Nỗi lo rượu giả ngày Tết cách phân biệt thật - giả.

LangTu

<br><font color=blue><b>"Thiên Ngoại Hữu Thiên"</f
Nỗi lo rượu giả ngày Tết cách phân biệt thật - giả.



(24h) - Năm hết Tết đến cũng là lúc thị trường rượu giả, rượu lậu “ sôi động” làm đau đầu các cơ quan quản lý và cả người tiêu dùng ( NTD). Theo đánh giá của cơ quan chức năng thì rượu nhập khẩu có thương hiệu nổi tiếng thường là các mặt hàng bị làm giả nhiều nhất, đặc biệt là vào thời điểm giáp Tết.
Rượu giả siêu lãi trong khi nhu cầu sử dụng rượu cho các buổi liên hoan, biếu Tết, mừng Tết trong dịp cuối năm tăng vọt. Ai cũng muốn có 1 món quà sang trọng mừng ngày Xuân cho người thân, bạn bè thậm chí là tự thưởng cho chính mình. Tuy nhiên với tình trạng rượu giả tràn lan như hiện nay thì làm cách nào để chọn được rượu thật? Giải pháp trước mắt chỉ còn ở chỗ kiến thức & kinh nghiệm của người tiêu dùng về phân biệt rượu giả - rượu thật.
1. Khi đi mua rượu
Mức rượu trong chai: Thông thường, các nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới được sản xuất công nghiệp và đóng chai tự động, do đó về mặt nguyên tắc, màu sắc của rượu cũng như mức rượu bên trong các chai rất đều nhau. Rượu giả được làm thủ công nên màu sắc và mức rượu bên trong chai thường không đều nhau. Khi mua, nên quan sát vài chai rượu cùng nhãn hiệu , xếp thành dãy và cùng một góc ảnh sáng để nếu thấy chai nào có màu rượu và mức rượu khác biệt thì có thể nghi vấn đó có thể chai giả, và tiếp tục kiểm tra những yếu tố tiếp theo.
Kiểm tra nhãn rượu: Đây là yếu tố mà NTD quan tâm kiểm tra nhất mỗi khi mua rượu nhập khẩu. Tuy nhiên, hầu hết các chai rượu giả đều sử dụng lại vỏ của các chai rượu thật. Trong quá trình tẩy rửa chai, đóng chai, nhãn thật bì trầy xước hoặc bị bong ra chút ít vì vậy NTD nên thận trọng với những lời giải thích “ Hàng bị xước xát trong quá trình vận chuyển”. Sự khác biệt lớn giữa nhãn thật và nhãn giả là nhãn giả không thể bắt chước được việc thực hiện in chữ nổi, màu ánh kim… đúng như hãng chính gốc.
Kiểm tra tem nhập khẩu, tem chống giả: Đây cũng là yếu tố quan trọng mà NTD quan tâm kiểm tra khi mua rượu nhập khẩu. Tuy nhiên, rượu giả được phù phép bằng những chiếc tem mà nếu như không có thiết bị chuyên dùng thì đến cả lực lượng kiểm tra cũng không thể nào phát hiện được. Với những thủ đoạn làm tem giả, quay vòng tem (sử dụng tem nhập khẩu của lô hàng rượu rẻ tiền gắn vào lô hàng rượu đắt tiền hoặc dùng tem của lô hàng dung tích nhỏ dán cho lô hàng dung tích lớn….) thì khách hàng như lạc vào mê hồn trận rượu. Một số thương hiệu có sử dụng tem chống giả dưới dạng tem vỡ dán ở cổ chai, không thể bóc tách và rất dễ cho người tiêu dùng kiểm tra, nhận biết như Chivas, Martell, Royal Solute … bằng cách: thấm nước lên tem hoặc dùng bút dạ, ánh đèn huỳnh quang chiếu vào tem trên cổ chai để nổi lên thương hiệu in chìm. Đây là biện pháp chống làm giả dành cho các thị trường nhạy cảm. Từ cuối 2009, khi nắm được thông tin này thì sự yên tâm trong mua sắm của NTD cũng tăng lên.
Kiểm tra nắp/ nút: Thông thường các đối tượng làm hàng giả thường sử dụng lại nắp thật, hoặc nắp giả tuyệt đối. Nếu quan sát kỹ lưỡng, các nắp thật được sử dụng lại có thể còn lưu các vết xước nhỏ trong quá trình nậy nắp, còn màu sắc của nắp giả trông dại, đường rãnh của nắp giả trông không tinh tế và đều đặn như của nắp thật…Tinh vi hơn, lỗi trên nắp/nút chai còn được che đậy bởi tem nhập khẩu hoặc tem chống giả. NTD chỉ phát hiện ra điều này khi sử dụng rượu.
Kiểm tra đáy chai: Có một số loại rượu được làm giả bằng cách khoan một lỗ rất nhỏ, như sợi tóc dưới đáy chai để rút rượu thật ra và bơm rượu giả vào. Do đó khi mua, nên quan sát thật kĩ dưới đáy chai, nếu có dấu vết lạ thì không nên mua. Các vết khoan thường ở những chỗ khó thấy ví dụ: chính giữa vòng tròn của những chữ “A,O,B,.. hoặc những chỗ có vết tì sẵn trên chai khi sản xuất. Sau khi hút rượu ra, lỗ được dán thật kĩ bằng keo trong nên rất khó phát hiện. NTD cần quan sát thật kĩ để tìm những lỗ như vậy.
2. Khi sử dụng: Nếu bạn được ai đó cho hay tặng một chai rượu ngoại thì trước khi đem ra sử dụng bạn nên thử bằng một trong các cách sau đây để tránh tác hại khi uống nhầm rượu giả:
• Đem để vào ngăn đá tủ lạnh, sau 12 giờ lấy ra nếu như có hiện tượng đông đá trong chai rượu thì có thể là rượu giả.
• Thử nồng độ cồn trong rượu: đổ một ít rượu ra lòng bàn tay, xoa hai tay với nhau rồi đưa lên mũi ngửi, nếu thấy có mùi xốc của cồn thì rượu đó có hàm lượng cồn cao, có thể là rượu giả được pha chế từ cồn.
• Rượu giả khi mở ra uống không thấy mùi thơm, có vị hơi đắng, khi uống thấy gắt miệng. Sau khi uống có thể bị đau đầu.
• Rượu thường được chưng cất từ nho và được ngâm ủ lên men trong thùng gỗ sồi. Ngoài ra, rượu phải có độ sánh (người ta hay nói rượu có chân) và có mùi thơm của nho, của gỗ sồi, mật ong… Khi rót rượu vào ly chỉ cần lắc nhẹ ly rượu, mùi thơm được tỏa ra mùi vị rất đặc trưng và rượu vẫn còn bám nhẹ trên thành ly.
Hy vọng các kinh nghiệm trên giúp các bạn có một ngày Xuân thật vui và an toàn.

(24H.COM.VN)
 
Top