Tổng quan thị trường Vàng - Tiền tệ giao ngay (Forex market)

shimano

Active Member


Không giống như các thị trường vốn và trái phiều, thị trường tiền tệ giao ngay (Forex market) mang yếu tố đầu cơ là chủ yếu, mà không được sử dụng như kênh đầu tư trung gian. Các giao dịch trong thị trường tiền tệ giao ngay được thực hiện như chức năng kinh doanh quốc tế.


Ví dụ như các doanh nghiệp Việt Nam chúng ta xuất hàng đi nước ngoài sẽ phải trả bằng USD hay các ngọai tệ khác, trong khi phải trả lương và chi phí trong nước bằng VNĐ, vì vậy đồng USD khi nhận về sẽ được quy đổi sang VNĐ. Ngân hàng sẽ thực hiện vai trò này với một tỷ giá được ấn định công với 1 khoản chên lệch là khoản lợi nhuận của ngân hàng (khoản chênh lệch này chúng ta hay gọi là SPREAD). Do đó, nếu nhân rộng lên mức quy mô toàn cầu, chúng ta dễ dàng hiểu được yếu tố đầu cơ của thị trường này với mức độ giao dịch kinh khủng trên 2,500 tỷ USD/ngày.


Nói thẳng ra, các doanh nghiệp thực sự không quan tâm nhiều đến các chi tiết phức tạp này, như cách xác định tỷ giá, tỷ lệ mark-up của ngân hàng. Nói rõ hơn Ngân hàng chính là nơi thực hiện các động thái này và là nơi điều phối các giao dịch, do đó ngân hàng rất dễ dàng tính toán, hoán đổi các lượng cung tiền của mình với các ngân hàng nước ngoài hay chi nhánh của ngân hàng ở nước ngoài đối với mỗi loại tiền ngân hàng thực hiện cho các doanh nghiệp.

Tóm lại, chức năng như một doanh nghiệp, ngân hàng mua ngoại tệ tại mực tỷ giá nhất định, sau đó cộng thêm mức lời(spread) trước khi bán lại cho khách hàng. Do đó,vì đây là một kênh kiếm lợi nhuận khác của ngân hàng, các ngân hàng sẽ có bộ phận chuyên kinh doanh tỷ giá trong tương lai của tiền tệ mà chúng ta gọi là trader của ngân hàng(giống các bạn, cũng trade tiền cho chính mình, heheh). Vì các ngân hàng có nhiều kênh thông tin hơn, có sự hiểu biết hơn, nhạy cảm hơn và có nguồn vốn vô tận hơn, và có nhiều chức năng hơn do đó khi ngân hàng đưa ra một tỷ giá của một loại tiền nào đó cho doanh nghiệp, đồng thời ngân hàng cũng thực hiện trạng thái hedge lệnh cho tới khi thấy rõ vị thế nào có lời hơn. Do đó tiền trình này giúp cho ngân hàng kiếm lợi nhuận béo bỡ.

Nhưng không may là, vấn đề thực hiện tái thanh khoản của ngân hàng cho một số lệnh nhất định trong trường hợp nào đó không thể thực hiện. Đó chính là lý do mà thị trường tiền tệ mở rộng cho các thành phần ngoài ngân hàng tham gia vào thị trường. Trước đây chỉ cho phép những quỹ lớn tham gia, nhưng sau đó do sự phát triễn nhanh chóng của thị trường, nên đã mở rộng cho mọi đối tượng, trong đó có những brokerage, ECNs(Electronic Communications Networks) phục vụ cho các trader nhỏ lẽ.

Lý do mở rộng như vậy, vì các ngân hàng muốn có nhiều đơn hàng hơn trong thị trường, và để các ngân hàng dễ kiếm lợi nhuận hơn và để tăng tính thanh khoản hơn. Vì các nhà đầu tư nhỏ lẻ thiếu kinh nghiệm hơn, thiếu vốn hơn...và dễ ăn hiếp hơn.(kakakka)

Nếu với sự mở rộng như vậy thì thị trường sẽ hoạt động như thế nào và cấu trúc của thị trường ra sao? Chúng ta thử tìm hiểu thêm.

CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG


Chúng ta biết là thành phần dẫn dắt giao dịch của thị trường FX mà chúng ta thường nghe nói đến như một tổ chức đó là thị trường LIÊN NGÂN HÀNG(INTERBANK). Interbank Không phải là một THỊ TRƯỜNG giống như những gì chúng ta hay lầm tưởng, mà nó là một tập hợp của các thỏa hiệp giao tiếp giữa các ngân hàng trung ương lớn nhất trên thế giới thông qua EBS(Electronic Blue sheet). Có thể hiểu nôm na là hệ thống kết nối hiển thị các báo giá tỷ giá của các thành viên LIÊN NGÂN HÀNG. Do đó, không nên hiểu EBS là một market hay market maker, mà chỉ là một ứng dụng thông báo các tỷ giá của các ngân hàng.

Thành phần thứ 2 trong thị trường Fx chính là cá nhân các ngân hàng. Ngân hàng của bạn có thể báo tỷ giá cho bạn, do đó các doanh nghiệp hay cá nhân sẽ lệ thuộc vào tỷ giá của chính các ngân hàng. Nếu tỷ giá ngân hàng này cao hơn, thì doanh nghiệp có thể chuyển qua ngân hàng khác có tỷ giá thấp hơn để giao dịch.

Chi nhánh của các ngân hàng này sẽ là thành phần thứ 3 trong thị trường, và đó cũng một phần chính là các broker (sàn giao dịch) như FXPro, FXCM, GFT ... các broker này muốn kết hợp làm chi nhánh của ngân hàng với mục đích là nguồn thanh khoản cho các broker. (Ở đây nói đến các sàn uy tín có liên kết với hệ thống, còn rất nhiều sàn lừa đảo không có trong liên kết hệ thống các ngân hàng TG ... ở đây không bàn đến, và tất nhiên tại các sàn chui này tính thanh khoản rất thấp ! )

Phần lớn các Broker chỉ ký với một ngân hàng duy nhất, với thỏa thuận là ngân hàng sẽ đồng ý cung cấp thanh khoản cho broker với điều kiện chỉ khi nào ngân hàng có thể thực hiện hedge lệnh đó trên EBS(đương nhiên với khoản chênh lệch SPREAD). Vì lượng giao dịch thực hiện hàng ngày rất lớn do đó SPREAD rất rẻ và cạnh tranh.

Các brokers forex hoạt động giống như một Casino. Đa số khách hàng của broker không hiểu biết nhiều và thiếu rất nhiều kỹ năng....do đó thua trên thị trường này là điều tất yếu. Do có thể thiết lập được hệ thống SPREAD, cùng một số lợi nhuận nhất định cho platform của mình, đã đem lại cho các broker một khoản lợn nhuận khổng lồ. Và đương nhiên, các broker cũng thiết lập hệ thống khớp lệnh tự động, thực hiện theo nguyên tắc NGƯỜI NÀY THẮNG, THÌ SẼ CÓ NGƯỜI KIA THUA, và cứ thế họ ăn SPREAD. Và khi có trường hợp mất cân đối xảy ra trong các lệnh giao dịch của khách hàng, broker sẽ chuyển lệnh cho các ngân hàng để đảm bảo thanh khoản.

Và đây cũng chính là điều kiện cho các nhà đầu cơ tận dụng cơ hội ký kết với các broker. Vì chỉ có broker mới biết được vị thế khách hàng, khối lượng giao dịch....

ECN hoạt động tương tự như các ngân hàng, nhưng vẫn tồn tại trong dạng các broker. Thường một ECN sẽ ký với rất nhiều ngân hàng cho mục đích đảm bảo thanh khoản. Tuy nhiên, thay vì hệ thống tự khớp lệnh, họ sẽ tự ôm những lệnh này không thanh khoản với ngân hàng.

HỆ THỐNG GIAO DỊCH

Với thị trường hơn 2,500 tỷ USD/ ngày, thì không có lý gì tính thanh khoản không có, nhưng có một điều chúng ta phải hiểu là khi có một lệnh buy, thì bắt buộc phải có 1 lệnh sell đối ứng xảy ra, thì giao dịch mới có thể thực hiện. Khi có lệnh với lượng giao dịch quá lớn cho một mức giá nhất định, giá sẽ dịch chuyện tới những mốc giá có lượng lệnh treo vừa đủ với khối lượng lệnh đó để khớp lệnh(mà ta hay gọi là open interest). Do đó, trong giao dịch nếu chúng ta biết được thông tin open interest, có lẽ chúng ta sẽ thành công trong giao dịch. Mỗi khi chúng ta thấy giá dịch chuyển 1 pip, điều đó có nghĩa là một lệnh đã được thực hiện đối ứng với lượng open interest đối ứng chờ tại mức giá hiện tại. Ngoài ra không có bất cứ cách nào làm cho giá dịch chuyển.

Như đã nói ở trên, các ngân hàng báo tỷ giá mua bán phù hợp của mình trên EBS và phải hiểu là các ngân hàng không có trách nhiệm thực hiện giao dịch nếu họ không cảm thấy giao dịch đó đem lại lợi nhuận tốt nhất cho họ. Không có chuyện “làm giá” trong hệ thống LIÊN NGÂN HÀNG”, mà chỉ có các nhà đầu cơ và các hedgers.

Như vậy rõ ràng không có chuyện làm giá trong thị trường này. Và vấn đề co giãn của spread là không thể tránh trong các hoạt động giao dịch này.

VỀ VẤN ĐỀ ĐÂU CƠ


Có lẽ chúng ta cũng nghe nói nhiều tới câu Trading là trò chơi có kết quả tổng giao dịch bằng 0(Zero Sum Game), và hoàn toàn là đúng như vậy. Vì bản thân trong Trading không tạo ra bất cứ sản phẩm nào. Nếu có một người đặt lệnh bán thành công, thì ắt sẽ có người mua, do đó nếu giá lên hay xuống thì sẽ có một người thắng, và người còn lại sẽ lỗ. Trong thị trường Forex thể hiện rõ vấn đề này, nên về mặt lý thuyết sẽ không ảnh hưởng gì tới trader nói riêng. Nhưng có một số tình huống nhất định, sẽ ảnh hưởng đến Trader...Đó là Tin.

Chúng ta thỉnh thoảng nghe nói tới broker, hay ngân hàng ăn gian...bằng cách họ rút lệnh của mình, để làm tăng spread và nhảy lệnh. Và thật sự họ thường làm như vậy trong những lý do rất đặc biệt, mặc dù họ không nhằm vào bật cứ lệnh của trader cụ thề nào. Đó là khi có tin cực kỳ quan trọng.

Trước khi ra tin, một số trader đã vào lệnh chờ mong là thị trường sẽ biến động theo đúng xu hướng của mình để kiếm lời. Khi tin đã ra và mọi người đều biết, Các ngân hàng trong hệ thống INTERBANK sẽ tháo những lệnh đầu cơ của họ ra vì họ sợ và không muốn bị lỗ không đáng có.

Các trader thiên về PTKT cũng vậy, cũng tháo bỏ các lệnh hiện hữu(vì đa số các trader PTKT rất kinh nghiệm với việc tránh vào những lệnh trước hay sau tin trong khoản thời gian nhất định của tin quan trọng.)

Các hedge fund và các trader theo PTCB đã vào trạng thái lệnh hay đang chờ đợi sau khi tin ra sẽ khớp lệnh của họ.

Nếu vậy chuyện gì sẽ xảy ra? Lấy đâu ra thanh khoản cho những lệnh này với spread quá nhỏ?

Nên nhớ là ngân hàng chỉ cấp thanh khoản cho ECN hay broker nếu họ có thể thực hiện hedge được những lệnh này trên Interbank.(đương nhiên phải có khoản spread cho họ). Nếu như spread của Interbank tăng do thanh khoản thấp, ngân hàng sẽ phải tăng spread của mình đối với broker hay ECN là lẽ đương nhiên.

Và như vậy ECN đơn thuần không nhận spread từ ngân hàng, vì spread cao hơn mức cam kết đối với khách hàng. Các broker nào có mức spread fixed đảm bảo trong vòng vài pips sẽ phải gánh chịu rủi ro vì họ không thể hedge những lệnh này(đó là lý do tại sao đôi lúc chúng ta vào lệnh sẽ thấy không được, platform yêu cầu requote nhiều lần, hay ngắt kết nối một thời gian).

Trong khi những broker có spread linh động sẽ tự động đẩy spread lên cho phù hợp với spread từ ngân hàng còn không thì họ cũng thực hiện giống như các broker có spread fixed(ngắt kết nốt, requote..).

Vậy thì chuyện gì sẽ xảy ra? Chúng ta biết sẽ có rất nhiều các lệnh chờ bị bỏ qua, biết bao nhiêu lệnh đi ngược hướng cần thoát khỏi thị trường mà không thể, và biết bao nhiêu lệnh....không thể khớp, không thể thoát, không thể chốt lời.....

Vậy có ai đủ can đảm vào thị trường lúc này để cover cho các lệnh đó không???? Chắc là không rồi! Trong vòng 5-10 giây sau khi tin ra, giá hoàn toàn đi một chiều. Và với cột giá cao ngất như vậy chính là tổng 2 mức giá. Một mức giá trước tin và một mức giá sau tin. Khoảng cách vài chục pips nhảy giá đó là cái mà chúng ta hay gọi là GAP.

theo Forexngo
 
Chỉnh sửa cuối:
Top