Thông Tin Về Thị Trường Năng Lượng

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Sản lượng dầu Mỹ lên cao nhất 18 năm

Việc đẩy mạnh sản xuất dầu từ đá phiến sét giúp Mỹ giảm dần sự phụ thuộc vào nhiên liệu nước ngoài và tiến gần hơn đến độc lập về năng lượng.

Báo cáo của Bộ Năng lượng Mỹ hôm qua 7/11 cho biết, sản lượng dầu Mỹ tăng 8.000 thùng lên 6,68 triệu thùng/ngày trong tuần kết thúc vào ngày 2/11. Đây là mức sản lượng cao nhất kể từ tháng 12/1994.

Việc tăng cường áp dụng hình thức khoan ngang và bẻ gãy thủy lực (fracking) đã giúp Mỹ khai phá được những nguồn nhiên liệu chìm sâu dưới lòng đất dọc các bang North Dakota, Texas và Oklahoma. Số liệu cho thấy, sản lượng dầu tăng 31% tại North Dakota, tăng 19% tại Texas và tăng 11% tại Oklahoma.

Trong nửa đầu năm 2012, sản lượng dầu Mỹ đã đủ cung cấp cho 83% nhu cầu năng lượng của người dân nước này, cao nhất kể từ năm 1991. Điều này tương đương với việc Mỹ đang giảm dần sự phụ thuộc vào nhiên liệu nhập khẩu, lượng dầu thô nhập khẩu của Mỹ giảm 11% năm nay.

"Sản lượng dầu Mỹ sẽ đạt khoảng 9 - 10 triệu thùng/ngày trong vòng 5-10 năm tới", Kyle Cooper, chuyên gia hàng hóa tại hãng tư vấn Houston nhận định.
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Giá dầu phục hồi sau số liệu kinh tế Mỹ

Giá dầu phục hồi sau số liệu lạc quan về thị trường lao động Mỹ, Hy Lạp đang thông qua các gói thắt chặt chi tiêu nhằm xin cứu trợ.

Trên sàn Nymex, giá dầu thô giao tháng 12 tăng 65 cent, tương đương 0,8%, lên 85,09 USD/thùng. Phiên trước đó, giá hợp đồng này giảm 4,27 USD xuống còn 84,44 USD/thùng, thấp nhất kể từ ngày 10/7.

Trên sàn ICE, giá dầu Brent giao tháng 12 tăng 43 cent, tương đương 0,4%, lên 107,25 USD/thùng.

Giá dầu thô tăng 0,8% sau khi Bộ lao động Mỹ cho thấy, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp Mỹ tuần qua giảm 8.000 đơn xuống 355.000 đơn. Trước đó, các chuyên gia khảo sát bởi Bloomberg dự báo số đơn xin trợ cấp thất nghiệp sẽ tương đương với tuần trước đó ở 365.000 đơn.

Với chiến thắng của ông Obama cho nhiệm kỳ hai của tổng thống Mỹ, kế hoạch chi 40 tỷ USD mua tài sản của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ tiếp tục được triển khai cho đến khi giảm được tỷ lệ thất nghiệp.

Bên cạnh đó, chủ tịch Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) hôm qua 8/11 cho biết, ECB sẵn sàng kích hoạt chương trình mua trái phiếu khi các chính phủ khu vực đạt được các điều kiện cứu trợ cần thiết. ECB cũng quyết định duy trì lãi suất cho vay ở mức siêu thấp 0,75% tại khu vực đồng euro (eurozone).

Trong khi đó, Hy Lạp đã thông qua gói khắc khổ mới để nhận được cứu từ phía Ngân hàng trung ương châu Âu.

Những thông tin trên góp phần giúp giá dầu phục hồi từ mức thấp nhất 4 tháng phiên trước đó.

Ngoài ra, số liệu từ Statistical Review of World Energy cho thấy, Mỹ tiêu thụ 18,8 triệu thùng dầu/ngày trong năm 2011, chiếm 21% tổng lượng dầu tiêu thụ trên thế giới.
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Dầu bừng tỉnh, giành lại mốc 85 USD/thùng sau phiên bán tháo

Các số liệu kinh tế đầy khích lệ của Mỹ cũng như một số thông tin tích cực từ Hy Lạp đã giúp nhiên liệu này hồi sinh sau phiên trượt sâu gần 5% ngày hôm qua.


Giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 12 trên sàn Nymex tăng 65 xu (0.8%) lên 85.09 USD/thùng.
Có thời điểm dầu lên tới 85.70 USD/thùng sau khi nhận được số liệu cho thấy số người lần đầu nộp đơn xin nhận trợ cấp thất nghiệp trong tuần qua giảm 8,000 trong khi thâm hụt thương mại thu hẹp nhờ xuất khẩu tăng mạnh hơn nhập khẩu. Hai thông tin này càng củng cố quan điểm rằng nền kinh tế đang phục hồi.
Hôm qua giá dầu lao dốc tới 4.27 USD/thùng (4.8%) xuống 84.44 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ ngày 10/07. Đồng thời, đây là mức giảm mạnh nhất kể từ ngày 14/12/2011 xét về tỷ lệ phần trăm do nguồn cung tăng mạnh hơn dự báo, mối lo lắng về nhu cầu xuất phát từ các vấn đề tài chính tại châu Âu cũng như mối lo ngại về “vực thẳm tài khóa” của Mỹ.
Tuy nhiên, mối lo lắng về Hy Lạp đã được xoa dịu sau khi Quốc hội nước này thông qua một các biện pháp “thắt lưng buộc bụng” vào cuối ngày thứ Tư để có thể nhận được khoản giải cứu tiếp theo. Sáng ngày thứ Năm, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) giữ nguyên lãi suất ở mức thấp lỷ lục 0.75% khi cho rằng rủi ro đối với triển vọng kinh tế Eurozone vẫn còn tồn tại.
Cùng ngày, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) dự báo nhu cầu của các quốc gia công nghiệp sẽ giảm đến hết năm 2016. Tuy nhiên, trong báo cáo công bố ngày thứ Năm, OPEC cho rằng nhu cầu năng lượng thế giới sẽ tăng 54% trong giai đoạn từ 2010-2035.
Bên cạnh đó, giá dầu vẫn khởi sắc bất chấp đà tăng của đồng USD. Chỉ số đồng USD, thước đo diễn biến của đồng USD so với 6 đồng tiền lớn khác, tăng từ 80.78 USD lên 80.82 USD.
Giá dầu thô Brent giao tháng 12 trên sàn giao dịch London tăng 43 xu (0.4%) lên 107.25 USD/thùng.
Trong số các năng lượng còn lại, giá dầu sưởi giao tháng 12 trượt 1 xu xuống 2.955 USD/gallon. Giá xăng giao tháng 12 tăng 2 xu lên 2.61 USD/gallon.
Giá khí thiên nhiên tăng cao và xóa sạch đà sụt giảm vào đầu phiên sau khi Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) thông báo dự trữ khí trong tuần kết thúc ngày 02/11 tăng 21 tỷ feet khối, nhẹ hơn so với dự báo 26-30 tỷ feet khối từ các nhà phân tích trong cuộc thăm dò của Platts.
Giá khí thiên nhiên giao tháng 12 đóng cửa tăng 3 xu lên 3.61 USD/MMBtu. Trước khi số liệu dự trữ được công bố, giá khí giao dịch ở mức 3.53 USD/MMBtu.



 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Nhu cầu dầu Trung Quốc sẽ tăng mạnh trong quý IV

IEA ước tính quý IV năm nay, Trung Quốc sẽ tiêu thụ trung bình 9,64 triệu thùng/ngày, mạnh nhất kể từ quý IV năm 2010.

Hầu hết các nhà máy lọc dầu nước này đã bảo trì xong trong quý III và bắt đầu dự trữ dầu thô cho mùa đông, Liao Na, giám đốc điều hành công ty tư vấn năng lượng ICIS tại Thượng Hải cho biết. Theo đó, nhu cầu dầu thô Trung Quốc sẽ tăng mạnh trở lại trong quý IV và kéo giá dầu thô tăng trong dài hạn.

Giá dầu thế giới hiện vẫn đang duy trì mức thấp - khoảng 85 USD/thùng, tạo điều kiện tốt để Trung Quốc tăng cường nhập khẩu dầu dự trữ.

Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) ước tính trong quý IV năm nay, Trung Quốc sẽ tiêu thụ khoảng 9,64 triệu thùng/ngày, mức tăng nhu cầu mạnh nhất kể từ quý IV năm 2010.

Trên thực tế, tiêu thụ dầu Trung Quốc (bao gồm sản lượng trong nước cộng với lượng dầu nhập khẩu ròng) đã bắt đầu tăng trở lại vào cuối quý III năm nay sau vài tháng giảm.

Số liệu cho thấy, tiêu thụ dầu thô Trung Quốc tăng 9,1% trong tháng 9 năm nay so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 2/2011. Trong cả tháng, lượng dầu tiêu thụ đạt 40,12 triệu tấn, tương đương 9,8 triệu thùng/ngày.

Trước đó, Trung Quốc tiêu thụ 8,95 triệu thùng/ngày trong tháng 8; 9,2 triệu thùng/ngày trong tháng 7 và 9 triệu thùng/ngày trong tháng 6.

Trong tháng 9, Trung Quốc nhập khẩu 20 triệu tấn dầu thô, tăng 9,1% so với tháng 8. Đây là tháng đầu tiên nhập khẩu dầu Trung Quốc tăng trong vòng 4 tháng qua.


Nhập khẩu dầu Trung Quốc 9 tháng đầu năm 2012 (đơn vị: triệu tấn)

 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Tham vọng năng lượng của Thổ Nhĩ Kỳ

(Petrotimes) - Trong bối cảnh nhu cầu về năng lượng toàn cầu đang gia tăng nhanh chóng và với vị trí nằm giữa các nước sản xuất và tiêu thụ, Thổ Nhĩ Kỳ hy vọng trở thành trung tâm năng lượng của khu vực. Liệu đây có phải là tham vọng quá lớn?



Bộ trưởng Năng lượng Thổ Nhĩ Kỳ Taner Yildez
Chuyên gia Denise Natali thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc gia Mỹ (INSS) cho rằng tham vọng trên của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức. Vấn ở đây là chiến lược năng lượng của Thổ Nhĩ Kỳ lại xung đột với lợi ích an ninh quốc gia của chính nước này. Tương tự như vậy, chính sách đối ngoại của Thổ Nhĩ Kỳ đang trở thành vật cản đối với kế hoạch mở rộng trung tâm năng lượng. Đặc biệt, chính sách quyền lực mềm tại khu vực người Kurds ở phía bắc Iraq cũng như chương trình nghị sự mang hơi hướng giáo phái của Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ, Ecep Tayyip Erdogan đã khiến Badghdad ngày càng xa lánh Ancara và kích động bất ổn tại khu vực biên giới giữa hai nước. Mối quan hệ căng thẳng giữa hai nước trở nên trầm trọng hơn liên quan đến cuộc khủng hoảng Syria. Nếu không được điều chỉnh kịp thời, những căng thẳng này sẽ ngăn cản tham vọng năng lượng và chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ.
Dù hiện là nơi quá cảnh năng lượng của khu vực, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tiếp tục tìm cách trở thành một trung tâm năng lượng chiến lược thực sự với các hoạt động tinh chế, dự trữ và vận chuyển sang thị trường các nước châu Âu. Việc mở rộng nguồn cung cũng giúp nước này giảm lệ thuộc vào nguồn nhập khẩu từ Nga, nước hiện đang đáp ứng tới 60% nhu cầu khí đốt của Thổ Nhĩ Kỳ và Liên minh châu Âu (EU). Để đạt được mục đích này, Ancara đã tham gia nhiều dự án xây dựng đường ống qua biển Caspi và đang tìm kiếm các nhà cung cấp năng lượng mới. Một trong số đó là Iraq, quốc gia có trữ lượng khoảng 143 tỷ thùng dầu và 110 nghìn tỷ feet khối khí đốt ngoài nguồn dự trữ khí đốt tiềm năng lên tới 150 nghìn tỷ feet khối.
Hiện các công ty tư nhân và nhà nước của Thổ Nhĩ Kỳ đang tham gia đầu tư vào nhiều dự án năng lượng tại khu vực phía bắc và phía nam Iraq. Ngoài ra, Ancara còn có cổ phần trong dự án đường ống dẫn dầu chạy từ Iraq tới cảng Cehan của Thổ Nhĩ Kỳ với công suất vận chuyển khoảng 400.000 thùng/ngày và phí trung chuyển đã được thanh toán tới tận năm 2035.
Tuy nhiên, Ancara đã không thể tận dụng tốt các cơ hội mà Iraq mang lại nhằm phục vụ cho các lợi ích năng lượng và chính trị của mình. Trên thực tế, Thổ Nhĩ Kỳ gần như kiểm soát hoàn toàn về mặt kinh tế đối với Chính phủ khu vực tự trị người Kurds (KRG). KRG hiện chỉ bán được dầu mỏ và khí đốt với mức giá thấp thông qua một tuyến ống dẫn đến Thổ Nhĩ Kỳ nằm độc lập hoàn toàn với chính quyền trung ương Badghdad. Ngoài ra, KRG cũng đang bán rẻ cho Thổ Nhĩ Kỳ nguồn dầu thô và khí đốt khai thác tại khu vực biên giới ở phía bắc Iraq. Để tránh phải trả tiền cho chính quyền trung ương Badghdad và né lệnh hạn chế xuất khẩu, KRG đã tái khởi động tuyến đường vận chuyển dầu thô trên bộ qua biên giới từng tồn tại trong những năm 1990. Vào thời điểm đó, mạng lưới các thương nhân và lái xe người địa phương chuyên chở dầu từ Badghdad tới Diyarbakir của Thổ Nhĩ Kỳ đã phá vỡ lệnh cấm vận của Liên Hợp Quốc và kiếm được những nguồn lợi khổng lồ từ các hoạt động buôn lậu lợi dụng chương trình "Đổi dầu lấy lương thực".
Dù vậy, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không thể trở thành trung tâm năng lượng chỉ với các hoạt động vận tải đường bộ. Ancara sẽ còn cần các cơ sở hạ tầng đường ống dẫn khả thi để có thể vận chuyển một lượng dầu mỏ và khí đốt lớn hơn từ quốc gia láng giềng Iraq thông qua các kênh chính thức của nhà nước. Ngoài ra, Ancara cũng không thể thúc đẩy các lợi ích năng lượng của mình trong bối cảnh bất ổn chính trị đang ngày càng gia tăng. Chính sách Iraq của Thủ tướng Erdogan đã để lại những hậu quả không mong muốn. Một trong số đó là tăng quyền lực cho KRG và tạo ra nhiều thách thức hơn đối với lợi ích năng lượng và lợi ích an ninh của Thổ Nhĩ Kỳ.

Một khu thu năng lượng mặt trời khổng lồ ở Thổ Nhĩ Kỳ
Sai lầm của Thổ Nhĩ Kỳ là đã không thành lập liên minh với KRG trong khi đây vẫn là nguồn cung năng lượng quan trọng, thị trường thương mại và đối tác an ninh biên giới của Ancara. Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ lại đang hủy hoại mối quan hệ chiến lược của mình với Badghdad vốn kiểm soát các nguồn năng lượng của Iraq cũng như các cơ chế thanh toán. Thủ tướng Erdogan đã kích động người Kurds thách thức chủ quyền của Iraq thông qua các nỗ lực liên tục hòng làm suy yếu chính quyền Badghdad, đặc biệt là quyền lực của Thủ tướng Iraq Nuri al-Maliki. Sau nhiều thập niên yên ổn, khu vực biên giới phía nam của Thổ Nhĩ Kỳ đã trở nên bất ổn hơn với việc PKK đang dần mở rộng ảnh hưởng từ Iran đến vùng núi Qandil ở Iraq cũng như khu vực phía tây Syria. Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Syria vẫn tiếp tục, Ancara có thể đã nhận ra những hạn chế trong chính sách quyền lực mềm của mình và có thể sẽ phải giành nhiều ưu tiên hơn cho việc đảm bảo an ninh. Mới đây, Bộ trưởng Năng lượng Thổ Nhĩ Kỳ Taner Yildez đã nhắc lại cam kết của Ancara trong việc hợp tác với ngành năng lượng Iraq và đã ký một hợp đồng thăm dò dầu khí ở Basra trị giá 350 triệu USD với Badghdad và dự kiến tham gia vào đợt đấu thầu dầu khí lần thứ năm của Iraq. Dù vẫn giữ quan hệ liên minh với khu vực người Kurds ở phía bắc Iraq, các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ đã tuyên bố rõ ràng với KRG và các lực lượng người Kurds khác rằng Ancara sẽ không ủng hộ người Kurds ở Syria giành quyền tự chủ.
Thậm chí nếu Ancara đạt được một thỏa thuận với Badghdad và thương lượng một hợp đồng xuất khẩu năng lượng với nước này trong đó bao gồm cả KRG, tham vọng trở thành trung tâm năng lượng của Ancara vẫn sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức như thiếu thị trường tiêu thụ khí đốt, các vấn đề liên quan đến cơ chế giá, khuôn khổ pháp lý, tự do hóa thị trường và vấn đề an ninh các tuyến đường ống dẫn qua biên giới. Việc Thổ Nhĩ Kỳ tìm kiếm các nhà cung cấp mới và phát triển các tuyến đường ống dẫn thay thế tới châu Âu cũng sẽ khiến Nga mất nhiều lợi ích. Cuối cùng, với việc chính quyền trung ương Badghdad đang kiểm soát tới 80% trữ lượng dầu, 70% trữ lượng khí đốt phân bố tại các tỉnh miền nam Iraq cùng các hạ tầng đường ống dẫn, bên cạnh đó là vấn đề mà Ancara đang gặp phải liên quan đến Đảng Công nhân người Kurds (PKK), Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải cân nhắc lại chiến lược Iraq cũng như chiến lược năng lượng của mình. Nước này sẽ không thể vừa cải thiện quan hệ với Badghdad vừa thỏa hiệp với người Kurds, hoặc trở thành khu vực quá cảnh chỉ với các nguồn cung năng lượng hạn chế của Nga và Iran.
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Giá dầu phục hồi sau số liệu kinh tế Mỹ

Giá dầu tăng mạnh khi số liệu cho thấy niềm tin tiêu dùng Mỹ lên cao nhất 5 năm, xoa dịu lo ngại của nhà đầu tư về “vách đá tài khóa”.

Trên sàn Nymex, giá dầu thô giao tháng 12 tăng 98 cent, tương đương 1,2%, lên 86,07 USD/thùng. Giá dầu thô tăng 1,4% trong tuần này, tuần tăng đầu tiên trong 4 tuần.

Trên sàn ICE, giá dầu Brent giao tháng 12 tăng 2,15 USD, tương đương 2%, lên 109,4 USD/thùng. Giá dầu Brent tăng 3,5% trong tuần này, tuần tăng đầu tiên trong 4 tuần.

Phiên hôm qua, giá dầu phục hồi khi số liệu sơ bộ từ Thomson Reuters cho thấy, niềm tin tiêu dùng Mỹ tháng 11 tăng từ 82,6 điểm trong tháng 10 lên 84,9 điểm tháng 11. Con số này cao hơn nhiều so với dự đoán 82,9 điểm của các chuyên gia.

Trước đó, giá dầu ghi nhận phiên giảm mạnh nhất 1 năm khi “vách đá tài khóa” – kế hoạch cắt giảm chi tiêu chính phủ Mỹ và tăng thuế trị giá hơn 600 tỷ USD sắp có hiệu lực.

Tổng thống tái đắc cử Obama đã triệu tập các lãnh đạo hai đảng Dân chủ và Cộng hòa trong quốc hội Mỹ đến Nhà Trắng vào tuần tới để thảo luận việc thay đổi kế hoạch ngân sách.

Nếu quốc hội Mỹ không đạt được thỏa thuận nào từ nay đến cuối năm, các điều khoản cắt giảm chi tiêu chính phủ và tăng thuế theo như kế hoạch sẽ chính thức được áp dụng vào ngày 1/1/2013. Việc này có nguy cơ đẩy Mỹ rơi vào vòng xoáy suy thoái đầu năm tới.

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) vừa hạ dự báo nhu cầu dầu thô toàn cầu năm tới và cho biết sản lượng của tổ chức giảm trong tháng 10 vừa qua.
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
New York bán xăng theo ngày chẵn-lẻ

(Petrotimes) - Lệnh hạn chế mua xăng theo ngày chẵn/lẻ bắt đầu có hiệu lực ở thành phố New York, Mỹ vào sáng ngày 9/11 sau khi trận bão Ðông Bắc gây ra tình trạng mất điện trên diện rộng.



Một cảnh sát viên New York hướng dẫn xe cộ vào đổ xăng tại một cây xăng ở New York hôm 9/11/2012
Cảnh sát đã được đưa đến các trạm xăng để bảo đảm việc thi hành lệnh giới hạn mua xăng ở thành phố New York và vùng Long Island. Các chủ xe đã sắp hàng từ lúc tờ mờ sáng để mua xăng vào ngày ấn định cho mình.
“Ðiều này nhằm mục đích cho mọi người có cơ hội đồng đều và giảm số người chờ đợi”- theo thị trưởng New York, ông Michael Bloomberg.
Trận bão Ðông Bắc (Nor'easter) kèm theo gió mạnh, mưa và tuyết hôm 7/11 và sáng ngày 8/11 trước khi ra khỏi khu vực này. Tuyết phủ một số tiểu bang từ New York tới New England và cản trở nỗ lực phục hồi sau bão Sandy vì làm gãy đổ cây cối và nhiều đường dây dẫn điện bị hư hại.


Một số hình ảnh tác động của trận bão Ðông Bắc (Nor'easter)
Hàng trăm ngàn khách hàng công ty điện lực, phần lớn ở New York và New Jersey, hiện đang tiếp tục chờ đợi có điện trở lại. Một số người mất kiên nhẫn và đòi phải mở cuộc điều tra các công ty điện lực vì không nhanh chóng sửa chữa.
Thống đốc tiểu bang New York, ông Andrew Cuomo, cũng vào cuộc khi bày tỏ sự giận dữ và đòi hỏi phải điều tra, nói rằng các công ty điện lực không chuẩn bị để đối phó với các tình huống bất ngờ và điều hành kém cỏi.
Tuy nhiên, hai giới chức quan trọng khác là Thị trưởng New York Bloomberg và Thống đốc New Jersey Chris Christie đều bênh vực các công ty điện lực, nói rằng họ đã làm hết sức mình, kể trong những trận bão trước đây và lần này.
Theo giới chức New York, lệnh bán xăng theo ngày chẵn/lẻ sẽ hết hiệu lực một khi điện được khôi phục hoàn toàn, dự kiến sẽ mất từ 1 tuần đến 10 ngày nữa.
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Nhập khẩu dầu thô Trung Quốc tăng mạnh trong tháng 10



Nhập khẩu dầu tăng mạnh khi có thêm nhà máy lọc dầu đi vào hoạt động và các nhà máy tăng cường dự trữ dầu sau đợt nghỉ bảo dưỡng.

Trung Quốc, nước tiêu thụ dầu thứ 2 thế giới sau Mỹ, nhập khẩu 26,68 triệu tấn dầu thô trong tháng 10, số liệu hải quan Trung Quốc cho biết. Tính trung bình một ngày, Trung Quốc nhập khẩu 5,58 triệu thùng, tăng 14% so với tháng 9.

Tính trong 10 tháng, Trung Quốc nhập tổng cộng 224,07 triệu tấn, tương đương 5,36 triệu thùng/ngày, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhập khẩu dầu tăng mạnh khi tháng trước, hai đơn vị lọc dầu mới được đưa vào hoạt động với tổng công suất 240.000 thùng/ngày. Hoạt động của hai đơn vị này sẽ bù đắp lại mức giảm sản lượng tại một số nhà máy bị ép ngừng hoạt động do vấn đề môi trường.

Nhiều nhà máy lọc dầu của hãng Sinopec - hãng lọc dầu lớn nhất châu Á, đã bắt đầu nhập khẩu dầu trở lại từ Ảrập Xêút từ tháng 9, sau khi ngừng nhập trong tháng 7 và tháng 8 do hoạt động bảo trì.

Tuy nhiên, mức tăng nhập khẩu dầu thô tháng qua mạnh hơn so với mức tăng sản lượng dầu lọc, chỉ ra rằng, một phần dầu nhập khẩu được đưa vào dự trữ.

Bên cạnh đó, Trung Quốc có thể hạ giá xăng và dầu diesel trong tháng này, lần giảm giá thứ 4 năm nay.
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Giá dầu giảm sau số liệu GDP Nhật Bản



Giá dầu giảm phiên đầu tuần tại châu Á sau khi số liệu cho thấy, GDP quý III của Nhật Bản giảm mạnh nhất gần 2 năm.

Trên sàn Nymex, giá dầu thô Mỹ giao tháng 12 giảm 11 cent xuống còn 85,96 USD/thùng lúc 11h54' trưa nay (theo giờ Singapore). Phiên cuối tuần trước, giá dầu thô tăng 98 cent lên 86,07 USD/thùng.

Trên sàn ICE, giá dầu Brent giảm 39 cent xuống 109,01 USD/thùng.

Giá dầu giảm phiên đầu tuần tại châu Á khi theo số liệu từ Văn phòng nội các Nhật Bản, GDP quý III của nước này giảm 3,5% so với cùng kỳ năm trước và giảm 0,9% so với quý trước. Con số này vượt dự báo của các chuyên gia và là tốc độ suy giảm nhanh nhất kể từ thảm họa động đất, sóng thần tháng 3 năm ngoái.

Các chuyên gia theo khảo sát của Bloomberg cho rằng, kinh tế Nhật có thể giảm 0,4% trong quý IV và đó sẽ là quý suy giảm thứ 3 liên tiếp hay đồng nghĩa với việc Nhật Bản đã rơi vào suy thoái.

Tuần trước, giá dầu thô tăng 1,4% trong khi dầu Brent tăng 3,5%, tuần tăng đầu tiên trong 1 tháng qua khi Trung Quốc công bố hàng loạt số liệu kinh tế lạc quan. Sản lượng công nghiệp tháng 10 của Trung Quốc tăng 9,6%, cao hơn so với 9,2% trong tháng 9. Doanh số bán lẻ tăng 14,5% so với 14,2% trong tháng 9.

Theo hải quan Trung Quốc, nước này nhập khẩu 26,68 triệu tấn dầu thô trong tháng 10. Tính trung bình một ngày, Trung Quốc nhập khẩu 5,58 triệu thùng, tăng 14% so với tháng 9.

Nhập khẩu dầu Trung Quốc tăng mạnh khi có thêm nhà máy lọc dầu đi vào hoạt động và các nhà máy tăng cường dự trữ dầu sau đợt nghỉ bảo dưỡng. Chuyên gia dự báo, nhu cầu dầu Trung Quốc quý IV năm nay sẽ tăng mạnh trở lại. Trung Quốc là nước tiêu thụ dầu lớn thứ hai thế giới sau Mỹ.
 
Top