Profit of Thuytien!

Thuytien

<img src ="http://gold24k.info/diendan/images/vip-
Hi,
Chị nói em đừng cười, chị quan sát theo kinh nghiệm con mắt , rồi ngộ ra, chứ không có xem tài liệu gì hết, nghe khó tin quá hả? nhưng đó là sự thật, sau nhiều năm xem nến và giao dịch, chị chú ý lộ trình đám mây, và thuộc dáng đi của nó, như là trong tiềm thức, chứ không biết tài liệu gì hết em ạ!
 

Thuytien

<img src ="http://gold24k.info/diendan/images/vip-


Sell gold dưới 1665
TP 1647-42-38-33, sl 1670
 

suongvm

New Member
chị sử dụng tham số 7-24-44 cho ichi ạ
em thì chỉ sử dụng 9-26-52
khi backtest em thấy 9-26-52 cho S/R level chuẩn hơn, độ tin cậy của kumo cao hơn
 
Chỉnh sửa cuối:

Thuytien

<img src ="http://gold24k.info/diendan/images/vip-
Trong cuộc khảo sát của Kitco News về xu hươgns giá vàng trong tuần tới, 12/21 người dự báo giá tăng, 5 người dự báo giá giảm và 4 người nhận định giá đi ngang. Tham gia vào các cuộc thăm dò này là các công ty kinh doanh vàng, ngân hàng đầu tư, nhà giao dịch kỳ hạn, nhà đầu tư và chuyên gia phân tích kỹ thuật.
 

Thuytien

<img src ="http://gold24k.info/diendan/images/vip-
Tây Ban Nha hối thúc ECB khởi động mua trái phiếu (07:06 - 16/04/2012)
Thứ trưởng Bộ Kinh tế Tây Ban Nha đã lên tiếng kêu gọi ECB mua trái phiếu của nước này để ngăn chặn khủng hoảng nợ nước ngoài khi chi phí đảm bảo trái phiếu khỏi vỡ nợ tăng lên mức kỷ lục.
Lời kêu gọi của Jaime Garcia- Legaz, thứ trưởng Bộ Kinh tế Tây Ban Nha xảy ra trong bối cảnh các quan chức Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) đang bất đồng quan điểm về các biện pháp kiềm chế khủng hoảng trong khi ngày càng có nhiều người nghi ngờ Tây Ban Nha sẽ là nước tiếp theo phải cần đến gói cứu trợ từ châu Âu. Theo số liệu được công bố hôm qua, các khoản vay mượn tại ECB của các ngân hàng Tây Ban Nha đã tăng xấp xỉ 50% trong tháng 3 và chiếm gần 1/3 khoản vay dài hạn mà ECB cấp cho các định chế tài chính trong khu vực đồng euro.

Mariano Rajoy, Bộ trưởng Kinh tế Tây Ban Nha, đang cố gắng thuyết phục các nhà đầu tư rằng ông có thể kiểm soát được tình hình tài chính của nước mình sau khi tháng trước từ chối thực hiện các mục tiêu thâm hụt ngân sách mà Ủy ban châu Âu và chính phủ tiền nhiệm đề ra. Ông Rajoy đã phát biểu hôm 12/4 rằng, Tây Ban Nha sẽ không cần cứu trợ, tuy nhiên theo CMA thì hợp đồng hoán đổi nợ xấu đã tăng lên mức 498 điểm – tăng 17 điểm cơ bản vào ngày hôm qua, vượt qua mức cao nhất từ trước đến nay là 493 điểm.
 

Thunhi

New Member
Hội nghị G20 đối mặt bức tranh kinh tế toàn cầu u ám Thứ hai, 16/04/2012 10:17 Các nước mới nổi tăng trưởng chậm lại, kinh tế Mỹ có thể mất đà, châu Âu vẫn chưa khắc phục được những lỗ hổng tiền tệ.
Tình hình hiện nay thôi thúc các nhà lãnh đạo tài chính từ các nền kinh tế hàng đầu thế giới tụ họp ở Washington với sự tham gia của nhóm G20, IMF và WB.

Mới đây, hãng phân tích Brown Brothers Harriman vừa thẳng thắn mô tả tình hình kinh tế thế giới hiện nay là “mong manh dễ vỡ với rủi ro cao”.

Thị trường chứng khoán đã tăng điểm trong những tháng gần đây với niềm tin châu Âu sẽ ngăn chặn được cuộc khủng hoảng tài chính qui mô lớn trong năm nay.

Dòng tiền chảy vào ECB để bơm tiền vào thị trường nợ với Hy Lạp cố gắng tiến hành cơ cấu nợ sau những vòng đàm phán kéo dài; Ý, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha trong nỗ lực cải cách ngân sách. Tuy nhiên, những hành động này mới chỉ dừng lại ở mức thăm dò.

Trái phiếu Tây Ban Nha kỳ hạn 10 năm tuần trước đã vượt qua mức kỷ lục 6% của năm 2011. Đây là dấu hiệu cho thấy nhà đầu tư đang đòi hỏi lợi tức cao hơn để bù trừ cho những rủi ro ngày càng lớn mà họ gặp phải trong bối cảnh kinh tế khó khăn.

Phiên đấu giá trái phiếu chính phủ vào thứ 5 tới (19/4) của Tây Ban Nha sẽ là liều thuốc thử về niềm tin vào nền kinh tế nước này.

Lo ngại ở đây là các nhà lãnh đạo EU đã áp đặt các biện pháp cắt giảm ngân sách quá nhanh đối với các nước thành viên đang dấn sâu vào nợ nần khiến tăng trưởng bị ảnh hưởng trong khi họ thực hiện quá ít hành động để có thể đảm bảo tăng trưởng trong tương lai.

Điều này khiến khu vực đồng euro dễ bị đổ vỡ trước các cuộc tấn công sắp tới.

Charles Dallara, Giám đốc điều hành Viện tài chính quốc tế (IIC) cho rằng điều quan trọng là phải ngăn chặn được vòng luẩn quẩn tồi tệ giữa thu hẹp kinh tế và cắt giảm ngân sách.

Các nhà lãnh đạo EU đã thực hiện được hai bước quan trọng bao gồm thông qua khung ngân sách mới cho các thành viên và lập ra gói cứu trợ trị giá 930 tỷ USD nhằm đối phó với các cuộc khủng hoảng trong tương lai.

Tuy nhiên, giới ngân hàng và IMF cho rằng điều cần thiết tiếp theo mà châu Âu cần làm nếu muốn phá vỡ sự lây lan khủng hoảng tài chính là các nhà lãnh đạo phải vạch ra một kế hoạch rõ ràng nhằm đạt được sự nhất quán về tài khóa trong khu vực đồng euro trong trung hạn, và ECB phải đảm bảo sẽ giữ lãi suất ở mức thấp trong ngắn hạn.

Đức đã phản đối những động thái này, và thậm chí kế hoạch thực hiện biện pháp đơn giản hơn như phát hành trái phiếu đồng euro rất có thể sẽ được thực hiện trước khi bầu cử Pháp và cuộc trưng cầu dân ý ở Ireland về thỏa thuận tài khóa mới ở EU diễn ra vào mùa xuân này.

Trong khi đó, tăng trưởng đang bị chậm lại ở Pháp và các nước mổi nổi Đông Âu vốn có xuất khẩu gắn chặt vào khu vực đồng euro đang phải gánh chịu nhiều thiệt hại.

Các ngân hàng Đông Âu phần lớn thuộc sở hữu của các định chế Tây Âu đang phải cắt giảm mạnh cung tín dụng khiến tình hình càng trở nên khó khăn.

Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cũng đang gặp phải khó khăn. Xuất khẩu của nước này sang EU - thị trường lớn nhất, đã giảm 1% trong quý I, khiến tốc độ tăng trưởng GDP quý I gây thất vọng. Nước này đã tăng trưởng 8,1%, mức thấp nhất 3 năm và giảm so với mức 8,9% của quý IV năm ngoái.

Tốc độ tăng trưởng của Brazil, nước đã từng là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới cũng đang sụt giảm nhanh chóng. Tỷ lệ tăng trưởng năm ngoái là 2,7%, chưa bằng một nửa năm 2010, chính phủ đã phải cắt giảm thuế, sử dụng các biện pháp phá giá tiền tệ, đồng thời ngân hàng trung ương đang cắt giảm lãi suất để thúc đẩy tăng trưởng.

Triển vọng cho Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới cũng trở nên u ám sau khi lượng việc làm mới được tạo ra trong tháng 3 chỉ bằng một nửa tháng 2, làm giảm sự lạc quan khi cho rằng kinh tế Mỹ đang tăng tốc trở lại. Doanh số bán lẻ tháng 3 và sản lượng công nghiệp cùng với dữ liệu về thị trường bất động sản được dự báo sẽ thể hiện tăng trưởng tiếp tục ở mức vừa khiêm tốn.

Phán quyết của IMF về nền kinh tế toàn cầu sẽ được công bố vào thứ 3 tới. Hội nghị G7 có thể sẽ được tổ chức vào thứ 5. Các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương của các nước G20 sẽ diễn ra vào thứ 6.

Cùng lúc này, những tranh luận lại đang nổ ra về vấn đề tìm kiếm nguồn tài trợ cho IMF. Lo ngại rằng châu Âu sẽ không hành động đủ nhanh để có thể ngăn chặn một cuộc khủng hoảng nợ khác, IMF muốn có nhiều tiền hơn để giúp đỡ các nước này chống lại khủng hoảng tài chính.

IMF đang huy động 600 tỷ USD từ các nước thành viên. Tuy nhiên, dường như con số sẽ không đạt được như ý muốn và khiến nước mới nổi đẩy mạnh đòi hỏi có nhiều quyền biểu quyết hơn tại IMF cho xứng đáng với tốc độ phát triển kinh tế của họ.

Sức ép này ngày càng lớn hơn khi trước đó World Bank đã từ chối một ứng viên người Nigeria tranh cử vào chức chủ tịch. Ứng viên đến từ Mỹ, Jim Yong Kim, chuyên gia kinh tế gốc Hàn Quốc gần như chắc chắn sẽ đắc cử khi WB đưa ra quyết định vào thứ Hai, tiếp nối truyền thống nhiều năm nay là người Mỹ sẽ trở thành chủ tịch WB và người châu Âu là chủ tịch IMF.

Các xung đột này khiến khả năng các nhà lãnh đạo thế giới có thể đưa ra các biện pháp chắc chắn khắc phục được khủng hoảng kinh tế thế giới trở nên mong manh. Marc Chandler, chiến lược gia tiền tệ toàn cầu của Brown Brothers Harriman nhận định chính trị sẽ ngăn cản các bước phát triển trong những tháng tới.
Nguồn http://cafef.vn
 

Thunhi

New Member
Chiến lược CADJPY

Giá vào lệnh: 80.84

Giá bán trong khoảng: 80.89 - 80.79

Stop Loss: 81.19

Limit: 80.49 - 80.39 - 80.29
 

Thunhi

New Member
(Gafin) - Các nền kinh tế đang chậm lại, Mỹ mất đà phục hồi, châu Âu chưa thể củng cố liên minh tiền tệ là những vấn đề nan giải tại hội nghị G20.Tình hình thế giới hiện tại đã tạo nên một khung cảnh không mấy lạc quan cho các quan chức từ các nền kinh tế hàng đầu thế giới. Lãnh đạo G20 sẽ nhóm họp tại Washington trong tuần này với lãnh đạo Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) bàn về các vấn đề kinh tế toàn cầu.

Giám đốc IMF, bà Christine Lagarde, khẳng định rủi ro vẫn còn cao và tình kinh tế vẫn còn rất mong manh.

Bên cạnh đó, các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc và Brazil đang dần chậm lại. Triển vọng phục hồi của Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, cũng trở nên xa vời khi báo cáo mới đây cho thấy số việc làm của nước này giảm trong tháng 3

Thị trường chứng khoán tăng mạnh trong vài tháng qua đã cứu châu Âu thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính lớn. Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) cũng bơm tiền mạnh vào thị trường nợ, Hy Lạp đạt được thỏa thuận cơ cấu lại nợ. Italia, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha quyết tâm theo đuổi những cải cách khó khăn về ngân sách.

Tuy nhiên, tất cả những động thái này chỉ giúp mang đến sự an tâm tạm thời đối với nền kinh tế.

Nhiều nhà phân tích nhận xét các nhà lãnh đạo châu Âu áp đặt quá gấp gáp các chính sách cắt giảm ngân sách đối với các thành viên đang chìm trong nợ nần của mình, khiến tăng trưởng kinh tế khu vực bị bóp nghẹt. Điều này khiến khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone) cáng dễ bị tổn thương.

Trong thời gian qua, lãnh đạo châu Âu thực hiện được hai bước tiến quan trọng đó là đồng ý thiết lập khuôn khổ ngân sách cho các thành viên EU và xây dựng quỹ giải cứu 930 tỷ USD để ngăn ngừa khủng hoảng lan rộng.

Tuy nhiên, WB và IMF cho rằng nếu châu Âu muốn phá vỡ vòng luẩn quẩn và ngăn ngừa cơn bão tài chính lây lân, họ cần phải có một lộ trình rõ ràng hướng đến hội nhập tài chính khu vực đồng euro trong trung hạn, và ECB tiếp tục giữ lãi suất thấp trong ngắn hạn.

Hiện tại, IMF đang mong muốn có được khoản đóng góp trị giá 600 tỷ USD từ các thành viên. Tuy nhiên, yêu cầu trên dường như rất khó để đạt được khi các nền kinh tế mới nổi đang ra sức đòi hỏi quyền bỏ phiếu lớn hơn, tương xứng vứi sức mạnh kinh tế của họ tại IMF.
Nguồn Reuters/DVT
 

Thunhi

New Member
Trung Quốc hạ tỷ giá tham chiếu sau khi nâng biên độ giao dịch nhân dân tệ Thứ hai, 16/04/2012 09:00
Quyết định nới biên độ giao dịch nhân dân tệ thể hiện niềm tin vào nền kinh tế
Trung Quốc nâng biên độ giao dịch nhân dân tệ lên 1%
(Gafin) - Theo Bloomberg, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã hạ 0,13% tỷ giá tham chiếu chính thức hôm nay xuống 6,2960 nhân dân tệ/USD. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) hạ tỷ giá tham chiếu nhân dân tệ sau khi tăng gấp đôi biên độ giao dịch, theo đà giảm của tiền các thị trường mới nổi khi khủng hoảng nợ châu Âu ngày càng xấu đi.

PBOC đã hạ 0,13% tỷ giá tham chiếu chính thức hôm nay xuống 6,2960 nhân dân tệ/USD. Chỉ số Dollar theo dõi biến động của USD với 6 đồng tiền giao dịch chủ chốt khác tăng 0,3%, sau khi tăng 0,8% trong ngày 13/4.

Theo Bloomberg, các hợp đồng kỳ hạn không chuyển giao 12 tháng đã giảm 0,04% xuống 6,3353 nhân dân tệ/USD tại Hong Kong lúc 9h28 sáng nay. Tỷ giá giao dịch ngoài biên giới giảm 0,09% xuống 6,305 nhân dân tệ/USD.

Cuối tuần trước, PBOC đã nâng biên độ giao dịch nhân dân tệ với USD lên 1% so với tỷ giá tham chiếu, tăng so với 0,5% trước đó.

Theo chiến lược gia ngoại hối tại châu Á của Macquarie Group, động thái này có thể không tác động ngay lập tức hoặc mạnh mẽ tới đồng nhân dân tệ. Quyết định cho thấy niềm tin của Trung Quốc vào nền kinh tế và chuyên gia này dự báo nhân dân tệ sẽ tiếp tục chịu áp lực tăng giá.
Nguồn DVT/Bloomberg
 

Thunhi

New Member
Goldman Sachs bán 2,5 tỷ USD cổ phiếu ngân hàng lớn nhất Trung Quốc Thứ hai, 16/04/2012 11:32 (Gafin) - Tập đoàn Temasek của Singapore sẽ mua lại một phần cổ phần của Ngân hàng Thương mại và Công nghiệp Trung Quốc (ICBC) do Goldman Sachs (GS) nắm giữ.Theo đó, Temasek sẽ mua 3,55 tỷ cổ phiếu của ngân hàng lớn nhất thế giới tính theo giá trị thị trường, như vậy Temasek sẽ giành 5,3% cổ phần ở ICBC. Goldman Sachs, ngân hàng lớn thứ 5 của Mỹ tính theo khối lượng tài sản, sẽ bán 2,5 tỷ USD cổ phiếu ICBC với giá 5,05 đôla Hong Kong/cổ phiếu.

Từ năm 2009, các nhà đầu tư kể cả Goldman Sachs, Bank of America., và Ngân hàng Hoàng gia Scotland đã bán khoảng 24 tỷ USD cổ phiếu đang nắm giữ tại các ngân hàng Trung Quốc khi họ phải bổ sung vốn để đáp ứng yêu cầu về quỹ dự phòng rủi ro theo quy định. Temasek sẽ mua cổ phần ICBC sau khi tăng lượng cổ phiếu của Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc và Ngân hàng Trung ương Trung Quốc.

Theo Song Seng Wun, nhà kinh tế tại Công ty Nghiên cứu CIMB tại Singapore, chiến lược chính của Temasek là đầu tư vào những khu vực có mức tăng trưởng như Trung Quốc và các lĩnh vực chủ chốt như ngân hàng. Trong ngắn và trung hạn, châu Á có thể dẫn đầu về mức tăng trưởng, và toàn bộ các giao dịch chủ yếu dựa vào yếu tố này, và các ngân hàng về cơ bản là huyết mạch và trái tim của bất kỳ nền kinh tế nào.

Cổ phiếu ICBC thời điểm đóng phiên ngày 13/4 giảm 3,1% từ mức 5,21 đôla Hong Kong . Sức mua tăng khi giá cổ phiếu giảm 8,4% từ mức đỉnh ngày 29/2/2012.

Cổ phiếu ICBC có giá trị vốn hóa đạt 238 tỷ USD. Cổ phiếu này tăng 49% kể từ thời điểm thấp nhất trong vòng 2,5 năm qua hồi tháng 10 do lo ngại khủng hoảng nợ châu Âu sẽ khiến kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại.

Nguồn Bloomberg/DVT
 

Thunhi

New Member
TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
"Kinh tế Mỹ đang mạnh nhất trong 6 năm trở lại đây" Thứ hai, 16/04/2012 08:21 (Gafin) - Tuyên bố trên được Bộ trưởng Tài chính Mỹ Geithner đưa ra trên 1 chương trình truyền hình hôm qua.Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner cảnh báo Quốc hội nước này không nên lặp lại cuộc chiến trần nợ của năm ngoái và cho rằng nền kinh tế Mỹ đang mạnh hơn bất cứ thời điểm nào trong vài năm trở lại đây.

Phát biểu trong chương trình "Meet the Press" trên đài truyền hình NBC, ông Geithner nói: "Sẽ tốt hơn cho nước Mỹ, nếu lần này, họ giải quyết chuyện đó với ít kịch tính, ít tính chính trị và ít thiệt hại hơn cho đất nước so với những gì họ đã làm mùa hè năm ngoái". Ông Geithner ám chỉ tới việc các nhà lập pháp Mỹ chỉ nâng trần nợ sau cuộc họp 11 tiếng đồng hồ với chính phủ Obama tháng 8 năm ngoái.

Theo Bộ trưởng Tài chính Mỹ, nước này sẽ không chạm tới trần nợ lần nữa cho tới cuối năm.

"Người Mỹ nhìn chung cảm thấy tin tưởng hơn vào sức mạnh cơ bản của nền kinh tế so với 4, 5 hay 6 năm gần đây, nhưng nền kinh tế vẫn rất khó khăn," ông Geithner nói.

Trong 1 buổi nói chuyện khác trên đài ABC, ông Geithner cho rằng rõ ràng là nước Mỹ có nhiều thách thức, nguy cơ và bất ổn trước mắt. Những rủi ro bao gồm khủng hoảng nợ công châu Âu và giá dầu, ông nói.
Nguồn DVT/Bloomberg
 

ATC

Thành Viên Có Cống Hiến GOLD24K.INFO
Xét từ các yếu tố cơ bản được công bố trong tuần này, thị trường tiêu dùng và thị trường nhà đất sẽ là tâm điểm chú ý. Theo đó, thông tin quan trọng về doanh số bán lẻ và sức mua trong dài hạn sẽ được công bố vào phiên giao dịch hôm nay, kế đến, trong phiên giao dịch ngày mai dữ liệu về giấy phép xây dựng được đưa ra. Đặc biệt, trong phiên giao dịch thứ 5, đồng bạc xanh được kỳ vọng sẽ dao động mạnh khi yêu cầu trợ cấp thất nghiệp, doanh số bán nhà tồn đọng và chỉ số sản xuất Philadelphia được công bố. Theo những dự báo của giới chuyên gia, hầu hết các chỉ số đều sẽ có sự sụt giảm, tuy nhiên, mức sụt giảm là không nhiều. Kết hợp với phân tích kỹ thuật, đồng bạc xanh được dự báo sẽ tiếp tục dao động trong biên độ rộng theo hướng suy giảm.
 

ATC

Thành Viên Có Cống Hiến GOLD24K.INFO
ĐỒNG EUR CHỊU SỨC ÉP KHI LO NGẠI CHƯA CHẤM DỨT !

Phiên giao dịch cuối tuần qua cũng như mở đầu phiên giao dịch của tuần này, đồng tiền chung đang thể hiện đà suy giảm mạnh do những lo ngại về tình hình khủng hoảng nợ trong khu vực. Theo đó, lợi suất trái phiếu Tây Ban Nha kỳ hạn 10 năm tăng 16 điểm cơ bản, lên 5.98%, sát với mức 7% - mức mà đã khiến Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha phải nhận gói cứu trợ. Chính vì vậy, Thứ trưởng Bộ Kinh tế Tây Ban Nha đã lên tiếng kêu gọi ECB mua trái phiếu của nước này để ngăn chặn khủng hoảng nợ nước ngoài khi chi phí đảm bảo trái phiếu khỏi vỡ nợ tăng lên mức kỷ lục. Hiện tại, ngày càng có quan chức đang nghi ngờ Tây Ban Nha sẽ là nước tiếp theo phải cần đến gói cứu trợ từ châu Âu. Theo số liệu được đăng tải trên website của NHTW Tây Ban Nha, khối lượng vay ròng trung bình từ ECB của các ngân hàng Tây Ban Nha đã tăng từ 152.4 tỷ EUR hồi tháng 2 lên 227.6 tỷ EUR vào tháng trước. Con số này tương đương với 60% tổng lượng vay của các nước trong khu vực.

Nhìn vào những thông tin trong tuần này, thị trường đang chờ đón thông tin quan trọng của Đức về môi trường kinh tế trong phiên giao dịch thứ 3 và thứ 6. Dự báo đồng EUR tiếp tục suy giảm trong tuần.
 
Top