Tin Tức KT Tổng Hợp

Gold24k.info

Yêu Những Điều Giản Dị
Dân Trung Quốc lại đổ xô đi mua vàng

Giá vàng thế giới đã tăng vọt lên mức kỉ lục hôm thứ Sáu tuần này, khi vàng giao ngay đạt gần 1.300 USD/ounce.


Giá vàng trên thị trường Trung Quốc cũng tăng theo khuynh hướng này và tiếp tục leo thang. Nhưng lòng nhiệt tình của người dân Trung Quốc không hề thuyên giảm do tâm lí truyền thống chuộng vàng của người Trung Quốc.

Thời điểm doanh thu bán vàng đạt đỉnh rơi vào hai ngày nghỉ lễ vừa qua. Thị trường vàng Trung Quốc bị tác động do đồng đô la suy yếu và tâm lí tiêu dùng ngày lễ, do vậy, giá vàng tại thị trường Trung Quốc cũng đua theo giá vàng cao kỉ lục trên thế giới.

Tại Trung Quốc, giá vàng ròng đã vọt lên hơn 340 tệ/gram, dù vậy, người ta vẫn đổ xô đi mua vàng. Một người dân phát biểu "Với chúng tôi giá vàng bây giờ tuy cao, nhưng chúng tôi cần mua ngay thời điểm này vì giá vàng còn tiếp tục tăng nữa".

Người dân Trung Quốc đi mua vàng tràn ngập các cửa hàng, họ đang tìm một món nữ trang thật hoàn hảo cho mình.

Liu Ru, giám đốc bán hàng của một cửa hàng vàng cho biết "Người dân Trung Quốc có một quan điểm rất giống nhau đó là mua vàng khi giá đang leo thang. Hôm nay là ngày nghỉ lễ, nhiều khách hàng tìm mua vàng trang sức để làm quà tặng cho người thân và bạn bè. Thời điểm này cũng là mùa cưới nên nhu cầu vàng cũng tăng cao".

Các nhà phân tích nhận định vịêc đồng đô la tiếp tục suy yếu đã thúc đẩy các nhà đầu tư chuyển sang chọn vàng làm kênh đầu tư trú ẩn. Và với mức tiêu thụ và nhu cầu tăng vọt, giá vàng sẽ tiếp tục tăng trong những ngày tới.
tổng hợp
 

Gold24k.info

Yêu Những Điều Giản Dị
Tuần tới, "sóng" vàng tiếp tục dâng cao

Tuần tới, "sóng" vàng tiếp tục dâng cao

Chốt phiên cuối tuần trước, vàng lập kỷ lục khi tăng lên 1.282,75 USD/ounce trong phiên châu Âu. Tiếp đà tăng, trong tuần này vàng liên tiếp lập những đỉnh mới 1.284 SD/ounce (phiên đầu tuần), trên 1.296 USD (hai phiên liên tiếp Thứ tư và Thứ năm) và chốt phiên cuối tuần là giá kỷ lục vượt qua mốc 1.300 USD/ounce.

Những động thái của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã khiến toàn thị trường rung lắc mạnh. Fed đã giữ mức lãi suất thấp kỷ lục từ 0% đến 0,25% suốt từ tháng mười hai năm 2008 đến nay. Tuần này, các nhà hoạch định chính sách của Fed tiếp tục giữ nguyên mức lãi suất này thêm một thời gian dài nữa và thông báo, cam kết sẽ sẵn sàng bơm hàng tỷ đồng nhằm thúc đẩy tăng trưởng nếu thấy cần thiết.

Đồng USD đã trượt giảm xuống mức thấp trong năm tháng so với đồng euro trong ngày 22/9 vừa qua sau những thông tin từ Fed. Các nhà đầu tư đã quay lại với vàng tìm kiếm sự chắc chắn trước những rủi ro từ nền kinh tế yếu và chống lại nguy cơ lạm phát.

Đại diện của Commerzbank AG cho rằng, khi đồng đô la Mỹ vẫn còn yếu , giá vàng sẽ vẫn được hỗ trợ tăng tốt. Trong tháng này USD đã giảm 4,6%.

Những ảnh hưởng lớn từ động thái của Fed cùng với những dữ liệu kinh tế Mỹ không hỗ trợ tăng cho đồng đô la lại là cơ hội cho giá vàng tiếp tục tăng mạnh. Trong tuần tới, những tác động này vẫn tiếp tục hỗ trợ cho giá vàng.

Theo khảo sát mới đây của Bloomberg, có mười sáu trong số 23 thương nhân, nhà đầu tư và các nhà phân tích (chiếm 70%), cho biết vàng sẽ tiếp tục tăng trong tuần tới. Sáu người dự báo giảm giá và một người trung lập.

Theo một số nhà phân tích khác, vàng sau khi đạt những mức kỷ lục có thể sẽ chững lại, tuy nhiên mức giá cao vẫn tiếp tục được giao dịch trong những phiên sắp tới.

Trong tuần tới, thị trường sẽ đón đợi nhiều thông tin quan trọng có ảnh hưởng tới thị trường tiền tệ, vàng, chứng khoán như chỉ số giá nhà, chi tiêu dùng, niềm tin tiêu dùng, đơn xin trợ cấp thất nghiệp tuần, chỉ số sản xuất ISM.
sưu tầm
 

Gold24k.info

Yêu Những Điều Giản Dị
IMF tê liệt vì tranh giành “ghế”

IMF tê liệt vì tranh giành “ghế”

Quyền điều hành của Mỹ và châu Âu trong ban giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy trật tự thế giới hình thành sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, song trật tự này đang thay đổi trước sự lớn mạnh của các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc.


Các nước thành viên IMF đang tiến hành các cuộc thương lượng về cách thức gia tăng quyền bỏ phiếu của các nền kinh tế đang nổi thông qua các hạn ngạch thành viên. Nhóm G20 đã kêu gọi một thỏa thuận trong cuộc họp vào tháng 11 tới về cách thức tăng số ghế trong IMF của các nền kinh tế mới nổi thông qua hạn ngạch số phiếu. Một quan chức tài chính Ấn Độ khẳng định lập trường trước sau như một của nước này về việc các tổ chức quốc tế như IMF cần cải cách nhanh chóng nhằm theo kịp với một trật tự thế giới đang đổi thay.

Lo ngại IMF có thể trở nên không còn phù hợp và mất tính hợp pháp, nếu không thể thay đổi và thể hiện đầy đủ trách nhiệm với cả nước giàu và nước nghèo. Mỹ muốn châu Âu nhường cho họ một số ghế trong ban giám đốc IMF, nhưng châu Âu thì tỏ ra miễn cưỡng trước đề nghị này. IMF đang đứng trước nguy cơ bị xáo trộn, do bất đồng trong việc làm thế nào để cho các nền kinh tế mới nổi có tiếng nói lớn hơn trong tổ chức này.

Nản lòng với châu Âu, ngày 6/8 vừa qua Washington đã có một động thái chưa từng có, đó là phản đối một giải pháp mà theo đó sẽ duy trì sự chi phối của châu Âu tại ban giám đốc IMF. Các động thái gần đây của Mỹ cũng cho thấy những căng thẳng về kinh tế với châu Âu đang gia tăng, chẳng hạn, các quy định mới về tính thanh khoản trên toàn cầu của các ngân hàng, hay sự trái ngược về chính sách giữa một bên là châu Âu đang tập trung vào các biện pháp khắc khổ và một bên là Washington với việc nhấn mạnh sự cần thiết phải đảm bảo sự phục hồi kinh tế trước khi "thắt lưng buộc bụng".

Washington đã thể hiện những lo ngại của mình trong nhiều cuộc họp. Nhưng một số nhà phân tích cho rằng, động thái này của Mỹ là một điều đáng ngạc nhiên, bởi Mỹ - cổ đông lớn nhất và có ảnh hưởng nhất trong IMF- lại hành động theo cách đó. Ngày 31/10 Ban giám đốc đương nhiệm của IMF kết thúc nhiệm kỳ, là hạn chót để đưa ra mọi quyết định. Các quan chức trong ban giám đốc IMF cảnh báo, nếu các bên không đạt được thỏa thuận trước ngày này, 4 ghế do Ấn Độ, Brazil, Achentina và Ruwanda nắm giữ sẽ bị loại bỏ, do các nước này nắm số phiếu thấp nhất. Còn nếu châu Âu nhân nhượng, các nước như Bỉ, Hà Lan và vùng Scandinave có thể sẽ mất ghế trong Ban giám đốc.

Tuy nhiên, Ted Truman - cựu Thứ trưởng Tài chính Mỹ, thành viên Viện Peterson ở Washington nói, ông nghi ngờ việc châu Âu và Mỹ sẽ để tình hình trở nên xấu hơn, vì sẽ không ai muốn chịu trách nhiệm về sự tê liệt của IMF.

tổng hợp bsc
 

Gold24k.info

Yêu Những Điều Giản Dị
Vàng sẽ còn tăng trong dài hạn

Vàng sẽ còn tăng trong dài hạn - Đánh giá tiềm năng điều chỉnh từ kháng cự - Chiến lược giao dịch

Ngày hôm qua, một lần nữa Vàng cho thấy nó là thứ kim loại đầy sức mạnh. Mặc dù chưa thể chính thức chạm vào mốc 1,300 $/oz nhưng việc tiến tới rất sát mức kỷlục này cùng với việc không hề suy yếu bất chấp dự đoán về hoạt động tất toán trạng thái ngày cuối tuần đã cho thấy điều đó.

Hôm qua, giá Vàng dao động biên độ khá hẹp, chỉ xấp xỉ 3$ (1,292 - 1,295 $/oz) ở thị trường Châu Á và nửa đầu phiên giao dịch buổi sáng ở thị trường Châu Âu. Giá bắt đầu tăng nhanh ***ng thời điểm cuối phiên sáng thị trường Châu Âu và kéo dài cho tới đầu phiên sáng ở thị trường New York. Trong diễn biến tăng này giá Vàng đã tiến tới mức cao nhất 1,299.90 $/oz.

Trong phiên New York đã có không ít lần giá Vàng test rất sát mức 1,300 $/oz tuy nhiên vẫn chưa thực sự chinh phục cột mốc này. Cho tới nửa cuối phiên New York diễn biến điều chỉnh xuất hiện kéo giá Vàng giảm về gần mức giá đầu ngày tại 1,293 $/oz. Tuy nhiên áp lực điều chỉnh không lớn, Vàng hồi phục trở lại vào cuối phiên và đóng cửa tại mức cao 1,296.10 $/oz.

Có thể thấy được, hiện tại kỳ vọng của thị trường đặt vào Vàng là rất lớn, hầu hết nhận định đều cho rằng mức cản số nguyên 1,300 $/oz không thể ngăn cản đà tăng giá của Vàng.

Trong toàn bộ giai đoạn tăng giá này của Vàng, thấy được yếu tố tác động chính yếu là nhu cầu Vàng tăng mạnh. Đầu tiên là nhu cầu tài sản phòng hộ khi nền kinh tế rủi ro khiến thị trường hướng mục tiêu tới Vàng, nhu cầu Vàng vật chất cũng tăng cao vào cuối năm và nhu cầu đầu tư cũng góp phần quan trong trong việc thúc đẩy giá Vàng đi lên.

Trong diễn biến mới nhất, Fed sau cuộc họp chính sách tiền tệ ngày 21/09 đã quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản tại mức thấp nhất và cam kết sẽ duy trì mức lãi suất này trong thời gian dài nhằm hỗ trợ kinh tế hồi phục. Ngoài ra, trong những báo cáo đưa ra sau cuộc họp, có những tín hiệu cho thấy Fed đang cân nhắc về việc tái áp dụng chính sách lới lỏng định lượng và hoạt động thu mua tài sản rủi ro. Theo đánh giá, nếu thực sự Fed phải hành động, nền kinh tế sẽ phải đối mặt với nguy cơ lạm phát, ngoài ra việc tung một lượng tiền lớn vào nền kinh tế cũng sẽ khiến động USD mất đi sức mạnh và những yếu tố này đều hỗ trợ cho Vàng về cơ bản.

Nhà phân tích Andrey Kryuchenkov thuộc ngân hàng VTB Capital cho rằng nhiều khả năng Fed sẽ áp dụng chính sách lới lỏng định lượng vào cuối năm nay, điều này sẽ dẫn tới một đồng USD yếu hơn và gia tăng áp lực lạm phát do đó Vàng sẽ còn hấp dẫn hơn nữa.

Ngoài những diễn biến của nền kinh tế Mỹ, kinh tế khu vực Châu Âu cũng đầy rủi ro. Khủng hoảng nợ có chủ quyền, hay những rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng Châu Âu chưa được giải quyết là những yếu tố khiến thị trường lo ngại đối với triển vọng kinh tế khu vực.

Thị trường tiền tệ thời gian này cũng có những biến động hết sức kịch tính và khó lường. Chính phủ Nhật tuyên bố sẽ can thiệp trực tiếp vào sức mạnh đồng JPY, hay việc Mỹ và cộng đồng kinh tế thế giới ráo riết đề nghị Trung Quốc tăng tỷ giá đồng nhân dân tệ là những yếu tố tạo sự biến động khó lường trên thị trường tiền tệ. Ngoài ra, nhiều dự đoán cho rằng Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) có thể sẽ có những hành động tương tự Nhật trong tương lai. Khi những biến động không ổn định của thị trường tiền tệ có thể tạo rủi ro đầu tư thì Vàng sẽ càng trở lên nổi bật.

William Rhind - nhà phân tích của ETF Securities cho biết, Vàng là công cụ để đối phó với bất ổn kinh tế và bất kỳ một tin tức kinh tế yếu kém nào sẽ đều là yếu tố hỗ trợ cho Vàng.

Nhóm chuyên gia phân tích thị trường của Barclays Capital trong một báo cáo mới cho biết: "vùng 1,300 $/oz có thể là vùng thu lợi nhuận, chúng ta thấy được có nhiều quan điểm tương tự, hỗ trợ hiện tại là 1,258/ 1,271 $/oz."

Anne-Laure Tremblay của BNP Paribas cũng cho biết: "Ngắn hạn, nhu cầu thu lợi nhuận có thể sẽ tạo áp lực cho Vàng giảm trở lại nhưng xem xét trên tất cả các yếu tố như đồng USD yếu và nguy cơ lạm phát dài hạn Vàng vẫn còn đà đi lên mạnh mẽ."

MF Global dự kiến trong vài tuần tới Vàng sẽ tăng lên 1,350 $/oz. Tổ chức này chỉ ra rằng đà đi lên của Vàng chủ yếu là từ những báo của của Fed, lưu ý rằng nhu cầu đầu tư Vàng đã overbought nhưng điều này đã diễn ra trong hơn một tháng qua đo đó nó là "vô hại".

Nhà phân tích Daniel Brebner của Deutsche Bank cho biết: "Thị trường kỳ vọng Fed sẽ đưa ra tín hiệu về chính sách lới lỏng đinh lượng (thực tế điều này đã diễn ra) và hành động bơm tiền vào nền kinh tế sẽ tăng áp lực lạm phát dài hạn. Ngoài ra Ireland và Bồ Đào Nha tăng nguy cơ nợ có chủ quyền và Ngân hàng Trung ương Châu Âu có thể sẽ phải hành động để hỗ trợ. Sự suy sụp của đồng USD có thể sẽ khiến kim loại quý tăng mạnh hơn trong quý IV."

Phân tích kỹ thuật:



Có thể thấy được chẳng có lý do nào ở thời điểm này tạo áp lực với Vàng, tuy nhiên việc giá tăng cao liên tục trong vòng 2 tháng và tiếp cận vùng cản số nguyên 1,300$/oz có thể sẽ kích thích hoạt động thu lợi nhuận của thị trường. Tuy thế xu hướng tăng về dài hạn vẫn được nhìn nhận rõ ràng. Hiện tại hỗ trợ xa đối với Vàng nằm ở vùng 1,270/80.



Với đồ thị khung thời gian 4h, thấy được tạm thời 1,300 vẫn là mức cản, nhưng chúng tôi cho rằng mức cản này có lẽ sẽ không tồn tại quá lâu.

Các chỉ báo kỹ thuật thể hiện xu hướng tăng còn rất mạnh, mặc dù các tín hiệu dần thu lại tuy nhiên vẫn nằm tại trong vùng hỗ trợ tăng giá tốt, một tín hiệu tăng được mở ra sẽ là khởi đầu cho một bước tăng mới của Vàng.

Đánh giá mức cản 1,300 có thể sẽ sớm bị phá vỡ ngay trong ngày đầu tuần tới.

Chiến lược giao dịch:

Mua một phần trạng thái ngay mức giá hiện tại (1,296) và trong trương hợp giá giảm điều chỉnh nhẹ đầu tuần thì vùng mua vào tốt nhất được kỳ vọng quanh 1,290. Dừng lỗ nếu giá Vàng giảm xuống dưới 1.285. Mục tiêu chốt lời 1,307 - 1,311.

Mục tiêu của xu hướng tăng giá Vàng trong tuần tới kỳ vọng tại 1,330.
 

Gold24k.info

Yêu Những Điều Giản Dị
SPDR tiếp tục bán vàng

SPDR tiếp tục bán vàng

Theo thông tin từ website của SPDR Gold Trust, quỹ giao dịch vàng lớn nhất thế giới thì trong ngày giao dịch hôm qua, quỹ này đã tiếp tục bán ra 0.91 tấn vàng sau khi đã bán ra 2.74 tấn trước đó.

Với động thái bán vàng hôm qua, nắm giữ vàng của quỹ này đã giảm về mức1,300.52 tấn từ con số 1,301.43 tấn trước đó.

Như vậy trong tuần này, SPDR đã có 3 lần bán vàng ra với lượng bán là 3.95 tấn và một lần mua vào với khối lượng 3.64 tấn trong ngày giao dịch đầu tuần.

Trong tuần kết thúc 17/09, SPDR đã có hai lần bán vàng ra với lượng bán là 4.86 tấn và 2 lần mua vào với khối lượng là 12.16. Và tính trong tháng 9 này, SPDR đã 8 lần bán vàng ra với khối lượng bán là 18.4 tấn và 4 lần mua vàng vào với lượng mua 17.32 tấn.
 

Gold24k.info

Yêu Những Điều Giản Dị
Đồng yên sẽ gây ra chiến tranh thương mại?

Đồng yên sẽ gây ra chiến tranh thương mại?

Chính sách ghìm giá đồng yên sẽ không có tác dụng đối với Nhật Bản, nhưng đó vẫn chưa phải là điều tồi tệ nhất.

Vấn đề nghiêm trọng hơn là quyết định bơm thêm yên và mua vào đô la của Ngân hàng trung ương Nhật Bản đã cảnh báo toàn thế giới về sự méo mó biến dạng của hệ thống thương mại toàn cầu.
Bên kia Thái Bình Dương, Hoa Kỳ đang phải đối mặt với vấn nạn thất nghiệp dai dẳng nhất kể từ sau cuộc Đại suy thoái.

Nước này còn gặp bế tắc trong việc thỏa thuận với các đối tác thương mại nhằm tìm kiếm một giải pháp giảm bớt chi tiêu công – nỗ lực dường như bất khả thi đối với một quốc gia vốn đã quen phung phí.
Động thái mua vào đô la và bán ra đồng yên của Ngân hàng trung ương Nhật Bản diễn ra sau khi tỷ giá yên/đô la tăng lên mức kỷ lục 83 ăn 1.
Giới đầu cơ đã tỏ ra bất ngờ với quyết định này và hệ quả là ngay lập tức tỷ giá hạ xuống 85 yên đổi 1 đô la, cho dù vẫn còn nhiều nghi ngờ về tính hiệu quả của chính sách trên.

Chiến lược gia Ashraf Laidi của CMC Markets nhận xét trong một thông điệp ngắn gửi khách hàng: “Lịch sử đang chống lại giới chức Nhật Bản, những động thái can thiệp đơn phương của Ngân hàng trung ương chưa bao giờ tỏ ra hữu hiệu trong việc ngăn chặn hoạt động đầu cơ.”
Nhật muốn hạ giá đồng yên nhằm tăng lợi nhuận và nâng cao sức cạnh tranh cho các nhà xuất khẩu trong nước.

Nhưng đồng yên yếu cũng có nghĩa là đô la sẽ mạnh lên, điều đó tạo ra chướng ngại không nhỏ cho mục tiêu tăng gấp đôi kim ngạch xuất khẩu trong vòng 5 năm tới của chính quyền Obama.
Không dừng ở đó, cuộc tranh cãi xung quanh vấn đề xung đột giữa yên và đô la đã làm nóng bầu không khí Quốc hội Mỹ với sự liên quan của Trung Quốc – một “ông lớn” xuất khẩu khác, đồng thời cũng là đối tác thương mại hàng đầu của nước này.

Vừa qua, Ủy ban Tài chính và Thuế vụ Hoa Kỳ cũng đã xem xét bản tường trình về các hành động của chính phủ Mỹ nhằm giành lại số việc làm đã mất do chính sách trọng thương của Trung Quốc gây ra.

Trong khi đó, các nghị sĩ Đảng dân chủ đang gây sức ép nhằm buộc chính quyền Obama phải có lập trường cứng rắn hơn đối với Trung Quốc, có thể bằng cách buộc tội chính phủ nước này “lũng đoạn tiền tệ”.
Trung Quốc hiện đang nắm giữ một lượng khổng lồ trái phiếu chính phủ Mỹ, được mua bằng chính những đồng tiền mà họ kiếm được từ việc xuất khẩu hàng hóa sang nước này.

Đến lượt nó, trái phiếu Mỹ được ưa chuộng lại làm đồng đô la tăng giá và giữ lãi suất trên thị trường tiền tệ Hoa Kỳ ở mức thấp, thúc đẩy nhu cầu đối với hàng hóa Trung Quốc – một vòng tròn kỳ diệu.
Chính phủ Trung Quốc đã tuyên bố sẽ buông lỏng giao dịch giữa đồng nhân dân tệ và đô la trên phạm vi rộng hơn, song hiệu quả tỏ ra không rõ rệt khi đồng nội tệ của nước này chỉ tăng rất khiêm tốn.

Những người chỉ trích tỏ ra không hài lòng và cho rằng chính đồng nhân dân tệ được định giá thấp đã “lấy cắp” vô số việc làm của người Mỹ.
Nhà kinh tế học Fred Bergsten của Viện Peterson nhận xét mỉa mai: “Thật nực cười khi Trung Quốc luôn than phiền về sự thống trị của đồng đô la nhưng chính họ lại đang tích cực thúc đẩy nó hơn bất cứ một quốc gia nào khác bằng việc dự trữ một lượng đô la khổng lồ”
Ngay cả khi Trung Quốc cố gắng kìm hãm mua vào đồng đô la như đã làm trong vài tháng gần đây thì mọi chuyện cũng sẽ không diễn biến như họ kỳ vọng.

Nỗ lực mới nhất của nước này nhằm đa dạng hóa khối tài sản bằng đô la mà họ đang nắm giữ là mua một lượng lớn đồng yên. Hệ quả là đồng tiền của Nhật tăng mạnh, buộc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản phải can thiệp nhằm bình ổn thị trường tiền tệ.

Chuỗi sự kiện liên tiếp xảy ra gây nhiều nghi vấn về việc có hay không một số bàn tay cố tình dàn xếp hoạt động thương mại quốc tế, trong đó nhiều quốc gia đang cố gắng khắc phục những vấn đề trong nước bằng cách bơm tiền sang Mỹ.

Ông Tim Duy, giáo sư đại học Oregon, đã kết luận trong một bài viết trên blog của mình: “Hậu quả của các hành động này là chính Trung Quốc đang gián tiếp ép buộc Nhật Bản phải mua đô la của họ”.

Ông cũng bổ sung rằng bộ trưởng Tài chính Tim Geithner sẽ khó có thể cải thiện tình trạng thâm hụt thương mại của Mỹ nếu như không ngăn chặn được các ngân hàng trung ương khác can thiệp vào đồng đô la.
Trong quá khứ. thâm hụt thương mại cũng nhiều lần được hô hào cải thiện với những sự kiện như “lời kêu gọi hành động ngay lập tức” của Alan Greenspan và các cam kết của chính quyền.

Nhưng với vị thế vững chắc dẫn đầu sự hồi phục trong các quốc gia mới nổi của Trung Quốc hiện nay thì thâm hụt thương mại Hoa Kỳ rất có thể sẽ còn tăng hơn nữa.
Chuyên gia Derek Scissors của Heritage Foundation cảnh báo: “Trung Quốc vẫn luôn là một đối tác kinh tế khó chịu, nhưng mọi sự trả đũa nhằm vào tỷ giá hối đoái sẽ chẳng mang lại kết quả gì”.
Hoàng Sơn

Theo Fortune​
 

Gold24k.info

Yêu Những Điều Giản Dị
(28-09) TT Mỹ: Giáo dục tốt sẽ giúp phục hồi kinh tế nhanh

Phát biểu trên đài truyền hình NBC hôm thứ Hai, Tổng thống Obama nhấn mạnh đến kế hoạch tuyển dụng 10.000 giáo viên khoa học, công nghệ, xây dựng, và toán trong 2 năm sắp tới.

Kể từ khi nhận chức, Tổng thống đã đưa ra nhiều kế hoạch cải cách giáo dục quan trọng, ví dụ kế hoạch "Race to the Top", chạy đua lên đỉnh, qua đó khuyến khích các tiểu bang cạnh tranh với nhau để dành món tiền tài trợ 4 tỉ đôla nếu có cải cách và đổi mới trong giáo dục.

Ông nói tình trạng dậm chân tại chỗ của hơn 2.000 trường trên nước Mỹ là điều không thể chấp nhận được, đo đó cần phải thay đổi triệt để. Theo ông, mặc dù có nhiều giáo viên làm tốt, nhưng giáo viên nào kém cần phải bị sa thải.

Thống kê cho thấy học sinh Mỹ đang bị học sinh nhiều nước bỏ lại về môn toán và khoa học. Tổng thống Obama nói cần phải xét lại việc giảng dạy các môn này và những môn quan trọng để chuẩn bị cho học sinh Mỹ có thể cạnh tranh trong tình hình kinh tế của thế kỷ 21:

“Liệu chúng ta có tạo thêm được công ăn việc làm tại nước Mỹ hay không, những công việc thuộc loại cao cấp giúp nuôi sống gia đình và phục vụ tương lai nước Mỹ hay không, còn tùy thuộc vào chuyện chúng ta có làm gì cho các trường học bây giờ hay không.”

Nhân dịp phát biểu trên đài truyền hình, Tổng thống Obama cũng trả lời một số sinh viên gọi điện thoại đặt câu hỏi với ông.

Ông nói với họ ông hy vọng kinh tế Mỹ cải thiện sẽ giúp làm giảm áp lực lên các tiểu bang đang thiếu tiền để chăm lo cho các trường công.

Cuộc bầu cử giữa kỳ vào tháng 11 cũng là một bận tâm của cả sinh viên lẫn Tổng thống. Trả lời câu hỏi của một sinh viên liệu các ứng cử viên Dân chủ trông đợi những gì nơi các cử tri độc lập hoặc trẻ tuổi, thành phần đã giúp ông thắng cử vào năm 2008, Tổng thống Obama trả lời:

“Sự sinh động mà các bạn đã mang lại cho nền chính trị của chúng ta trong năm 2008 cũng cần giống như bây giờ, nếu không muốn nói là cần nhiều hơn nữa.”

Trong hai ngày thứ Ba và thứ Tư, Tổng thống Obama sẽ đến các tiểu bang New Mexico, Iowa, Wisconsin và Virginia để quảng bá cho các chương trình phục hồi kinh tế và tạo thêm công ăn việc làm.
Theo voanews
 

Gold24k.info

Yêu Những Điều Giản Dị
(28-09) Đồng NDT tăng giá trước giờ Quốc hội Mỹ biểu quyết

(28-09) Đồng NDT tăng giá trước giờ Quốc hội Mỹ biểu quyết


Đồng tiền của Trung Quốc lên giá đôi chút trước khi Quốc hội Mỹ biểu quyết về các biện pháp trả đũa . Hôm thứ Hai, đồng Nhân Dân Tệ trao đổi ở mức cao nhất tính từ 1993; tuy nhiên, mức tăng này cũng chưa tới 2% nếu tính từ 19 tháng 6, là ngày Bắc Kinh cho biết họ sẽ áp dụng tỷ giá trao đổi linh hoạt hơn.

Các nhà làm luật Hoa Kỳ muốn
đồng Nhân Dân Tệ phải tăng đến 20% để điều chỉnh thâm hụt thương mại to lớn mà Hoa Kỳ đang có với Trung Quốc.

Theo lịch đến thứ Tư, Hạ Viện Mỹ sẽ biểu quyết dự luật cho phép chính phủ áp thêm thuế lên hàng hóa Trung Quốc nếu Bắc Kinh không cho
đồng Nhân Dân Tệ tăng nhanh hơn. Các giới chức của Trung Quốc nói rằng tỷ giá trao đổi không phải là lý do đưa đến tình trạng thâm hụt hiện nay của Hoa Kỳ.

Bài xã luận hôm thứ Hai của tờ Nhân dân nhật báo nói rằng tỷ giá trao đổi chỉ là một “cọng rơm chính trị” để biến thành một cuộc tranh chấp. Bài xã luận cũng cảnh báo nếu dự luật được thông qua, quan hệ hai nước sẽ có thêm căng thẳng.

Theo voanews
 

Gold24k.info

Yêu Những Điều Giản Dị
Vàng đứng trên $1300 ngày thứ 2 liên tiếp

Morning Report: Vàng đứng trên $1300 ngày thứ 2 liên tiếp do lo ngại Fed có hành động


Vàng trụ lại tại mức cao kỷ lục trên 1300 ngày thứ 2 liên tiếp do thị trường kỳ vọng FED sẽ có gói kích thích mới nhằm hỗ trợ kinh tế phục hồi, điều này khiến nhu cầu đầu tư vàng tăng như sự phòng thủ trước đồng U$ yếu đi và phòng chống lạm phát.

Vàng mở cửa giờ giao dịch New York tại mức giá 1308/1309 và giảm nhẹ xuống mức 1306/1307. Chạm mức thấp vàng tăng dần lên mức 1312.5/1313.5 trước khi đóng cửa giảm nhẹ trở lại, chốt gía đóng cửa tại mức 1309/1310.

Trên sàn Comex, vàng giao tháng 12 chốt giá đóng cửa tăng $2, lên mức $1,310.30/ounce.

Thị trường tiếp tục kỳ vọng Fed sẽ sớm có cg]ơng trình gia tăng lưu hoạt tiền tệ (QE) có thể bao gồm mua trái phiếu, điều này gây sức ép lên đồng U$ và thúc đẩy nhu cầu đầu tư vàng.

Stephen Platt, nhà phân tích của Archer Financial nhận xét "nhu cầu đầu tư vàng đang tiếp tục tăng lên khi mọi người đều nói đến khả năng của một trường trình QE mới, điều sẽ làm kỳ vọng lạm phát gia tăng”.

Công ty môi giới vàng GoldCore trong báo cáo ngày hôm qua cho biết, “các chính phủ từ Mỹ, Nhật, Anh, Trung quốc, Thụy sỹ đến Nam hàn, Brasil đều đang nỗ lực đáng tụt giá đồng tiền của mình nhằm hỗ trợ kinh tế phục hồi. Điều này làm gia tăng rủi ro về lạm phát”.
Vanginfo.vn
 
Top