Price Action Trading

ducati1199

Thành Viên Có Cống Hiến GOLD24K.INFO
Phần mở đầu:

Nói đến PA trên thế giới chắc có 2 cái tên nổi tiếng nhất là James16 và Nial Fuller. Tôi thì đọc mỗi nơi một tí, ko theo trường phái của ông nào rõ rệt.


Vậy thế nào là PA?

Giao dịch theo phương pháp PA nói tóm gọn lại là mọi quyết định của traders chỉ dựa trên biểu đồ giá thuần túy. Không sử dụng indicators nào.(thi thoảng có thể sử dụng các đường MA đóng vai trò là kháng cự và hỗ trợ).
Bởi vì mọi thông tin đều phản ảnh bởi giá bằng cách này hay cách khác, do đó chỉ cần đồ thị giá cũng có thể cung cấp cho các traders một cái nhìn tổng quát về thị trường. Từ đó có thể đưa ra những quyết định "hợp lý" cho việc trading của mình.

Chart của phương pháp PA chỉ đơn giản như thế này.


Tuy nhiên mọi thứ càng đơn giản thì sử dụng lại càng phức tạp 8-x

Tại sao giá lại dịch chuyển.
Có nhiều ý kiến cho câu hỏi này, nhưng đơn giản là nó đều là do cung cầu. Còn cung cầu như thế nào chúng ta sẽ tiếp tục đề cập sau.

1. Gía sẽ tăng khi cầu lớn hơn cung và khi những người mua sẵn sàng trả giá cao hơn.

- giá sẽ tiếp tục tăng cho đến khi hết người mua, hoặc đến khi cung tăng đủ lớn và lấn át cầu. (Giá càng tăng thì số lượng cung sẵn sàng bán cũng sẽ tăng thêm.)

Ngược lại:

2. Giá sẽ giảm khi cung lớn hơn cầu và khi những người bán sẵn sàng bán ở mức giá thấp hơn.

- Giá sẽ tiếp tục giảm cho đến khi số lượng người bán không còn, hoặc khi cầu tăng đủ mạnh để lấn át cung.

Tóm lại: Giá dịch chuyển là kết quả của sự mất cân bằng cung/cầu. Mà sự mất cân bằng cung/cầu được tạo ra bởi ý thức sẵn sàng giao dịch của các traders.


Có nhiều người tham gia thị trường, có người sử dụng phân tích cơ bản, có người sử dụng ptkt, thậm chí có người còn sử dụng chiêm tinh hay bói toán để giao dịch. Điều đó không quan trọng, quan trọng là
tất cả đều là sự ra quyết định của những người tham gia.. Giá sẽ không dịch chuyển bởi yếu tố cơ bản hay kỹ thuật. Mà mỗi cá nhân tham gia sẽ đưa ra quyết định của mình về việc mua hay bán tại từng thời điểm, tổng tất cả những quyết định mua/bán của những người tham gia thị trường sẽ hình thành nên sentiment của đám đông (có thể là bullish hoặc bearish) và điều này sẽ làm giá chuyển động.
Trong thị trường CK: Có nhiều cổ phiếu "rất tốt" trên phương diện PTCB nhưng giá vẫn có thể giảm nếu sentiment của đám đông đối với nó là bearish. và ngược lại có những cổ phiếu "lỡm" vẫn có thể tăng giá nếu sentiment của đám đông đối với nó là bullish.

Tóm lại:Giá dịch chuyển là kết quả từ sentiment của tất cả traders tham gia thị trường (bullish hay bearish) và quan trọng hơn là quyết định giao dịch của họ (Buy hay SELL).

Có những traders mặc dù bullish nhưng vẫn có thể đặt lệnh SELL và ngược lại. cho nên quyết định giao dịch của họ là quan trọng nhất làm giá dịch chuyển.


Do đó để có thể thành công chúng ta cần phải phân tích sự dịch chuyển của giá dựa vào quan điểm của các thành phần tham gia thị trường và ngược lại sự dịch chuyển của giá ảnh hưởng lại quyết định giao dịch của mỗi thành phần như thế nào.


Ví dụ 2 hình dưới đây


HÌnh 1: Breakout Pullback




Tại điểm A,
những người tâm lý BEARS sẽ BÁN dựa vào phân tích và mong muốn rằng giá sẽ tiếp tục giảm sau khi break out.
Tại điểm B,
những người BULLS mua thì hi vọng rằng ngưỡng hỗ trợ sẽ tiếp tục được giữ vững. Tuy nhiên những người này sẽ trở nên sợ hãi khi lệnh mua vào trạng thái lỗ, thị trường chạy ngược lại hướng họ phán đoán. Giá giảm và nhiều khả năng sẽ kích hoạt stoploss của các lệnh BUY này, làm áp lực bán tăng lên -> Giá thậm chí sẽ giảm thấp hơn.
Tại điểm C
, đừng chỉ nhìn là 1 điểm Swing low. mà thay vào đó hãy nhìn theo hướng, những traders ngắn hạn đã short lúc breakout bắt đầu cover lệnh short. Điều này sẽ làm tăng áp lực MUA-> giá sẽ giảm chậm lại. Tại thời điểm này có những người sẵn sàng BUY với hi vọng breakout tại điểm A failed. Những quyết định này, cùng với kết quả là những lệnh BUY làm chênh lệnh cung/cầu sang phía BULL và làm giá hồi lại.
Tại điểm D
: Nhiều traders bỏ lỡ cơ hội short đầu tiên khi giá breakout, sẽ nhiệt tình BÁN khi có cơ hội thứ 2 để short, hoặc có những người đã short tại điểm A quyết định gia tăng lệnh short của họ -> Áp lực BÁN sẽ tăng lên. Những người mua ở vùng B, nếu chưa stoploss trước đó chịu đựng tâm lý thua lỗ từ điểm C khi giá hồi lên gần giá mua họ sẵn sàng bán để giảm lỗ điều này cũng làm Áp lực Bán tăng lên.
Ngoài ra những người trader ngắn hạn thông minh đã mua vào ở điểm C take profit -> áp lực bán cũng sẽ tăng lên.

Những áp lực bán này làm giá giảm lại từ điểm D, những người mua ở điểm C (với hi vọng breakout failed và xu thế giảm đảo chiều) chưa take profit nhận thấy rằng khả năng breakout failed là không xảy ra và họ đang bị kẹt ở trạng thái MUA vì thế họ sẵn sàng bán -> Áp lực Bán lại gia tăng.


Tất cả những quyết định này làm áp lực BÁN tăng lên, bearish sentiment cũng tăng lên và do đó GIÁ TIẾP TỤC GIẢM



HÌnh 2: Trend Pullback




Hình 2 mọi người có thể tự phân tích theo hướng như hình 1 tại các điểm A, B, C


Kết luận:

Khi nhìn vào một biểu đồ, đừng chỉ nhìn đó là sự chuyển dịch của giá, mà hãy xem đó là những hành động của traders với nền tảng là sự tham lam và sợ hãi, cùng với những giới hạn về nhận thức, những thành kiến ảnh hưởng đến quyết định của họ.

Theo Nguyễn Xuân Toản
 
Top