Tin xã hội Tháng 6/2013

ducati1199

Thành Viên Có Cống Hiến GOLD24K.INFO
Ba loại sữa bột Trung Quốc chứa chất gây bệnh tim

TP - Sữa bột dành cho trẻ em của ba hãng sữa đang bán chạy ở Trung Quốc, Baby Club của Beingmate, Super của Synutra và Gold của Yili, chứa chất béo chuyển hóa (trans-fat) mà các chuyên gia cho rằng có thể gây bệnh tim, nhưng không được thông báo trên bao bì, báo South China Morning Post của Hong Kong đưa tin hôm qua.


Trẻ em nên dùng sữa chứa trans-fat càng ít càng tốt. Ảnh: SCMP.

Mỗi 100 gram sữa của ba nhãn hiệu trên chứa 0,4-0,6 gram axít béo chuyển hóa, South China Morning Post thông báo kết quả kiểm tra trong phòng thí nghiệm do báo này ủy quyền.
Bao bì của ba loại sữa bột không có thông tin về chất béo chuyển hóa, dù hàm lượng nằm trong giới hạn an toàn của Trung Quốc và quốc tế. Giới chuyên gia khuyến cáo các bậc cha mẹ nên tránh cho con mình ăn thực phẩm chứa loại axit béo có hại này.
“Sữa bột là nguồn dinh dưỡng chính của trẻ, nên việc uống sữa mỗi ngày nghĩa là lượng chất có hại được đưa vào cơ thể trẻ có thể rất cao. Tốt hơn là nên tiêu thụ càng ít trans-fat càng tốt, đặc biệt đối với trẻ nhỏ”, ông William Chui Chun-ming, Chủ tịch Hội Dược sĩ Hong Kong, khuyến cáo.
Theo giáo sư nhi khoa Ellis Hon Kam-lun ở Trung Quốc, nếu chất béo chuyển hóa chiếm phần nhiều trong lượng chất béo được đưa vào cơ thể trẻ thì sẽ ảnh hưởng sự phát triển của não và mắt. Tiêu thụ chất béo trong thời gian dài có thể gây ra các bệnh tim mạch. Chất béo chuyển hóa có trong thực phẩm tự nhiên, hoặc xuất hiện trong quá trình chế biến.
Sau vụ bê bối sữa nhiễm chất melamine khiến 6 trẻ sơ sinh thiệt mạng năm 2008, nhiều người dân Trung Quốc đang quay lưng với sữa nội để chuyển sang dùng sữa ngoại. Tình trạng người đại lục đổ sang Hong Kong vơ vét sữa ngoại khiến chính quyền đặc khu gần đây phải đặt hạn mức số lon sữa mà mỗi khách hàng được phép mua, nhằm tránh tình trạng khủng hoảng thiếu ở thị trường này.
Codex, cơ quan quốc tế đặt ra giới hạn an toàn trong thực phẩm, quy định hàm lượng chất béo chuyển hóa trong sữa bột trẻ em không được vượt quá 3%. Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ, hàm lượng chất béo chuyển hóa không được vượt quá 0,5 gram cho mỗi bữa ăn. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo người lớn không nên tiêu thụ quá 2 gram trans-fat mỗi ngày.
Trúc Quỳnh
Theo South China Morning Post, China Daily

 

ducati1199

Thành Viên Có Cống Hiến GOLD24K.INFO
Lộ mánh thu tiền bắt chẹt của chủ dự án Văn Phú

Lộ mánh thu tiền bắt chẹt của chủ dự án Văn Phú



Khách hàng ký hợp đồng với chủ đầu tư thì ngoài số tiền được xác định đã đóng ở đơn vị thứ cấp là 70% còn phải “tự nguyện” nộp thêm một khoản 25% cho Cty Văn Phú không được hưởng lãi suất. Trong khi theo luật Nhà ở, chủ đầu tư chỉ được phép huy động tối đa 70% khi chưa giao nhà.


Sau khi hai đơn vị thứ cấp là Công ty CP Đầu tư xây dựng Bất động sản Lanmak thuộc Tcty Xây dựng HN (Lanmak) và Công ty CP Tập đoàn Đông Thiên Phú bị chủ đầu tư dự án Văn Phú- Victoria là Cty CP Đầu tư Văn Phú – Invest đình chỉ hợp đồng mua bán căn hộ, nhiều khách hàng mua căn hộ tại 2 đơn vị thứ cấp trên đang tính tới chuyện chuyển sang ký hợp đồng trực tiếp với chủ đầu tư.
Thế nhưng, khi tìm hiểu kỹ thủ tục chuyển đổi hợp đồng, nhiều khách hàng lại vô cùng thất vọng với các điều khoản bất hợp lý và quá bất lợi cho khách hàng.
Chị Mai Lan, một khách hàng mua căn hộ tại dự án qua Lanmak cho biết: Chủ đầu tư đưa ra điều khoản thanh toán tại hợp đồng mới cho các khách hàng ký chuyển đổi từ thứ cấp sang ký với chủ đầu tư có vẻ rất đúng luật là 55% nộp ngay khi ký hợp đồng, sau 1 tháng thì nộp tiếp 5%, sau 3 tháng thì nộp tiếp 15%. Còn 30% sẽ nộp khi giao nhà.
Khách hàng bức xúc khi xuất hiện "thỏa thuận bảo lãnh thực hiện hợp đồng" với điều khoản "tự nguyện" gửi cho chủ đầu tư giữ 25% giá trị hợp đồng. Ảnh: N.L

“Nhưng thực tế, khi khách hàng chuyển đổi thì ngoài số tiền được xác định đã đóng ở đơn vị thứ cấp là 70% thì khách hàng phải “tự nguyện” nộp thêm một khoản 25% cho Cty Văn Phú giữ hộ theo thỏa thuận bảo lãnh thực hiện hợp đồng, không được hưởng lãi suất. Thỏa thuận bảo lãnh thực hiện hợp đồng ở thực chất là để lách luật, vẫn chỉ là chiêu trò để thu tiền tới 95% của chủ đầu tư mà thôi”, chị Lan bức xúc.

Bức xúc không kém, anh T. một khách hàng khác cũng mua căn hộ tại dự án này cho hay: Những khách hàng đã đóng từ 80% giá trị hợp đồng trở lên mới được chuyển đổi sang ký với chủ đầu tư, nhưng có điều sang đến chủ đầu tư thì chỉ được xác nhận đã đóng 70% và vẫn phải thực hiện phần nộp “tự nguyện” 25% (!?). Theo anh T, với khách hàng đã đóng 80% bỗng dưng mất đứt đi 10%, số tiền này sẽ rơi vào túi ai, khách hàng nào sẽ chịu để mất như thế…? Thông tin này anh T. mới chỉ được biết qua thứ cấp, chứ chưa nhận được thông báo từ chủ đầu tư dự án.
Thời gian bàn giao nhà tại hợp đồng mới cũng được chủ đầu tư tự thay đổi càng khiến khách hàng ngán ngẩm.
Cụ thể: Tại mục 9.3 nêu rõ: “Ngày bàn giao căn hộ sau 12 tháng tính từ ngày Bên Mua hoàn thành thanh toán tiền đợt 1 cho Bên Bán (được thể hiện trên phiếu thu) và Bên Mua hoàn thành nghĩa vụ thanh toán theo đúng thời hạn trong các thông báo thu tiền của Bên Bán. Trong trường hợp do điều kiện khách quan đưa đến (không nằm trong dự kiến của Bên Bán) thì Bên Bán có quyền lùi thời hạn bàn giao căn hộ cho Bên Mua nhưng không quá 03 tháng so với thời hạn bàn giao căn hộ đã quy định trong Hợp đồng.”



Thời gian bàn giao căn hộ tại hợp đồng mới được chủ đầu tư Văn Phú đẩy lùi sang một thời gian không chính xác, mập mờ. Ảnh: N.L
Theo chị Lan, điều khoản này hoàn toàn chỉ có lợi cho Cty Văn Phú, đáng lẽ thời điểm này chủ đầu tư phải giao nhà cho khách hàng rồi thì bây giờ lại lùi thời gian một cách mập mờ và dù có giao nhà chậm thì phần thiệt hại nặng vẫn thuộc phía khách hàng.
Dẫn chứng điều mình nói, chị Lan đưa ra điều 9.4 trong hợp đồng mới: “Trong trường hợp Bên Bán chậm bàn giao căn hộ cho Bên Mua so với thời hạn quy định trong Hợp đồng mà không có sự thông báo trước cho Bên Mua bằng văn bản, thì Bên Bán sẽ phải chịu phạt theo lãi suất không kỳ hạn của Ngân hàng Vietcombank Việt Nam tại thời điểm trên tổng số tiền của Bên Mua đã thanh toán cho Bên Bán”.
“Tại sao trong khi khách hàng mua nhà phải vay với mức lãi suất cao theo thị trường, còn chủ đầu tư khi giao nhà chậm lại chỉ bịphạt theo lãi suất không kỳ hạn của Vietcombank? Đây là sự không công bằng”, chị Lan lý giải.
Nhiều khách hàng đang mong sẽ có ngày được làm việc trực tiếp với chính chủ đầu tư dự án để có thể thương thảo về những điều khoản trong hợp đồng mới, bởi theo họ với những điều khoản mà Văn Phú đang “đơn phương” đề ra thì họ không thể chấp nhận và không thể ký trực tiếp với chủ đầu tư được.

Chưa bàn giao nhà mà chủ đầu tư thu tiền của khách hàng trên 90% là vi phạm luật.
Trao đổi với PV Infonet, LS Bùi Quang Hưng, Văn phòng luật sư BQH và Cộng sự khẳng định: Luật Nhà ở quy định, chủ đầu tư được huy động tối đa không được quá 70% giá trị hợp đồng mua nhà. Số tiền còn lại trong hợp đồng là 30%, khi nào chủ đầu tư bàn giao nhà mới được thu nốt. Chưa giao nhà mà thu đến hơn 90% là vi phạm luật.
Theo LS Hưng, khi chủ đầu tư đình chỉ hợp đồng với đơn vị thứ cấp thì chủ đầu tư phải có trách nhiệm cuối cùng với những khách hàng đã mua nhà tại dự án.
“Vì sao phải bảo lãnh? Khách hàng không có nghĩa vụ để bảo lãnh ở trường hợp này. Việc chủ đầu tư đưa thêm thỏa thuận bảo lãnh thực hiện hợp đồng là một cách lách luật để huy động lên đến trên 90% giá trị hợp đồng”, LS Hưng cho hay.
Báo điện tử Infonet sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này.

Nguyễn Lê
 

ducati1199

Thành Viên Có Cống Hiến GOLD24K.INFO
95% cá tầm miền Bắc không rõ nguồn gốc

95% cá tầm miền Bắc không rõ nguồn gốc

Con số gây sốc về tình trạng cá tầm bán tại miền Bắc không rõ nguồn gốc, phần lớn là cá tầm nhập lậu được ông Lê Anh Đức – Chủ tịch tập đoàn cá tầm Việt Nam đưa ra trong buổi gặp mặt, trao đổi với báo chí về tình trạng cá tầm nhập lậu đội lốt cá tầm Việt Nam diễn ra ngày 7/7.
Theo đó, ông Đức bày tỏ: “Chúng tôi đã từng đưa mặt hàng cá Tầm của Công ty ra lưu thông trên thị trường phía Bắc nhưng không thể cạnh tranh với giá cá tầm nhập lậu bán trên thị trường nên quyết định rút lui và tập trung trước nhất vào thị trường miền Nam, hiện chúng tôi đang có dự án đầu tư khá lớn vào khai thác và nuôi cá tầm tại Sơn La”.
Để khẳng định rõ hơn việc cá tầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc lưu thông trên thị trường miền Bắc, ông Đức cho biết: Theo nhận định, tổng sản lượng cá tầm toàn miền Bắc chỉ đạt khoảng 30 tấn/ năm, tuy nhiên mỗi ngày vẫn có từ 3 – 5 tấn cá tầm được bay ngược từ sân bay Nội Bài vào thị trường TP. HCM, chưa kể bán tại thị trường miền Bắc?
Trả lời thắc mắc làm sao để phân biệt được cá tầm nuôi tại Việt Nam và cá tầm nhập lậu Trung Quốc, ông Đức chia sẻ: “Nếu là cá tầm Lai bằng mắt thường rất khó có thể phân biệt được về ngoại hình, tuy nhiên, tại miền Trung và Tây Nguyên nuôi phổ biến cá tầm Osetra (cá tầm Nga) trong khi đó Trung Quốc nuôi rất ít cá tầm Nga chủ yếu là cá tầm Lai vì giá thành thấp mà cá khỏe hơn”.
Từ đó, ông Đức chỉ ra cách phân biệt giữa cá tầm Nga và cá tầm Lai: Cá tầm Nga màu vàng óng đặc trưng ở phía bụng dưới, mũi dài nhưng hình tròn tù, không nhọn. Mình cá nhiều vây dạng gai, trải dài cả xương sống và 2 bên hông cá. Cá tầm Trung Quốc và cá tầm Lai mình dài, thon, gai lưng không nhọn và nổi bật như cá tầm Nga, mũi cá dài nhọn với phần bụng màu đen, xám nhạt hoặc trắng.
Hướng phát triển cá tầm Việt Nam sẽ tập trung vào trứng cá và xuất khẩu với những sản phẩm chất lượng.Trước thực trạng thị trường miền Bắc phần lớn là cá không rõ nguồn gốc, ông Đức nói: “Trên 95% cá tầm tiêu thụ tại miền Bắc không rõ nguồn gốc, cá nhập lậu, người tiêu dùng đang bị lừa, phải bỏ một số tiền rất lớn vài trăm nghìn đến tiền triệu để ăn cá Tầm không rõ nguồn gốc, từ khía cạnh người trong nghề tôi kiến nghị với người tiêu dùng phía Bắc, tạm thời dừng ăn cá tầm một thời gian”.
Tại buổi gặp mặt, ông Trần Văn Hào – Chủ tịch Hiệp hội phát triển cá nước lạnh cho biết: “Sau khi các cơ quan chức năng tham gia vào công cuộc chống cá tầm nhập lậu, mỗi ngày vẫn có từ 3 – 5 tấn cá tầm nhập lậu bay vào phân phối thị trường phía Nam chưa kể thị trường miền Bắc, theo con số chúng tôi biết và làm việc với một vài cơ sở nhập cá tầm Trung Quốc, một ngày Việt Nam tiêu thụ từ 10 – 15 tấn cá tầm Trung Quốc, tương đương ít nhất 4.000 – 5.000 tấn/năm cá tầm Trung Quốc nhập lậu vào VN”.
Ông Lê Anh Đức cung cấp thêm thông tin: “Trong thị phần cá nhập lậu, tôi khẳng định phía Nam tiêu thụ 60 – 70% cá tầm nhập lậu, vì vậy cần đẩy mạnh áp dụng những biện pháp kiểm nghiệm thú y ở sân bay, làm tốt khâu đó cá tầm nhập lậu đã bị mất một thị phần rất lớn. Biện pháp hữu hiệu nhất bây giờ là kiểm soát ở sân bay”.
Một phát kiến mới, được Tập đoàn cá Tầm Việt Nam áp dụng để giúp người tiêu dùng kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm mình tiêu thụ, ông Đức cho biết: “Hiện nay đối với tất cả các sản phẩm cá tầm cả cá tầm giống, cá tầm thương phẩm như hun khói trước khi đưa ra thị trường chúng tôi đã cho áp dụng hệ thống mã code truy xuất nguồn gốc truy cập qua Internet và qua tin nhắn. Mỗi sản phẩm đi kèm với một hệ thống tem, giống như một cái xổ số, mã độc nhất vô nhị, sau mỗi lần truy cập sẽ bị hủy”.
Ông Đức nói thêm: Hiện nay, trong TP. HCM đã áp dụng và nhận được gần 600 tin nhắn của khách hàng đến tổng đài. Mã code sau khi gửi đến tổng đài, khách hàng sẽ nhận được những thông tin, cá tầm nuôi ở hồ nào, xuất ra ngày bao nhiêu, giống cá gì, ăn thức ăn gì, trong quá trình nuôi có dùng kháng sinh không.
Phương án đẩy mạnh lập chốt kiểm dịch ở sân bay, gắn code nhận diện để truy xuất nguồn gốc cá tầm, yêu cầu đăng ký cơ sở nuôi được đưa ra để ngăn chặn và giảm bớt tình trạng nhập lậu cá tầm vào nước ta. Bên cạnh đó, các đại biểu trong buổi gặp mặt cũng chỉ ra hướng phát triển bền vững cho ngành nuôi cá tầm.
Ông Nguyễn Hữu Dũng – Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết: Chúng ta sẽ không chỉ bán các sản phẩm thịt cá tầm như hiện nay, hướng vào nuôi cá tầm lấy trứng và sản phẩm này xuất khẩu là chính, mục tiêu của chúng ta là nuôi những loài có chất lượng cao với những sản phẩm chất lượng, đảm bảo, hội nhập với thế giới.
Còn ông Đức chia sẻ: Nhu cầu trứng cá tầm rất lớn, hiện trên thị trường Thế giới mới có khoảng 80 tấn/ năm trên tổng số 3000 tấn nghĩa là chưa được 3%. Trong năm 2013 chúng tôi sẽ xuất lô trứng cá đen đầu tiên sang Nga, mục tiêu duy trì và phát triển ngành nuôi cá tầm là làm ra sản phẩm chất lượng để người tiêu dùng trong nước và quốc tế.

Phạm Thơm
 

ducati1199

Thành Viên Có Cống Hiến GOLD24K.INFO
Chân dung tỷ phú Thái Lan nắm trong tay ks Melia Hà Nội và 500 triệu USD cp Vinamilk

Chân dung tỷ phú Thái Lan nắm trong tay khách sạn Melia Hà Nội và 500 triệu USD cổ phiếu Vinamilk



Tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi (bên phải) và con trai, Thapana - hiện đang là CEO của Thaibev
Cuối năm 2012, chúng tôi đã có bài viết về Fraser&Neave (F&N), tập đoàn đồ uống-bất động sản lớn của Singapore; đây chính là cổ đông ngoại lớn nhất của Vinamilk, đồng thời sở hữu nhiều bất động sản có giá trị tại Việt Nam như tòa tháp Melinh Point Tower tại trung tâm Tp.HCM hay Fraser Suites Hà Nội.


Bẵng đi một thời gian, F&N đã "đổi chủ", nằm dưới quyền kiểm soát của tỷ phú giàu thứ 3 Thái LanCharoen Sirivadhanabhakdi. Thông qua hai công ty dưới trướng của mình là ThaiBev và TCC Assets, tỉ phú này đã thâu tóm trên 51% cổ phần của hãng đồ uống lớn nhất Singapore.


Bản thân ThaiBev hiện cũng là doanh nghiệp đồ uống lớn nhất Thái Lan.


Nổi đình nổi đám trong cuộc chiến với các ông lớn ngành bia như Carsberg, Heineken nhưng bia lại không phải là sản phẩm mang lại doanh thu lớn cho tỉ phú người Thái. Năm 2012, doanh thu mảng bia của Thaibev chỉ chiếm 21% doanh thu của cả tập đoàn, khoảng 1 tỉ USD. Lượng bia sản xuất của tập đoàn đạt 643 triệu lít, bằng một nửa so với Sabeco, doanh nghiệp bia lớn nhất Việt Nam.



Mảng kinh doanh thu lời nhiều nhất của Thaibev là rượu, chiếm 58% tổng doanh thu. Ngoài ra, những năm gần đây, sau khi bia và rượu bị lên án mạnh mẽ tại Thái Lan, Thaibev đã chuyển hướng sang mảng đồ uống không cồn.


Đầu năm nay, sau khi hợp đồng phân phối giữa SermSuk Plc (thuộc quyền sở hữu của Thaibev) với PepsiCo kết thúc, Thaibev đã nhanh chóng "đá" đối tác 59 năm của mình ra khỏi thị trường, đồng thời cho ra lò EST, loại nước có gas mang hình ảnh "na ná" Pepsi.


Thương vụ thâu tóm F&N cũng giúp tỉ phú Thái Lan tiến một bước dài trong mảng đồ uống không cồn. F&N hiện dẫn đầu thị trường đồ uống tại cả Singapore và Malaysia, và đang phát triển mạnh mẽ tại nhiều thị trường trong khu vực Đông Nam Á và Châu Đại Dương.


Bên cạnh việc mở rộng thị phần, những vụ thâu tóm đã giúp tài sản của tỉ phú Thái Lan tăng chóng mặt. Tính đến tháng 7/2013, theo Forbes, tài sản của tỷ phú Charoen đạt 10,6 tỷ USD là người giàu thứ 3 tại Thái Lan sau ông chủ C.P Group Dhanin Chearavanont và gia đình Chirathivat.

Dấu chân tại Việt Nam

Trong số các tập đoàn dưới trướng tỉ phú Thái Lan, có thể kể tới 3 cái tên lớn nhất đó là ThaiBevhoạt động trong lĩnh vực đồ uống, Berli Jucker hoạt động đa ngành (đồ uống, sản xuất lon, chai thủy tinh, bán lẻ, cửa hàng tiện lợi...), và TCC Land trong lĩnh vực bất động sản.


Tại Việt Nam, ThaiBev vẫn chưa có động thái nào. Tuy nhiên hai công ty còn lại của ông Charoen đã có mặt. Rõ ràng nhất là Berli Jucker (BJC).


BJC đã xuất hiện tại Việt Nam từ khá lâu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất chai thủy tinh, lon đựng đồ uống. Quý I/2013, doanh thu của BJC tại Việt Nam là 33,4 triệu USD (khoảng 735 tỉ đồng)


Đầu năm 2013, BJC đã có nhiều động thái đáng chú ý tại Việt Nam. Tập đoàn này đã tiến hành nhiều thương vụ M&A, trong đó có việc bỏ ra 4,5 triệu USD (hơn 90 tỉ đồng) mua lại 75% cổ phần của hãng sản xuất đậu phụ ICHIBAN và 32 triệu USD (hơn 670 tỉ đồng) để mua lại 65% cổ phần tại Thái An, một doanh nghiệp bán lẻ ở miền Bắc.


Gần đây Berli Jucker gây bất ngờ khi "hất" Family Mart khỏi liên doanh Family Mart - Phú Thái và nhảy vào thế chân. Sau thương vụ này, các cửa hàng tiện lợi của Family Mart liên doanh với Phú Thái đều bị đổi tên thành B'mart. Trong chiến lược của mình, BJC cũng nêu rõ ý định tìm cơ hội phát triển hệ thống cửa hàng tiện lợi tại Lào và Việt Nam.




Một số tài sản lớn tỷ phú Charoen tại Việt Nam



TTC Land, tập đoàn chuyên đi thâu tóm bất động sản của tỉ phú người Thái cũng có tài sản tại Việt Nam. Thông qua công ty con SAS Trading Ltd, TTC Land hiện nắm giữ 65% cổ phần của Khách sạn 5 sao Melia Hà Nội. Ba năm gần đây, khách sạn này đều đạt trên 20 triệu USD doanh thu và 10 triệu USD lợi nhuận trước thuế, tương ứng tỷ suất lợi nhuận lên đến 50%.


TTC hiện quản lý nhiều khách sạn, văn phòng cũng như các bất động sản khác ở khắp châu Á, Australia, 1 khách sạn ở châu Âu và 1 khách sạn tại Mỹ


Năm 2008, tỉ phú người Thái còn thành công trong việc mua lại chuỗi nhà hàng sushi Nhật Bản Oishi, chuỗi nhà hàng này cũng đã xuất hiện tại Hà Nội.


Với Thaibev, có lẽ tập đoàn này sẽ không trực tiếp lộ diện tại Việt Nam, khi mà thị trường bia đã quá khốc liệt với sự cạnh tranh của các hãng bia hàng đầu thế giới. Thay vào đó, Thaibev sẽ sử dụng F&N như một cánh tay nối dài tấn công vào thị trường đồ uống không cồn và đặc biệt là thị trường sữa.

F&N đang sở hữu nhiều bất động sản có giá trị ở Việt Nam và đặc biệt là khoản đầu tư nắm giữ 9,54% cổ phần của Vinamilk. Số cổ phần này hiện đáng giá ít nhất là 500 triệu USD.


Trang Lam


Theo Trí Thức Trẻ
 

ducati1199

Thành Viên Có Cống Hiến GOLD24K.INFO
Nông dân Việt Nam ’làm giàu’ cho Trung Quốc

Nông dân Việt Nam ’làm giàu’ cho Trung Quốc

TS. Nguyễn Đình Long cho rằng, VN chủ yếu xuất khẩu sản phẩm thô, giá trị hàng hóa nông sản chúng ta đạt rất thấp. Phần giá trị sau sản phẩm thô, giá trị chế biến là nước ngoài thu lợi hoàn toàn.




Chúng tôi có cuộc trao đổi với PGS.TS. Nguyễn Đình Long, nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Nông nghiệp Phát triển nông thôn (IPSARD) về chiến lược phát triển nông nghiệp VN hiện nay.Can thiệp chính sách không đúng lúc

PV - Hiện tại, ngành nông nghiệp Việt Nam đang tồn tại quá nhiều nghịch lý như: tại thị trường trong nước, người nông dân mua sản phẩm đầu vào phục vụ cho sản xuất nông nghiệp với giá rất đắt trong khi giá người nông dân bán cho doanh nghiệp thu mua thì rất rẻ. Trên thị trường thế giới, Việt Nam luôn đứng đầu về số lượng nông sản xuất khẩu nhưng giá xuất khẩu luôn duy trì ở mức thấp nhất trên thế giới. Phải lý giải những nghịch lý nói trên như thế nào, thưa ông? Và những nghịch lý đó đang thể hiện vấn đề gì của sản xuất nông nghiệp Việt Nam?

PGS.TS. Nguyễn Đình Long: Vấn đề của nông nghiệp là đầu vào tăng vù vù, còn đầu ra thì có tăng nhưng mà thấp hơn so với tốc độ tăng của đầu vào, nên không chỉ sản xuất lúa mà sản xuất nông nghiệp thời gian qua đều bất lợi, việc sản xuất không mang lại lợi nhuận cao.

Việc thiếu chế biến sau thu hoạch khiến VN phải xuất nông sản thô, và làm lợi cho nước khác.Biến động không chỉ trong nước mà còn cả thị trường thế giới, có hai ảnh hưởng, một là do suy thoái kinh tế, tác động giá thế giới chi phối giá trong nước, hai là đầu vào sản xuất nông nghiệp (giống, phân bón) VN phụ thuộc quốc tế nhiều.

Chính vì những ảnh hưởng đó nên nông sản của mình thời gian qua gặp nhiều bất lợi, thậm chí bị thu hẹp thị trường, tác động vào sản xuất trong nước, mà đối tượng chịu tác động trực tiếp và mạnh nhất là người nông dân, cụ thể là nông dân làm lúa.

PV – Vậy theo ông, có hay không lý do vì lâu nay nông nghiệp VN chủ yếu chạy theo số lượng mà quên đi việc nâng cao giá trị thặng dư, chế biến sau thu hoạch cho sản phẩm nông nghiệp, làm nền nông nghiệp thiếu bền vững, thế giới biến động là nền nông nghiệp trong nước liền chịu hậu quả?

PGS.TS. Nguyễn Đình Long: Nước ta tuy là nước sản xuất nông nghiệp, sản lượng các mặt hàng sản xuất rất nhiều, nhưng nhìn chung giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp rất thấp, vì chúng ta sản xuất những mặt hàng mang tính tự nhiên là cơ bản, sản phẩm thô, lúa chỉ là lúa, khâu sau thu hoạch không có. Mục tiêu chỉ là làm đủ, còn sản phẩm sau qua chế biến là không có, nên chúng ta nằm ở phân khúc rất thấp của chuỗi giá trị nông sản toàn cầu.

Đòi hỏi là phải nâng cao chuỗi giá trị gia tăng, mà làm điều này thì khoa học, công nghệ phải vào khâu sau thu hoạch. Hy vọng cải thiện được chuỗi giá trị ấy, thì nâng cao được vị thế và phân khúc sẽ cao hơn, thế mới có hiệu quả.

PV - Trong khi chính sách của nhà nước luôn ưu tiên phát triển nông nghiệp, chăm lo cho người nông dân thì trên thực tế, 3 kg lúa giá không bằng 1 kg ốc bươu vàng (vốn được coi là rác thải sinh vật), điệp khúc được mùa mất giá lặp đi lặp lại hàng năm… Độ vênh từ chính sách tới thực tế đó tồn tại là vì lý do gì thưa ông?

PGS.TS. Nguyễn Đình Long: Thực ra nói độ vênh cũng có cả, nhưng mà bản chất của bài ca muôn thuở “được mùa mất giá” nó là quy luật của thị trường, nhưng nhiều lúc một số chính sách của mình can thiệp vào sản xuất nông nghiệp không kịp thời, như can thiệp vào giá lúa, thị trường…

Giờ chỉ còn cách là tổ chức lại sản xuất, lâu nay nói hỗ trợ nhưng hỗ trợ trực tiếp không được, giờ thông qua tổ chức lại nông nghiệp, tái cấu trúc lại ngành, tập trung ngành sản xuất mũi nhọn… đấy là lựa chọn duy nhất.

PV - Liệu có cần thay đổi chính sách trong việc chạy theo sản lượng, vì việc lúa, cà phê được mùa tại VN cũng làm giá các mặt hàng này của thế giới giảm?

PGS.TS. Nguyễn Đình Long: Cần phải thay đổi, rất cần thiết, giờ phải có bài toán tính toán lại, phải tài cấu trúc lại ngành nông nghiệp, phải xác định tính hiệu quả từ thị trường. Thứ hai, đầu tư sản xuất nông nghiệp hiệu quả thì không thể chạy theo số lượng, mà vấn đề là phải chất lượng để nâng cao giá trị.

Để làm sao có một ngành nông nghiệp cạnh tranh, hiệu quả, thì nông dân chúng ta mới có điều kiện phát triển, nếu cứ để như hiện nay thì nông dân sẽ rất khó khăn.

Theo TS. Long, nên quy trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân, tổ chức.Làm giàu cho... nước khác
PV - Trong những năm gần đây, các nước trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc và Thái Lan hàng năm nhập một số lượng lớn nông sản thô từ Việt Nam, rồi chế biến lại và bán với giá cao, thậm chí bán lại cho chính VN. Ông đánh giá như thế nào về việc “chảy máu nông sản” này?

PGS.TS. Nguyễn Đình Long: Cái này thì quá phổ biến, thời gian qua, Trung Quốc không chỉ mua nông sản chủ yếu mà loại gì họ cũng mua.

Nó chỉ rõ thực tế khâu yếu của VN trong chế biến, nên chủ yếu xuất khẩu sản phẩm thô, giá trị hàng hóa nông sản chúng ta đạt rất thấp. Phần giá trị sau sản phẩm thô, giá trị chế biến là nước ngoài thu lợi hoàn toàn.

Và sau đó chính VN lại đang phải nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm của chính mình với giá cao hơn, sau khi các nước chế biến và xuất ngược lại cho VN.

PV - Để xảy ra tình trạng như vậy, theo ông trách nhiệm thuộc về ai?

PGS.TS. Nguyễn Đình Long: Tôi cho rằng đây là trách nhiệm từ nhiều phía, trước tiên là từ định hướng chính sách của nhà nước, chính sách đầu tư chiều sâu, phải có cơ chế huy động nguồn lực xã hội cho phát triển nông nghiệp. Chuyển mô hình tăng trưởng theo chiều sâu chứ không phải tăng trưởng theo chiều rộng nữa.

Đấy là chiến lược của khoa học công nghệ, chiến lược của phát triển. Phải đầu tư vào chế biến sau thu hoạch. Nhà khoa học, doanh nghiệp phải là đầu tàu đi vào những lĩnh vực đó để giúp người nông dân.

PV - Trong suốt những năm qua, nhà nước cũng đã đổ không ít tiền vào nghiên cứu khoa học phục vụ nông nghiệp nhưng hiệu quả mang lại thì gần như không nhìn thấy gì: từ công nghệ giống đến công nghệ sau thu hoạch… Là một chuyên gia về vấn đề nông nghiệp, nông thôn, ông lý giải như thế nào về thực trạng trên?

PGS.TS. Nguyễn Đình Long: Đấy là chính sách và đầu tư cho khoa học chưa thỏa đáng, có đầu tư nhưng đầu tư nhỏ giọt, dàn đều, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của nông nghiệp, đầu tư như vậy cũng chẳng đi tới đâu cả.

PV - Hiện tại, đang có sự cạnh tranh về giá trong xuất khẩu nông sản, đặc biệt là lúa gạo của chính những doanh nghiệp trong nước, làm giá nông sản Việt Nam giảm, trong khi những doanh nghiệp này chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước. Ông nghĩ sao về thực tế này?

PGS.TS. Nguyễn Đình Long: Các doanh nghiệp VN chưa tạo được sân chơi lành mạnh, không đàng hoàng, buôn bán mạng tích chộp giật nên ảnh hưởng ngay trong nước chứ chưa nói tới xuất khẩu.

Các doanh nghiệp chỉ lo cho lợi ích của mình là trên hết, gây ảnh hưởng cho sản xuất trong nước.

PV - Để ngành nông nghiệp gặp khó khăn, Bộ trưởng Thương mại Thái Lan bị Thủ tướng cách chức. Theo ông, có nên học hỏi kinh nghiệm của nước bạn, quy trách nhiệm cụ thể cho những người đứng đầu, để nông dân không mãi duy trì tình trạng người gánh hậu quả như hiện nay không?

PGS.TS. Nguyễn Đình Long: Theo tôi, mọi vấn đề mà quy được trách nhiệm rõ ràng, cụ thể là điều rất tốt, nên chúng ta xác định được trách nhiệm của ai, cơ quan nào, trách nhiệm tới đâu để tập trung cho điều hành, sản xuất tốt hơn thì đấy là điều rất tốt.

PV - Xin cảm ơn ông!


  • Lê Việt (thực hiện)
 

ducati1199

Thành Viên Có Cống Hiến GOLD24K.INFO
Cảnh sát có mức độ tham nhũng nhiều nhất

Cảnh sát có mức độ tham nhũng nhiều nhất

"Tham nhũng tăng lên trong hai năm qua, trong đó cảnh sát vẫn là lĩnh vực có mức độ tham nhũng nhiều nhất".

Kết quả khảo sát phong vũ biểu tham nhũng toàn cầu 2013 về quan điểm và trải nghiệm của người dân đối với tham nhũng được Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) tại Việt Nam công bố vào chiều 9.7 cho biết như trên.

[FONT=Arial !important]Thang điểm từ 0 đến 5 (rất tham nhũng)
Kết quả trên được tổng hợp qua phỏng vấn trực tiếp 1.000 người dân ngẫu nhiên ở 15 tỉnh, thành trên cả nước.
Bà Đào Thị Nga, Giám đốc tổ chức Hướng tới Minh bạch (TT)- Cơ quan đầu mối quốc gia của TI tại Việt Nam, cho biết:
"Đa số người dân cho rằng tình trạng tham nhũng tăng lên trong hai năm qua. Cụ thể 55% người dân được hỏi cảm thấy tham nhũng tăng lên, cao hơn mức trung bình 48% ở khu vực Đông Nam Á. Trong khi đó, chỉ có 18% cho rằng tham nhũng giảm đi và 27% nghĩ rằng mức độ tham nhũng không thay đổi".
Khảo sát về tham nhũng trong khu vực công, 30% người dân đánh giá là vấn đề rất nghiêm trọng và chỉ có 5% nhận định không có vấn đề gì. Bên cạnh đó, 59% người dân cũng cho rằng những quan hệ quen biết cá nhân là quan trọng hoặc rất quan trọng để được việc khi người dân cần giải quyết trong khu vực công.
Theo bà Nga, khảo sát năm nay bổ sung thêm hai lĩnh vực mới: Dịch vụ y tế và quản lý đất đai so với năm 2010. Trong 13 lĩnh vực được khảo sát năm nay, giống kết quả năm 2010, cảnh sát tiếp tục là lĩnh vực được người dân nhìn nhận là có mức độ tham nhũng nhiều nhất. Kế đến là lĩnh vực quản lý đất đai và dịch vụ y tế.
Theo đánh giá của người dân, những lĩnh vực được cho là ít tham nhũng gồm: Các tổ chức tôn giáo, tổ chức phi chính phủ, cơ quan truyền thông, Quốc hội, quân đội.
[FONT=Arial !important]Theo PLTP.HCM[/FONT]
[/FONT]
 

ducati1199

Thành Viên Có Cống Hiến GOLD24K.INFO
Nước mắm Phú Quốc được bảo hộ độc quyền tại châu Âu

Nước mắm Phú Quốc được bảo hộ độc quyền tại châu Âu

Tên gọi nước mắm Phú Quốc đã chính thức được bảo hộ độc quyền trên toàn bộ lãnh thổ 28 nước thuộc Liên minh châu Âu.

Ngày 15/7, Phó Vụ trưởng Nông nghiệp của Ủy ban châu Âu đã trao cho Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa chứng nhận tên gọi xuất xứ nước mắm Phú Quốc.

Đây là sản phẩm đầu tiên của Việt Nam được bảo hộ tên gọi xuất xứ trên lãnh thổ Liên minh châu Âu.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa cho biết, sau nước mắm Phú Quốc, Việt Nam sẽ tiếp tục đề nghị cấp chứng nhận tên gọi xuất xứ cho các hàng nông sản khác.

Cùng với sự phát triển của các nhà hàng châu Á, ngày càng nhiều người tiêu dùng của châu Âu biết tới nước mắm của Việt Nam. Tên gọi xuất xứ của mắm Phú Quốc được luật pháp châu Âu bảo hộ độc quyền sẽ triệt tiêu cạnh tranh không lành mạnh, tạo điều kiện cho nước mắm chất lượng cao của Việt Nam có thể mở rộng thị phần tại châu Âu.
Nguồn VTV
 
Top