Thượng viện Mỹ bàn kế hoạch tấn công Syria

LangTu

<br><font color=blue><b>"Thiên Ngoại Hữu Thiên"</f
Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ xem xét đề xuất đánh Syria của ông Obama

Thượng viện Mỹ bàn kế hoạch tấn công Syria



Ngày 4/9, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ sẽ tổ chức bỏ phiếu về bản dự thảo cho phép Mỹ phát động cuộc tấn công quân sự nhắm vào Syria.
Trước đó ủy ban này đã nhất trí với các chi tiết của bản dự thảo cho phép Tổng thống Barack Obama được quyền ra lệnh tấn công hạn chế vào các mục tiêu quân sự ở Syria trong 60 ngày và có thể kéo dài thêm 30 ngày nữa trong những điều kiện nhất định.
Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ xem xét đề xuất đánh Syria của ông Obama
Tuy nhiên bản dự thảo này nghiêm cấm việc Mỹ sử dụng lực lượng bộ binh tấn công vào Syria và khẳng định hành động quân sự của Mỹ chỉ nhằm mục đích răn đe và ngăn ngừa Syria tiếp tục sử dụng vũ khí hóa học trong tương lai.
Dự thảo này cũng yêu cầu ông Obama đệ trình chiến lược xây dựng giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng ở Syria. Để dự thảo này được thông qua, chính phủ Mỹ sẽ phải “qua ải” Ủy ban Đối ngoại và được cả Hạ viện lẫn Thượng viện phê chuẩn.
Hôm thứ Ba, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã thuyết phục Ủy ban Đối ngoại rằng việc Mỹ không hành động ở Syria sẽ dẫn tới một cuộc chiến dữ dội hơn và vũ khí hóa học sẽ được sử dụng nhiều hơn.
Trong cuộc họp với ông Obama sáng thứ Ba, các nghị sĩ hàng đầu thuộc đảng Dân chủ và Cộng hòa trong Quốc hội Mỹ đã bày tỏ sự ủng hộ của họ đối với kế hoạch tấn công Syria, mặc dù một số nghị sĩ vẫn tỏ ra thận trọng.
Lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Hạ viện John Boehner từng nhiều lần phản đối ông Obama trong nhiều vấn đề, tuy nhiên lần này thái độ của ông lại hoàn toàn khác hẳn.
Ông Boehner tuyên bố: “Những kẻ thù của chúng ta trên thế giới cần phải hiểu rằng chúng ta sẽ không dung thứ cho loại hành vi này”, đồng thời kêu gọi các đảng viên Cộng hòa bày tỏ sự ủng hộ với ông Obama trong kế hoạch này.
Trong khi đó, bà Nancy Pelosi, lãnh đạo đảng Dân chủ tại Hạ viện, cũng cho rằng việc ông Assad sử dụng vũ khí hóa học là nằm ngoài “hành vi văn minh” của con người, thế nên Mỹ phải đáp trả.
Trước đây nhiều Tổng thống Mỹ đã xin phê chuẩn của Quốc hội trước khi ban bố chiến tranh, chẳng hạn như sau vụ Trân Châu Cảng trong Thế chiến 2. Tuy nhiên các đời Tổng thống Mỹ thường tự mình hành động hơn bằng cách vận dụng quyền Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang do Hiến pháp quy định.
Trong những trường hợp này, Tổng thống Mỹ có thể đưa quân tấn công nước khác, phát động các vụ ném bom hoặc cử quân nhân Mỹ hợp tác với các đồng minh quốc tế mà không cần được Quốc hội phê chuẩn.
Trong nửa thế kỷ gần đây, Mỹ đã can dự vào hơn 50 cuộc chiến tranh lớn trên thế giới, trung bình hơn một cuộc chiến mỗi năm, từ những cuộc chiến ở Việt Nam, Iraq, Afghanistan cho tới những cuộc xung đột quy mô nhỏ hơn ở các đất nước xa xôi như Kuwait, Bosnia, Pakistan, Libya, Grenada, Haiti và Panama.

Bảo Thành (Theo Fox News) (Khampha.vn)
 
Top