Profit of Thuytien!

FUJI

New Member
Phát biểu của Chủ Tịch ECB ngày hôm qua làm cho kỳ vọng về gói hỗ trợ mới tăng cao nhằm hỗ trợ cho cuộc khủng hoảng kinh tế đang ngày càng trầm trọng ở Châu Âu, cùng chịu tác động từ bài phát biểu này, đồng eur có xu hướng tăng giá mạnh, usd rớt giá so với hầu hết các đồng tiền khác. Vàng trở thành xu hướng mua tích trữ cho nhà đầu tư.
 

FUJI

New Member
sl vẫn mở hay thế nào vậy tỉ TT ơi.:113::113::113:

chào bạn, em nói dùm nhé, có tin khủng thì cl không thể duy trì, em thì em chốt bớt 1 phần, và khóa lệnh, hiện giờ em đang buy mỏng, đêm nay GDP rất quan trọng, chuẩn bị tk cho mạnh để chiến, còn không thi coi.:7:

kỹ thuật chỉ đúng trong đk bìh thường, còn có tác động thì mình chỉ tùy cơ ứng biến Bé Lem à
 

FUJI

New Member
Giá vàng tăng phiên thứ ba liên tiếp cùng với đà tăng giá của các tài sản rủi ro khác khi phát biểu của chủ tịch ECB Draghi khiến nhà đầu tư yên tâm. Nhiều nhà đầu tư cũng cho rằng ECB hàm ý sẽ tiếp tục in thêm tiền, điều này hỗ trợ cho giá vàng. Chốt phiên giao dịch 26/7, giá vàng giao ngay tăng 0.7% lên 1,615 USD/ounce, mức cao nhất trong vòng 3 tuần qua. Khối lượng giao dịch phiên hôm qua tăng mạnh và cao hơn 50% so với trung bình 30 ngày.

James Steel, nhà phân tích thuộc HSBC cho biết các nhà đầu tư hiện đang chờ đợi số liệu GDP quý II của Mỹ sẽ được đưa ra vào hôm nay. Số liệu này rất có thể làm tăng thêm triển vọng Fed đưa thêm kích thích tiền tệ mới. Tuy nhiên, nhu cầu vàng vật chất hiện đang rất yếu, đặc biệt là thị trường Ấn Độ khi mà đồng rupee đang ở mức thấp kỷ lục so với dollar. “Hiện tại vàng đang kiểm tra ngưỡng kháng cự, nếu vượt qua, vàng sẽ tiến tới mức giá cao hơn,” Adam Sarhan, giám đốc điều hành của Sarhan Capital nói. Ông Sarhan cũng cho rằng ngưỡng 1,660 USD/ounce là rất quan trọng với giá vàng.
 

FUJI

New Member
we recommend buying gold around 1605.00 targeting 1635.00 and 1670.00. Stop loss below 1590.00
 

Thuytien

<img src ="http://gold24k.info/diendan/images/vip-
gold Á 27/7

sell 1620
TP 1615-12-10
sl 1624

chốt trước 19h30

GU

sell dưới 1.57
TP 50-70 pips
sl 30 pips

chốt trước 19h30
 

ATC

Thành Viên Có Cống Hiến GOLD24K.INFO
Trung Quốc có thể bơm gói kích thích 5.000 tỷ nhân dân tệ qua chính quyền địa phương
(Gafin) - Ngày 25/7, Trung Quốc công bố kế hoạch đầu tư 829 tỷ nhân dân tệ (130 tỷ USD) cho thủ phủ tỉnh Hồ Nam nhằm kích thích kinh tế phát triển.
Cùng ngày, thủ phủ tỉnh Hồ Nam cũng công bố 195 dự án đầu tư theo kế hoạch thúc đẩy phát triển kinh tế được hội đồng nhà nước Trung Quốc thông qua cho các khu vực trung tâm ở 6 tỉnh, bao gồm cả tỉnh Hồ Nam.

Kế hoạch dành cho 6 tỉnh này "đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển các khu vực của Trung Quốc", theo một báo cáo từ hãng tin nhà nước Tân Hoa xã cho biết.

Các nhà kinh tế tại Barclays đánh giá thông báo về gói kích thích kinh tế của thành phố Trường Sa là tín hiệu tích cực cho sự phục hồi tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong nửa cuối năm 2012.

"Đây là bước khởi đầu cho làn sóng kích thích kinh tế của các chính quyền địa phương Trung Quốc, được thủ tướng Ôn Gia Bảo bật đèn xanh, nhằm thúc đẩy tăng trưởng thông qua đầu tư và tạo việc làm", các nhà kinh tế thuộc Mizuho Securities cho biết trong một báo cáo.

"Chúng tôi hy vọng thủ phủ Hồ Nam, Nam Kinh và Ninh Bô sẽ là các thành phố khởi đầu cho làn sóng kích thích kinh tế trong cả nước, và sẽ có nhiều thông báo từ các chính quyền địa phương khác", các nhà kinh tế nói thêm.

Hiện các khu vực khác vẫn chưa công bố gói kích thích kinh tế của mình. Tuy nhiên, nếu có thêm 5 khu vực khác cũng công bố gói kích thích kinh tế với quy mô tương tự thành phố của Hồ Nam thì tổng gói kích thích có thể đạt gần 5.000 tỷ nhân dân tệ, lớn hơn gói kích thích nhân dân tệ năm 2008. Tuy nhiên, nếu tính theo tương quan GDP, số tiền này sẽ ít hơn so với gói kích thích 4.000 tỷ trong năm 2008, bởi quy mô kinh tế Trung Quốc hiện nay lớn nhiều hơn so với trong cuộc khủng hoảng.

Các nhà kinh tế Credit Suisse thì có tâm lý hoài nghi. Họ cho rằng việc chính phủ công bố các kế hoạch phát triển khu vực và chính quyền địa phương công bố nhiều dự án đầu tư lớn trong những năm gần đây ở Trung Quốc đã trở thành tiền lệ.

Hơn nữa, chính quyền địa phương sẽ khó có thể thực hiện được các dự án này như trong năm 2009 bởi các ngân hàng gần đây đều có xu hướng thận trọng trong việc cấp vốn và doanh thu thuế của các chính quyền địa phương cũng giảm do kinh tế tăng trưởng chậm, các nhà kinh tế cho biết.

Trước đó, năm 2008, Trung Quốc đã thực hiện gói kích cầu khổng lồ 4.000 tỷ nhân dân tệ (586 tỷ USD) nhằm đối phó với tình hình suy thoái toàn cầu và đảm bảo mục tiêu GDP tăng trưởng xấp xỉ 8%.

Sự khác biệt rõ nhất giữa gói kích thích kinh tế lần này và gói kích thích trong năm 2008 là cách tiếp cận. Nếu như gói kích cầu trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 được chính quyền trung ương công bố thì gói kích cầu lần này là do chính quyền địa phương đưa ra.
Nguồn Market Watch/VOV
 

Thunhi

New Member
GDP Mỹ tăng 1,5% trong quý II

Mỹ tăng trưởng chậm hơn trong quý II, do thị trường lao động suy yếu buộc người tiêu dùng Mỹ hạn chế chi tiêu.
GDP quý II của Mỹ tăng 1,5% so với cùng kỳ năm trước sau khi tăng 2% trong quý I/2012. Tốc độ này nhỉnh hơn một chút trung bình dự đoán tăng trưởng 1,4% của 81 nhà kinh tế Bloomberg khảo sát.

Chi tiêu tiêu dùng, chiếm tới 70% nền kinh tế lớn nhất thế giới, cũng tăng trưởng với tốc độ chậm nhất 1 năm.

Các hộ gia đình hạn chế chi tiêu do khủng hoảng châu Âu, bên cạnh đó nguy cơ chính sách thuế Mỹ thay đổi ảnh hưởng tới đầu tư của các doanh nghiệp. Từ đó, gây tổn hại doanh thu các công ty Mỹ từ công ty hàng tiêu dùng như P&G cho tới các công ty vận chuyển như United Parcel Service (UPS).

Tăng trưởng chậm lại cũng khiến việc giảm tỷ lệ thất nghiệp khó khăn hơn, buộc chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Ben Bernanke tuần trước tuyên bố trước quốc hội nước này Fed sẵn sàng hành động kích thích nếu cần thiết.
Nguồn Bloomberg/ VOV
 

Thuytien

<img src ="http://gold24k.info/diendan/images/vip-
Áng Mây Buồn,

Trôi lơ lửng trong ngày thu ảmđạm
Ngóng chân trời, nơi góc biển xa xăm
Chợt nhận ra làn gió mùa thu cũ
Khói vạn ngày, như quyện gió thu xưa

Gió nói gì, sao nghe lời tha thiết
Hôn nhẹ nhàng trên tóc rối nợ duyên
Anh xa em, để lại khúc thơ buồn
Tình viễn xứ, bâng quơ chiều biển nhớ…

Ngôi sao nhỏ đêm đêm soi lối cũ
Nén nổi buồn trong khắc khoải đợi trông
Một chút thôi, để đời thêm hy vọng
Để nồng nàn len lén lẻn vào thơ…

28/7/2012
thuytienfx

 

Thuytien

<img src ="http://gold24k.info/diendan/images/vip-
Sao Anh Còn….

Sao anh còn đứng đó
Chẳng chịu đến cùng em
Em chờ trong giấc mộng
Đau đáu mắt qua rèm

Sao anh còn e ngại?
Anh sợ tình bay xa
Không còn đêm luyến nhớ?
Không còn ngắm trăng mơ?

Sao anh còn hờ hững
Dấu tình trong đáy mắt
Để đêm dài trăn trở?
Gối im lìm lẻ loi

Sao anh còn thích mơ,
Chưa chịu quay về thực?
Cho cung nhạc não nề
Lá rơi buồn bên hiên?

Sao anh còn ngu ngơ?
Không hiểu em yêu thật?
Không hiểu thời gian trôi
Có thể nào níu lại???

28/07/2012
thuytienfx
 

Thuytien

<img src ="http://gold24k.info/diendan/images/vip-
TÌNH BƠ VƠ

Thất tình tôi lại làm thơ
Nhốt tình tôi lại bơ vơ một mình
Hỡi ai nói chữ chung tình?
Chung trong giấc mộng, mà tình xa xôi?

Đêm về nghe lá thu rơi…
Gió hiu hắt rót những lời tiếc thương
Trăng soi chưa rõ dặm trường!
Nên rong vẫn phũ con đường vào yêu!

Bây giờ phố vắng liu xiu,
Câu thơ bỏ ngỏ, chưa liều trao nhau
Men cay đăng đắng nghẹn ngào
Đê mê hoang tưởng mận đào sánh đôi

Bao giờ thơ mới nhuộm đời?
Bao giờ tình mới ngời ngời lên ngôi???

29/07/2012
 

Thuytien

<img src ="http://gold24k.info/diendan/images/vip-
LÁ THU!

Xin ai nhặt hết lá vàng,
Để sân không chở bẽ bàng thu rơi,
Thu về vò nát tim tôi
Như bao xác lá chơi vơi dưới đường

Khúc mưa bầm vập rêu tường
Lá xanh hờ hững lời thương lá vàng
Để thơ thêm chút bàng hoàng
Để ngày thêm chút ngỡ ngàng mùa thu

Cho tôi ôm mãi vị dư
Khúc tình cay đắng tạ từ năm xưa
Cũng như phiến lá trong mưa
Xác thân tơi tả , vì thừa bão giông …

Thu tàn lại sắp vào đông
Xin ai đốt lá cháy bùng tình tôi
Má hồng phận nhỏ chơi vơi
Gửi dòng thư mọn …thay lời mùa thu…

29/07/2012
 

Thuytien

<img src ="http://gold24k.info/diendan/images/vip-
hi,

Gold có thể được làm giá vài phiên, sau đó sẽ rơi hơn 100 usd, trong tháng 8
 

Thuytien

<img src ="http://gold24k.info/diendan/images/vip-
NGU NGƠ

Vểnh tai nghe tiếng chuông chiều
Lời ai cầu nguyện vạn điều hanh thông
Nhiệm mầu như có, như không?
Lanh quanh hương khói, cõi lòng tưởng mơ
Có tôi là kẻ ngu ngơ
Vẫn hoài hoang tưởng tình thơ thuở nào
Vẫn tin lời hứa trăng sao
Tin bướm bướm đậu bên rào ghẹo hoa
Tin rằng đời lắm phong ba
Nên hoa tím vỡ, sương nhòa vần thơ
Tin con sóng biển bơ vơ
Không thuyền bến vắng vật vờ đảo điên
Tin cầu vòng đợi ngoài hiên
Mang may mắn đến, kim tiền bao la
Tin gần, rồi lại tin xa
Cả tin cả tiếng hạt mưa rơi buồn
Tin cho trong dạ bồn chồn
Tưởng người cũng nhớ, cũng buồn như ta
Ôi trời ! Sao lắm phong ba?
Trút lên bao nỗi ưu phiền bởi tin
Tái tê sau trước bóng hình
Liêu xiêu bóng đổ, giật mình …chiều hoang
Lạnh lùng ngắm giọt mưa hoang
Xóa tan bóng nắng, bẽ bàng vần thơ
Cuốn trôi tâm sự ngu ngơ
Dốc tình tôi đã khù khờ trao ai?
Bây giờ còn lại tóc phai
Bây giờ lơ đãng nhạt phai đợi chờ
Mấy ai biết được chữ ngờ
Mấy ai biết được vần thơ lỡ làng…
Để thuyền không bến lang thang
Để con nước mặn lệ chan não nề….

29/07/2012
 

ATC

Thành Viên Có Cống Hiến GOLD24K.INFO
Gartman chuyển sang trạng thái mua vàng/yên thay vì euro (09:40 - 30/07/2012)

Nhà đầu tư Dennis Gartman cho biết đang chuyển từ việc mua vàng bằng euro sang mua vàng bằng yên

Vàng/euro tốt hơn vàng/đôla trước khả năng ECB tuyên bố bảo vệ đồng euro, điều này khiến giá vàng giảm so với euro ngay cả khi vàng định giá bằng đôla tăng

Do vậy Gartman đang chuyển khỏi hình thức vàng/euro do khả năng euro sẽ liên tục tăng
 

ATC

Thành Viên Có Cống Hiến GOLD24K.INFO
Khảo sát của Kitco với 33 nhà phân tích, thương nhân và nhà quản lý quỹ về xu hướng thị trường tuần cuối tháng 7 đầu tháng 8, có 25 người phản hồi, trong đó 16 ý kiến cho rằng giá sẽ tăng, 3 dự báo giảm và 6 người đưa ra ý kiến trung lập hoặc thị trường sẽ đi ngang.
 

ATC

Thành Viên Có Cống Hiến GOLD24K.INFO
FOMC sẽ có phiên họp vào ngày thứ Ba và thứ Tư, trong khi báo cáo việc làm sẽ công bố vào chiều muộn ngày thứ Sáu. Các nhà phân tích của Nomura dự báo Fed vẫn chưa hành động ngay và sẽ phải chờ đến cuộc họp tháng 9 vì cơ quan này muốn biết tỷ lệ thất nghiệp 2 tháng gần nhất rồi mới đưa ra quyết định.

Khảo sát của MarketWatch với các nhà đầu tư và chuyên gia, thất nghiệp tháng 7 tại Mỹ sẽ giữ nguyên mức 8,2% trong khi số lượng việc làm mới tạo ra là là 110.000.
 

ATC

Thành Viên Có Cống Hiến GOLD24K.INFO
Quỹ chứng khoán toàn cầu mất gần 11 tỷ USD tuần qua
(Gafin) - Trong tuần kết thúc vào ngày 25/7, quỹ đầu tư chứng khoán toàn cầu bị rút ròng 10,7 tỷ USD, cao nhất kể từ tháng 11/2011.
Nhà đầu tư rút khỏi các quỹ đầu tư chứng khoán trong bối cảnh khủng hoảng nợ công châu Âu vẫn bế tắc, lợi suất trái phiếu Tây Ban Nha tăng mạnh, hạn hán nghiêm trọng ở Mỹ kéo dài trong khi Anh suy thoái sâu hơn.
 

ATC

Thành Viên Có Cống Hiến GOLD24K.INFO
Gold 30/07

Biên độ lướt 1608-1630, sl 5 usd

Bán breakout 1608, chốt lời 1598 và 1589, sl 5 usd

Mua breakout 1630, TP 1640-57, sl 5 usd
 

ATC

Thành Viên Có Cống Hiến GOLD24K.INFO
4 rủi ro nghiêm trọng với kinh tế Mỹ nếu Fed kích thích thêm


Trong bối cảnh lãi suất thấp kỷ lục, các kích thích mới có thể không những không mang lại nhiều hiệu quả, mà còn ẩn chứa bất ổn với kinh tế Mỹ.


Trong bối cảnh lãi suất thấp kỷ lục, các kích thích mới có thể không những không mang lại nhiều hiệu quả, mà còn ẩn chứa bất ổn với kinh tế Mỹ.

Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Ben Bernanke từng tuyên bố trước Quốc hội Mỹ hồi tuần trước nữa về việc Fed sẵn sàng hành động kích thích nếu kinh tế Mỹ vẫn gặp khó khăn trong hồi phục. Vấn đề này đang càng nóng lên khi Mỹ công bố tăng trưởng quý II chỉ đạt 1,5%, chậm hơn tốc độ tăng 2% quý I, và Fed có cuộc họp kéo dài 2 ngày trong tuần này. Tuy nhiên, các biện pháp này có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro như sau:

Lạm phát tăng nhanh

Hiện tại, số tiền Fed bơm vào các ngân hàng vẫn chưa được đẩy ra cho người tiêu dùng và doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi nền kinh tế bắt đầu hồi phục với tốc độ nhanh hơn, tiền sẽ được bơm vào kinh tế rất nhanh, đẩy lạm phát lên cao.

Ông Bernanke phủ nhận nguy cơ này, lấy dẫn chững lạm phát hiện tại vẫn dưới mục tiêu 2%/ năm của Fed. Tiền lương cũng không tăng nhanh, trong khi nhu cầu tín dụng khá yếu, và giá nhà vẫn ở mức thấp nhất 9 năm. Tuy nhiên, nếu kinh tế Mỹ bắt đầu cải thiện, nguy cơ lạm phát vẫn là mối nguy nếu Fed không hành động kịp thời ngăn chặn lạm phát.

Lãi suất tăng vọt

Khi giá cả tăng cao, Fed sẽ bắt đầu tăng mạnh lãi suất liên bang, tức lãi suất tiền gửi qua đêm của các ngân hàng, vốn là công cụ can thiệp kinh tế hiệu quả của Fed.

Việc này sẽ tác động đến mọi thứ từ lãi suất thế chấp, các khoản vay mua ô tô, cho tới lãi suất tiền gửi tiết kiệm.

Một cách kiểm soát ông Bernanke từng đề cập là tăng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc của ngân hàng. Từ đó, các ngân hàng dự trữ nhiều tiền dư thừa tại Fed hơn, thay vì cho vay, từ đó làm giảm tốc độ tiền bơm vào nền kinh tế.

Khủng hoảng thị trường trái phiếu

Một trong những biện pháp kích thích được bàn tới nhiều nhất là Fed khởi động vòng mua tài sản quy mô lớn thứ 3, còn được biết tới với cái tên nới lỏng tiền tệ (QE 3). Các dạng của chương trình này là mua thêm trái phiếu chính phủ, chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp, hay một số dạng tài sản kết hợp của cả 2.

Chính Fed cũng thừa nhận mua trái phiếu kho bạc tiềm ẩn rủi ro. Hiện tại, Fed nắm giữ lượng lớn tới 1.700 tỷ USD trái phiếu khó bạc Mỹ, so với 1.200 tỷ USD của Trung Quốc và 1.100 tỷ USD của Nhật. Khi Fed mua thêm trái phiếu, liệu Fed có thể bán lượng trái phiếu này đi hay khó có thể biết được. Sự bất ổn này sẽ khiến người mua trái phiếu lớn, như Trung Quốc và Nhật Bản tháo chạy, Jeffrey Bergstrand, giáo sư tài chính tại Đại học Notre Dame, và cựu kinh tế gia của Fed nhận định.

Các gói kích thích không có tác dụng

Một số người cho rằng với lãi suất dao động xung quanh 0%, bất kỳ hành động nào của Fed không có nhiều tác động tới nền kinh tế.

Bên cạnh chương trình mua tài sản, Bernanke cũng đưa ra vài lựa chọn ích thích, nhưng kết quả của chúng có thể cũng rất hạn chế.

Ví dụ, Fed có thể thông báo giữ lãi suất gần 0% ít nhất tới 2015, từ dự báo năm 2014 đưa ra trước đó. Tuy nhiên, cam kết này có thể không thuyết phục, khi ủy ban chính sách Fed vốn dĩ thay đổi lịch trình vài lần trước đó. Fed đứng trước nguy cơ đánh mất uy tín của chính mình.

Một lựa chọn khác là Fed hạ lãi suất cho các khoản dự trữ bắt buộc của các ngân hàng thương mại, từ đó thúc đẩy các ngân hàng bơm khoản tiền này vào nền kinh tế. Hiện tại, lãi suất này đang ở 0,25%.

Tuy nhiên, các ngân hàng Mỹ vốn có số dự trữ khổng lồ, nhưng vẫn chưa thể thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng, chính sách này nhiều khả năng không có hiệu quả mấy.
Trong bối cảnh lãi suất thấp kỷ lục, các kích thích mới có thể không những không mang lại nhiều hiệu quả, mà còn ẩn chứa bất ổn với kinh tế Mỹ.

Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Ben Bernanke từng tuyên bố trước Quốc hội Mỹ hồi tuần trước nữa về việc Fed sẵn sàng hành động kích thích nếu kinh tế Mỹ vẫn gặp khó khăn trong hồi phục. Vấn đề này đang càng nóng lên khi Mỹ công bố tăng trưởng quý II chỉ đạt 1,5%, chậm hơn tốc độ tăng 2% quý I, và Fed có cuộc họp kéo dài 2 ngày trong tuần này. Tuy nhiên, các biện pháp này có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro như sau:

Lạm phát tăng nhanh

Hiện tại, số tiền Fed bơm vào các ngân hàng vẫn chưa được đẩy ra cho người tiêu dùng và doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi nền kinh tế bắt đầu hồi phục với tốc độ nhanh hơn, tiền sẽ được bơm vào kinh tế rất nhanh, đẩy lạm phát lên cao.

Ông Bernanke phủ nhận nguy cơ này, lấy dẫn chững lạm phát hiện tại vẫn dưới mục tiêu 2%/ năm của Fed. Tiền lương cũng không tăng nhanh, trong khi nhu cầu tín dụng khá yếu, và giá nhà vẫn ở mức thấp nhất 9 năm. Tuy nhiên, nếu kinh tế Mỹ bắt đầu cải thiện, nguy cơ lạm phát vẫn là mối nguy nếu Fed không hành động kịp thời ngăn chặn lạm phát.

Lãi suất tăng vọt

Khi giá cả tăng cao, Fed sẽ bắt đầu tăng mạnh lãi suất liên bang, tức lãi suất tiền gửi qua đêm của các ngân hàng, vốn là công cụ can thiệp kinh tế hiệu quả của Fed.

Việc này sẽ tác động đến mọi thứ từ lãi suất thế chấp, các khoản vay mua ô tô, cho tới lãi suất tiền gửi tiết kiệm.

Một cách kiểm soát ông Bernanke từng đề cập là tăng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc của ngân hàng. Từ đó, các ngân hàng dự trữ nhiều tiền dư thừa tại Fed hơn, thay vì cho vay, từ đó làm giảm tốc độ tiền bơm vào nền kinh tế.

Khủng hoảng thị trường trái phiếu

Một trong những biện pháp kích thích được bàn tới nhiều nhất là Fed khởi động vòng mua tài sản quy mô lớn thứ 3, còn được biết tới với cái tên nới lỏng tiền tệ (QE 3). Các dạng của chương trình này là mua thêm trái phiếu chính phủ, chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp, hay một số dạng tài sản kết hợp của cả 2.

Chính Fed cũng thừa nhận mua trái phiếu kho bạc tiềm ẩn rủi ro. Hiện tại, Fed nắm giữ lượng lớn tới 1.700 tỷ USD trái phiếu khó bạc Mỹ, so với 1.200 tỷ USD của Trung Quốc và 1.100 tỷ USD của Nhật. Khi Fed mua thêm trái phiếu, liệu Fed có thể bán lượng trái phiếu này đi hay khó có thể biết được. Sự bất ổn này sẽ khiến người mua trái phiếu lớn, như Trung Quốc và Nhật Bản tháo chạy, Jeffrey Bergstrand, giáo sư tài chính tại Đại học Notre Dame, và cựu kinh tế gia của Fed nhận định.

Các gói kích thích không có tác dụng

Một số người cho rằng với lãi suất dao động xung quanh 0%, bất kỳ hành động nào của Fed không có nhiều tác động tới nền kinh tế.

Bên cạnh chương trình mua tài sản, Bernanke cũng đưa ra vài lựa chọn ích thích, nhưng kết quả của chúng có thể cũng rất hạn chế.

Ví dụ, Fed có thể thông báo giữ lãi suất gần 0% ít nhất tới 2015, từ dự báo năm 2014 đưa ra trước đó. Tuy nhiên, cam kết này có thể không thuyết phục, khi ủy ban chính sách Fed vốn dĩ thay đổi lịch trình vài lần trước đó. Fed đứng trước nguy cơ đánh mất uy tín của chính mình.

Một lựa chọn khác là Fed hạ lãi suất cho các khoản dự trữ bắt buộc của các ngân hàng thương mại, từ đó thúc đẩy các ngân hàng bơm khoản tiền này vào nền kinh tế. Hiện tại, lãi suất này đang ở 0,25%.

Tuy nhiên, các ngân hàng Mỹ vốn có số dự trữ khổng lồ, nhưng vẫn chưa thể thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng, chính sách này nhiều khả năng không có hiệu quả mấy.
 
Top