LangTu
<br><font color=blue><b>"Thiên Ngoại Hữu Thiên"</f
Chỉ số PMI- thước đo quan trọng của kinh tế Mỹ
(InfoTV) - Khi mùa công bố kết quả kinh doanh quý 2 của các doanh nghiệp dần qua đi, sự biến động của TTCK Mỹ đang dần quay trở lại với nền tảng cơ bản là sự chuyển biến của kinh tế vĩ mô.
Với vị thế là một thị trường phát triển, mức độ minh bạch hoá thông tin trên TTCK Mỹ là tương đối cao. Hàng tuần, các số liệu của kinh tế Mỹ bao gồm tình hình sản xuất, bán lẻ, thất nghiệp, XNK… luôn được công bố đều đặn theo một lịch trình có sẵn.
Trong rất nhiều chỉ số đó, chỉ số PMI (Purchasing Managers Index) - chỉ số tổng hợp về tình hình sản xuất của Mỹ và là một trong những chỉ số mang tính dự báo quan trọng nhất của nước này.
PMI là gì?
Chỉ số PMI được viện quản lý nguồn cung Mỹ (ISM- Institution for Supply Managerment) công bố thường kì vào ngày đầu tiên của mỗi tháng, cho thấy bức tranh toàn cảnh về tình hình sản xuất của tháng trước đó.
Chỉ số này được xây dựng dựa trên cơ sở điều tra, tổng hợp ý kiến của hơn 400 Giám đốc mua hàng trên toàn nước Mỹ về 5 lĩnh vực chính với trọng số cho từng lĩnh vực khác nhau: sản lượng (0,25%), số đơn đặt hàng mới (0,3%), tình hình giao hàng của nhà cung cấp (0,15%), lượng hàng tồn kho (0,1%), tình hình việc làm (0,2%).
Khoảng dao động của PMI là từ 0 đến 100, trong đó đặc biệt quan trọng là mốc 50, ranh giới giữa sự thu hẹp và mở rộng sản xuất. Do đó, các nhà đầu tư trên thế giới luôn theo dõi rất sát sao về diễn biến của chỉ số này để ra quyết định đầu tư mỗi khi nền kinh tế có dấu hiệu chuyển biến.
Nhìn vào đồ thị trên có thể thấy, chỉ số PMI của Mỹ và khu vực các nước sử dụng đồng Euro đã sụt giảm mạnh và tạo đáy vào thời điểm quý 1. Đây cũng là thời điểm TTCK Mỹ tạo đáy với việc DJ lùi về 6.500 điểm, S&P 500 lùi về 670 điểm. GDP của Mỹ trong quý 1 cũng đã suy giảm mạnh 6,4%.
Tuy nhiên, trong 3 tháng trở lại đây, PMI của Mỹ đã có mức cải thiện đáng kể khi chỉ số này đang dần trở về mức trước khi khủng hoảng xảy ra vào tháng 9/2009 khi Lehman Brothers sụp đổ. Số liệu về PMI tháng 8/2009 của Mỹ sẽ được công bố vào phiên giao dịch ngày 1/9.
Theo điều tra của hãng tin Bloomberg, nhiều khả năng chỉ số này sẽ lần đầu tiên vượt trên ngưỡng 50 điểm kể từ tháng 8/2008. Điều này sẽ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì nó cho thấy kinh tế Mỹ chính thức thoát khỏi khủng hoảng và bước vào thời kì mở rộng sản xuất.
Tuy PMI chỉ là chỉ số phản ánh lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực không phải chiếm tỷ trọng lớn nhất trong GDP của Mỹ, nhưng diễn biến của nó luôn có sức ảnh hưởng lớn tới TTCK bởi sản xuất luôn là nơi biểu hiện rõ nhất mỗi khi khủng hoảng bắt đầu và kết thúc.
Sẽ cần phải theo dõi thêm số liệu về PMI trong một vài tháng nữa mới có thể xác nhận về xu thế mở rộng của kinh tế Mỹ, tuy nhiên nếu như số liệu công bố thực tế vào ngày 1/9 đúng như kì vọng, các nhà đầu tư hoàn toàn có cơ sở để lạc quan về triển vọng kinh tế Mỹ nói riêng và kinh tế thế giới nói chung.
(InfoTV) - Khi mùa công bố kết quả kinh doanh quý 2 của các doanh nghiệp dần qua đi, sự biến động của TTCK Mỹ đang dần quay trở lại với nền tảng cơ bản là sự chuyển biến của kinh tế vĩ mô.
Trong rất nhiều chỉ số đó, chỉ số PMI (Purchasing Managers Index) - chỉ số tổng hợp về tình hình sản xuất của Mỹ và là một trong những chỉ số mang tính dự báo quan trọng nhất của nước này.
PMI là gì?
Chỉ số PMI được viện quản lý nguồn cung Mỹ (ISM- Institution for Supply Managerment) công bố thường kì vào ngày đầu tiên của mỗi tháng, cho thấy bức tranh toàn cảnh về tình hình sản xuất của tháng trước đó.
Chỉ số này được xây dựng dựa trên cơ sở điều tra, tổng hợp ý kiến của hơn 400 Giám đốc mua hàng trên toàn nước Mỹ về 5 lĩnh vực chính với trọng số cho từng lĩnh vực khác nhau: sản lượng (0,25%), số đơn đặt hàng mới (0,3%), tình hình giao hàng của nhà cung cấp (0,15%), lượng hàng tồn kho (0,1%), tình hình việc làm (0,2%).
Khoảng dao động của PMI là từ 0 đến 100, trong đó đặc biệt quan trọng là mốc 50, ranh giới giữa sự thu hẹp và mở rộng sản xuất. Do đó, các nhà đầu tư trên thế giới luôn theo dõi rất sát sao về diễn biến của chỉ số này để ra quyết định đầu tư mỗi khi nền kinh tế có dấu hiệu chuyển biến.
Diễn biến PMI của các nước trong thời gian gần đây. Nguồn: Bloomberg, BVSC.
Nhìn vào đồ thị trên có thể thấy, chỉ số PMI của Mỹ và khu vực các nước sử dụng đồng Euro đã sụt giảm mạnh và tạo đáy vào thời điểm quý 1. Đây cũng là thời điểm TTCK Mỹ tạo đáy với việc DJ lùi về 6.500 điểm, S&P 500 lùi về 670 điểm. GDP của Mỹ trong quý 1 cũng đã suy giảm mạnh 6,4%.
Tuy nhiên, trong 3 tháng trở lại đây, PMI của Mỹ đã có mức cải thiện đáng kể khi chỉ số này đang dần trở về mức trước khi khủng hoảng xảy ra vào tháng 9/2009 khi Lehman Brothers sụp đổ. Số liệu về PMI tháng 8/2009 của Mỹ sẽ được công bố vào phiên giao dịch ngày 1/9.
Theo điều tra của hãng tin Bloomberg, nhiều khả năng chỉ số này sẽ lần đầu tiên vượt trên ngưỡng 50 điểm kể từ tháng 8/2008. Điều này sẽ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì nó cho thấy kinh tế Mỹ chính thức thoát khỏi khủng hoảng và bước vào thời kì mở rộng sản xuất.
Tuy PMI chỉ là chỉ số phản ánh lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực không phải chiếm tỷ trọng lớn nhất trong GDP của Mỹ, nhưng diễn biến của nó luôn có sức ảnh hưởng lớn tới TTCK bởi sản xuất luôn là nơi biểu hiện rõ nhất mỗi khi khủng hoảng bắt đầu và kết thúc.
Sẽ cần phải theo dõi thêm số liệu về PMI trong một vài tháng nữa mới có thể xác nhận về xu thế mở rộng của kinh tế Mỹ, tuy nhiên nếu như số liệu công bố thực tế vào ngày 1/9 đúng như kì vọng, các nhà đầu tư hoàn toàn có cơ sở để lạc quan về triển vọng kinh tế Mỹ nói riêng và kinh tế thế giới nói chung.
Trần Hải Yến - Chuyên viên phân tích Kinh tế vĩ mô - CTCK Bảo Việt