Hậu quả khôn lường khi ông Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran

viet092

Member
09/05/2018 11:01 GMT+7
Tổng thống Mỹ Donald Trump thường xuyên bị chỉ trích thiếu nhất quán trong việc ra các quyết sách. Tuy nhiên, theo giới quan sát, trong 15 tháng đầu tiên lãnh đạo Nhà Trắng, ông Trump lại cho thấy một quan điểm thống nhất: quyết tâm tiêu hủy di sản của người tiền nhiệm - Barack Obama.

Ông Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran
Điểm mặt siêu xe của các lãnh đạo Nga
Ngoại trưởng Mỹ tới Triều Tiên bàn thượng đỉnh Mỹ-Triều
Động thái mới nhất thể hiện quyết tâm trên là việc ông Trump ngày 8/5 tuyên bố rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân quốc tế với Iran. Trong bài phát biểu được truyền trực tiếp từ Nhà Trắng, ông Trump cũng thông báo, Mỹ sẽ tái áp đặt trừng phạt kinh tế đối với Iran nhằm làm suy yếu "thỏa thuận kinh khủng, đáng ra không bao giờ được ký kết".


Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AP
Theo CNN, cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama, người hiếm khi bình luận về người kế nhiệm, đã ra tuyên bố mô tả quyết định của ông Trump là "một sai lầm nghiêm trọng", có thể dẫn đến "một nước Iran vũ trang hạt nhân hoặc một cuộc chiến nữa ở Trung Đông".

Động thái của ông Trump cũng gây thất vọng lớn trong cộng đồng quốc tế. Một số ý kiến thậm chí cho rằng, thông qua việc rút Mỹ khỏi Kế hoạch Hành động Toàn diện Chung (JCPOA, được ký giữa Iran và nhóm P5+1 gồm Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Mỹ và Đức), ông Trump dường như đang cô lập mình với thế giới hơn nữa.

Các nhà phân tích đã chỉ ra ba hậu quả khôn lường, lớn nhất từ quyết định mới của ông chủ Nhà Trắng:

Iran hiện có thể tự do chế tạo bom hạt nhân

Kể từ khi JCPOA có hiệu lực vào tháng 10/2015, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) đã giám sát chặt chẽ mức độ tuân thủ thỏa thuận của Iran, đặc biệt là cam kết ngưng chương trình vũ khí hạt nhân.

IAEA liên tục theo dõi các nhà máy làm giàu uranium trước đây của chính quyền Tehran, thu thập và phân tích các mẫu bụi để tìm dấu vết của các hoạt động nguyên tử cũng như tiến hành thanh tra tại những địa điểm có hoạt động khả nghi bên trong Iran.

Việc giám sát chặt chẽ như vậy là một phần then chốt của thỏa thuận, nhằm đảm bảo rằng Iran không có cách nào để bắt đầu phát triển vũ khí hạt nhân. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis thậm chí từng ca ngợi quá trình này là "mạnh mẽ".

IAEA đã cho thấy mức độ minh bạch chưa từng có về các khả năng hạt nhân của Iran, một biện pháp bảo đảm vô giá nếu xét đến việc Iran từng bị coi là "quốc gia không đáng tin cậy". Khi sự bảo đảm này bị gỡ bỏ, Iran sẽ tự do khôi phục chương trình vũ khí hạt nhân và Mỹ sẽ không có cách nào giám sát xem quốc gia Trung Đông này có đang chế tạo vũ khí nguy hiểm hay không.

Như một số nhà quan sát đã chỉ ra, nó cũng có thể mở đường cho một cuộc tấn công xâm lược Iran trong tương lai.

Quyết định của ông Trump được tin một phần do sự ra đi của Ngoại trưởng Rex Tillerson và Cố vấn An ninh quốc gia H.R. McMaster, hai người đều khuyến khích ông tiếp tục gia hạn JCPOA. Trong khi đó, hai người được chọn thay thế họ là Mike Pompeo và John Bolton lại phản đối thỏa thuận này, đặc biệt là ông Bolton, chính khách có quan điểm "diều hâu", từng dính líu đến việc Mỹ xâm chiếm Iraq cách đây 15 năm.

Việc Iran theo đuổi chế tạo bom hạt nhân cũng có thể tạo động lực cho các quốc gia Trung Đông khác xúc tiến những chương trình vũ khí nguyên tử nguy hiểm. Trong một bài bình luận mới đây trên báo New York Times, Ngoại trưởng Anh Boris Johnson viết thỏa thuận JCPOA do đó có tác dụng "ngăn chặn viễn cảnh chạy đua vũ trang hạt nhân ở Trung Đông".
 
Top