tin kinh tế 10/7

LangTu

<br><font color=blue><b>"Thiên Ngoại Hữu Thiên"</f
Pháp và Đức cam kết hợp tác để giải quyết khủng hoảng Pháp và Đức cam kết thắt chặt quan hệ song phương nhằm tìm kiếm giải pháp cho cơn bão khủng hoảng nợ công đang hoành hành ở châu Âu.
Tổng thống Pháp Fracois Hollande và Thủ tướng Đức Angela Merkel cam kết thắt chặt mối quan hệ song phương nhằm tìm kiếm giải pháp cho cơn bão khủng hoảng nợ công đang hoành hành ở châu Âu, cũng như mang lại sức sống mới cho khu vực
Theo ông Hollande, việc mối quan hệ Pháp và Đức được củng cố sẽ tạo ra niềm tin cho phép châu Âu tiến về phía trước.
Trách nhiệm của lãnh đạo hai nước là mở ra một chương mới trong mối quan hệ hữu nghị song phương và mối quan hệ này sẽ được "tiếp sức" khi vào ngày 22/9 tới, Paris và Berlin chính thức khởi động "Năm Pháp-Đức 2012-2013."
Theo bà Merkel, nếu Pháp và Đức thống nhất lập trường thì có thể vượt qua được mọi thử thách để mang lại lợi ích cho nhân dân hai nước và toàn châu Âu, đồng thời bày tỏ hy vọng thế hệ trẻ sẽ thúc đẩy sự hội nhập châu Âu lên tầm cao mới.
 

LangTu

<br><font color=blue><b>"Thiên Ngoại Hữu Thiên"</f
Châu Âu còn phải mất nhiều thời gian mới có thể vượt qua khủng hoảng Hội nghị thượng đỉnh EU cuối tháng 6 vừa qua được coi là bước ngoặt quan trọng trong giải quyết khủng hoảng nợ ở eurozone với một loạt quyết định đột phá. Tuy nhiên, hiệu ứng mà nó đem lại chỉ kéo dài chưa đến một tuần. Lợi suất trái phiếu Italia và Tây Ban Nha lại quay trở lại mức kỷ lục được lập trước khi hội nghị diễn ra.
Theo nhận định của tác giả bài báo trên Financial Times, hội nghị thượng đỉnh vừa qua là một bước tiến lớn nhưng lại bị chệch hướng. Các giải pháp đưa ra đều phụ thuộc vào các lời hứa về tương lai vốn là những điều rất khó đạt được và thậm chí sẽ gây nên những thất bại to lớn.
Châu Âu đã nhất trí chỉ liên minh ngân hàng đầy đủ được thành lập thì kế hoạch tái cấu trúc chung cho các ngân hàng mới được thông qua. Tuy nhiên, liên minh ngân hàng chưa thể ra đời khi chưa có liên minh chính trị. Như vậy, theo suy luận logic, khủng hoảng chưa thể được giải quyết được trong vòng 20 năm tới.
 

LangTu

<br><font color=blue><b>"Thiên Ngoại Hữu Thiên"</f
Chứng khoán Mỹ tiếp tục giảm điểm

Chứng khoán Mỹ tiếp tục lao dốc với các chỉ số cơ bản có chuỗi giảm điểm dài nhất trong hơn 1 tháng. Nguyên nhân là do lợi suất trái phiếu Tây Ban Nha vượt quá 7% làm gia tăng lo ngại về khủng hoảng châu Âu và nhà đầu tư chờ đợi báo cáo kết quả kinh doanh quý II của các công ty.
Đóng cửa phiên ngày 9/7, chỉ số Standard & Poor’s 500 giảm 0,2%, đạt 1.352,46 điểm. Chỉ số này đã giảm tổng cộng 1,6% trong 3 ngày liên tiếp, đánh dấu chuỗi giảm điểm dài nhất kể từ ngày 1/6 đến nay. Chỉ số Dow Jones mất 0,3%, đóng cửa đạt 12.736,29 điểm.
Tổng cộng đã có 5,1 tỷ cổ phiếu được giao dịch, thấp hơn 24% so với mức trung bình 3 tháng.
8 trong 10 nhóm của chỉ số S&P 500 giảm điểm với các cổ phiếu của các công ty hàng hóa và tiêu dùng giảm mạnh nhất. Trong khi đó, cổ phiếu của các công ty y tế tăng điểm mạnh nhất (0,6%) do tâm lý lạc quan có được từ các vụ mua lại và sáp nhập.
 

LangTu

<br><font color=blue><b>"Thiên Ngoại Hữu Thiên"</f
Pháp và Đức cam kết hợp tác để giải quyết khủng hoảng



Theo ông Hollande, việc mối quan hệ Pháp và Đức được củng cố sẽ tạo ra niềm tin cho phép châu Âu tiến về phía trước.


Pháp và Đức cam kết thắt chặt quan hệ song phương nhằm tìm kiếm giải pháp cho cơn bão khủng hoảng nợ công đang hoành hành ở châu Âu.

Tổng thống Pháp Fracois Hollande và Thủ tướng Đức Angela Merkel cam kết thắt chặt mối quan hệ song phương nhằm tìm kiếm giải pháp cho cơn bão khủng hoảng nợ công đang hoành hành ở châu Âu, cũng như mang lại sức sống mới cho khu vực

Theo ông Hollande, việc mối quan hệ Pháp và Đức được củng cố sẽ tạo ra niềm tin cho phép châu Âu tiến về phía trước.

Trách nhiệm của lãnh đạo hai nước là mở ra một chương mới trong mối quan hệ hữu nghị song phương và mối quan hệ này sẽ được "tiếp sức" khi vào ngày 22/9 tới, Paris và Berlin chính thức khởi động "Năm Pháp-Đức 2012-2013."

Theo bà Merkel, nếu Pháp và Đức thống nhất lập trường thì có thể vượt qua được mọi thử thách để mang lại lợi ích cho nhân dân hai nước và toàn châu Âu, đồng thời bày tỏ hy vọng thế hệ trẻ sẽ thúc đẩy sự hội nhập châu Âu lên tầm cao mới.
 

LangTu

<br><font color=blue><b>"Thiên Ngoại Hữu Thiên"</f
Châu Âu còn phải mất nhiều thời gian mới có thể vượt qua khủng hoảng



Theo suy luận logic, khủng hoảng chưa thể được giải quyết được trong vòng 20 năm tới.


Hội nghị thượng đỉnh EU cuối tháng 6 vừa qua được coi là bước ngoặt quan trọng trong giải quyết khủng hoảng nợ ở eurozone với một loạt quyết định đột phá. Tuy nhiên, hiệu ứng mà nó đem lại chỉ kéo dài chưa đến một tuần. Lợi suất trái phiếu Italia và Tây Ban Nha lại quay trở lại mức kỷ lục được lập trước khi hội nghị diễn ra.

Theo nhận định của tác giả bài báo trên Financial Times, hội nghị thượng đỉnh vừa qua là một bước tiến lớn nhưng lại bị chệch hướng. Các giải pháp đưa ra đều phụ thuộc vào các lời hứa về tương lai vốn là những điều rất khó đạt được và thậm chí sẽ gây nên những thất bại to lớn.

Châu Âu đã nhất trí chỉ liên minh ngân hàng đầy đủ được thành lập thì kế hoạch tái cấu trúc chung cho các ngân hàng mới được thông qua. Tuy nhiên, liên minh ngân hàng chưa thể ra đời khi chưa có liên minh chính trị. Như vậy, theo suy luận logic, khủng hoảng chưa thể được giải quyết được trong vòng 20 năm tới.
 

LangTu

<br><font color=blue><b>"Thiên Ngoại Hữu Thiên"</f
Chứng khoán Wall Street giảm bởi mối lo kinh tế toàn cầu



Các chỉ số chứng khoán Mỹ đã giảm trong phiên giao dịch ngày hôm qua, tác động bởi báo cáo xấu từ kinh tế khu vực châu Á và những lo ngại dài lâu về khó khăn ở châu Âu, đặc biệt là chi phí cho vay tăng cao ở Tây Ban Nha và Italia.
Sự suy giảm trong ngày hôm qua của chỉ số S&P 500 là sự suy giảm phiên thứ 3 liên tiếp, điều này diễn ra trước thềm những báo cáo lợi nhuận quý. Các nhà đầu tư lo ngại nhu cầu yếu ở châu Âu và tăng trưởng chậm ở châu Á sẽ tác động lên khu vực châu Mỹ.
Kết thúc phiên ngày hôm qua, chỉ số Dow Jones mất 36.18 điểm (0.28%) xuống còn 12,736.29 điểm. Chỉ số S&P 500 mất 2.22 điểm (0.16%) xuống còn 1,352.46 điểm. Chỉ số Nasdaq mất 5.56 điểm (0.19%) xuống còn 2,931.77 điểm.
Báo cáo cuối tuần qua về Bảng lương phi nông nghiệp ở Mỹ cho con số chỉ là 80K đã làm thất vọng thị trường. Điều này đã khiến cho các chỉ số chứng khoán Mỹ cuối tuần trước có lúc giảm nhanh.
Hôm nay thị trường chờ đợi tín hiệu phát ra từ cuộc họp ECONFIN của châu Âu.
 
Top