little cloud
New Member
(Tin quốc tế)-Trong một báo cáo dài 14 trang, Cơ quan Khí tượng, Khí hậu và Địa vật lý Indonesia nhận định, chuyến bay QZ8501 của hãng hàng không AirAsia có thể đã lao thẳng xuống biển sau khi các động cơ máy bay bị đóng băng đột ngột.
Các quan chức thời tiết của Indonesia hôm qua (2.1) đều nhất trí cho rằng, thảm kịch QZ8501 khiến 162 người tử nạn hôm 28.12 đã gặp phải điều kiện thời tiết cực xấu.
Theo đó, "tình hình thời tiết cực xấu có thể đã gây ra hiện đóng băng khiến các động cơ máy bay đột ngột ngừng hoạt động" - theo báo cáo Cơ quan Khí tượng, Khí hậu và Địa vật lý Indonesia.
Tuy nhiên, cơ quan này lưu ý, đây chỉ là kết luận sơ bộ dựa trên dữ liệu hiện có về vị trí của chiếc máy bay trước khi mất liên lạc và điều kiện thời tiết dọc theo đường bay của chuyến bay QZ8501 chứ không phải là kết luận cuối cùng về nguyên nhân vụ tai nạn.
"Tuy nhiên, đây chỉ là một giả thuyết về những gì có thể đã xảy ra với QZ8501 trên cơ sở dữ liệu khí tượng hiện có, không phải là kết luận cuối cùng về nguyên nhân của vụ tai nạn", Cơ quan Khí tượng, Khí hậu và Địa vật lý Indonesia nhấn mạnh.
Trong khi đó, thông báo mới nhất của giới chức Indonesia về vụ thảm kịch QZ8501 cho biết, tính đến tối 2.1, đội cứu hộ đã trục vớt được tổng cộng 30 thi thể.
Đại tá Yayan Sofiyan, chỉ huy chiếc tàu Bung Tomo của Hải quân Indonesia cho biết, chiếc tàu do ông chỉ huy vớt được 7 thi thể trong ngày 2.1. Năm thi thể trong số đó khi được tìm thấy vẫn còn đang ngồi nguyên tại chỗ, thắt đai an toàn.
Đại tá Yayan Sofiyan cũng xác nhận đã tìm thấy đuôi máy bay QZ8501 ở độ sâu 29 m dưới đáy biển.
Hiện 8 nạn nhân xấu số đã được đưa về thành phố Surabaya để nhận dạng danh tính, 10 thi thể đang trên đường di chuyển đến thành phố nêu trên, 4 thi thể đã được đưa đến Pangkalan Bun để bảo quản tạm thời, còn 8 thi thể khác đang trên các tàu hải quân.
Những nạn nhân đã được xác định danh tính bao gồm bà Hayati Lutfiah Hami đã được chôn cất hôm qua, tiếp viên hàng không Khairunisa Haidar Fauzi và 2 hành khách khác là Grayson Linaksita Herbert và Kevin Alexander Sutjipto.
Sáng 3.1.2015, việc tìm kiếm thi thể nạn nhân và mảnh vỡ máy bay xấu số vẫn bị thời tiết xấu cản trở. Các đội tìm kiếm, trục vớt đang phải vật lộn trong tình hình biển động với các con sóng cao tới 4m,tốc độ gió 20-30 knot (khoảng 37-56km/h), Tư lệnh Hải quân Malaysia, ông Abdul Aziz Jaafar cho hay.
Hôm nay, 65 tàu, 14 máy bay và 19 trực thăng tham gia chiến dịch tìm kiếm quốc tế trong khu vực tìm kiếm dưới nước có kích thước 57 x 10 hải lý (105,6 km x 18,5 km).
Nhiều máy bay được trang bị thiết bị dò kim loại cũng rà soát khu vực rộng 13.500 km2 ở ngoài khơi thành phố Pangkalan Bun, Cơ quan Tìm kiếm – Cứu nạn Quốc gia Indonesia thông báo.
Cục hàng không dân dụng Indonesia hôm nay cũng vừa ban hành lệnh cấm tạm thời các máy bay của hãng hàng không giá rẻ AirAsia bay tuyến đường Surabaya- Singapore, nơi QZ8501 gặp nạn ngày 28.12.
Chức trách hàng không Indonesia cho biết, họ ban hành lệnh cấm trên vì
AirAsia đã vi phạm thỏa thuận về việc tổ chức các chuyến bay trên đường bay này.
Theo đó, AirAsia chỉ được phép bay trên tuyến đường Surabaya-Singapore vào các ngày thứ Ba, thứ Năm và thứ Bảy. Tuy nhiên, chuyến bay QZ8501 đã bay tuyết đường trên và gặp nạn vào ngày Chủ nhật.
Theo Cục hàng không dân dụng Indonesia, AirAsia đã không có bất kỳ thông báo hay đề nghị nào về việc thay đổi lịch bay.
Đáp trả, Chủ tịch AirAsia, ông Sunu Widyatmoko khẳng định, hãng này chắc chắn không bao giờ cho phép việc "bay chui" khi thiếu các giấy phép cụ thể, đặc biệt là đối với các chuyến bay quốc tế.
Chuyến bay QZ8501 mất tích sáng này 28.12,2014 chở theo 162 người, trong đó có 2 phi công, 5 tiếp viên và 155 hành khách (bao gồm 16 trẻ em) đến từ nhiều nước khác nhau. Trong số 155 hành khách có một người Singapore, một người Anh, một người Malaysia, ba người Hàn Quốc và 149 người Indonesia.
Các quan chức thời tiết của Indonesia hôm qua (2.1) đều nhất trí cho rằng, thảm kịch QZ8501 khiến 162 người tử nạn hôm 28.12 đã gặp phải điều kiện thời tiết cực xấu.
Theo đó, "tình hình thời tiết cực xấu có thể đã gây ra hiện đóng băng khiến các động cơ máy bay đột ngột ngừng hoạt động" - theo báo cáo Cơ quan Khí tượng, Khí hậu và Địa vật lý Indonesia.
Tuy nhiên, cơ quan này lưu ý, đây chỉ là kết luận sơ bộ dựa trên dữ liệu hiện có về vị trí của chiếc máy bay trước khi mất liên lạc và điều kiện thời tiết dọc theo đường bay của chuyến bay QZ8501 chứ không phải là kết luận cuối cùng về nguyên nhân vụ tai nạn.
"Tuy nhiên, đây chỉ là một giả thuyết về những gì có thể đã xảy ra với QZ8501 trên cơ sở dữ liệu khí tượng hiện có, không phải là kết luận cuối cùng về nguyên nhân của vụ tai nạn", Cơ quan Khí tượng, Khí hậu và Địa vật lý Indonesia nhấn mạnh.
Trong khi đó, thông báo mới nhất của giới chức Indonesia về vụ thảm kịch QZ8501 cho biết, tính đến tối 2.1, đội cứu hộ đã trục vớt được tổng cộng 30 thi thể.
Đại tá Yayan Sofiyan, chỉ huy chiếc tàu Bung Tomo của Hải quân Indonesia cho biết, chiếc tàu do ông chỉ huy vớt được 7 thi thể trong ngày 2.1. Năm thi thể trong số đó khi được tìm thấy vẫn còn đang ngồi nguyên tại chỗ, thắt đai an toàn.
Đại tá Yayan Sofiyan cũng xác nhận đã tìm thấy đuôi máy bay QZ8501 ở độ sâu 29 m dưới đáy biển.
Hiện 8 nạn nhân xấu số đã được đưa về thành phố Surabaya để nhận dạng danh tính, 10 thi thể đang trên đường di chuyển đến thành phố nêu trên, 4 thi thể đã được đưa đến Pangkalan Bun để bảo quản tạm thời, còn 8 thi thể khác đang trên các tàu hải quân.
Những nạn nhân đã được xác định danh tính bao gồm bà Hayati Lutfiah Hami đã được chôn cất hôm qua, tiếp viên hàng không Khairunisa Haidar Fauzi và 2 hành khách khác là Grayson Linaksita Herbert và Kevin Alexander Sutjipto.
Sáng 3.1.2015, việc tìm kiếm thi thể nạn nhân và mảnh vỡ máy bay xấu số vẫn bị thời tiết xấu cản trở. Các đội tìm kiếm, trục vớt đang phải vật lộn trong tình hình biển động với các con sóng cao tới 4m,tốc độ gió 20-30 knot (khoảng 37-56km/h), Tư lệnh Hải quân Malaysia, ông Abdul Aziz Jaafar cho hay.
Hôm nay, 65 tàu, 14 máy bay và 19 trực thăng tham gia chiến dịch tìm kiếm quốc tế trong khu vực tìm kiếm dưới nước có kích thước 57 x 10 hải lý (105,6 km x 18,5 km).
Nhiều máy bay được trang bị thiết bị dò kim loại cũng rà soát khu vực rộng 13.500 km2 ở ngoài khơi thành phố Pangkalan Bun, Cơ quan Tìm kiếm – Cứu nạn Quốc gia Indonesia thông báo.
Cục hàng không dân dụng Indonesia hôm nay cũng vừa ban hành lệnh cấm tạm thời các máy bay của hãng hàng không giá rẻ AirAsia bay tuyến đường Surabaya- Singapore, nơi QZ8501 gặp nạn ngày 28.12.
Chức trách hàng không Indonesia cho biết, họ ban hành lệnh cấm trên vì
AirAsia đã vi phạm thỏa thuận về việc tổ chức các chuyến bay trên đường bay này.
Theo đó, AirAsia chỉ được phép bay trên tuyến đường Surabaya-Singapore vào các ngày thứ Ba, thứ Năm và thứ Bảy. Tuy nhiên, chuyến bay QZ8501 đã bay tuyết đường trên và gặp nạn vào ngày Chủ nhật.
Theo Cục hàng không dân dụng Indonesia, AirAsia đã không có bất kỳ thông báo hay đề nghị nào về việc thay đổi lịch bay.
Đáp trả, Chủ tịch AirAsia, ông Sunu Widyatmoko khẳng định, hãng này chắc chắn không bao giờ cho phép việc "bay chui" khi thiếu các giấy phép cụ thể, đặc biệt là đối với các chuyến bay quốc tế.
Chuyến bay QZ8501 mất tích sáng này 28.12,2014 chở theo 162 người, trong đó có 2 phi công, 5 tiếp viên và 155 hành khách (bao gồm 16 trẻ em) đến từ nhiều nước khác nhau. Trong số 155 hành khách có một người Singapore, một người Anh, một người Malaysia, ba người Hàn Quốc và 149 người Indonesia.