh EU bàn về việc xây dựng một liên minh ngân hàng. Dự kiến, bà Merkel sẽ có cuộc gặp với ông Cameron tại thủ đô London vào đầu tháng tới và vấn đề ngân sách của EU sẽ là trọng tâm của cuộc gặp này. Thủ tướng Đức rất muốn đạt được thỏa thuận về vấn đề ngân sách của EU tại cuộc họp thượng đỉnh vào tháng 11 nhằm mở đường cho các cuộc đàm phán tiếp theo về giải quyết cuộc khủng hoảng ở Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) vào tháng sau đó. Đề nghị của Đức hiện đang nhận được sự ủng hộ của ít nhất sáu quốc gia thành viên EU khác là Hà Lan, Thụy Điển, Đan Mạch, Áo, Phần Lan và Cộng hòa Séc. Hai thành viên EU khác là Pháp và Italy cũng ủng hộ đề xuất của Đức, nhưng không thực sự mạnh mẽ. Trong khi đó, 15 nước khác lại ủng đề xuất của EC tăng ngân sách nhằm thúc đẩy sự phát triển và năng lực cạnh tranh kinh tế ở các nước nghèo hơn trong EU
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Tiền đang quay trở lại Hy Lạp

Người Hy Lạp ở nước ngoài đã quay trở lại đầu tư vào tài sản trong nước nhờ mức giá cạnh tranh và dấu hiệu cho thấy Athens sẽ ở lại eurozone.

Các nhà đầu tư và các hãng đại lý cho biết lãi suất bất động sản đã tăng vọt kể từ mùa hè và có nhiều dấu hiệu cho thấy dòng tiền rút khỏi Hy Lạp đang chậm lại, dữ liệu dòng vốn đầu tư và thị trường chứng khoán cho thấy.

"Người dân đang bàn về việc mua bất động sản ở Hy Lạp. Các căn biệt thự ở Mykonos chỉ còn 30% giá trị thực bởi người bán cảm thấy khó khăn", nhà đầu tư Kostas Kazolides ở London cho biết.

Chi phí xây dựng giảm 30% cũng là một nhân tố khác thu hút các nhà đầu tư.

Dữ liệu từ Lipper, một công ty Thomson Reuters cho thấy dòng vốn chảy ra khỏi các quỹ của Hy Lạp trong năm 2012 chậm hơn so với các năm trước và có sự thay đổi tích cực trong tháng 8.

Dòng vốn từ các quỹ đầu tư vào cổ phiếu Hy Lạp trong năm nay tính đến tháng 8 là 690 triệu euro trong khi trong năm 2011, dòng vốn chảy ra khỏi nước này là 50 triệu euro và năm 2010 là 42 triệu euro.

Ngoài ra, tiền gửi của các doanh nghiệp và hộ gia đình vào ngân hàng Hy Lạp cũng có dấu hiệu tăng trong mùa hè này.

Mối lo ngại viễn cảnh Hy Lạp rời khỏi Khu vực đồng tiền chung euro (eurozone) trong những năm gần đây đã khiến các nhà đầu tư quốc tế ngày càng ít mua bất động sản và cổ phiếu của nước này.

Tuy nhiên, chính phủ liên minh Hy Lạp do thủ tướng Antonis Samaras dẫn đầu đã tạo ấn tượng tích cực với các nhà đầu tư bằng cách cam kết sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để nhận được quỹ cứu trợ tài chính và giảm bớt mối lo ngại về viễn cảnh Hy Lạp rời bỏ eurozone.

Ngoài ra, có nhiều dấu hiệu cho thấy các nhà hoạch định chính sách châu Âu, bao gồm cả thủ tướng Đức Angela Merkel đang trở nên hòa giải hơn với Hy Lạp, khiến xác suất nước này rời khỏi eurozone giảm từ 90% xuống còn 60%.
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Nhật muốn tăng quy mô mua tài sản lên 100.000 tỷ yên

Chính phủ Nhật Bản hối thúc ngân hàng trung ương nước này tăng quy mô chương trình tài sản để vực dậy nền kinh tế.

Tờ Sankei Shimbun sáng nay 23/10 cho hay, chính phủ của thủ tướng Yoshihiko Noda đã kêu gọi Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) tăng quy mô chương trình nới lỏng định tiền tệ thêm 20.000 tỷ yên từ 80.000 tỷ yên hiện tại lên 100.000 tỷ yên.

Nguồn tin cho biết thêm, việc tăng quy mô này của BOJ nhằm tăng lượng mua vào trái phiếu chính phủ và chứng khoán, quỹ tín thác và quỹ đầu tư bất động sản.

Lời kêu gọi trên được đưa ra ngay trước cuộc họp chính sách kéo dài 2 ngày của BOJ từ ngày 30/10 tới, cuộc họp thứ 2 trong tháng này. Tại cuộc họp, BOJ được cho là sẽ hạ dự báo triển vọng tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản sau khi chính phủ nước này hạ dự báo 3 tháng liên tiếp.

Trong bối cảnh kinh tế Nhật Bản vẫn đối mặt nhiều sức ép và rủi ro, giới phân tích cho rằng BOJ sẽ hành động để vực dậy nền kinh tế.

Trước ảnh hưởng của khủng hoảng châu Âu khiến đồng yên tăng giá mạnh, xuất khẩu của Nhật Bản giảm đáng kể, Nhật Bản có thể tham gia vào “cuộc chiến tiền tệ” nhằm ghìm giá yên.
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Chiến lược Bán (Sell)

Sell $1,728 - $1,729 9h53

Take profit $10 - $15

Cut loss $1,730


Chúc các bạn thắng lợi!
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
USD tăng giá do đồn đoán Nhật can thiệp tiền tệ

Nhu cầu với USD tăng do đồn đoán Nhật Bản sẽ nới lỏng tiền tệ hơn nữa nhằm ghìm giá đồng yên.

Lúc 10h30 sáng nay theo giờ Tokyo, USD lên cao nhất 3 tháng so với yên Nhật, giao dịch ở 80 yên/USD. USD cũng tăng so với euro, giao dịch ở 1,3052 USD/EUR. Yên Nhật giảm còn 104,3 yên/EUR sau khi chạm 104,59 yên /EUR, thấp nhất từ ngày 4/5.

Đồng yên có xu hướng yếu đi trong khi USD tăng do thị trường kỳ vọng Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) sẽ mở rộng chương trình nới lỏng định lượng trong cuộc họp diễn ra vào cuối tháng này.

Tờ Sankei Shimbun sáng nay 23/10 cho hay, chính phủ của thủ tướng Yoshihiko Noda đã kêu gọi Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) tăng quy mô chương trình nới lỏng định tiền tệ thêm 20.000 tỷ yên từ 80.000 tỷ yên hiện tại lên 100.000 tỷ yên. Nguồn tin cho biết thêm, việc tăng quy mô này của BOJ nhằm tăng lượng mua vào trái phiếu chính phủ và chứng khoán, quỹ tín thác và quỹ đầu tư bất động sản.

Giới phân tích cho rằng, nhu cầu trú ẩn an toàn vào đồng yên giảm khi nhà đầu tư hài lòng với đà tăng trở lại của USD. Các chuyên gia dự báo USD sẽ tiếp tục đà tăng so với yên, có thể lên tới 83 yên/USD trong vòng 3 tháng tới.
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Múa Cột

Chiến lược Bán (Sell)
12h07

Sell $1,724.x giá hiện tại

Take profit $1.721

Cut loss $1,726


Chúc các bạn thắng lợi!
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Obama "hạ gục" Romney


Các chuyên gia vận động chiến dịch chính trị từ lâu tin rằng các cuộc tranh luận trực tiếp không thực sự quan trọng trong chiến dịch dài hơi. Sau năm nay có vẻ như mọi việc sẽ thay đổi.


Từ trái qua: ứng viên Mitt Romney của đảng Cộng hòa, người dẫn dắt chương trình Bob Schieffe của đài CBS và Tổng thống Barack Obama

“Chưa bao giờ các cuộc tranh luận của ứng viên lại có vai trò quan trọng như trong cuộc tranh cử lần này, ngay từ các vòng đầu của phe Cộng hòa cho tới xuyên suốt tổng tuyển cử” – nhà báo Dan Balz của tờ Washington Post viết.
Không có gì quá ngạc nhiên khi mọi kỳ vọng sẽ rất cao cho 90 phút đối mặt giữa Mitt Romney và Tổng thống Obama tại bang Florida vừa rồi về vấn đề chính sách đối ngoại.
Ngay từ lúc khởi đầu chiến dịch, nếu nói rằng cuộc tranh luận thứ ba về chính sách đối ngoại rất then chốt đối với cuộc đua, nhiều người sẽ cảm thấy đó thật khôi hài, vì như hãng Gallup chỉ ra, vấn đề kinh tế đang làm cử tri Mỹ nhức đầu hơn cả.
Nhưng kể từ khi vụ tấn công tại Benghazi, Libya được đưa ra ánh sáng, các vấn đề đối ngoại đã trở thành tâm điểm cho cuộc tranh cử. Vấn đề nằm ở chỗ, chính sách đối ngoại Mỹ ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc tới kinh tế và an ninh của nước Mỹ.
Các cử tri vốn dĩ quan tâm tới các vấn đề toàn cầu ít hơn rất nhiều so với mức độ dành cho kinh tế, nhưng cuộc tranh luận ngày hôm nay giữa hai ứng viên về chính sách đối ngoại vẫn có thể làm đảo ngược tình thế giữa hai ứng viên. Đây là đêm mà Tổng thống Barack Obama và đối thủ của ông là Mitt Romney buộc phải thể hiện được dấu ấn lãnh đạo của mình trước khi rời khỏi bục tranh luận.
Trước cuộc tranh luận, các kỳ vọng cho Obama rõ ràng cao hơn Romney.
Trong vai trò của Tổng tư lệnh đương nhiệm, ông Obama đã phải giải thích rất nhiều rắc rối về chính sách đối ngoại. Nhưng ông Romney cũng chẳng dễ chịu hơn khi phải phơi bày sự thiếu kinh nghiệm cũng như thiếu nhất quán trong chính sách đối ngoại của mình.
Suốt 90 phút tranh luận căng thẳng, Obama đã trở lại bục tranh luận với tư cách là một Tổng tư lệnh thật sự, sắc sảo và 'phát tiết tinh hoa', thể hiện rõ các di sản trong suốt 4 năm cầm quyền. Ngay từ câu đầu tiên cho tới những câu cuối cùng, ông luôn khẳng định rằng những gì ông làm là để bảo vệ nước Mỹ, người dân Mỹ.
Chiến dịch của ông Obama luôn tranh thủ chiếm cảm tình từ cử tri, và thể hiện ông là một lãnh đạo đã chấm dứt các cuộc chiến tranh, chứ không phải là người muốn bắt đầu các cuộc chiến khác như cách mà ông cho là Romney đang sẵn sàng làm với Iran.
Câu chuyện Tổng thống kể về cuộc trò chuyện với một cô gái tại khu tưởng niệm hai tòa tháp đôi bị đánh sập một lần nữa rung động tâm can của người Mỹ, nhắc họ nhớ lại thời khắc kinh hoàng đã qua, kẻ thù đã được tiêu diệt, và trên hết, Obama gửi đi thông điệp rằng ông muốn bảo vệ người dân, để những thảm kịch đó không lặp lại và kẻ ác sẽ phải đưa ra trước công lý.
Trước đó, Obama từng nhấn mạnh rằng ông không chỉ là một ứng cử viên, mà còn là một tổng thống – người đã phải chứng kiến cảnh các quan tài kẽm được gửi về nhà (tất nhiên, bằng cách này ông hạ thấp vị thế của cựu Thống đốc bang Massachusetts)
Nhiệm vụ của ông Romney là phải làm suy yếu ưu thế của ông Obama - người mà cử tri tin rằng có thể giải quyết các vấn đề quốc tế và đảm bảo an ninh quốc gia. Các thăm dò cho thấy Romney đã phần nào thu hẹp khoảng cách với đương kim Tổng thống.
Romney muốn để cho các cử tri có ấn tượng rằng Obama – người đã tiêu diệt Osama bin Laden – đã để cho quyền lợi của Mỹ tuột khỏi khu vực Trung Đông và sa chân vào châu Á.
Tuy nhiên, Obama đã tấn công đối thủ của mình ngay từ những phút mở màn:
"Tôi biết là ông chưa từng kinh qua một vị trí nào phải thực thi chính sách đối ngoại, nhưng mỗi lần ông đưa ra một ý kiến nào đó, ông đều sai cả" - Obama nói.
Trong suốt 90 phút tranh luận, không dưới 3 lần ông Obama chỉ ra các mâu thuẫn trong tầm nhìn của ông Romney, tính từ năm 2008 - thời điểm mà cả hai ông đều tranh cử Tổng thống.
Obama rất tỉnh táo chỉ ra các sai lầm của đối thủ khi ông nhắc lại rằng trong suốt chiến dịch tranh cử, ông Romney nói rằng Nga chính là kẻ thù số một về địa chính trị của Mỹ.
"Ngài Thống đốc, khi đề cập tới chính sách đối ngoại của chúng ta, dường như ông muốn áp dụng các chính sách đối ngoại từ những năm 1980, có vẻ như ông chỉ muốn thực thi các chính sách xã hội từ những năm 1950 và chính sách kinh tế từ những năm 1920" - Obama phản biện.
Sau khi Romney chỉ trích kế hoạch ngân sách đối với Lầu Năm Góc của chính quyền Obama, và nói rằng Hải quân Mỹ giờ có ít tàu chiến hơn là hồi kế thúc Chiến tranh Thế giới I, Tổng thống Obama đã tranh thủ vạch ra ngay điểm yếu của đối thủ.
'Tôi nghĩ rằng Thống đốc Romney có thể đã không dành đủ thời gian để nghiên cứu xem quân đội của chúng ta vận hành như thế nào. Chẳng hạn, ngài nói rằng Hải quân có ít tàu hơn hồi năm 1916. Thưa ngài Thống đốc, chúng ta cũng có ít ngựa và lưỡi lê hơn vì bản chất của quân đội đã thay đổi. Chúng ta có những thứ được gọi là tàu sân bay để các máy bay hạ cánh trên đó".
Mặc dù cuộc bầu cử đã quá cận kề để có thể bác bỏ tầm quan trọng của bất kỳ khoảnh khắc nào có thể trở thành điểm xoay chiều có thể xuất hiện từ giờ cho tới 2 tuần nữa, nhưng với phần thể hiện sắc sảo hơn và thuyết phục hơn trong phiên tranh luận này, rõ ràng Obama đã giành được ưu thế hơn về mặt chiến lược cũng như tầm nhìn, và di sản thật sự trong chính sách đối ngoại của mình.
Suốt cả một năm qua, các vấn đề quốc tế đã đóng vai trò ‘sơ loại’ cho cả cuộc đấu, giờ là lúc chúng được nhận sự công bằng và quan tâm thích đáng. Bởi Tổng thống Mỹ là người trên thực tế phải đương đầu với vấn đề thế giới thậm chí trong những thời điểm xử lý vấn đề trong nước.
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
FED sẽ tiếp tục các chính sách kích thích kinh tế Mỹ


Bất chấp những tín hiệu tích cực cho thấy sự phục hồi tại thị trường nhà đất và việc làm, giới phân tích dự đoán Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ tiếp tục duy trì các chương trình kích thích nền kinh tế hiện nay.


Chủ tịch FED Ben Bernanke

Đây cũng là nội dung chính cuộc họp của Ủy ban Thị trường mở liên bang (FOMC) - cơ quan hoạch định các chính sách của ngân hàng trung ương Mỹ, diễn ra trong hai ngày 23-24/10 này.

Theo chuyên gia kinh tế Chris Low của FTN Financial, những tăng trưởng gần đây trong hoạt động kinh tế Mỹ vẫn còn yếu ớt khi mới chỉ giúp tạo thêm 150.000 việc làm, thấp hơn những mục tiêu mà FED đã đề ra.

Ông cũng lưu ý đến những nguy cơ trước mắt mà FED cần tính đến trong quá trình hoạch định chính sách như chương trình tăng thuế và cắt giảm chi tiêu mà nền kinh tế đầu tàu thế giới đang sắp phải đối mặt, cuộc khủng hoảng nợ công tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) cũng như sự giảm tốc của nền kinh tế Trung Quốc.

Xét một cách tổng quát, chuyên gia Lâu nhận định không có lý do để FED đảo chiều các chính sách hiện tại và nhiều khả năng sẽ cân nhắc việc mở rộng quy mô gói nới lỏng định lượng lần ba (QE3).

Trong khi đó, nhiều nhà phân tích khác dự đoán tại cuộc họp lần này, FED sẽ cân nhắc đường hướng giải quyết vấn đề lãi suất trong tương lai với hai mục tiêu chính là kiềm chế lạm phát và kích thích tạo việc làm.

Hiện FED vẫn đang duy trì mức lãi suất vay nóng qua đêm ở mức gần bằng 0% đã được thực hiện trong gần bốn năm qua.

Trước đó, tai cuộc họp của FOMC hồi tháng Chín, Chủ tịch FED Ben Bernanke từng nhấn mạnh sẽ tiếp tục duy trì tỷ lệ lãi suất chủ chốt ở mức thấp đến khi thị trường lao động được cải thiện đáng kể.

Tháng trước, FED đã quyết định thực hiện gói kích thích kinh tế thứ ba - QE3, theo đó mỗi tháng mua 40 tỷ USD chứng khoán được sự hỗ trợ của các khoản cho vay mua nhà nhằm tiếp tục giữ tỷ lệ lãi suất ở mức gần bằng 0%.

Bằng việc giữ mức lãi suất siêu thấp này, FED hy vọng sẽ kích thích kinh tế tiêu dùng, qua đó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tuyển thêm nhân công nhằm cải thiện thị trường lao động ở Mỹ.

Ngân hàng trung ương Mỹ cũng dự kiến các biện pháp làm giảm áp lực tài chính như trên “sẽ vẫn phù hợp với tình hình trong một thời gian dài đáng kể,” ngay cả sau khi nền kinh tế Mỹ được củng cố hơn so với đà tiến chậm chạp hiện nay.

Chủ tịch FED, ông Ben Bernanke, khẳng định chính sách khuyến khích tài chính là nhằm thúc đẩy và củng cố đà phục hồi của kinh tế Mỹ, qua đó cũng mang lại những lợi ích to lớn cho nền toàn cầu.

Kinh tế Mỹ phát triển sẽ tạo ra một thị trường tiêu thụ mạnh hơn cho xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của các nước, trong đó có các nền kinh tế đang nổi lên./.
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Quỹ cứu trợ eurozone 500 tỷ euro có thể bị phủ quyết



Cơ chế bình ổn châu Âu (ESM) hay quỹ cứu trợ 500 tỷ euro của eurozone có thể bị coi là vi phạm luật pháp Liên minh châu Âu.

Một thành viên thuộc quốc hội Ireland, Thomas Pringle, vừa đệ trình đơn kiện lên Tòa án tư pháp Liên minh châu Âu (EU) về tính bất hợp pháp của ESM. Đây là tòa án có quyền phủ quyết ESM nếu cơ chế cứu trợ của quỹ không phù hợp với quy định của EU.

Ông Pringle tranh luận, ESM vi phạm điều khoản “không cứu trợ” theo luật của EU và tiếm quyền của EU trong chính sách kinh tế và tiền tệ.

Dự kiến, phiên điều trần về vấn đề này sẽ diễn ra hôm nay 23/10 với phán quyết cuối cùng có thể đưa ra vào cuối năm dựa trên phán quyết của 27 nước thành viên EU.

Phiên tòa diễn ra sau khi Tòa án hiến pháp liên bang Đức thừa nhận tính hợp pháp của quỹ trên.
ESM chính thức ra mắt hôm nay 8/10 nhằm hỗ trợ tài chính các nước đang gặp nhiều khó khăn trong khu vực với điều kiện chính phủ nước đó phải thực hiện cải cách, giảm chi tiêu, giảm thâm hụt ngân sách.

Ngoài ra, ESM còn có thể dùng để bơm vốn trực tiếp cho những ngân hàng trong khu vực hoặc dùng để mua trái phiếu trên thị trường thứ cấp, giảm chi phí đi vay cho các nước mắc nợ.
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Chiến lược Bán (Sell) 3h20

Sell $1,720

Take profit $5

Cut loss $1,722


Chúc các bạn thắng lợi!
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
19h30 Core Retail Sales m/m ( Doanh số bán lẻ lõi của Canada) dự đoán là 0,3 % giảm so với kì trước là 0,4%. Nếu công bố thấp như dự báo hoặc thấp hơn sẽ gây áp lực giảm cho CAD. USD tăng

19h30 Retail Sales m/m ( Doanh số bán lẻ của Canada ), dự đoán là 0,3 % giảm so với kì trước là 0.7%. Nếu công bố thấp như dự báo hoặc thấp hơn sẽ gây áp lực giảm cho CAD.USD tăng

 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
20h BOC Rate Statement (Lãi suất liên ngân hàng Canada),
20h Overnight Rate (Lãi suất qua đêm) của Canada.

21H 00 Belgium NBB Business Climate ( NBB Môi trường kinh doanh ) của một chỉ số hàng đầu về sức khỏe kinh tế-doanh nghiệp phản ứng nhanh với điều kiện thị trường, và thay đổi trong tình cảm của họ có thể là một tín hiệu ban đầu của hoạt động kinh tế trong tương lai như chi tiêu, tuyển dụng, và đầu tư. Nguồn gốc qua khảo sát của khoảng 6.000 doanh nghiệp mà yêu cầu trả lời để đánh giá mức độ tương đối của điều kiện kinh doanh hiện tại, trong 6 tháng tới. Với dự đoán là - 10.8 kỳ trước là - 11.6. Nếu chỉ số này tăng hơn dự báo vàng sẽ chịu tác động tăng và ngược lại.
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Hong Kong liên tiếp can thiệp thị trường tiền tệ



Chưa đầy 1 tuần, Hong Kong đã liên tiếp 2 lần can thiệp thị trường tiền tệ nhằm ghìm giá nội tệ.

Đây là đợt can thiệp thị trường tiền tệ đầu tiên của Hong Kong trong vòng 3 năm trở lại đây nhằm ghìm giá đô la Hong Kong (HKD) trước ảnh hưởng của biện pháp nới lỏng tiền tệ của Mỹ và châu Âu.

Theo đó, Ủy ban Tiền tệ Hong Kong (HKMA) đã bán 4,67 tỷ HKD (hơn 600 triệu USD) trên thị trường ngoại hối hôm 19/10 vừa qua. Hôm nay, cơ quan này tiếp tục bán ra hơn 3,9 tỷ HKD (hơn 500 triệu USD).

Động thái này diễn ra sau khi nội tệ của Hong Kong lên 7,75 HKD/USD mức cận trên trong biên độ dao động của đồng tiền này vào hôm 19/10. HKD được phép giao dịch trong biên độ từ 7,75 – 7,85 HKD/USD.

Lần gần đây nhất Hong Kong can thiệp nhằm hạ giá đồng nội tệ của mình là năm 2008 – giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu.

 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Chiến lược Bán (Sell) 5h18

Sell $1,712 - $1,713

Take profit $5 - $10

Cut loss $1,716

Chúc các bạn thắng lợi!
 
Top