Setup Time Factory forex

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Nhập địa chỉ trang web:
www.forexfactory.com


sau đó nhấn vào tab : đồng h



Bạn sẽ thấy khung này





Bạn tinh chỉnh như hình bên dưới và nhấn save changes




sau bạn nhấn vào Calendar




chúc mừng bạn đã thành công
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Khái niệm các chỉ số kinh tế trên ForexFactory.com

Auto Sales
Doanh số bán xe hơi chỉ ra doanh số xe hơi bán được trong khoảng thời gian là 10 ngày. Số liệu này được công bố 3 ngày sau kì hạn 10 ngày, đây là số liệu chiếm phần quan trọng trong số liệu kinh tế của Mỹ.
Average workweek
Chỉ ra số giờ lao động trong khu vực phi nông nghiệp và là chỉ số hàng đầu về việc làm.
Average hourly earning (AHE)
Đây là một chỉ số quan trọng chỉ ra lạm phát trong chi phí lao động và sự căng thẳng của thị trường lao động, đôi khi cục dự trữ liên bang sẽ xem xét số liệu này trước khi có những điều chỉnh về lãi suất.
Average workweek
Chỉ ra số giờ lao động trong khu vực phi nông nghiệp và là chỉ số hàng đầu về việc làm. Số giờ làm việc trung bình hàng tuần của công nhân vùng công nghiệp dẫn đến các chu kỳ kinh doanh, bởi vì các công ty thường điều chỉnh giờ làm việc trước khi có sự tăng giảm trong lực lượng lao động của họ. Đây là chỉ số quan trọng bởi 2 lý do: nó chỉ ra sản phẩm sản xuất công nghiệp và thu nhập cá nhân, nó dùng để xem xét điều kiện làm việc của thị trường lao động. Sự gia tăng giờ làm là dấu hiệu gia tăng bảng lương, còn ngược lại cho ta thấy rằng các công ty đang khó khăn trong việc tìm kiếm các ứng viên đạt yêu cầu cho các vị trí còn trống.
Average hour earning(AHE)/Employment cost insex(ECI)
AHE là một chỉ số quan trọng chỉ ra lạm phát trong chi phí lao động và sự căng thẳng của thị trường lao động, đôi khi Cục dự trữ liên bang sẽ xem xét số liệu này trước khi có những điều chỉnh về lãi suất.
ECI là chỉ số tham khảo đo lường chi phí lao động, và gia tăng lãi suất. Nó là dấu hiệu của lạm phát lương, đo lường thay đổi trong chi phí lao động trong khu vực phi nông nghiệp-bang-chính quyền địa phương cho mỗi cá nhân ứng với mức trách nhiệm. Đây là chỉ số có ảnh hưởng quan trọng đến thị trường, là dấu hiệu của lạm phát lương, giống như giá cả hàng hóa và dịch vụ, giá cả lao động phản ánh lên chính sách tiền tệ. Giá cả lao động tăng nhanh chỉ ra rằng có quá nhiều tiền chi ra để được ít hàng hóa hơn. Gia tăng không mong đợi ở AHE/ECI dẫn đến tăng lãi suất, thị trường trái phiếu xem xét gia tăng trong AHE/ECI dẫn đến lạm phát cho chi phí lao động và gây ra lạm phát nếu có sự gia tăng vuợt mức của sản phẩm sản xuất. Lạm phát lương cao dẫn đến thị trường chứng khoán do tăng lương làm giảm lợi nhuận, tăng lãi suất dài hạn và đưa đến việc Fed tăng lãi suất để chống lạm phát. Anh hưởng của AHE/ECI là không rõ ràng, lương tăng làm tăng chi phi dẫn đến giảm khả năng cạnh tranh, tuy nhiên nó làm tăng lãi suất danh nghĩa hơn khi Fed áp dụng chính sách thắt chặt, và tăng lãi suất về cơ bản sẽ dẫn đến tỷ giá hối đoái tăng lên. ECI công bố hàng quý, AHE công bố hàng tháng và nó chỉ ra mức tăng lương so với tháng trước. Tuy vậy, việc so sánh 2 chỉ số này cần lưu ý một vài điểm: ECI đo lường chi phí lao động và nó bao gồm cả lương tuần, lương tháng và chi phí quyền lợi của người lao động như bảo hiểm các loại. Không như AHE, ECI không bị ảnh hưởng bởi ca làm việc giữa các ngành công nghiệp lương thấp và lương cao hay việc làm lương cao-thấp trong mối quan hệ giữa các ngành công nghiệp, ECI đại diện cho chi phí lao động cho các việc làm toàn thời gian giống nhau. Thay vào đó, AHE có thể gia tăng do nhiều cá nhân được tuyển ở vị trí công việc đòi hỏi kỹ năng tốt hơn, có mức lương trả cao hơn, điều này gia tăng trong AHE chứ không gia tăng trong ECI. Không như ECI, AHE tăng do sự gia tăng nhất thời trong lương mỗi giờ làm việc.
Qua những điều trên, ta thấy rằng bản báo cáo ECI có phần quan trọng hơn AHE khi nó được dùng để xem xét rằng có tăng lạm phát lương hay chi phí lương hay là không.
Contruction Spending
Chỉ số này đo lường giá trị của xây dựng trong thời hạn 1 tháng.
Consumer credit
Đây là bản báo cáo của chính phủ để đo lường tín dụng tiêu dùng theo 3 tiêu chí là các khoản vay mua ô tô, các khoản vay luân chuyển, khoản nợ thẻ tín dụng, xu hướng tín dụng tiêu dùng được xem như là một chỉ số đáng tin cậy về chi tiêu của khách hàng. Ví dụ như xu hướng gia tăng trong nợ tiêu dùng chỉ ra được sự gia tăng trong nhu cầu tiêu dùng của nền kinh tế và ngược lại. Các nhà kinh tế cho đây là công cụ nghèo nàn về dự đoán xu hướng thị hiếu của người tiêu dùng.
Consumer price index (CPI)
Đo lường sự thay đổi trung bình trong giá cả hàng hóa được chi trả bởi số lượng người tiêu dùng trung bình cho rổ hàng hoá dịch vụ cố định.
Ơ Mỹ thì tỷ trọng các hạng mục trong rổ hàng hoá là nhà ở 42%, thực phẩm 18%, giao thông 17%, y tế 6%, trang sức 6%, giải trí 4%, khác 7%.
CPI được sử dụng rộng rãi để đo lường lạm phát, là một chỉ số quan trọng ảnh hưởng đến các chính sách của chính phủ. Gia tăng trong CPI ám chỉ lạm phát, là một chỉ số quan trọng trên thị trường và có khả năng thay đổi thị trường, sự gia tăng lớn hơn mong đợi của lạm phát hoặc xuất hiện xu hướng gia tăng CPI sẽ dẫn đến giá trái phiếu giảm và lợi tức và lãi suất sẽ tăng lên. Chỉ số lạm phát cao gây ra sự thay đổi trên thị trường chứng khoán và sẽ dẫn đến thay đổi trong lãi suất. Lạm phát cao gây ảnh hưởng khó xác định tỷ giá hối đoái, nó dẫn đến sự giảm tỷ giá, khi mức giá cao hơn đồng nghĩa với giảm năng lực cạnh tranh. Lạm phát cao dẫn đến tăng lãi suất và áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ.
Không như phương pháp đo lường lạm phát khác, chỉ bao gồm hàng hóa được sản xuất trong nước, CPI bao gồm luôn hàng hóa nhập khẩu. Các nhà phân tích thường tập trung đến CPI lõi, biến thể này đã chiếm 8 yếu tố chiếm 16% rổ CPI (trái cây, rau, xăng, dầu, khí gas, lợi tức vay thế chấp, giao thông nội thị và thuốc lá). Phép tính này làm cho CPI được tính toán một cách chính xác hơn.
Core PPI
Chỉ số PPI lõi, đã trừ đi năng lượng và thực phẩm.
Coincident index
Đây là một chỉ số tổng hợp, là một nhân tố then chốt trong việc xác định đỉnh và đáy của chu kỳ kinh doanh, chúng được xây dựng để tổng hợp và chỉ ra các mô hình điểm thay đổi phổ biến trong các dữ liệu kinh tế theo phương cách rõ ràng và thyết phục, chúng loại bỏ được sự biến động của các yếu tố cá nhân. Theo lịch sử, điểm thay đổi của chu kì trong chỉ số này xuất hiện trước những hoạt động tổng hợp của nền kinh tế.
Ở Mỹ chỉ số tổng hợp này gồm: lao động trong bảng lương phi nông nghiệp, thu nhập cá nhân trừ thanh toán chuyển nhượng, sản xuất sản phẩm công nghiệp, doanh số thương mại
Ở Úc gồm: hoạt động bán lẻ, tỉ lệ thất nghiệp, sản xuất công nghiệp, việc làm, thu nhập hộ gia đình.
Ở Pháp gồm: doanh số bán lẻ, sản xuất công nghiệp, nhập khẩu thực, chi phí thất nghiệp.
Ở Đức gồm: sản xuất công nghiệp, doanh số sản xuất, doanh số bán lẻ, việc làm
Ở Nhật gồm: số người có việc làm, sản xuất công nghiệp, doanh số bán lẻ thực, doanh số sản xuất thực, doanh số bán buôn thực và lương.
Ở Anh gồm: tổng tiêu dùng hộ gia đình, doanh số bán lẻ, việc làm, thu nhập thực của hộ gia đình có thể dùng được.
Consumer confidence
Là chỉ số hàng đầu của chu kỳ kinh doanh, đo lường mức độ niềm tin của người tiêu dùng hộ gia đình trong nền kinh tế. Báo cáo được công bố sẽ cung cấp thông tin về đánh giá của người tiêu dùng hộ gia đình trong nền kinh tế về tình trạng hiện tại và sự kỳ vọng vào tương lai.
Ơ Mỹ, các câu hỏi thường được gửi tới mẫu gồm 5.000 gia đình, có khoảng 3.500 trả lời. Họ được hỏi 5 câu: điều kiện kinh doanh của khu vực sinh sống, điều kiện kinh doanh trong 6 tháng, việc làm trong khu vực, việc làm còn trống trong 6 tháng, thu nhập gia đình trong 6 tháng. Các câu trả lời sẽ được điều chỉnh một cách hợp lý. Hai chỉ số còn lại là đánh giá tình trạng hiện thời của khu vực, kỳ vọng ở tương lai cũng được xây dựng vào chỉ số, kỳ vọng chiếm tỷ trọng 60% và đánh giá tình trạng hiện thời chiếm 40%, chỉ số nêu lên tình trạng kinh tế mỗi vùng và nó được so sánh với các vùng khác. Niềm tin tiêu dùng có mối tương quan tới thất nghiệp, lạm phát, thu nhập thực tế. Chỉ số niềm tin tăng khi tỷ lệ thất nghiệp thấp và GDP tăng cao, gia tăng trong giá chứng khoán cũng làm chỉ số niềm tin tăng. Sự gia tăng trong tiêu dùng có thể được mong đợi như là dấu hiệu của lạm phát, chỉ số này ảnh hưởng quan trọng lên giá chứng khoán và một phần lên tỷ giá hối đoái. Là công cụ hữu ích để dự báo. Báo cáo này sẽ cung cấp các chi tiêu kế hoạch, không phản ảnh chi tiêu thực tế, nó không có các thông tin cần thiết để đánh giá chính xác thu nhập và gia tăng việc làm trong 6 tháng.
Export price
Báo cáo được công bố bởi Cục thống kê lao động và chỉ số này đo lường thay đổi trong giá các sản phẩm được sản xuất ở Mỹ và xuất khẩu đi các nước khác.
Employee on non-farmpayrolls
Thống kê này bao gồm lao động toàn thời gian và bán thời gian không phân biệt lao động thường xuyên và tạm thời. Do thay đổi trong chỉ số này ảnh hưởng đến thuê mướn hay sa thải thực tế lao động, nó dùng để đo lường sức khỏe của nền kinh tế.
Federal open market committee- FOMC
Là ủy ban đề ra chính sách lãi suất và tín dụng của hệ thống dự trữ liên bang, cơ quan quan trọng nhất làm ra chính sách tiền tệ, đứng đầu là chủ tịch Alan Greenspan. FOMC họp 8 lần một năm, trong các buổi họp này các thành viên FOMC sẽ xem xét chính sách tiền tệ nên thay đổi như thế nào?
Gross Domestic Product (GDP)
Chỉ số này đo lường giá trị thị trường của hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trên một quốc gia, không xét đến yếu tố quốc tịch của các công ty sở hữu các nguồn lực này. Có 4 yếu tố chính cấu thành giá trị GDP gồm : tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu chính phủ, xuất khẩu ròng. Chỉ số này được công bố hàng quý trên cơ sở so sánh tỷ lệ % tăng giảm quý này so với quý trước, năm này so với năm trước. Chỉ số này có ảnh hưởng quan trọng trên thị trường sau khi được công bố.
GDP Deflator
Đây là chỉ số giá tổng tổng hợp của GDP của nền kinh tế. Nó đo lường mức giá của GDP hiện tại trong mối quan hệ với giá năm cơ sở.
Harmonized index of consumer prices- HICP
Chỉ số này được sử dụng bởi NHTW Châu Au (ECB), nó đo lường lạm phát trong phạm vi quốc tế, trong mối quan hệ so sánh với các nước trong Khu vực Châu Au, nó được tính toán dựa trên khái niệm cân đối, các phương thức và chứng từ, làm ảnh hưởng lên sự gia tăng giá cả trong khu vực Châu Âu dựa trên mô hình tiêu dùng của quốc gia, trong đó HICP dùng để đo lường tiêu chuẩn hội tụ đến mức giá cả cân bằng.Đây là một cơ sở để đánh giá khả năng tham gia vào liên minh Châu Âu và các tổ chức tài chính tiền tệ của các thành viên. HICP được tính toán cho 15 thành viên EU cộng với Nauy và Iceland. Giống như CPI, HICP đo lường thay đổi trong giá cả thuần túy. Nó được bảo đảm bởi sự xác định và so sánh chi phí của rổ hàng hóa tiêu dùng. Vì thế cấu trúc tiêu dùng và tất cả các yếu tố khác có ảnh hưởng đến giá cả (sản lượng đơn vị hàng hoá, kênh phân phối, điều khoản gia hàng và thanh toán) giữ cố định trong các phép tính, nếu một trong các biến thay đổi thì sự khác biệt giữa giá cũ và giá mới có thể bao gồm sự thay đổi không thực. HICP được tính toán như một chỉ số dây chuyền.
Sự khác biệt chính giữa CPI và HICP là rổ hàng hoá. Trong CPI có tính đến các khoản như tiền thuê nhà, thuế liên quan đến tiêu dùng như thuế tài sản, thuế xe cộ, chi phí để là thành viên của các câu lạc bộ, tổ chức xã hội, nhưng trong HICP không tính đến. Mặt khác, ở một số quốc gia HICP không bao gồm chi phí bỏ ra để chăm sóc sức khỏe. Sự khác biệt nữa là CPI bao gồm sự gia tăng giá cả tiêu dùng cá nhân của người quốc gia đó sống ở nước ngoài, trong khi HICP bao gồm tiêu dùng cá nhân của người nước ngoài sống ở quốc gia đó. HICP chỉ ra giá cả trong tiêu dùng của các hộ gia đình ở các vùng kinh tế, theo một phương cách không đáng tin cậy. Độ lệch giữa HICP tính toán và công bố không lớn hơn 0,1%.
Housing start/Building permits
Số lượng nhà mới được xây dựng đo lường số lượng đơn vị nhà mới xây dựng đầu mỗi tháng. Sự bắt đầu xây dựng nhà mới được coi như là sự động thổ nhà. Số lượng nhà được xây dựng mới được cung cấp thông qua giấy phép xây dựng nhà. Hoạt động xây dựng nhà ở liên quan trực tiếp đến lãi suất vay thế chấp, lãi suất tăng làm chi phí xây nhà tăng và làm giảm số lượng người vay tiền, làm số nhà xây mới ít đi và ngược lại. Đây là một chỉ số hàng đầu, dự báo sự phát triển, số lượng nhà xây mới giảm sẽ làm giảm tốc độ tăng trong nền kinh tế và đưa nền kinh tế vào tình trạng trì trệ, và ngược lại.
Sự gia tăng lớn hơn mong đợi hàng tháng hay xuất hiện xu hướng gia tăng xem như là dấu hiệu của lạm phát, làm giảm giá trái phiếu, lợi tức và lãi suất sẽ tăng, số liệu này có ảnh hưởng quan trọng lên thị trường trái phiếu.
Industrial production/manufacturing production/capacity utilization
Sản lượng công nghiệp và chi tiêu vốn, phản ánh sức khỏe của khu vực công nghiệp. Đây là chỉ số đo lường sản phẩm đầu ra của các nhà máy, mỏ, ngành phục vụ công. Sản phảm sản xuất là yếu tố chiếm tỷ trọng lớn nhất, có thể được tính toán chính xác bằng việc sử dụng tổng số giờ sản xuất của bản báo cáo việc làm. Trong bản báo cáo này, sản phẩm hữu dụng chiếm vị trí quan trọng, đây là sản phẩm dựa vào sự thay đổi của thời tiết. Thời tiết quá nóng hay quá lạnh sẽ gia tăng các nhu cầu về sản phẩm này, ngoài ra bản báo cáo còn chi ra mức độ chi tiêu vốn. Chi tiêu vốn đo lường xu hướng vốn các sử dụng để sản xuất hàng hóa, cho ta thấy được % tổng các xí nghiệp và thiết bị trong nền kinh tế được sử dụng cho sản xuất. Chi tiêu này tăng giảm theo chu kỳ kinh doanh. Sự gia tăng sản phẩm sản xuất sẽ dẫn đến chi tiêu vốn tăng. Thông qua chi tiêu vốn ta có thể đánh giá năng lực sản xuất của nền kinh tế. Nhưng thị trường thường không mấy tin vào chỉ số này. Chi tiêu vốn rất khó tính toán, nhưng ta có thể dự đoán chính xác dựa trên sự gia tăng của sản phẩm sản xuất. Sự gia tăng lớn hơn mong đợi hàng tháng hoặc xu hướng gia tăng sẽ chỉ ra dấu hiệu của lạm phát, làm giảm giá trái phiếu và tăng lợi tức và lãi suất. Tốc độ sản xuất chậm sẽ làm sáng sủa hơn cho thị trường trái phiếu.
Industrial production
Đây là bản báo cáo của chính phủ về sản phẩm của các nhà máy, các khu mỏ, ngành phục vụ công cộng của quốc gia.
Import price
Báo cáo được công bố bởi Cục thống kê lao động và chỉ số này đo lường thay đổi trong giá các sản phẩm được mua từ các quốc gia khác bởi các nhà nhập khẩu Mỹ.
ISM Manufacturing Index
Chỉ số này dựa trên cơ sở xem xét các doanh nghiệp sản xuất về việc làm, sản phẩm, đơn đặt hàng mới, nhà cung cấp, giao hàng và hàng tồn kho. Mức độ của chỉ số sẽ đưa ra được đà phát triển của sản xuất.
Leading indicators
Chỉ số chỉ báo kinh tế, được xây dựng trên nền tảng 10 chỉ số khác nhau dùng để dự đoán triển vọng kinh tế.
Leading index
Đây là một chỉ số tổng hợp, là một nhân tố then chốt trong việc xác định đỉnh và đáy của chu kỳ kinh doanh, chúng được xây dựng để tổng hợp và chỉ ra các mô hình điểm thay đổi phổ biến trong các dữ liệu kinh tế theo phương cách rõ ràng và thyết phục, chúng loại bỏ được sự biến động của các yếu tố cá nhân. Theo lịch sử, điểm thay đổi của chu kì trong chỉ số này xuất hiện trước những hoạt động tổng hợp của nền kinh tế. Nếu trong 3 tháng liên tiếp mà chỉ số này thay đổi theo một chiều hướng thì điều này sẽ chỉ ra điểm thay đổi xu hướng trong nền kinh tế. Trong khi chỉ số này là một công cụ dự báo quan trọng thì nó lại có ít ảnh hưởng lên thị trường trái phiếu và lãi suất, bởi vì phần lớn các yếu tố trong chỉ số được xuất bản trước khi được công bố.
Ơ Mỹ chỉ số này bao gồm các yếu tố sau: giờ làm việc trung bình hàng tuần, sản xuất, các đơn yêu cầu bảo hiểm thất nghiệp trung bình hàng tuần, đơn đặt hàng mới của các nhà sản xuất, hàng hóa tiêu dùng và vật liệu, bán hàng, giấy phép xây dựng, nhà ở mớ i, giá chứng khoán, 500 cổ phiếu thường, cung tiền M2, biên độ dao động của lại suất, trái phiếu kho bạc kì hạn 10 năm trừ đi quỹ liên bang, chỉ số niềm tin của người tiêu dùng.
Ơ Úc thì chỉ số này gồm :lợi tức trái phiếu chính phủ trung hạn, biên độ lợi tức trái phiếu, giá cổ phần, cung tiền M3, nông sản xuất khẩu, chỉ số doanh thu trên hang tồn kho, số lượng công ty tư nhân phi tài chính, các giấy phép xây dựng mới.
Ơ Pháp chỉ số này gồm: lợi tức trái phiếu kì hạn 10 năm, biên độ dao động của lợi tức, chỉ số giá chứng SBF 250, tiêu dùng sản phẩm sản xuất, giấy phép xây dựng, dân số, số người thất nghiệp mới, đơn hàng mới của ngành công nghiệp, chỉ số niềm tin người tiêu dùng, thay đổi giá chứng khoán, và tỷ số giảm phát giá trị gia tăng trong sản xuất trên đơn vị lao động.
Ơ Đức gồm : các đơn hàng sản phẩm đầu tư mới, biên độ lợi tức, thay đổi trong hàng tồn kho, tổng lợi tức từ các xí nghiệp và tài sản, giá các chứng khoán, đơn hàng xây dựng nhà ở dân cư mới, mức tăng lãi suất cho chỉ số CPI ở khu vực dịch vụ, chỉ số niềm tin người tiêu dùng.
Ơ Nhật gồm : lợi nhuận hoạt động, số lượng nhà mới xây dựng, số doanh nghiệp phá sản, chỉ số làm việc toàn thời gian, giá chứng khoán (TOPIX) tăng trưởng của lãi suất 6 tháng đối với ản phẩm lao động, bản điều tra kinh tế Tanka về điều kiện kinh doanh, cung tiền, biên độ lợi tức, đơn hàng mới cho máy móc và xây dựng.
Ở Anh gồm: báo cáo đơn hàng mới, khối lượng sản phẩm sản xuất mong đợi, chỉ số niềm tin người tiêu dùng, chỉ số tất cả chứng khoán, đơn hàng mới trong công nghiệp máy móc, sản phẩm sản xuất cho nền kinh tế, thặng dư lợi nhuận hoạt động của các doanh nghiệp.
M4 money supply
Chỉ số này đo lường tổng lượng tiền trong nền kinh tế. Nó là tổng của: tiền dưới dạng tiền giấy và đồng xu, tổng lượng tiền gửi bởi các ngân hàng các cá nhân các công ty và các ngân hàng khác, tổng lượng tiền vay của chính phủ. Các nhà phân tích tin rằng sự gia tăng trong cung tiền là dấu hiệu báo trước của lạm phát trong tương lai. Tuy nhiên mối tương quan này không còn đáng tin cậy kể từ khi cố số liệu về tài chính được công bố từ những năm 80.
Nonfarm payrolls
Chỉ ra số lượng người lao động phi nông nghiệp trên bảng lương của hơn 500 ngành công nghiệp của tư nhân cũng của chính phủ.
Net export/ Current Account
Xuất khẩu ròng bằng giá trị xuất khẩu trừ giá trị nhập khẩu, nó được định nghĩa như là các cân thương mại của quốc gia, thặng dư khi xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu, còn ngược lại là thâm hụt. Tài khoản vãng lai là một hỗn hợp có liên quan đến cán cân thương mại, và bằng cán cân thương mại công các yếu tố thu nhập ròng từ nước ngoài, cán cân thương mại, tài khoản vãng lai có thể nhìn nhận dưới 2 góc độ: có thể xem như là chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu, và có thể xem như là chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư quốc gia. Cán cân thương mại thâm hụt được xem như là năng lực cạnh tranh của quốc gia đó kém, và nó thể hiện một nền kinh tế mạnh khi đầu tư quốc gia lớn hơn tiết kiệm quốc gia. Cán cân thương mại có ảnh hưởng lên lãi suất và giá chứng khoán, giá chứng khoán rớt nếu cán cân thương mại chỉ ra năng lực cạnh tranh của các công ty trong nước kém, tuy vậy thâm hụt cán cân thương mại làm tăng nhập khẩu, khi đó lại suất có xu hướng tăng, tỷ giá hối đoái có thể tăng dựa vào thâm hụt cán cân thương mại.
New York empire state index
Xem xét tình hình hàng tháng các nhà sản xuất ở bang New York, được quản lý bởi cục dự trữ liên bang Mỹ, các thành viên gồm nhiều đại diện của các ngành công nghiệp khác nhau.
Producer price index
Là chỉ số tổng hợp đo lường thay đổi trung bình giá bán hàng qua thời gian nhận được bởi nhà sản xuất hàng hóa dịch vụ trong nước.
Producer Price Index (PPI)
Chỉ số bán sỉ này là tổng hợp của nhiều chỉ số và nó đo lường thay đổi trung bình trong giá bán hàng nhận được bởi các nhà sản xuất hàng hóa dịch vụ trong nước. PPI đo lường thay đổi trong giá cả từ triển vọng của người bán.
Purchasing Managers’ Index (PMI)
Chỉ số này được sử dụng rộng rãi ở các nền kinh tế công nghiệp để đánh giá niềm tin về triển vọng kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Đức, Nhật, Anh sử dụng để xem xét cả 2 ngành công nghiệp sản xuất và dịch vụ. Các số liệu được công bố sẽ đưa ra các câu hỏi về hoạt động kinh doanh, cơ hội kinh doanh mới, việc làm, giá cả đầu vào…
Productivity/unit labor cost
Đo lường hiệu quả lao động trong sản xuất hàng hóa dịch vụ của nền kinh tế. Chi phí đơn vị lao động ảnh hưởng đến chi phí lao động tong việc sản xuất mỗi đơn vị sản phẩm đầu ra, cả hai được xem là chỉ số xu hướng lạm phát trong tương lai. Sản phẩm sản xuất rất quan trọng vì nó cho phép tăng lương và kinh tế tăng trưởng nhanh mà không có hệ quả của lạm phát. Đây là đề tài nóng gần đây đối với các nền kinh tế mạnh, có thị trường lao động khá căng thẳng và lạm phát chưa được giải quyết tốt, số liệu về sản phẩm sản xuất cho nhà đầu tư thấy được rằng chứng khoán và trái phiếu được mong đợi thay đổi như thế nào, và phản ứng của thị trường qua những công bố này chỉ ra sự đúng đắn trong tăng trưởng sản phẩm sản xuất.
Retail Sales
Doanh số bán lẻ đo lường tổng số giá trị hóa đơn tại các cửa hàng bán sản phẩm lâu bền và sản phẩm không lâu bền. Không bao gồm dịch vụ.
Treasury budget
Tài khoản hàng tháng của chính phủ Mỹ, có 2 dạng thặng dư và thâm hụt.
The institute of supply management survey (ISM index) aka purchasing managers index (PMI)
Là chỉ số tổng hợp của 5 chỉ số: đơn hàng mới, mức hàng tồn kho, giao hàng của nhà cung cấp, môi trường làm việc, sản xuất. Nó xem xét truy vấn các giám đốc mua hàng về định hướng chung của sản xuất, đơn hàng, hàng tồn kho, việc làm, giao hàng và giá cả. Yếu tố đầu tiên trong 5 yếu tố trên chiếm tỷ trọng lớn nhất, dữ liệu sẽ được điều chỉnh cho hợp lý ở các yếu tố, PMI trên 50% chỉ ra sản xuất trong nền kinh tế đang được mở rộng, dưới 50% thì sản xuất đang có ciều hướng giảm. Báo cáo PMI có ý nghĩa quan trọng cho thị trường tài chính, và là chỉ số tốt nhất về các doanh nghiệp sản xuất, đây là chỉ số phổ biến để xem xét áp lực lạm phát, tuy vậy nó không chính xác bằng CPI, do số liệu được cung cấp vào ngày thứ nhất sau thời hạn một tháng nên nó mang tính kịp thời, nó được xem là bức tranh phản ảnh rõ nét nhất về khu vực sản xuất. PMI thường được sử dụng để đoán PPI được công bố sau đó, nó còn chứa đựng thông tin quan trọng về hoạt động sản xuất và phi sản xuất, thị trường trái phiếu sẽ phục hồi khi ISM thấp hơn mong đợi, nhưng giá trái phiếu sẽ tăng khi ISM tăng cao. Điểm yếu của sự xem xét này là nó đưa ra 3 câu trả lời: PPI phản ứng nhanh hơn, cùng lúc và chậm hơn PMI đã công bố, vì thế kết quả không thật chính xác. Tuy vậy, chỉ số này đưa ra được chi phí việc làm, nó được theo sau bởi phản ứng của thị trường chứng khoán, một phần quan trọng của bản báo cáo là sự gia tăng trong đơn hàng mới, nó dự đoán được hoạt động sản xuất của các tháng tiếp theo trong tương lai.
Unemployment rate
Tỷ lệ người thất nghiệp là phần trăm số người có khả năng kiếm việc làm nhung hiện tại chưa kiếm được việc làm. Mặc dù là một số liệu thường xuyên được công bố song chỉ số này không được mấy được thị trường quan tâm vì sự chậm trễ của nó, nó thường rớt sau những chu kỳ kinh tế.
Unit Labor Costs
Chi phí đơn vị lao động là tỷ số của chỉ số tiền công mỗi giờ lao động trên chỉ số sản phẩm sản xuất ra mỗi giờ. Chỉ số này cho ta thấy được gia tăng trong sản phẩm sản xuất bù lại bằng sự gia tăng trong lương bổng hay sự gia tăng trong lương bổng làm hao mòn sự gia tăng trong sản phẩm sản xuất ra.
Unemployment rate
Tỷ lệ người thất nghiệp là phần trăm số người có khả năng kiếm việc làm nhưng hiện tại chưa kiếm được việc làm.mặc dù là một số liệu thường xuyên được công bố song chỉ số này không được mấy được thị trường quan tâm vì sự chậm trễ của nó, nó thường rớt sau những chu kỳ kinh tế.
Sự giảm số lượng việc làm không như mong đợi sẽ gây ra lạm phát, dẫn đến tăng lãi suất,thị trường trái phiếu nhìn nhận tỷ lệ thất nghiệp cao một cách ưa thích đặc biệt khi nền kinh tế hoạt động hết công suất và tỷ lệ thất nghiệp đạt đến mức tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Fed sẽ tăng lãi suất nếu tỷ lệ thất nghiệp giảm và ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán. Tỷ lệ thất nghiệp thấp là dấu hiệu của nền kinh tế khoẻ mạnh, lợi nhuận tiềm tàng cao và điều này tốt cho chứng khoán. Tỷ lệ thất nghiệp thấp có thể gia tăng kỳ vọng lạm phát, dẫn đến tăng lãi suất và điều này xấu cho thị trường chứng khoán. Tỷ lệ thất nghiệp thấp dẫn đến lạm phát lương cao, ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán. Tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn mong đợi dẫn đến tăng tỷ giá hối đoái do có kỳ vọng tăng lãi suất.
Wholesale price index (WPI)
Chỉ số này đo lường giá cả hàng hóa trong khu vực doanh nghiệp. Nó tính toán tỷ trọng trung bình của của ba chỉ số giá cả gồm: chỉ số giá cả bán buôn trong nước, chỉ số giá xuất khẩu, chỉ số giá nhập khẩu. Trong đó chỉ số giá bán buôn trong nước chiếm một tỷ trọng lớn.
Wholesale inventory
Đây là báo cáo của chính phủ về thống kê doanh số và hàng tồn kho ở giai đoạn thứ 2 của chu kỳ sản xuất.
Wholesale trade
Bản báo cáo về chỉ số này bao gồm các thống kê về doanh số và hàng tồn kho ở giai đoạn thứ 2 của chu kỳ kinh doanh… số liệu về doanh số không nhắc đến tiêu dùng cá nhân, vì thế nó không thay đổi được thị trường. Các hàng tồn kho bán buôn này đôi khi thay đổi của nó làm thay đổi tổng lượng hàng tồn kho (gồm hàng tồn kho ở cơ sở sản xuất, hãng buôn, điểm bán lẻ) và có thể ảnh hưởng đến GDP. Qua số liệu được công bố ta có thể biết được môt phần nhỏ phản ứng của thị trường, thường thì số liệu này sẽ không được công bố rộng rãi trừ các nhà kinh tế thị trường.
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Chỉ số US DoLLar ( USDX) là gì?

Nếu bạn đang kinh doanh chứng khoán, những chỉ sổ như Dow Jones Industrial Average (DJIA), NASDAQ Composite, Russell 2000, S&P 500, Wilshire 5000, và Nimbus 2001 chẳng phải xa lạ gì. Ồ! Đợi một chút nào. Thật ra chỉ số sau cùng còn trông giống như cái cán chổi thần kì của Harry Potter nữa chứ.

Đấy bạn thấy không nếu chứng khoán U.S. có chỉ số thì đồng Dollar U.S cũng thế. Do vậy những ai kinh doanh tiền tệ như chúng ta đều gắn kết với chỉ số Dollar U.S (viết tắt là USDX)

Chỉ số Dollar U.S. là trung bình trọng lượng của những đồng ngoại tệ trong cùng một “rổ” so với đồng Dollar.

Thôi nào! Có lẽ tôi phải quay trở lại vấn đề trước khi bạn bắt đầu buồn ngủ với mớ định nghĩa nhùng nhằng này, hãy cùng nhau bắt tay phân nhỏ nó ra nhé!

Thật ra nó cũng tương tự như cách bạn thấy các chỉ số cổ phiếu chạy hoạt động cho chúng ta biết tổng quát tình hình giá trị của các cổ phiếu chứng khoán. Dĩ nhiên lúc này “chứng khoán” mà chúng ta đề cập ở đây chính là những đồng tiền lớn khác trên thế giới.
Khái nim “r

Chỉ số Dollar U.S. liên quan đến sáu ngoại tệ:
1. Đồng Euro (EUR)
2. Đồng Yên (Nhật)
3. Bảng Anh (Anh)
4. Đồng Loonie (Canada)
5. Đồng Kronas (Thụy Điển)
6. Đồng Francs (Pháp)

Còn đây là một một câu hỏi có 1 bẫy nhỏ: Nếu chỉ số được cấu thành từ 6 đồng ngoại tệ, vậy theo bạn cả thảy có bao nhiêu quốc gia liên quan?
Bạn nào trả lời “6” vậy, thành thật chia buồn cùng bạn: “Trật rồi!” . Vậy có ai đáp “17” không? Bạn quả là một thiên tài.
Đáp án đúng phải là “17”. Có lẽ bạn đã quên mất rằng Cộng đồng chung Châu Âu có cả thảy là 12 thành viên sau đó mới cộng thêm 5 quốc gia khác nữa (gồm Nhật, Anh, Canada, Thụy Sĩ và Thụy Điển)

Rõ ràng 17 quốc gia chỉ chiếm một phần nhỏ trên thế giới song rất nhiều đồng tiền khác phải theo sát chỉ số Dollar U.S. Chính điều này khiến USDX trở thành công cụ rất tốt để đo lường sức mạnh toàn cầu của đồng Dollar U.S.

Lại thêm một điều thú vị nữa đây: khi đồng Euro rớt giá, theo bạn chỉ số Dollar U.S. sẽ di chuyển như thế nào?

Đồng Euro chiếm một tỉ lệ lớn trong cấu thành chỉ số Dollar U.S., thậm chí có thể gọi nó là “chỉ số phản Euro”. Bởi USDX bị tác động cực mạnh từ đồng Euro, mọi người đang mong đợi một chỉ số Dollar “cân bằng” hơn. Mặc dù vậy, không chỉ đơn giản có thế.

Đc ch s Dollar U.S. như thế nào?
Đây là biểu đồ của U.S. Holler tại chỉ số đồng Dollar:

Đầu tiên, hãy chú ý chỉ số luôn được tính toán suốt 24 giờ 1 ngày, 7 ngày trong 1 tuần. USDX đo lường giá trị tổng quát của đồng Dollar tương ứng với mức cơ bản là 100,000. Hừ! Khó hiểu rồi đấy!

OK! Ví dụ, hiện tại bạn đọc thấy con số trên biểu đồ là 86.212. Nó có nghĩa đồng Dollar đã rớt 13.788% kể từ lúc khởi đầu của chỉ số. (86.212 – 100.000)
Nếu bạn đọc thấy 120.650 nghĩa là giá trị của đồng Dollar đã tăng 20.650% kể từ lúc khởi đầu của chỉ số. (120.650 – 100.000)

Thời điểm khởi đầu của chỉ số là vào tháng 3 năm 1973. Đó là lúc những quốc gia lớn nhất thế giới ngồi lại với nhau tại thủ đô Washington và tất cả đồng ý cho phép đồng tiền của họlưu hành tự do qua lại lẫn nhau. Khởi đầu của chỉ số còn được xem là “thời kì nền tảng”

Công thc tính ch s Dollar U.S.
Đây là công thức dài ngoằn nhưng đòi hỏi tính chặt chẽ cao đấy. Không đơn giản tí nào!

USDX = 50.14348112 x EURUSD^(-0.576) x USDJPY^(0.136) x GBPUSD^(-0.119) x USDCAD^(0.091) x USDSEK^(0.042) x USDCHF^(0.036)

Cũng có một loại chỉ số dollar khác được Federal Reserve sử dụng gọi là “chỉ số trade-weighted U.S. Dollar”

Fed muốn tạo ra một chỉ số có thể phản ánh giá trị đồng dollar so với các ngoại tệ chính xác hơn dựa trên khả năng cạnh tranh hàng hóa của Mỹ so với các quốc gia khác.

Khác biệt chính giữa chỉ số USDX và traded-weighted dollar index nằm ở rổ riền tệ được sửdụng và trọng lượng liên quan của chúng. Trọng lượng này dựa trên số liệu thương mại hằng năm.

Các đng tin và trng lượng ca chúng:
Đây là trọng lượng hiện tại của chỉ số:


Khu vực EURO 18.08
Canada1 6.293
Nhật1 0.035
Mexico 9.823
Trung Quốc 13.377
Vương Quốc Anh 4.822
Đài Loan 2.755
Hàn Quốc 4.047
Singapore 2.061
Hồng Kông 2.035
Mã Lai 2.11
Brazil 1.955
Thụy Sĩ 1.412
Thái Lan 1.416
Philippines 0.825
( Được đo lường vào December 15, 2005 )
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Sổ tay các chỉ số kinh tế cơ bản
“Nếu bạn không biết các khái niệm CPI, PMI hay ECI có nghĩa gì, mà bạn lại muốn bắt tay vào đầu tư thì cuốn sách này sẽ giúp bạn giải thích những khái niệm đó và một vài điều kiện khác giúp bạn tiếp cận những chỉ số , giúp bạn đầu tư hiệu quả.

Cục Dự trữ Liên bang dùng những chỉ số kinh tế này để theo dõi tình hình lạm phát. Nếu chúng cho thấy áp lực của lạm phát, Cục dự trữ sẽ tăng mức lãi suất. Ngược lại, khi chúng cho thấy dấu hiệu giảm phát, thì mức lãi suất sẽ giảm.

Lãi suất là yếu tố quan trọng trong nền kinh tế vì nó tác động đến việc từng cá nhân và doanh nghiệp mượn tiền để đấu tư. Một sự tăng lãi suất sẽ làm nền kinh tế suy yếu, trong khi giảm lãi suất sẽ gây nguy hiểm cho sự phát triển.
Mục đích của quyển sách này là để giải thích những thuật ngữ đơn giản, được hầu hết các nhà phân tích và đầu tư sử dụng. Lần tiếp theo khi bạn nghe những thuật ngữ này trên phương tiện thông tin hay những tạp chí tài chính, bạn có thể sử dụng những thông tin này để đánh giá hiệu quả tiềm ẩn của nền kinh tế và khả năng đầu tư của bạn.
Hãy đầu tư khôn ngoan.
Manuel Jesus-Backus”

Để tham khảo các thông tin, chỉ số kinh tế cập nhật hàng ngày và trong tuần, vui lòng tham khảo theo link dưới đây :


Sổ tay các chỉ số kinh tế cơ bản

1. Beige Book
Định nghĩa : Mỗi Ngân hàng của Cục dự trữ Liên bang tập hợp những thông tin liên quan đến tình trạng của nền kinh tế hiện nay dựa trên những báo cáo của Giám đốc các Ngân hàng và chi nhánh và giới thiệu chúng với những doanh nhân lớn, những nhà kinh tế, những chuyên gia thị trường, và những nguồn lực khác. Quyển Beige Book này tóm tắt lại những thông tin theo từng lĩnh vực.
Ý nghĩa: Cục dự trữ Liên bang sử dụng những báo cáo này, công với những chỉ số khác để quyết định mức lãi suất tại cuộc họp FOMC (Federal Open Market Committee). Cuộc họp này được tổ chức 2 tuần sau khi phát hành quyển Beige Book.
Nếu quyển Beige Book cho thấy tình trạng lạm phát tăng cao, thì Cục dự trữ sẽ tăng lãi suất. Và ngược lại, nếu Beige book cho thấy tình trạng giảm lạm phát, có thể lãi suất sẽ giảm
Cơ quan phát hành : Ban điều hành Dự trữ liên bang
Thời điểm phát hành: 2:00 chiều thứ tư trước cuộc họp FOCM
Mật độ : một năm 8 lần
Xét duyệt: dữ liệu không phải xét duyệt.

2. Chicago Purchasing Managers’ Index (PMI) – Chỉ số của các nhà quản lí mua hàng của Chicago
Định nghĩa: Nó dựa trên những cuộc điều tra hơn 200 nhà quản lí đánh giá sức mua trong nền công nghiệp sản xuất khu vực Chicago nơi phản ánh hoạt động phân phối của cả quốc gia.
Ý nghĩa: Dựa trên chỉ số của Cục dự trữ Philadenphia, có thể sự đoán được gần chính xác hơn chỉ số ISM, nó đang giảm hằng ngày theo tình hình kinh doanh. ISM là chỉ số hướng dẫn hoạt động của toàn bộ nền kinh tế.
Cơ quan phát hành: Hiệp hội các nhà quản lý mua hàng Chicago
Thời điểm phát hành: Ngày giao dịch cuối của tháng lúc 10h sáng (10h tối giờ Việt Nam). Dữ liệu lấy trong tháng hiện tại
Mật độ : hàng tháng
Xét duyệt: dữ liệu được kiểm tra mỗi năm một lần. Việc xét duyệt này cũng không quan trọng lắm

3. Consumer Confidence Index – Chỉ số niềm tin tiêu dùng
Định nghĩa: Một cuộc khào sát 5000 người tiêu dung về thái độ của họ đối với tình hình hiện tại và những mong muốn của họ trước tình trạng nền kinh tế đang tuột giảm.
Ý nghĩa: Báo cáo này đôi khi rất có ích trong việc dự đoán những thay đổi bất ngờ trong những mẫu khảo sát tiêu dùng. Và khi người tiêu dùng sử dụng 2/3 tài khoản của mình vào nền kinh tế, nó giúp chúng ta hiểu thấu được hướng đi của nền kinh tế đó. Tuy nhiên, chỉ khi những chì số đó thay đổi ít nhất 5 điểm thì mới nên được xem xét cẩn thận.
Cơ quan phát hành: Ban điều hành hội nghị
Thời điểm phát hành: 10h sáng ngày thứ 3 tuần cuối của tháng ( 10h tối giớ Việt Nam). Dữ liệu lấy từ tháng trước.
Mật độ: hàng tháng
Xét duyệt: Dữ liệu được kiểm tra hàng tháng trên cơ sở phản hồi điều tra hoàn chỉnh. Những yếu tố thay đổi theo mùa phải được cập nhật định kỳ. Việc kiểm tra không quan trọng lắm.

4. Consumer Price Index (CPI) – Chỉ số giá tiêu dùng
Định nghĩa: Là một chỉ số dùng để tính toán sự thay đổi giá cả của một số mặt hàng đại diện của các sản phẩm và dịch vụ như thức ăn, năng lượng, dụng cụ nhà ở, quần áo, phương tiện giao thông, chăm sóc sức khỏe, giải trí và giáo dục. Nó cũng có thể được coi là chỉ số chi tiêu cho cuộc sống
Ý nghĩa: Việc theo dõi chỉ số CPI là rất quan trọng bao gồm giá cả của thức ăn và năng lượng sao cho nó bình ổn trong tháng. Nó được xem như là “chỉ số CPI chủ yếu” và cho chúng ta cái nhìn rõ hơn về xu hướng lạm phát trong đó.
Tỉ lệ thay đổi chỉ số CPI nòng cốt này là một trong những thước đo lạm phát chính trong nền kinh tế Mỹ. Khi chỉ số CPI đó vượt xa mức mong đợi sẽ gây nên tình trạng lạm phát.
Cơ quan phát hành: Cục nghiên cứu của Bộ Lao động Mỹ
Thời điểm phát hành: khỏang ngày 13 hàng tháng, lúc 8h30 sáng (8h30 tối giờ Việt Nam). Dữ liệu lấy từ tháng trước.
Mật độ: hàng tháng
Xét duyệt: Những yếu tố thay đổi theo mùa được cập nhật vào tháng Hai với những dữ liệu của tháng Một. Dữ liệu được xét duyệt có hiệu lực trong 5 năm. Tầm quan trọng của việc xét duyệt thấp.

5. Durable Goods Orders – Đơn đặt hàng dài hạn
Định nghĩa: tên đầy đủ là Báo cáo chuyên nghiệp về những đơn đặt hàng và gửi hàng dài hạn. Đây là một chỉ số của chính phủ để đo lường lượng đồng dollar trong các đơn đặt hàng, gửi hàng và những đơn hàng trống của những mặt hàng được đặt dài hạn.Đó là những mặt hàng mới hoặc thường được sử dụng trong cuộc sống đời thường từ 3 năm trở lên. Những phân tích thường loại trừ những đơn đặt hàng vận chuyển vì tính không ổn định của chúng.
Ý nghĩa: Báo cáo này cung cấp cho chúng ta thông tin về sức mạnh của những nhu cầu của thị trường Mỹ để sản xuất những sản phẩm dài hạn, từ nguồn trong nước cũng như nước ngoài. Khi chỉ số đó tăng, nó làm cho nhu cầu tăng lên, kết quả là tăng sản xuất và tăng công việc. Khi chỉ số giảm thì điều ngược lại sẽ xảy ra.
Đây cũng là một trong những chỉ số đầu tiên về nhu cầu tiêu dùng và kinh doanh trang thiết bị. Lượng tiêu dùng tăng sẽ làm góp phần làm giảm nguy cơ lạm phát.
Nguồn: Bộ phận điều tra của Bộ thương mại
Thời điểm phát hành: khoảng ngày 26 hàng tháng, lúc 8h30 (8h30 tối giờ Việt Nam). Dữ liệu lấy từ tháng trước.
Mật độ: hàng tháng
Xét duyệt: dữ liệu được kiểm tra hằng tháng cho 2 tháng trước đó để phản ánh được nhiều thông tin hơn. Những yếu tố mới thay đổi theo mùa được giới thiệu hàng năm. Xét duyệt này có hiệu lực ít nhất 3 năm và rất quan trọng.

6. Employment Cost Index (ECI) – Chỉ số chi tiêu cho lao động
Định nghĩa: Chỉ số ECI được tạo ra để tính toán sự thay đổi trong chi tiêu cho lao động bao gồm tiền công, tiền lương cũng như lợi ích đạt được.
Ý nghĩa: Nó rất hữu ích trong việc đánh giá xu hướng tiền lương và rủi ro của lạm phát tiền lương. Nếu tình trạng lạm phát xảy ra thì lãi suất sẽ tăng và khi đó cố phiếu, trái phiếu sẽ giảm.
Cơ quan phát hành: Bộ lao động Mỹ, phòng điều tra lao động
Thời điểm phát hành: lúc 8h30 sáng (8h30 tối giờ Việt Nam) ngày giao dịch cuối cùng của tháng 1, tháng 4, tháng 7 và tháng 10. Dữ liệu lấy từ quý trước.
Mật độ: 3 tháng 1 lần
Xét duyệt: Những nhân tố mới thay đổi theo mùa được giới thiệu hằng năm. Xét duyệt này có hiệu lực ít nhất 5 năm và rất quan trọng.

7. Employment Situation – Tình trạng việc làm
Định nghĩa: Báo cáo này liệt kê ra danh sách những công việc không phải là nông nghiệp và cơ quan chính phủ. Tỉ lệ thất nghiệp, trung bình mỗi giờ và số tiền kiếm được mỗi tuần và thời gian trung bình tuần làm việc cũng được liệt kê trong báo cáo này. Số liệu này gần nhất với những phân tích kinh tế vì mốc thời gian, tính chính xác và tầm quan trọng của nó như là một chỉ số trong hoạt động kinh tế. Vì vậy, nó đóng một vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường tài chính trong suốt tháng.
Ý nghĩa : Đây là chỉ số trùng khớp đánh giá sự phát triển kinh tế, việc làm càng tăng nhiều thì tăng trưởng kinh tế càng tăng nhanh.
Tỉ lệ thất nghiệp tăng sẽ đi kèm với nền kinh tế đóng và giảm mức lãi suất. Ngược lại, tỉ lệ thất nghiệp giảm sẽ đi kèm với nền kinh tế mở và mức lãi suất tăng lên mức tiềm năng. Vấn đề là tiền lương sẽ tăng nếu tỉ lệ thất nghiệp quá thấp và khó tìm được nguồn nhân công. Nền kinh tế sẽ được xem như là đủ việc làm khi tỉ lệ thất nghiệp trong mức từ 5,5% – 6,0%
Nếu trung bình tiền lương tăng rõ rệt, nó có thể là một chỉ số lạm phát tiềm ẩn.
Khi trung bình tuần làm việc có xu hướng cao lên, nó dự đoán việc lao động sẽ gia tăng thêm.
Cơ quan phát hành: Cục điều tra lao động, Bộ lao động Mỹ
Thời điểm phát hành: 8h30 sáng thứ hai của tuần đầu tiên trong tháng (8h30 tối giờ Việt Nam). Dữ liệu lấy từ tháng trước.
Mật độ: hàng tháng
Xét duyệt: dữ liệu được xét duyệt hàng tháng cho tháng trước đó. Nó rất quan trọng và có 1 cuôc xét duyệt thường niên vào tháng 6.

8. Existing Home Sales – Doanh số bán nhà sẵn có
Định nghĩa: Báo cáo này tính toán tỉ lệ bán nhà không sở hữu hoàn toàn. Nó được xem như là chỉ số hoạt động trong lĩnh vực nhà ở.
Ý nghĩa: Nó cung cấp tiêu chuẩn đánh giá không chỉ cho nhu cầu nhà ở mà còn là bước chuyển kinh tế. Mọi người phải có khả năng tài chính vững vàng khi mua một ngôi nhà.
Nguồn: Hiệp hội bất động sản quốc gia
Thời điểm phát hành: 10h sáng (10h tối giờ Việt Nam) ngày 25 hàng tháng (hoặc ngày giao dịch đầu tiên sau đó). Dữ liệu lấy từ tháng trước.
Mật độ: hàng tháng
Xét duyệt: dữ liệu được xét duyệt hàng tháng cho tháng trước đó. Những xét duyệt đó có thể là đối tượng cho những thay đổi quan trọng. Cũng có kiểm tra hằng năm cho 3 năm trước đó. Mốc chuẩn là 10 năm.
9. Gross Domestic Product (GDP) – Tổng sản lượng nội địa
Định nghĩa: GDP tính toán giá trị đồng dollar của tất cả các sản phẩm và dịch vụ được sản xuất trong biên giới Liên bang Mỹ, bất chấp các sản phẩm và dịch vụ thuộc sở hữu của ai hay quốc tịch của người lao động sản xuất ra hàng hóa đó.
Số liệu cho cả đồng tiền thực và ảo. Nhà đầu tư luôn theo dõi tỉ lệ tăng trưởng thật vì nó điều chỉnh mức độ lạm phát.
Ý nghĩa: Đây là thước đo nền kinh tế tốt nhất. GDP tăng trưởng tốt là từ 2% – 2.5% (khi tỉ lệ thất nghiệp trong khoản 5.5% – 6.0%) Chuyển sang khả năng hợp tác kiếm tiền, đó là dấu hiệu tốt cho thị trường chứng khoán.
Mức tăng trưởng GDP cao làm đẩy nhanh tốc độ lạm phát, trong khi mức tăng GDP thấp là biểu hiện của một nền kinh tế yếu kém.
Cơ quan phát hành: Cục phân tích kinh tế, Bộ Thương mại Mỹ
Thời điểm phát hành: tuần thứ 3 hoặc thứ 4 trong tháng của quý được ưu tiên, với những xét duyệt từ tháng 2 và 3 trong quý.
Mật độ: theo quý
Xét duyệt: Những đánh giá được đưa ra trong tháng thứ 2 và thứ 3 của quý dựa trên những thông tin hoàn chỉnh. Dữ liệu chuẩn và những yếu tố mới thay đổi theo mùa được giơi thiệu trong tháng 7 với dữ liệu của quý 2. Nó có hiệu lực nhất 3 năm và cũng khá quan trọng.
10. Housing Starts and Building Permits – Bắt đầu xây nhà và giấy phép công trình
Định nghĩa: Là số lượng nhà ở được xây dựng hằng tháng.
Ý nghĩa: Dùng để dự đóan sự thay đổi của GDP. Trong khi đầu tư nhà ở chiếm 4% GDP, tính không ổn định của nó chiếm phần nhiều hơn trong sự thay đổi GDP trong thời gian tương đối ngắn.
Nguồn: Bộ phận tính toán của Bộ thương mại
Thời điểm phát hành: khỏang ngày 16 của tháng, lúc 8h30 sáng (8h30 tối giờ Việt Nam). Dữ liệu lấy từ tháng trước.
Mật độ: hàng tháng
Xét duyệt: Dữ liệu được xét duyệt hàng tháng lầy từ 2 tháng trước đó để kết hợp thông tin chặt chẽ hơn. Những yếu tố mới thay đổi theo mùa được giới thiệu trong thág 2 với những thông tin có được từ tháng 1. Nó có hiệu lực ít nhất 3 năm, và không quan trọng lắm.
11. Industrial Production and Capacity Utilization – Sản xuất công nghiệp và công nghiệp phục vụ công cộng
Định nghĩa: chỉ số sản xuất công nghiệp là một chuỗi đo lường trọng lượng sản phẩm của các ngành sản xuật vật chất, khai khóang và ngành công nghiệp phục vụ công cộng. Capacity utilization đo lường tỉ lệ giữa năng suất sử dụng đất và công cụ lao động được dùng trong các ngành công nghiệp nói trên.
Ý nghĩa: trong một nển kinh tế, khu vực công nghiệp chiếm khoảng 25% GDP, vì thế GDP thay đổi chủ yếu do tác động của khu vực công nghiệp. Do đó, sự biến đổi chỉ số sản xuất công nghiệp cung cấp những thông tin bổ ích về tình hình tăng trưởng hiện tại của GDP.
Các nhà đầu tư sử dụng chỉ số này như một chỉ báo lạm phát. Khi chỉ báo này tăng cao trên 85% tức là nguy cơ lạm phát xuất hiện.
Cơ quan phát hành: Uỷ ban điều hành Hệ thống dự trữ Liên bang
Thời điểm phát hành: vào khoảng 9:15 sáng ngày 15 hàng tháng (9h15 tối giờ Việt Nam). Dữ liệu thu thập của tháng trước đó.
Mật độ phát hành: hàng tháng
Xét duyệt: dữ liệu được xét duyệt hàng tháng so với 3 tháng trước đó nhằm giúp phản ánh thông tin hoàn chỉnh hơn. Các nhân tố điều chỉnh theo mùa sẽ được công bố vào tháng 12. Sự xét duyệt này ảnh hưởng tới dữ liệu của ít nhất 3 năm và tầm quan trọng là vừa phải.
12. Initial Claims
Định nghĩa: một chỉ số của chính phủ nhằm theo dõi số lượng người than phiền để xác định tình hình bảo hiểm thất nghiệp.
Ý nghĩa: các nhà đầu tư sử dụng đường trung bình trượt 4 tuần của chỉ số này để dự đoán xu hướng của thị trường lao động. Sự dịch chuyển của 30,000 (hoặc hơn) than phiền báo hiệu tình hình tăng trưởng việc làm ổn định. Nên nhớ rằng số lượng than phiền càng thấp thì thị trường việc làm càng vững mạnh và ngược lại.
Cơ quan phát hành: ban điều phối đào tạo và việc làm của Bộ Lao động.
Thời điểm phát hành: 8:30 sáng (8h30 tối giờ Việt Nam), thứ năm. Dữ liệu thu thập trong 1 tuần và kết thúc trước ngày thứ bảy
Mật độ phát hành: hàng tuần
Xét duyệt: đối chiếu số liệu với số liệu tuần trước được công bố vào thứ năm hàng tuần. Tầm quan trọng ở mức độ vừa phải.
13. ISM Manufacturing Index – Chỉ số sản xuất ISM
Định nghĩa: Chỉ số sản xuất ISM được xác đinh dựa trên bản khảo sát 300 giám đốc phụ trách mua hàng của các công ty trên toàn quốc, đại diện cho 20 ngành công nghiệp có liên quan tới hoạt động sản xuất. nó bao gồm những chỉ báo liên quan đến các đơn hàng mới, sản xuất, việc làm, tồn kho, giao nhận, giá cả và đơn hàng xuất nhập khẩu.
Ý nghĩa: chỉ số này được xem là dẫn đầu trong số tất cả các chỉ số sản xuất. nếu chỉ số này đạt giá trị trên 50% sẽ được coi là có dấu hiệu của sự phát triển mở rộng trong khu vực sản xuất và sự vững mạnh của nền kinh tế, trong khi một giá trị dưới 50 sẽ được liên hệ tới sự giảm sút hoặc thu hẹp.
Thêm vào đó, các thành phần thay thế khác của chỉ số cũng chứa đựng nhiều thông tin hữu ích về hoạt động sản xuất. các bộ phận của ngành sản xuất thì liên quan đến sản xuất công nghiệp, những đơn đặt hàng mới có liên quan tới những đơn đặt hàng lâu dài, việc làm sẽ liên quan tới bảng lương, giá thành sẽ liên quan tới giá sản xuất, đơn hàng xuất khẩu liên quan tới xuất khẩu mậu dịch, còn đơn hàng nhập khẩu liên quan tới nhập khẩu mậu dịch.
Chỉ số này sẽ điều chỉnh khác nhau tuỳ thuộc vào từng thời kỳ nhất định trong năm, sự khác biệt đó rơi vào các kỳ nghỉ lễ hoặc do sự thay đổi thể chế.
Cơ quan phát hành: Viện Quản trị Cung cấp, nguyên là NAPM (Hiệp hội các Giám đốc phụ trách thu mua Quốc gia)
Thời điểm phát hành: 10:00 sáng (ET) của ngày làm việc đầu tiên trong tháng. Dữ liệu của tháng trước đó.
Mật độ phát hành: Hàng tháng
Xét duyệt: dữ liệu không được xét duyệt
14. ISM Services Index – Chỉ số dịch vụ ISM
Định nghĩa: chỉ số này cũng được xem là chỉ số ISM không bao gồm sản xuất. ISM service dựa trên kết quả khảo sát 370 chuyên viên phụ trách mua hàng trong lĩnh vực công nghiệp bao gồm: tài chính, bảo hiểm, bất động sản, truyền thông và các ngành phục vụ công cộng. chỉ số này báo cáo hoạt động kinh doanh của khu vực dịch vụ.
Ý nghĩa: nếu chỉ số có giá trị trên 50% tức là các thành phần không thuộc khu vực sản xuất vật chất của nền kinh tế đang phát triển tốt, còn nếu dưới 50% thì các ngành này đang có dấu hiệu suy giảm.
Chỉ số này sẽ thay đổi vào các thời kỳ khác nhau trong năm, sự khác biệt xuất hiện trong các ngày lễ hay do có sự thay đổi thể chế.
ISM service chỉ vừa mới ra đời vào năm 1997 nên chưa được các nhà đầu tư quan tâm nhiều bằng chỉ số sản xuất ISM đã xuất hiện từ những năm 40.
Cơ quan phát hành: Viện Quản trị Cung cấp, nguyên là NAPM (Hiệp hội các Giám đốc phụ trách thu mua Quốc gia)
Thời điểm phát hành: 10:00 sáng (10h tối giờ Việt Nam)ngày làm việc thứ ba vủa tháng. Dữ liệu của tháng trước.
Mật độ phát hành: Hàng tháng
Xét duyệt: dữ liệu này không được xét duyệt.


15. New Home Sales – Doanh số bán nhà mới
Định nghĩa: được xem như là một chỉ số thống kê số lượng nhà vừa bán ra cho các gia đình mới. chỉ số này dựa trên kết quả phỏng vấn 10,000 nhà thầu hoặc các chủ đầu tư của 15,000 dự án bất động sản được lựa chọn. chỉ số sẽ đo lường số lượng căn hộ mới được xây dựng so với doanh số bán cam kết trong 1 tháng.
Ý nghĩa: chỉ số này xem xét các số liệu lạc quan về chi tiêu cho việc mua nhà và các mặt hàng có liên quan cũng như chi phí tiêu dùng nói chung của người dân. Tuy nhiên, các nhà đầu tư lại thích sử dụng các báo cáo doanh thu căn hộ đã có sẵn hơn vì nó phản ánh tới gần 84% số lượng nhà được bán và thường được công bố vào đầu tháng.
Cơ quan phát hành: Cục thống kê dân số của Bộ Thương mại
Thời điểm phát hành: khoảng 10:00 sáng ngày làm việc cuối cùng của tháng (10h tối giờ Việt Nam). Dữ liệu của tháng trước.
Mật độ phát hành: Hàng tháng
Xét duyệt: dữ liệu được xét duyệt hàng tháng so với dữ liệu tháng trước.
16. Personal Income and Consumption – Thu nhập và tiêu dùng cá nhân
Định nghĩa: thu nhập cá nhân ở đây chỉ thu nhập của hộ gia đình có từ tất cả các nguồn khác nhau như: tiền lương, tiền từ hoạt động kinh doanh, đầu tư và kể cả tiền chuyển khoản.
Tiêu dùng cá nhân được phân ra thành tiêu dùng cho các sản phẩm thiết yếu, không thiết yếu và dịch vụ.
Ý nghĩa: thu nhập là yếu tố quan trọng quyết định việc tiêu dùng (ở Mỹ, cứ mỗi Dollar được làm ra thì sẽ có 95 cent được tiêu dùng) và tổng giá trị tiêu dùng chiếm khoảng 2/3 nền kinh tế. Gia tăng tiêu dùng sẽ kích thích tăng trưởng và tạo thêm lợi nhuận cho thị trường chứng khoán.
Cơ quan phát hành: Cục phân tích kinh tế thuộc phòng Thương mại
Thời điểm phát hành: 8:30 (ET) sáng ngày làm việc đầu tiên của tháng (8h30 tối giờ Việt Nam). Lấy dữ liệu của tháng trước.
Mật độ phát hành: Hàng tháng
Xét duyệt: dữ liệu của 3 tháng trước đó được xem xét hàng tháng để tổng hợp ra những thông tin hoàn chỉnh hơn. Những nhân tố mới thay đổi theo thời gian sẽ được công bố vào tháng Sáu. Việc xét duyệt này sẽ có ảnh hưởng tới ít nhất dữ liệu của 5 năm. Tầm quan trọng là vừa phải.
17. Philadelphia Fed
Định nghĩa: chỉ số sản xuất vùng tổng hợp kết quả của các bang Pennsylvania, New Jersey và Delaware. Những vùng này đại diện cho khu vực sản xuất hỗn hợp của quốc gia.
Ý nghĩa: nếu chỉ số có giá trị đạt trên 50% tức là khu vực sản xuất đang mở rộng, ngược lại nếu dưới 50% thì sản xuất đang thu hẹp.
Nếu kết hợp chỉ số này với chỉ số Chicago Purchasing Manager sẽ hỗ trợ cho việc dự báo chính xác hơn kết quả của chỉ số ISM- là chỉ số dẫn đầu trong các chỉ số đánh giá tổng quan hoạt động kinh tế.
Cơ quan phát hành: ngân hàng dự trữ bang Philadelphia
Thời điểm phát hành: 10:00 (ET) sáng ngày thứ năm thứ ba của tháng (10h tối giờ Việt Nam). Dữ liệu được lấy của tháng hiện tại.
Mật độ phát hành: Hàng tháng
Xét duyệt: những nhân tố thay đổi theo thời gian mới sẽ được công bố vào đầu năm. Tầm quan trọng ở mức vừa phải.
18. Producer Price Index (PPI) – Chỉ số giá sản xuất
Định nghĩa: PPI đo lường mức giá trung bình của một rổ hàng hoá và tiền vốn cố định ở mức giá bán sỉ. Có 3 dạng của PPI đó là : công nghiệp , hàng hoá và quá trình sản xuất.
Ý nghĩa: việc kiểm soát chỉ số PPI (không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng) được xem là rất quan trọng nhằm ổn định mức giá hàng tháng. Nó còn được gọi là core PPI, cho ta một bức tranh rõ ràng hơn về xu hướng lạm phát cơ bản.
Sự thay đổi của core PPI được coi là 1 dấu hiệu của lạm phát. Áp lực của lạm phát được sản sinh khi core PPI tăng cao trên mức dự kiến.
Cơ quan phát hành: Cục Thống kê Lao động thuộc Phòng Lao động Hoa Kỳ.
Thời điểm phát hành: 8:30 (ET) sáng ngày 11 hàng tháng (8h30 tối giờ Việt Nam). Dữ liệu của tháng trước đó.
Mật độ phát hành: Hàng tháng
Xét duyệt: dữ liệu của 3 tháng trước đó được xem xét hàng tháng để tổng hợp ra những thông tin hoàn chỉnh hơn. Những nhân tố mới thay đổi theo thời gian sẽ được công bố vào tháng Hai. Việc xét duyệt này sẽ có ảnh hưởng tới ít nhất dữ liệu của 5 năm. Tầm quan trọng là không đáng kể.
19. Retail Sales – Doanh số bán lẻ
Định nghĩa: doanh số bán lẻ đo lường tổng doanh số của ngành bán lẻ tại Mỹ (không bao gồm doanh số ngành dịch vụ). số liệu này được tính toán trên đồng Dollar Mỹ, không điều chỉnh khi lạm phát nhưng điều chỉnh theo thời điểm: mùa, lễ, ngày giao dịch và những thời điểm này khác nhau giữa các tháng trong năm.
Ý nghĩa: đây là chỉ số chính xác nhất trong số những chỉ số tiêu dùng. Chỉ số này chỉ ra ý nghĩa của những xu hướng giữa những nhóm nhà bán lẻ khác nhau. Những xu hướng này sẽ giúp chỉ ra những cơ hội đầu tư đặc biệt.
Việc giám sát doanh số bán lẻ (không bao gồm sản phẩm ôtô và xe tải) là rất quan trọng nhằm tránh những biến động bất ngờ của nền kinh tế.
Cơ quan phát hành: ban điều tra dân số của phòng thương mại
Thời điểm phát hành: khoảng 8:30 (ET) sáng ngày 12 hàng tháng (8h30 tối giờ Việt Nam). Dữ liệu của tháng trước đó.
Mật độ phát hành: Hàng tháng.
Xét duyệt: dữ liệu của 2 tháng trước đó được xem xét hàng tháng để tổng hợp ra những thông tin hoàn chỉnh hơn. Những nhân tố mới thay đổi theo thời gian sẽ được công bố vào tháng Hai. Việc xét duyệt này sẽ có ảnh hưởng tới dữ liệu của ít nhất 5 năm. Tầm quan trọng của chỉ số này là khá lớn.
20. International Trade – Thương mại quốc tế
Định nghĩa: báo cáo này đánh giá sự khác bịêt giữa xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ của Mỹ.
Ý nghĩa: nhập khẩu và xuất khẩu là bộ phận quan trọng của toàn bộ hoạt động kinh tế, đóng góp lần lượt 14% và 12% vào GDP. Ngoài ra, xuất khẩu phát triển còn thúc đẩy sự phát triền của thị trường chứng khoán.
Bất kỳ biến động nào trong 1 nền kinh tế đều gây ảnh hưởng tới thương mại và chính sách thương mại của nó với các nước bạn hàng, vì thế, báo cáo này cũng rất quan trọng với các nhà đầu tư quan tâm tới đa dạng hoá toàn cầu.
Cơ quan phát hành: ban điều tra dân số và ban phân tích kinh tế của phòng thương mại.
Thời điểm phát hành: khoàng 9:30(ET) sáng ngày 19 hàng tháng (9h30 tối giờ Việt Nam). Dữ liệu của 2 tháng trước.
Mật độ phát hành: Hàng tháng.
Xét duyệt: dữ liệu của 3 tháng trước đó được xem xét hàng tháng để tổng hợp ra những thông tin hoàn chỉnh hơn. Những nhân tố mới thay đổi theo thời gian sẽ được công bố vào tháng Bảy. Việc xét duyệt này sẽ có ảnh hưởng tới dữ liệu của ít nhất 3 năm. Tầm quan trọng của chỉ số này là khá nhỏ.
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
rảnh quá không chuyện gì làm sưu tầm cho các bạn mới vào đọc chơi cho vui
 
Top