Thông Tin Kinh Tế và Chiến Lược của RÙA

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Tây Ban Nha tiếp tục từ chối cứu trợ



Chính phủ Tây Ban Nha sẽ chờ cho tới khi Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) triển khai chương trình mua trái phiếu.

Đại diện chính phủ Tây Ban Nha dự hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) hôm qua 18/10 cho biết nước này chưa có ý định xin cứu trợ. Tây Ban Nha muốn nỗ lực thực hiện các cam kết tại hội nghị hồi tháng 6 trong đó có kế hoạch lập liên minh ngân hàng.

Chính phủ Tây Ban Nha của thủ tướng Mariano Rajoy cũng nhấn mạnh, nước này muốn biết chi tiết về kế hoạch mua trái phiếu eurozone của ECB.

Thủ tướng Đức Angela Merkel cho rằng, đề nghị cứu trợ không chỉ phụ thuộc duy nhất vào chính phủ Tây Ban Nha. Trong khi đó, giới chức Tây Ban Nha tuyên bố, đề nghị cứu trợ không phụ thuộc vào thỏa thuận tại hội nghị EU nhằm nhanh chóng lập liên minh ngân hàng.

Việc Tây Ban Nha tiếp tục từ chối cứu trợ được cho là sẽ ảnh hưởng mạnh đến thị trương vốn kỳ vọng Tây Ban Nha sẽ xin cứu trợ tại hội nghị này trong bối cảnh cuộc khủng hoảng ngày càng xấu đi.
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Hy Lạp rúng động do đợt tổng đình công mới


Hàng ngàn người dân trên khắp đất nước Hy Lạp lại biểu tình chống chương trình thắt lưng buộc bụng mới và đòi trả lại cứu trợ tài chính.

Hôm qua 18/10, hàng nghìn tài xế taxi, giáo viên, những người kiểm soát sân bay đã tham gia cuộc tổng đình công kéo dài 24 giờ nhằm phản đối chương trình thắt lưng buộc bụng mới. Đây đợt đình công thứ 20 ở Hy Lạp kể từ khi cuộc khủng hoảng nợ công xảy ra cách đây 2 năm.

Lực lượng cảnh sát Athens đã phải sử dụng hơi cay và lựu đạn gây choáng để giải tán những người biểu tình ném bong xăng tập trung ở quảng trường chính của thủ đô ngay trước tòa nhà quốc hội.

Ngoài ra, các cuộc biểu tình khác cũng được lên kế hoạch trên khắp cả nước.

Các lãnh đạo công đoàn hy vọng sẽ chứng minh cho các nhà lãnh đạo EU thấy rằng làn sóng cắt giảm lương và lương hưu mới sẽ chỉ làm trầm trọng thêm tình trạng vốn đã khó khăn của người dân Hy Lạp.

Phóng viên Mark Lowen của hãng tin BBC cho biết mâu thuẫn đã bắt đầu xuất hiện ngay trong chính phủ liên minh Hy Lạp do các lãnh đạo đảng không đồng ý về những tổn thất do tình trạng thất nghiệp gây ra và các biện pháp thắt lưng buộc bụng mới.

Cuộc biểu tình hôm qua xảy ra trong bối cảnh các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đang hội đàm tại Brussels để tìm giải pháp cho số phận kinh tế của Hy Lạp.

Hy Lạp rơi vào suy thoái kinh tế năm thứ 5 liên tiếp và hơn 1/4 lực lượng lao động của nước này bị thất nghiệp.

Hy Lạp hiện đang chuẩn bị chương trình thắt lưng buộc bụng trị giá 13,5 tỷ euro (17,7 tỷ USD) nhằm đáp ứng những yêu cầu nhằm đổi lại khoản viện trợ 31,5 tỷ euro tiếp theo của bộ ba chủ nợ gồm Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ủy ban châu Âu (EC) và Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB).
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Điểm tin vàng sáng ngày 19/10: Vàng đóng “gap”

Vàng đã chuyển sang thế phòng thủ sau khi đóng cửa với một “gap” tăng tại 1752.18 hôm thứ 4 do dữ liệu Trung Quốc tốt hơn kỳ vọng tác động. Sản lượng công nghiệp, doanh số bán lẻ và đầu tư tích lũy cố định đều khởi sắc trong tháng 9, như vậy đã phần nào làm dịu đi khả năng điều tiết chính sách bổ sung của ngân hàng PBoC. Ngoài ra, các chỉ báo kinh tế dẫn đạo của Mỹ cũng cải thiện hơn so với dự đoán và đà tăng đáng kể của chỉ số sản xuất Philly, Fed cho thấy một bức tranh kinh tế sáng sủa về nền kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp tăng đột ngột đã xóa đi đà giảm bóp méo so với tuần trước dó. Với sự xuất hiện của vách đá tài chính, Tổng thống Obama đang chuẩn bị một cuộc chơi khá khó khăn trước quốc hội, có lẻ sẽ phải đối mặt với nguy cơ hạ bậc tín dụng. Scott Mather của Pimco cho biết “Mỹ sẽ bị giáng cấp, vấn đề là thời gian thôi.” Euro đã giảm dần khi các lãnh đạo EU bắt đầu cuộc họp lãnh đạo 2 ngày tại Brussel trong bối cảnh có các nghi ngờ cuộc khủng hoảng đã gần có giải pháp. Ngân hàng Tây Ban Nha đã báo cáo hôm qua về tỷ lệ các khoản vay xấu của các ngân hàng tăng tháng 17 liên tiếp, đạt kỷ lục 10.5% tổng vay. Thị trường tiếp tục chờ yêu cầu chính thức của các chính phủ về gói cứu trợ trong nghi hoặc. Thêm vào đó, gần một nữa nhân công tại Hy Lạp kỳ vọng sẽ tiếp tục đình công và khiến nền kinh tế khó khắn lại càng bế tắc. Các nhân công ngày càng không hài lòng với nỗ lực của chính phủ trong việc cắt giảm chi tiêu đáp ứng các yêu cầu về cứu trợ.
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Triều Tiên dọa nã pháo "không thương tiếc" Hàn Quốc



Nếu Hàn Quốc tiếp tục rải truyền đơn chống lại Triều Tiên, Bình Nhưỡng sẽ nã pháo vào lãnh thổ Hàn Quốc.

Hãng thông tấn Triều Tiên (KCNA) hôm nay dẫn tuyên bố từ quân đội nước này cho biết, nếu Hàn Quốc tiếp tục rải truyền đơn, Mặt trận phía Tây thuộc quân đội Triều Tiên sẽ “tấn công quân sự không thương tiếc” nhằm vào Hàn Quốc.

Các truyền đơn chống đối Triều Tiên không do chính phủ Hàn Quốc rải mà do những nhà hoạt động thực hiện.

Cảnh cáo trên được đưa ra ngay sau khi Tổng thống Hàn Quốc hôm qua bất ngờ thăm đảo Yeonpyeong gần biên giới Triều Tiên, nơi diễn ra trận pháo kích chết người cách đây 2 năm.

Đây cũng là chuyến thăm đảo Yeonpyeong đầu tiên của ông Lee Myung Bak sau trận pháo kích của Triều Tiên cách đây 2 năm. Chuyến thăm bất ngờ lần này là nhằm tăng cường thế trận quốc phòng của quân đội Hàn Quốc tại khu vực biên giới căng thẳng với Triều Tiên, đặc biệt sau vụ việc một binh sĩ thuộc quân đội Triều Tiên đào tẩu sang Hàn Quốc.
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Vàng có thể “tỏa sáng” hôm nay khi đôla mạnh khiến nhập khẩu vàng thêm đắt đỏ
Đồng đôla gia tăng bên cạnh bất ổn xoay quanh giải pháp giải quyết khủng khoảng của EU có thể thúc đẩy giá vàng Ấn Độ hôm nay. Đêm qua, đôla tăng so với euro lên $1.3072 so với mốc $ 1.3121 hôm thứ 4 sau khi giảm xuống mức thấp nhất trong 1 tháng. Điều này cũng khiến đồng Rupee giảm theo. Rupee suy yếu sẽ khiến nhập khẩu vàng Ấn Độ càng thêm đắt đỏ, do đó dẫn đến kim loại quý có thể tăng hôm nay. Thực tế, trong vài phiên trước đồng rupee suy yếu đã đẩy giá vàng tăng.
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Chiến lược Bán (Sell) 1h57

Sell $1,737


Take profit $5 - $10

Cut Loss $1,740

Chúc các bạn thắng lợi!
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Italia bán được kỷ lục gần 24 tỷ USD trái phiếu



Italia tiếp tục có thể vay nợ thông qua thị trường trái phiếu bất chấp nước này có thể trở thành tâm điểm tiếp theo của khủng hoảng nợ eurozone.

Phiên đấu giá hôm qua 18/9, Italia bán thành công 18 tỷ euro (gần 24 tỷ USD) trái phiếu, lượng trái phiếu bán trong 1 phiên nhiều nhất từ trước đến nay, trong đó khoảng 7,8 tỷ euro là trái phiếu đáo hạn năm 2016. Khoản nợ này được cho là đủ để Italia trang trải từ nay cho đến hết năm 2012.

Trong khi đó, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Italia giảm xuống còn khoảng 4,7%, thấp nhất kể từ tháng 3.

Cùng với Italia, Tây Ban Nha cũng vừa bán thành công 4,6 tỷ euro trái phiếu nhờ đánh giá tích cực từ cơ quan xếp hạng tín nhiệm Moody’s hồi đầu tuần này. Moody’s giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm với Tây Ban Nha. Lợi suất trái phiếu Tây Ban Nha cũng giảm xuống còn 5,3%, thấp nhất kể từ tháng 4.
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
ECB rộng đường cấp vốn trực tiếp cho ngân hàng yếu kém

Các nhà lãnh đạo EU vừa nhất trí thành lập một cơ chế giám sát ngân hàng chung cho Eurozone. Thỏa thuận này đặt nền tảng cho việc phát triển khung pháp lý nhằm cho phép ECB cấp vốn trực tiếp cho các ngân hàng yếu kém. * Được đưa ra sau ngày họp đầu tiên trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh tại Brussels, thỏa thuận trên là một bước đi quan trọng trong quá trình thành lập liên minh ngân hàng nhằm mục đích ngăn chặn sự đổ vỡ của các tổ chức tài chính trong tương lai và tránh đe dọa đến liên minh tiền tệ. Khung pháp lý sẽ được hoàn thiện vào ngày 01/01/2013 và sau đó cơ chế này bắt đầu hoạt động. Dưới sự điều hành của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), cơ chế giám sát ngân hàng Eurozone có quyền can thiệp vào bất kỳ ngân hàng nào của khu vực này. Có vẻ như thỏa thuận trên là một sự thỏa hiệp giữa Pháp và Đức vì trước đó hai quốc gia này bất đồng về lịch trình cũng như về số lượng ngân hàng ECB sẽ giám sát. Gavin Hewitt, Biên tập viên BBC tại châu Âu cho biết lịch trình là một yếu tố khá quan trọng vì chỉ khi cơ chế giám sát chính thức hoạt động thì quỹ giải cứu Eurozone mới có thể bơm tiền mặt trực tiếp cho các ngân hàng yếu kém mà không cần phải thông qua các Chính phủ. Vì thế điều này rất quan trọng đối với một số quốc gia như Tây Ban Nha. Nhận định tại buổi họp báo vào sáng ngày thứ Sáu, Chủ tịch Hội đồng châu Âu, Herman Van Rompuy, cho rằng động thái trên là cần thiết để phá vỡ vòng luẩn quẩn giữa các ngân hàng và quốc gia. Ông nói: “Nếu không có một liên minh tiền tệ ổn định thì EU cũng không ổn định. Vì thế mục tiêu là phải làm sao để Eurozone hoàn toàn ổn định về mặt kinh tế, tài chính và chính trị”. Ngoài ra, EU cũng công bố thông báo về tiến triển của Hy Lạp trong việc đáp ứng các mục tiêu cắt giảm ngân sách cần thiết đủ để nhận khoản giải cứu tiếp theo. EU khen ngợi quyết tâm của Chính phủ Hy Lạp trong việc thực hiện các cam kết và những nỗ lực to lớn của người dân Hy Lạp nhưng cũng nhấn mạnh đến nhu cầu tiếp tục tiến hành các cuộc cải cách tài khóa. Hy Lạp là một trong 17 quốc gia thuộc Eurozone và vấn đề nợ nần tại nước này đã châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng về sự tổn tại của khu vực đồng tiền chung cũng như nhấn mạnh đến sự khác biệt giữa các chính sách tài khóa và tiền tệ mà các quốc gia thành viên áp dụng. Hội nghị thượng đỉnh lần này nhằm mục đích giải quyết tình trạng đó bằng các cuộc cải tổ ngân hàng và các chính sách ngân sách hội nhập hơn. Athens phải cắt giảm 17 tỷ USD ngân sách để nhận được khoản giải cứu tiếp theo trị giá 41 tỷ USD nhằm chặn đứng nguy cơ vỡ nợ. Bộ ba giám sát gói giải cứu ECB – Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) – Ủy ban châu Âu (EC) vừa hoàn thành quá trình đánh giá tại nước này nhưng vẫn chưa đạt được thỏa thuận nào. Theo dự kiến, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) sẽ tiếp tục nhóm họp tại Brussels vào ngày thứ Sáu. Chủ tịch EC José Manuel Barroso cho rằng bước đi tiếp theo là vạch ra một tầm nhìn dài hạn rõ ràng cho liên minh kinh tế và tiền tệ.
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Toàn bộ 6.000 ngân hàng tại Eurozone sẽ bị giám sát chặt chẽ


Kết thúc phiên họp ngày 19/10, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu đã đi đến quyết định đặt toàn bộ 6000 ngân hàng tại 17 quốc gia thành viên Eurozone dưới sự giám sát của ngân hàng trung ương châu Âu ECB.


ECB sẽ giám sát toàn bộ các ngân hàng tại Eurozone
Đây được xem như nỗ lực mới nhất nhằm củng cố việc giám sát thực thi luật pháp trong hệ thống ngân hàng các nước sử dụng đồng Euro. Đồng thời động thái này cũng là bước tiến lớn của EU trong việc tiến tới một liên minh ngân hàng duy nhất, dự kiến sẽ đi vào hoạt động từ cuối năm 2013.
Để đi đến được quyết định này, các quốc gia tham dự cuộc họp thượng đỉnh tại Brussels, Bỉ đã phải rất khó khăn mới có được sự đồng thuận, nhất là giữa Pháp và Đức, những nước có quan điểm khác xa nhau. Trong khi Pháp muốn thúc đẩy việc đặt các ngân hàng trong khối dưới một cơ quan giám sát châu Âu duy nhất vào cuối năm nay thì Đức lại chỉ muốn việc này được thực hiện với các ngân hàng lớn nhất EU.
Với quyền lực giám sát mới, ECB sẽ có thể hành động sớm hơn để ngăn chặn việc nợ xấu tại bất kỳ ngân hàng nào trong khu vực tăng cao gây nguy hiểm cho hệ thống. Phát biểu tại Brussels, thủ tướng Anh khẳng định London ủng hộ kế hoạch này đồng thời hối thúc nhanh chóng triển khai một liên minh ngân hàng thống nhất cho toàn Eurozone.
Trong khi đó thủ tướng Đức bà Angela Merkel lại lo ngại kế hoạch này có thể không hoàn thành đúng hạn mặc dù hài lòng với thiện chí chính trị của các nước. “Hiện vẫn còn những câu hỏi phức tạp cần làm rõ và chúng ta hãy đợi xem liệu trong tháng 12 chúng ta có thể hoàn thành hay không. Vào thời điểm hiện tại thiện chí chính trị đã có”.
Một khi quá trình nhất thể hóa hệ thống ngân hàng khu vực Eurozone hoàn thành, ECB có thể bơm tiền thẳng tới ngân hàng gặp khó khăn để giải cứu mà không làm tăng nợ công của quốc gia đó. Hiện việc vay tiền của ECB để giải cứu các ngân hàng thường phải do chính phủ các nước thực hiện. Việc này khiến nợ công của quốc gia đó tăng cao mà trường hợp của Tây Ban Nha là ví dụ điển hình.
Trong phát biểu mới nhất, thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy khẳng định nước này không có nhu cầu xin giải cứu tiếp từ EU sau khi đã được cam kết cho vay 100 tỷ euro để hỗ trợ hệ thống tài chính.
“Tôi sẽ không để ý tới những áp lực mà người ta áp đặt lên tôi nhưng sự thực là không có ai làm vậy”, ông Rajoy nói. “Không có nhà lãnh đạo EU nào nói với tôi rằng tôi nên sử dụng cơ chế giải cứu mà ECB vừa thông qua”.




 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Thủ tướng Nhật Bản có thể giải tán hạ viện vào cuối năm

Theo bộ trưởng chính sách quốc gia Nhật Bản, thủ tướng Noda có thể giải tán hạ viện vào cuối năm nay để tiến hành tổng tuyển cử trước thời hạn.


Bộ trưởng chính sách quốc gia Nhật Bản Seiji Maehara ngày 20/10 cho rằng thủ tướng Yoshihiko Noda có thể giải tán hạ viện vào cuối năm nay để tiến hành tổng tuyển cử trước thời hạn nếu quốc hội thông qua dự luật cho phép chính phủ phát hành công trái và thực hiện các cải cách trọng yếu.

Phát biểu trên truyền hình, ông Maehara nhấn mạnh thủ tướng Noda "là người sẽ thực hiện lời hứa của mình". Theo hãng thông tấn Kyodo, phát biểu này của ông Maehara đề cập thỏa thuận giữa thủ tướng Noda với hai đảng đối lập chính là đảng Dân chủ Tự do và đảng Công Minh, theo đó thủ tướng sẽ giải tán hạ viện "trong tương lai gần" để đổi lấy sự ủng hộ của hai đảng này trong việc thông qua các dự luật tăng thuế tiêu dùng và cải cách an sinh xã hội.

Mặc dù quốc hội đã thông qua các dự luật trên, nhưng ông Noda chưa nói nói rõ khi nào sẽ giải tán hạ viện.

Ngoài việc dọn đường cho chính phủ phát hành công trái để bù đắp thâm hụt ngân sách tài khóa 2012, thủ tướng Noda gần đây nói rằng chính phủ của ông vẫn cần thúc đẩy các cải cách, trong đó có cải cách chế độ bầu cử và cải cách xã hội, trước khi giải tán hạ viện.

Theo ông Maehara, thủ tướng Noda lo ngại rằng chính phủ của ông sẽ không thực hiện được những việc cần thiết nếu thời điểm giải tán hạ viện được ấn định.
Theo Vietnam+
 
Chỉnh sửa cuối:

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Khảo sát của Kitco News về xu hướng giá vàng tuần tới

Trong phiên cuối tuần này, giá vàng đã giảm mạnh với mức giảm sâu nhất là các hợp đồng vàng kỳ hạn giao tháng 1

Trong phiên cuối tuần này, giá vàng đã giảm mạnh với mức giảm sâu nhất là các hợp đồng vàng kỳ hạn giao tháng 12 trên sàn Comex, 1.724 USD/ounce. Tính chung cả tuần, vàng giao sau đã giảm tới 2%.

Theo cuộc khảo sát trên News Gold Survey mới đây, trong tổng số 33 người tham gia, có 24 người trả lời trong tuần này. Trong số 24 ý kiến, 6 người đoán giá tăng và có 13 người cho rằng giá sẽ giảm, 5 người nói giá đi ngang hoặc không thay đổi.

Tham gia thị trường vẫn bao gồm các đại lý vàng, ngân hàng đầu tư, thương nhân, các nhà quản lý quỹ và các nhà phân tích kỹ thuật.
 
Chỉnh sửa cuối:

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Thị trường tiền tệ thế giới biến động trong khủng hoảng



Những ưu tiên của chính phủ mới và hứng thú với chính sách tiền tệ bất thường đang thay đổi cách hoạt động của thị trường tiền tệ.

Trong lịch sử, hầu hết các quốc gia đều muốn một đồng tiền mạnh - hay ít nhất là một đồng tiền ổn định. Trong giai đoạn bản vị vàng và hệ thống Bretton Woods, các chính phủ dành nhiều nỗ lực để duy trì việc neo giữ tỷ giá, dù lãi suất cần để nhắc nhở suy thoái kinh tế. Chỉ trong trường hợp kinh tế đặc biệt, như những năm 1930 và 1970, thì những nỗ lực dường như là quá đau đớn và việc neo giữ tỷ giá được bỏ đi.

Tuy nhiên, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu, mạnh mẽ và ổn định trở nên lỗi thời. Nhiều quốc gia dường như muốn đồng tiền của mình mất giá. Điều đó giúp các nhà xuất khẩu của họ tăng thị phần và nới lỏng các điều kiện tiền tệ. Thay vì hài lòng với đồng tiền tăng giá như dấu hiệu niềm tin thị trường vào các chính sách kinh tế, các nước giờ phản ứng báo động với điều này. Một đồng tiền mạnh có thể không dẫn các nhà xuất khẩu tới phá sản - một giới hạn từ đó việc lãi suất giảm có thể không mang lại lợi nhuận - thì nó cũng có thể tạo ra giảm phát trong nước bằng cách buộc phải giảm giá nhập khẩu. Thu nhập giảm là tin xấu trong một cuộc khủng hoảng nợ.

Vì vậy khi các thương nhân đổ tiền vào đồng franc Thụy Sỹ trong những năm đầu của khủng hoảng tài chính, coi nó như một sự thay thế cho đồng euro và đồng đô la Mỹ, người Thụy Sỹ đã lo lắng. Đầu những năm 1970 một kịch bản tương tự buộc người Thụy Sỹ phải áp dụng lãi suất âm, tính phí đối với những ai muốn mở tài khoản ngân hàng.

Lần này, Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ (SNB) đã đi thậm chí nhanh hơn. SNB đã cam kết giữ giá trị của đồng tiền ở mức 1,2 franc Thụy Sỹ đổi một euro bằng cách in thêm franc mới khi cần. Kìm giữ đồng tiền theo cách này là một hình thức khác của nỗ lực hỗ trợ đồng tiền. Giữ cho đồng tiền tăng giá đòi hỏi ngân hàng trung ương phải sử dụng nguồn dự trữ ngoại hối hữu hạn của mình; giữ cho đồng tiền giảm giá thì chỉ cần sẵn sàng phát hành thêm tiền.

Khi một nước loại bỏ việc để đồng tiền tăng giá, các thương nhân chắc chắn sẽ tìm kiếm một mục tiêu mới. Vì vậy các chính sách tại một quốc gia tạo ra những làn sóng tác động tới các quốc gia và chính sách của họ.

Chương trình nới lỏng định lượng (QE) mới đây nhất của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản có một số mục tiêu khác nhau, giống như hầu hết các chính sách tiền tệ bất thường được thử nghiệm trên toàn thế giới. Nhưng một trong số đó là để chống lại sự thèm muốn đồng yên không được ủng hộ từ các thương nhân phản ứng trước các chính sách khiến các đồng tiền khác ít hấp dẫn hơn. Những điều khác là tương tự, việc tăng nguồn cung tiền mà một đợt nới lỏng định lượng mang tới sẽ khiến đồng tiền đó có giá trị thấp hơn với những người khác, và do đó hạ thấp tỷ giá hối đoái.

QE và những biến động trên thị trường tiền tệ

Mặc dù vậy, những điều khác không phải lúc nào cũng cân bằng, như lịch sử của các đồng tiền và chính sách tiền tệ bất thường trong những năm gần đây đã làm rõ. Trong trường hợp của Nhật Bản, việc đồng yên giảm giá do tác động của QE mới sẽ đi ngược lại quy luật. Nhật Bản đã tiến hành nhiều chương trình QE trong nhiều thời điểm khác nhau kể từ năm 2001 và đồng yên hiện mạnh hơn rất nhiều so với khi bắt đầu.

Và QE cũng không có tác động tới các đồng tiền khác giống như những gì mà các thương nhân lúc đầu có lẽ chờ đợi. Vòng QE đầu tiên của Mỹ diễn ra vào cuối năm 2008, tại thời điểm đó đồng đô la Mỹ đang tăng mạnh. Đồng đô la được coi là đồng tiền "trú ẩn an toàn"; các nhà đầu tư giữ đồng tiền này khi lo ngại về triển vọng kinh tế toàn cầu. Lo sợ của họ lớn nhất vào cuối năm 2008 và đầu 2009 sau sự sụp đổ của ngân hàng đầu tư Lehman Brothers vào tháng 9/2008. Đồng đô la sau đó lại giảm khi thời điểm tồi tệ nhất của khủng hoảng qua đi.

Vòng QE thứ hai đã có tác động rõ ràng hơn. Nó được đưa ra vào tháng 11/2010 và đồng đô la đã giảm khi chương trình kết thúc vào tháng 6/2011. Tuy nhiên, đợt giảm giá này có thể đã làm giảm niềm tin của nhà đầu tư rằng hành động của ngân hàng trung ương sẽ hồi sinh nền kinh tế và rằng mua các tài sản rủi ro hơn là an toàn; trong cùng kỳ, chỉ số chứng khoán công nghiệp Dow Jones tăng trong khi giá trái phiếu Kho bạc Mỹ giảm.

Sau tất cả, đồng USD vẫn cao hơn so với cả euro và bảng Anh so với khi Lehman phá sản. Điều này không có nghĩa rằng QE là vô nghĩa; nó đã đạt được mục tiêu là nới lỏng các điều kiện tiền tệ khi việc hạ lãi suất không còn khả thi. Sự thật là việc tỷ giá hối đoái thấp hơn cũng không còn thể hiện rằng không có quyết định chính sách nào vô nghĩa. Bất kỳ tỷ giá hối đoái nào cũng thể hiện giá trị tương quan giữa hai đồng tiền.

Các thương nhân đã hoài nghi về đồng đô la Mỹ, nhưng đồng euro chịu tác động của khủng hoảng tài chính và những nghi ngại về sự tồn tại của đồng tiền này. Trong khi đó, Anh cũng tung ra QE và quay trở lại suy thoái. David Bloom, một chiến lược gia tiền tệ tại ngân hàng HSBC, chỉ ra bài học từ tất cả những điều này. "Ý nghĩa của chương trình nới lỏng tiền tệ không đồng nhất và dựa trên nhận thức thị trường hơn một số liên kết cơ học".

Một phần do sự ra đời của tất cả những chính sách tiền tệ bất thường, thị trường ngoại hối đang thay đổi tư duy và cách hoạt động của mình. Trong sách giáo khoa kinh tế, biến động tiền tệ chống lại sự khác biệt về lãi suất danh nghĩa giữa các nước để các nhà đầu tư thu được lợi nhuận tương tự với cùng số tài sản an toàn dù đó là đồng tiền gì. Nhưng kinh nghiệm 30 năm qua cho thấy điều này không đáng tin cậy. Thay vào đó, sự khác biệt lãi suất danh nghĩa ngắn hạn đã liên tục tăng biến động tiền tệ; các thương nhân sẽ vay đồng tiền có lãi suất thấp, và đầu tư vào đồng tiền có lãi suất cao hơn, thu về mức chênh lệch có được trong quá trình. Trong khoảng từ năm 1979 tới 2009, hoạt động kinh doanh chênh lệch lãi suất (carry trade) này mang lại lợi nhuận tích cực trong 3 năm.

Hiện nay, lãi suất danh nghĩa tại hầu hết các thị trường phát triển đều gần 0, không có mấy cơ hội cho kinh doanh chênh lệch lãi suất. Thậm chí cả đồng đô la Úc, một trong những nguồn đáng tin cậy với lợi nhuận thu lại cao hơn cũng đang mất dần sức hấp dẫn. Ngân hàng trung ương Úc hôm 2/10 đã hạ lãi suất xuống 3,25% do tăng trưởng yếu và sức mạnh của đồng đô la Úc hiện đang giảm sút. Vì vậy, thay vì nhìn vào lãi suất ngắn hạn gần như giống hệt nhau, các nhà đầu tư đang chú tâm nhiều hơn tới lợi suất khác biệt trên các thị trường trái phiếu.

David Woo, chiến lược gia tiền tệ của ngân hàng Bank of America Merrill Lynch cho rằng các thị trường hiện nay đang chuyển sang chênh lệch lãi suất thực (sau lạm phát) hơn là chênh lệch lãi suất danh nghĩa như trước đây. Trong khi lãi suất thực tại Mỹ và Anh đang âm, giảm phát tại Nhật Bản và Thụy Sỹ đồng nghĩa với lãi suất thực của các nước này đang dương - vì thế khiến đồng tiền của họ hấp dẫn trở lại.

Sự tồn tại của đồng euro cũng tạo ra sự khác biệt trong cách hoạt động của thị trường. Châu Âu bị bám riết bởi bất ổn tiền tệ từ khi thả nổi tỷ giá đầu những năm 1970 cho tới khi đồng euro ra đời năm 1999. Rất nhiều nỗ lực đã được dùng tới để điều chỉnh tiền tệ châu Âu, như là Cơ chế tỷ giá hối đoái - đã sụp đổ khi đối mặt với sự phân hóa đa dạng kinh tế tại các nước có liên quan.

Các lãnh đạo châu Âu nghĩ rằng họ đã thông minh hơn thị trường khi tạo ra 1 đồng tiền chung duy nhất. Nhưng sự phân hóa kinh tế vẫn tiếp tục, và cuối cùng hiện ra rõ ràng trên các thị trường trái phiếu. Tại thời điểm này, nếu muốn dự đoán biến động trong tương lai của tỷ giá euro/USD, mức lợi suất trái phiếu Tây Ban Nha và Italia là một công cụ đánh giá khá tốt, tăng lợi suất có xu hướng làm giảm giá trị đồng euro.

Điều ngược lại cũng đúng. Những can thiệp bất thường của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) trong vài năm qua được dự báo có thể làm suy yếu tiền tệ, bởi ngân hàng được xem là xuất phát từ lập trường cứng rắn. Chúng không như vậy bởi chúng thường diễn ra khi các thị trường lo ngại nhất về sự tan vỡ của đồng tiền, và như vậy khi đồng euro đã ở mức thấp nhất của mình. Việc đưa ra chương trình thị trường chứng khoán tháng 5/2010 (khi ECB bắt đầu mua trái phiếu Tây Ban Nha và Italia), và cam kết làm mọi điều cần thiết của ông Mario Draghi, bao gồm việc mua trái phiếu không giới hạn, trong tháng 7/2012 khiến đồng euro sau đó tăng mạnh bởi lo ngại đồng euro biến mất đã giảm.
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Nhận định xu hướng giá vàng tuần tới của các chuyên gia tài chính thế giới

Các nhà phân tích cho rằng, vàng đã giảm giá trong tuần này khi một số nhóm nhà đầu tư tham gia thị trường cảm thấy thất vọng khi vàng không vượt qua được ngưỡng 1.800 USD/ounce.

Trong mấy tuần gần đây, thị trường vàng đã chứng kiến lực mua mạnh trước và sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tung ra gói nới lỏng định lượng thứ 3 (QE3), nhưng giá vàng vẫn chưa có đủ xung lực để bật qua ngưỡng tâm lý 1.800 USD/ounce. Cùng với nhiều dữ liệu kinh tế Mỹ được cải thiện, các nhà đầu tư đã bắt đầu ngờ vực về tương lai của gói nới lỏng định lượng.

Không chỉ vậy, chỉ còn có ba tuần nữa là đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, nên các nhà đầu tư cũng do dự với việc mua bán vàng, cho tới khi cuộc bầu cử kết thúc.

Ông Frank Lesh, nhà môi giới hàng hóa tương lai thuộc FuturePath Trading, lý giải về sự giảm giá gần đây của vàng: “Giá vàng đang chịu áp lực giảm do hoạt động bán chốt lời của các nhà đầu tư khi giá vàng tăng 200 USD/ounce kể từ tháng 8. Đồng USD đã tìm được lực hỗ trợ và đang có xu hướng mạnh lên so với đồng Euro và giờ đồng euro vẫn đang có chiều hướng giảm giá”.

Ông Lesh cho rằng, do giá vàng đóng cửa phiên ngày thứ Sáu ở mức thấp nhất trong 1 tháng là 1.729 USD/ounce, do đó, giá còn có thể sẽ thử nghiệm ở vùng hỗ trợ tiếp theo là 1.700 USD/ounce (tương đương hơn 42,6 triệu đồng/lượng).

Ông Charles Nedoss, chiến lược gia thị trường cấp cao của Kingsview Financial, cho biết, trong tuần tới, ông sẽ theo dõi xem giá vàng kỳ hạn giao tháng 12 liệu có giữ được ngưỡng 1.720 USD/ounce, bởi đây là mức trung bình của giá vàng trong 50 ngày gần nhất. Nếu mức này không giữ được, thì ngưỡng hỗ trợ tiếp theo sẽ là 1.700 USD/ounce.

“ Ngoài ra, nếu ngưỡng này tiếp tục bị xuyên thủng, thì vàng có thể rơi xuống vùng 1.668 USD/ounce…”, ông Nedoss nói.Cũng theo ông Nedoss, giá vàng sẽ tiếp tục giảm ngay từ đầu tuần tới.

Quan sát thị trường tuần tới cho thấy, có một vài sự kiện có thể sẽ ảnh hưởng đến giá vàng. Andrew Busch chiến lược gia của công ty BMO, cho biết sự kiện quan trọng để nắm bắt xu hướng thị trường đó là chỉ số PMI của Trung Quốc (chỉ số tổng hợp về tình hình sản xuất), sẽ được công bố vào ngày thứ Ba, và bài phát biểu của Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi trước Quốc hội Đức vào ngày thứ Tư.

Các dữ liệu sẽ cho biết nhiều hơn về nền kinh tế Trung Quốc hiện nay. Bài phát biểu của ông Draghi sẽ cho biết kế hoạch của Ngân hàng Trung ương châu Âu về chính sách tiền tệ. Tất cả những thông tin trên đều có thể gây áp lực lên giá vàng.

Ngoài ra, trong tuần tới còn có cuộc họp kéo dài hai ngày của Ủy ban Thị trường mở liên bang Mỹ, trong đó sẽ có kết luận vào thứ Tư. Các nhà phân tích của Nomurra cho rằng, họ đang chờ đợi xem FED sẽ làm gì tiếp theo sau khi QE2, hay còn gọi là chương trình hoán đổi kỳ hạn trái phiếu, kết thúc vào tháng 12 tới.

Vào thứ Sáu, dữ liệu GDP quý 3 của Mỹ sẽ được công bố. Các nhà phân tích sẽ xem xét xem mức tăng tiêu dùng cao hơn, với sự đóng góp của các thiết bị công nghệ mới như chiếc iPhone 5 của Apple, đóng góp ra sao vào tăng trưởng GDP. Trang MarketWatch dự báo, GDP Mỹ tăng 1,6% trong quý 3.
 
Chỉnh sửa cuối:

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Tuần này chắc chắn thủng 1700 . Tuần này em sẽ đánh lệnh ăn lớn và dày .ăn 20u trở lên .... vì quy luật của sóng elliot ...thoả các điều kiện để em tự tin ăn dày mặc dù chưa biết tin ra sao .... các pác nào muốn tham khảo phần sóng elliot thì vào đây . coi video clip 12 .

 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Trung Quốc có thể sắp cải cách kinh tế
Các biện pháp cải cách này nhằm hạn chế sức mạnh doanh nghiệp nhà nước, tự do hóa việc thiết lập lãi suất và tỷ giá nhân dân tệ. Các nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc đang yêu cầu các nhà hoạch định chính sách cân nhắc đề xuất cải cách kinh tế tham vọng nhất trong nhiều thập kỷ. "Trung Quốc đang phát triển đến một giai đoạn mà chính phủ phải thực hiện nhiều cải cách cơ bản hơn", phó chủ tịch Hiệp hội cải cách kinh tế của Trung Quốc, ông Shi Xiaomin cho biết. Các nhà cố vấn chính sách liên quan đến việc xây dựng đề xuất cải cách cho biết đề xuất này do các thành viên của nội các đưa ra. Các nhà cố vấn cũng cho biết Trung Quốc hiện đang tìm kiếm sự đồng thuận về nội dung và thời gian thực hiện cải cách, tuy nhiên họ từ chối cung cấp thông tin chi tiết. Nội dung quan trọng nhất trong đề xuất là làm thế nào để ngăn chặn sự can thiệp của chính phủ vào kinh tế và hạn chế đặc quyền của hơn 100.000 doanh nghiệp nhà nước, bao gồm cả việc tiếp cận các khoản vay ưu đãi của ngân hàng và các hợp đồng của chính phủ. Nội dung cải cách cũng bao gồm việc cho phép thị trường thiết lập chi phí tín dụng ngân hàng, đất đai và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác. Các nhà phân tích cho rằng cải cách trong 2 lĩnh vực trên sẽ giúp cơ cấu kinh tế của Trung Quốc thay đổi cơ bản, thậm chí tự do hóa thị trường vốn và tăng cường việc sử dụng nhân dân tệ trong trao đổi thương mại toàn cầu. "Tôi cho rằng sự đồng thuận về cải cách đã được thiết lập ở cấp trung ương, mặc dù người dân có thể có những suy nghĩ khác nhau về vấn đề khi nào và làm thế nào để thực hiện cải cách", chuyên gia kinh tế cao cấp Wang Jun cho biết. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách cũng lo ngại tăng trưởng kinh tế chậm lại có thể ngăn cản Trung Quốc thực hiện cải cách kinh tế. Trung Quốc sẽ tiến hành quá trình thay đổi lãnh đạo đầu tiên trong vòng một thập kỷ vào tháng tới. Quá trình chuyển đổi lãnh đạo diễn ra trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong năm nay giảm xuống thấp nhất trong vòng 13 năm. Trước đó, Ngân hàng thế giới (WB) nhận định tăng trưởng của Trung Quốc có thể đột ngột chậm lại và nhanh chóng rơi vào bẫy thu nhập trung bình. WB cũng cho rằng nếu Trung Quốc không cải cách sâu sắc sẽ phải đối mặt với khủng hoảng kinh tế.
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Chiến lược Bán (Sell)

Sell $1,726 - $1,728

Take profit $10 - $20

Cut loss $1,730

Chúc các bạn thắng lợi!
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Uy tín nội các Nhật Bản lần đầu xuống dưới 20%

Uy tín nội các thủ tướng Yoshihiko Noda tụt xuống 18%, lần đầu kể từ khi nội các của ông nhận nhiệm sở vào tháng 9/2011.

Đây là kết quả điều tra của tờ Asahi Shimbun số ra 22/10. Cuộc điều tra dư luận trên được tờ báo tiến hành qua điện thoại vào cuối tuần qua đối với 1.620 cử tri.

Theo tờ Asahi, tỷ lệ phản đối nội các hiện là 59%, tăng so với cuộc điều tra trước đó vào ngày 1-2/10. Sự ủng hộ đối với đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) chỉ đứng ở mức 11%, trong khi đảng Dân chủ Tự do (LDP), đảng đối lập chính ở nước này, lại nhận được 26% ủng hộ, tăng so với 21% trước đó.

Tờ Asahi cũng cho biết 49% người trả lời muốn hạ viện giải tán để tiến hành tổng tuyển cử vào cuối năm nay trong khi trên 35% số người cho biết bầu cử có thể sẽ được tiến hành vào năm sau.

 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Hai tuần mất $75, liệu vàng sẽ quay lại mốc $1,600?
Các chuyên gia đều nhận thấy nhu cầu vàng vật chất ở Dubai và Ấn Độ yếu sẽ khiến giá vàng giảm – không có xúc tác để thúc đẩy giá đi lên. Sau khi đe dọa và rồi từ chối mốc $1,800 ở hàng loạt các phiên giao dịch tháng này, vàng hiện tại vẫn đang rất có nguy cơ quay lại quanh ngưỡng $1,600 bất kể mùa lễ hội sắp diễn ra. Các chuyên gia còn nói rằng đà giảm gần đây của kim loại quý là kết quả của việc đồng đôla tăng mạnh bắt nguồn từ các thông tin tốt xuất hiện từ Mỹ và các thông tin xấu từ khối EU. Thêm vào đó, các nhà đầu tư ngắn hạn đã chốt lời khi giá ở mốc khá cao, khiến vàng rời mốc $1,800 và đi xuống sâu hơn. Theo Nayson Rohipour, nhà môi giới vàng thâm niên của Gold.ae nhận định “Nhiều nhà đầu cơ với vị thế dài hạn yếu đã thanh khoản kết hợp khối lượng giao dịch mỏng trên thị trường đã khiến vàng rời cản tâm lý $1,800.” “Nhu cầu vàng vật chất cả Ấn Độ tăng trước lễ hội Diwali và ở Dubai với mức giá hiện là điểm hấp dẫn. Tuy nhiên, nhu cầu vẫn chưa đủ mạnh để đảo ngược xu hướng giảm.” Theo một nhà môi giới khác,Gerhard Schubert cho biết : Mức phòng thủ đầu tiên $1,740 đã bị phá và lực bán tiếp tục vào hôm thứ 6 tuần trước. Đồng thời nhiều vị thế dài yếu đã bị thanh khoản và bản thân điều này cũng dấu hiệu tích cực. Vào những ngày giao dịch trước, giá vàng đã giảm xuống mức thấp trung ngày tại $1,716 trước khi phục hồi đôi chút và đóng cửa gần mốc $1,720. Schubert cho biết các nhà đầu tư khôn khéo bao gồm những người tại Ấn Độ và Dubai bắt đầu tích trữ vàng ở những mốc này. Sự bất thành trong việc phá $1,800 đã khiến vàng bị bán tháo $70 nhưng điều này cũng khiến vàng thoát khỏi vùng dư mua. Tuy nhiên, Nhu cầu tăng mạnh, mức giá hiện tại không thể chứng minh được đủ hấp dẫn để duy trì giá ngắn hạn và lực bán tháo có thể còn tiếp tục kéo giá xuống quanh mốc $1,600. Rouhipour: :Vàng sẽ tăng mạnh trở lại nhưng trước tiên phải bước qua ngưỡng $1,800. Ngoài ra, chúng tôi đang chờ cuộc bầu cử Mỹ và trong tuần này sẽ còn có nhiều dữ liệu được công bố trên toàn cầu; vì vậy đầu tuần có thể thấy giá vàng ít biến động và có thể đột biến vào cuối tuần.
 
Top