Support and Resistance, Trend Lines, and Channels

LangTu

<br><font color=blue><b>"Thiên Ngoại Hữu Thiên"</f
Support and Resistance (Hỗ trợ và kháng cự)

Hỗ trợ và kháng cự là một trong phần lớn các khái niệm được sử dụng rộng rãi trong kinh doanh. Mọi người có ý nghĩ dựa vào đâu để đo lường sự hỗ trợ và kháng cự.

Hãy nhìn qua hình cơ bản đầu tiên


Nhìn vào lưu đồ trên, bạn có thể thấy, mẫu chữ chi này đang đi lên (thị trường tăng giá). Khi thị trường đi lên và sau đó kéo trở lại, nó đạt đến đỉnh cao nhất trước khi bị kéo xuống và ta có sự kháng cự.

Khi thị trường tiếp tục lên lần nữa, nó đạt đến điểm thấp nhất trước khi bắt đầu trở lại khi này ta có sự hỗ trợ. Bằng cách này sự kháng cự và hỗ trợ được hình thành liên tục như khi thị trường dao động theo thời gian. Trái với trường hợp này ta có xu hướng xuống.

Có 02 điểm quan trọng cần ghi nhớ :
1. Khi thị trường trãi qua sự kháng cự, sự kháng cự trở thành hỗ trợ.
2. Vùng kháng cự hoặc hỗ trợ là vùng mà giá thường có mức kháng cự hoặc hỗ trợ nhưng không phá vỡ nó.



Trend Lines (Đường xu hướng)

Đường biểu diễn xu hướng hầu như là dạng phổ biến nhất của phân tích kỹ thuật được sử dụng hiện nay. Chúng hầu như cũng là một dạng không được sử dụng đúng mức nhất.

Nếu được vẽ đúng, chúng có thể chính xác như bất kỳ phương pháp nào khác. Nhưng đáng tiếc, phần lớn những người kinh doanh không vẽ đúng hoặc họ có làm cho đường hợp với thị trường thay cho một hướng khác.

Trong dạng cơ bản nhất, một đường lên được vẽ từ đáy của vùng hỗ trợ (khe) có thể nhận biết dễ dàng. Trong một hướng xuống, đường xu hướng được vẽ từ đỉnh của vùng kháng cự (đỉnh).



Channels (Kênh)

Nếu chúng ta bước thêm một bước về lý thuyết đường xu hướng và vẽ một đường song song có cùng góc của đường lên hoặc xuống, chúng ta sẽ tạo ra một kênh.

Để tạo một kênh lên, đơn giản vẽ một đường song song có cùng góc với đường hướng lên và sau đó dời đường đó đến vị trí chạm đỉnh gần đó. Điều này nên được thực hiện cùng lúc với tạo đường xu hướng.

Để tạo một kênh xuống, vẽ một đường song song có cùng góc với đường xuống và sau đó dời đường đó tới vị trí chạm đáy gần đó nhất. Điều này nên được thực hiện cùng lúc với tạo đường xu hướng.

Khi giá chạm đường xu hướng dưới có thể được sử dụng như vùng mua. Khi giá chạm đường xu hướng trên có thể sử dụng như một vùng bán.


 
Top