Profit of Thuytien!

FUJI

New Member
Nhật Bản nâng triển vọng kinh tế lần đầu tiên trong 9 tháng

Kinh tế Nhật Bản đang có dấu hiệu phục hồi với tăng trưởng quý I/2010 vượt mọi dự báo.
Văn phòng nội các cho biết trong báo cáo tháng công bố hôm nay rằng, kinh tế nước này đang hồi phục ở tốc độ vừa phải, do nhu cầu tái thiết mới xuất hiện. Nội các đã tăng đánh giá chi tiêu tiêu dùng, xuất khẩu, lợi nhuận của các công ty trong báo cáo tháng 5.

Trước đó, báo cáo của chính phủ cho thấy kinh tế Nhật Bản tăng nhanh hơn dự đoán trong quý I/2012 khi tiêu dùng tư nhân tăng, chi tiêu tái thiết từ thảm họa sóng thần động đất năm ngoái cũng thúc đẩy đầu tư công.

Chính phủ cũng hạ thấp đánh giá kinh tế Trung Quốc lần đầu tiên trong 3 tháng khi cho rằng tăng trưởng kinh tế của đối tác giao dịch lớn nhất của Nhật Bản đang chững lại.
Nhật Bản nâng đánh giá triển vọng kinh tế ngay cả khi chứng khoán Nhật Bản trên đà giảm dài nhất từ năm 2001, sau dữ liệu tiêu cực của kinh tế Mỹ và 16 ngân hàng Tây Ban Nha bị hạ tín nhiệm.

Hôm nay, chỉ số giá chứng khoán Tokyo (Topix) giảm 2,4% xuống 729,32 vào 9h32 sáng tại Tokyo. Đây là tuần thứ 7 liên tiếp chỉ số này giảm, tuần này chỉ số Topix đã giảm 3,8%. Từ tháng 11/1977 đến giờ, chỉ số này chỉ giảm liên tiếp 7 tuần trong 2 lần, vào năm 2001 và 1995.

Chỉ số trung bình chứng khoán Nikkei 225 (NKY) cũng giảm 2,2% xuống 8.681,27, trong tuần này giảm 3%.

Moody hạ bậc tín nhiệm 16 ngân hàng Tây Ban Nha, trong đó có hai ngân hàng lớn nhất nước này là Banco Santander và BBVA càng làm gia tăng lo ngại về cuộc khủng hoảng châu Âu sâu hơn và lan rộng, trước tiên sẽ làm tổn thương xuất khẩu của Nhật.

Các số liệu kinh tế đáng thất vọng của Mỹ cũng là một nhân tố khiến chứng khoán toàn cầu giảm: đánh giá trong tháng 4 về hoạt động kinh tế tương lai Mỹ giảm lần đầu tiên trong 7 tháng. Chỉ số các điều kiện kinh doanh của Cục dự trữ Philadelphia giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 9 năm ngoái. Thêm vào đó, báo cáo hàng tuần về trợ cấp thất nghiệp không cho thấy sự cải thiện, tín hiệu cho thấy tốc độ tuyển dụng vẫn còn mờ nhạt.

Trước lo ngại từ Tây Ban Nha, thị trường chứng khoán châu Á giảm mạnh. MSCI châu Á trừ Nhật giảm 0,6%, sau khi giảm liên tiếp 4 ngày trong 17/5. 16/5 vừa rồi chỉ số này giảm hơn 3%, mức giảm nhiều nhất trong 6 tháng, và chạm ngưỡng đáy của 4 tháng. Tính tời thời điểm này, trong tháng 5 chỉ số này giảm khoảng 9%.

Chứng khoán toàn cầu giảm ngày thứ 5 liên tiếp. Ngày 17/5, Chỉ số S&P 500 đóng cửa ở mức thấp nhất trong 4 tháng.



Nguồn Bloomberg, Reuters/ DVT
 

FUJI

New Member
Mô hình kỹ thuật H1, H4 đang cho dấu hiệu xu hướng sideways trong biên độ hẹp khi đường giá và đường tín hiệu của Stoch rơi vào vùng dư mua và chập sát vào nhau.:350:
 

FUJI

New Member
'Mỹ sẵn sàng tấn công Iran khi cần thiết'

Washington đã hoàn thành những việc cần thiết để có thể tấn công Iran nếu các nỗ lực ngoại giao và cấm vận không ngăn cản được Iran phát triển vũ khí hạt nhân.


Ông Dan Shapiro, đại sứ Mỹ tại Israel. Ảnh: israelhayom.com.
Phát biểu tại một hội nghị của luật sư tại thành phố Tel Aviv, ông Dan Shapiro, đại sứ Mỹ tại Israel, khẳng định Mỹ muốn giải quyết vấn đề hạt nhân của Iran thông qua các biện pháp ngoại giao và gây áp lực, song điều đó không đồng nghĩa với việc Nhà Trắng loại trừ hành động quân sự.

Theo ông Shapiro, quân đội Mỹ đã thực hiện các bước chuẩn bị để có thể tấn công Iran. "Chúng tôi không biết liệu các biện pháp ngoại giao và cấm vận sẽ phát huy tác dụng hay không. Vì thế mọi khả năng, bao gồm cả sử dụng vũ lực, đều được để ngỏ", báo Jerusalem Post dẫn lời ông Shapiro.

Tổng thống Mỹ Barack Obama từng nhiều lần tuyên bố trước công chúng cũng như trong các cuộc gặp giới lãnh đạo Israel rằng Washington sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để ngăn chặn Tehran phát triển vũ khí hạt nhân. "Tôi nghĩ tuyên bố của Tổng thống Obama là điều mà cả Mỹ, Israel và Iran nên ghi nhớ", ông Shapiro nói.

Những lời bình luận của đại sứ Shapiro được đưa ra trong bối cảnh các quan chức Iran cùng 6 nước Mỹ, Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc và Đức chuẩn bị gặp nhau tại thành phố Baghdad, để đàm phán về chương trình hạt nhân của Iran vào tuần tới.

Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), Israel và các nước phương Tây tin rằng Iran đang tìm cách chế tạo vũ khí hạt nhân. Tehran một mực bác bỏ cáo buộc này, đồng thời khẳng định chương trình hạt nhân của họ chỉ phục vụ các mục đích dân sự - như sản xuất điện và chữa bệnh.

Trong một số tuyên bố gần đây, cả Thủ tướng lẫn Bộ trưởng Quốc phòng Israel đều ám chỉ rằng Tel Aviv sẽ tấn công Iran nếu quá trình đàm phán giữa quốc gia Hồi giáo này với 6 cường quốc tại Baghdad không mang lại kết quả tích cực.

Hôm qua Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cảnh báo hành động tấn công quân sự vào một quốc gia có chủ quyền có thể dẫn tới chiến tranh khu vực và chiến tranh hạt nhân.

"Sự can thiệp quân sự thiếu thận trọng vào một quốc gia khác thường dẫn tới việc các phần tử cực đoan lên nắm quyền tại đất nước đó. Trong một số trường hợp hành động quân sự có thể dẫn tới chiến tranh toàn diện trong khu vực và nguy cơ sử dụng vũ khí hạt nhân", RIA Novosti dẫn lời ông Medvedev.

Việt Linh
 

FUJI

New Member
Tăng trưởng quý II của Trung Quốc được dự báo thấp nhất hơn 3 năm

Tăng trưởng GDP của Trung Quốc có xu hướng chậm lại do thị trường bất động sản hạ nhiệt, nhu cầu tiêu thụ bên ngoài giảm.
Trong một bản báo cáo ngày 18/5 của ban cố vấn chính phủ thuộc Trung tâm thông tin nhà nước, tỉ lệ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có thế giảm xống 7,5% trong quý II. Dự náo này giống với mục tiêu của chính phủ Trung Quốc đưa ra hồi tháng 3. Ban cố vấn chính phủ cũng cho biết dự kiếm lạm phát trong quý II giảm 3,3%.

Nếu dự báo trên là chính xác thì tốc độ tăng trưởng trong quý II sẽ thấp nhất kể từ qúy đầu năm 2009, khi nền kinh tế toàn cầu đang chịu sự kìm kẹp của cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái.

Tăng trưởng dưới 8% sẽ gây hoang mang cho các nhà đầu tư, những người coi 8% này là con số tối thiểu để đảm bảo cho hàng trăm triệu lao động nông thôn.

Ước tính này trùng với thăm dò mới nhất của Reuters, cụ thể, Trung Quốc tăng trưởng khoảng 7,9% trong quý II, 8,1% trong quý I và cả năm là 8,2%.
Nguồn Reuters/DVT
 

FUJI

New Member
Gold Mỹ

Sell dưới 1595
TP 1585-80-75
SL 1605
 
Chỉnh sửa cuối:

ATC

Thành Viên Có Cống Hiến GOLD24K.INFO
Các quỹ phòng hộ bán ròng 2 tỷ USD vàng trong 1 tuần

- Các quỹ đã bán tháo vàng từ đầu tháng 5 do lo ngại khủng hoảng eurozone.Dữ liệu giao dịch do Ủy ban giao dịch hàng hóa kì hạn (CFTC), các quỹ và công ty quản lý quỹ tiền tệ bán ròng 2,2 tỷ USD trong 7 ngày tính đến 15/5.

Điều này do các quỹ phòng hộ và các quỹ quản lý tiền khác đã giảm số hợp đồng mua ròng trên thị trường COMEX xuống 78.619 từ 92.498 trong 7 ngày tính đến 8/5 trước đó. Đây là tình trạng mua ròng vàng tồi tệ nhất của các quỹ đầu tư kể từ tháng 12/2008, khi các nhà đầu tư rút bớt khỏi thị trường tài chính do khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Các nhà quản lý quỹ đã bán tháo vàng từ đầu tháng 5 trước tình trạng bất ổn chính trị của Hy Lạp và các mối lo mới về tài chính của Tây Ban Nha tăng sức ép cho cuộc khủng hoảng eurozone.

Đầu tiên họ bán vàng để bù đắp thua lỗ trong cổ phiếu cũng như các thị trường khác. Sau đó lại bán tiếp dựa trên dự đoán vàng đang vượt giá trị thực và sắp hạ giá.

Điều này khiến giá hợp đồng COMEX tiêu chuẩn của vàng tháng 6 giảm khoảng 82 USD/oz hay 5% xuống thấp nhất trong 4 tháng tại 1.557/oz trong thời gian 8-15/5.

Các quỹ thiệt hai bao nhiêu còn phụ thuộc vào thời điểm họ bán: nếu họ bán từ mức cao 1/5 ở 1.672 USD/oz thì đương nhiên thu lời lớn, nhưng nếu bán ở 1.550 USD/oz và tiếp tục bán, họ lỗ khá nhiều.

Ông Adam Sarhan của Sarhan Capital tại New York cho rằng khó dự đoán xu hướng hồi phục của vàng có tiếp tục không, nhưng nhiều khả năng các quỹ thua lỗ tuần này sẽ cố gắng kéo thị trường xuống.

Số liệu của CFTC chỉ ra nhìn chung, tiền của các quỹ trên thị trường hàng hóa Mỹ giảm tuần thứ hai xuống mức thấp nhất trong gần 5 tháng. Cho tới 15/5, mua ròng của các nhà quản lý quỹ tại 24 thị trường kỳ hạn của Mỹ giảm gần 8 tỷ USD, xuống khoảng 62 tỷ USD trong 7 ngày tính đến 15/5.
Nguồn Reuters/ DVT
 

ATC

Thành Viên Có Cống Hiến GOLD24K.INFO
G8 sẵn sàng mở kho dầu dự trữ, ủng hộ trừng phạt Iran

Lãnh đạo G8 hôm qua 19/5 nhất trí mở kho dầu dự trữ khẩn cấp vào mùa hè này nếu các lệnh trừng phạt Iran gây gián đoạn nguồn cung dầu. Nhận thấy nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu trong vài tháng tới, G8 nhấn mạnh họ sẽ theo sát tình hình và sẵn sàng hối thúc Cơ quan năng lượng quốc tế hành động để đảm bảo thị trường không bị thiếu hụt cung dầu. Tuy nhiên G8 không nêu điều kiện hành động cụ thể.

Đây là dấu hiệu rõ nhất cho thấy Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ nhận được sự ủng hộ của lãnh đạo các cường quốc khi Mỹ muốn mở kho dầu dự trữ 2 lần trong 2 năm.

Ngày càng nhiều đồn đoán rằng, ông Obama sẽ tìm kiếm ủng hộ để mở kho dầu dự trữ trước khi lệnh cấm vận dầu Iran của Liên minh châu ÂU (EU) có hiệu lực vào tháng 7 và lệnh trừng phạt Iran của Mỹ có hiệu lực từ cuối tháng 6.

Tuy nhiên, điều này có thể khiến ông Obama vấp phải sự chỉ trích của đảng Cộng hòa bởi họ cho rằng ông đang dùng công cụ an ninh quốc gia để giành lợi thế tranh cử.
Nguồn Reuters/DVT
 

ATC

Thành Viên Có Cống Hiến GOLD24K.INFO
:350: Giá oil sẽ tiếp tục rơi, và vàng.....:350:
 

ATC

Thành Viên Có Cống Hiến GOLD24K.INFO
5 ngân hàng lớn của Hy Lạp bị Fitch hạ tín nhiệm xuống gần vỡ nợ

IMF để ngỏ khả năng Hy Lạp phải rời eurozone
ECB dừng tái cấp vốn với một số ngân hàng Hy Lạp
Hy Lạp tiếp tục bị Fitch hạ tín nhiệm nợ
(Gafin) - Sau khi hạ xếp hạng tín nhiệm nợ của Hy Lạp xuống CCC, Fitch tiếp tục hạ xếp hạng tín nhiệm với 5 ngân hàng lớn của nước này. Các ngân hàng bị hạ xếp hạng tín dụng gồm Ngân hàng quốc gia Hy Lạp, Efg Eurobank Ergasias, Ngân hàng Alpha, Ngân hàng Piraeus và Ngân hàng Nông nghiệp Hy Lạp. Trái phiếu của các ngân hàng này bị hạ hai bậc xuống dưới mức đầu tư hay gần mức vỡ nợ.

Trước đó, Fitch đã hạ 2 bậc xếp hạng tín nhiệm của Hy Lạp xuống CCC, cũng tương đương gần mức vỡ nợ. Sở dĩ Fitch hạ xếp hạng với Hy Lạp bởi cho rằng Hy Lạp nhiều khả năng sẽ rời khu vực đồng euro (eurozone) sau cuộc bầu cử vào giữa tháng 6 tới.

Ngành ngân hàng của Hy Lạp đang suy yếu hơn bao giờ hết sau khi người dân ồ ạt rút tiền khỏi hệ thống. Một quan chức cấp cao của châu Âu hôm qua 18/5 cảnh báo, hệ thống ngân hàng HY Lạp có thể sụp đổ trước khi nước này tiến hành bầu cử.

Nguồn WSJ, AFP/DVT
 

gacon_lonton

<img src ="http://gold24k.info/diendan/images/vip-
Hy Lạp bị hạ một bậc tín nhiệm từ B- xuống CCC do Fitch lo ngại chính phủ nước này không hỗ trợ cần thiết để giữ Hy Lạp ở lại eurozone.

Lần hạ tín nhiệm này là do kinh tế Tây Ban Nha trở lại suy thoái trong quý I/2012 và không có dấu hiệu phục hồi.Moody's vừa hạ xếp hạng tín nhiệm 16 ngân hàng Tây Ban Nha, trong số này có ngân hàng Banco Santander và BBVA, hai ngân hàng lớn nhất Tây Ban Nha.

Nhà đầu tư thất vọng với số liệu kinh tế mới được công bố, lo ngại Tây Ban Nha bị giảm xếp hạng tín dụng. S&P 500 xuống thấp nhất 4 tháng.Lo lắng ngày càng tăng với sự tiến triển của khu vực đồng euro và các dữ liệu kinh tế ảm đạm đã đẩy S&P500 tụt giảm 5 ngày liên tiếp. Chỉ số này đóng cửa ở mức thấp chưa từng có kể từ giữa tháng 1, mất hơn một nửa số điểm tăng trong quý I.


Môt đánh giá trong tháng Tư về hoạt động kinh tế Mỹ tương lai giảm lần đầu tiên trong 7 tháng. Chỉ số các điều kiện kinh doanh của Cục dự trữ Philadelphia giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 9 năm ngoái.

Thêm vào đó, báo cáo hàng tuần về trợ cấp thất nghiệp không cho thấy sự cải thiện, tín hiệu cho thấy tốc độ tuyển dụng vẫn còn mờ nhạt.

Thêm vào những lo ngại về tình hình khu vực, chi phí vay Tây Ban Nha lại tăng lên sau phiên đấu giá trái phiếu.

Lãi suất trái phiếu Tây Ban Nha tăng làm nhà đầu tư lo ngại xếp hạng tín dụng của các ngân hàng Tây Ban Nha sẽ bị cắt giảm.
như thế naỳ thứ 2 khôí thằng nhaỷ gap
khôí thằng nhaỷ lâù luôn
 

ATC

Thành Viên Có Cống Hiến GOLD24K.INFO
Nước Anh sẽ ra sao nếu Hy Lạp ra đi?

Hy Lạp rời khỏi eurozone chắc chắn sẽ có tác động tới mọi mặt của Anh từ kinh tế cho đến chính trị không chỉ trong ngắn hạn mà cả dài hạn.Kinh tế

Tác động ngắn hạn đầu tiên có thể xảy ra ngay là xuất khẩu sang Hy Lạp cũng như các nước châu Âu khác chậm lại, giá tài sản giảm, đồng bảng tăng giá tác động trực tiếp lên khu vực tài chính, căng thẳng tín dụng và sụt giảm niềm tin.

Capital Economics ước tính những sự kiện này sẽ khiến sản lượng của nước Anh giảm 3,5% trong 2 năm. Tuy nhiên, theo Vicky Redwood, chuyên gia kinh tế tại Capital Economics, tình hình ở eurozone có thể dễ dàng chuyển sang trạng thái tồi tệ hơn dự đoán.

Trong giai đoạn khủng hoảng 2008-09, sản lượng của nước Anh đã giảm 7% không chỉ bởi vì tín dụng khan hiếm mà còn bởi chi tiêu đột ngột sụt giảm mạnh trên toàn cầu.

Ngân hàng

Mặc dù, các khoản nợ tại Hy Lạp của Anh đã nhanh chóng được cắt giảm, đồng thời các ngân hàng Anh cũng tăng dự phòng rủi ro, nhưng do các ngân hàng Anh có liên hệ chặt chẽ với các ngân hàng Pháp - những tổ chức rất dễ biến động trước tình hình Hy Lạp, ngành ngân hàng Anh nhiều khả năng không tránh khỏi các tác động gián tiếp.

Các chuyên gia phân tích tại Citigroup ước tính ECB sẽ phải mất 800 tỷ euro cải thiện thanh khoản mới có thể giảm bớt tác động của việc dòng vốn tháo chạy khỏi các ngân hàng.

Hơn nữa, nếu Hy Lạp rời đi, các nước như Tây Ban Nha và Italia - nơi kết nối rộng rãi với các định chế tài chính của Anh sẽ bị biến động mạnh.

Niềm tin vào ngành sẽ bị sụt giảm nghiêm trọng. Thị trường dễ dàng hoảng sợ, doanh nghiệp ồ ạt rút vốn đầu tư và vay mượn dẫn đến khan hiếm tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và việc làm trong khu vực tài chính sụt giảm.

Kinh doanh

Hy Lạp ra đi sẽ khiến nhu cầu trên thị trường eurozone, vốn chiếm một nửa xuất khẩu của Anh sụt giảm. Nếu lượng sụt giảm này tương tự năm 2008, sẽ dẫn tới những phản ứng dây chuyền như: cắt giảm giờ làm, hạn chế trả lương

Ngoài ra, nguy cơ tín dụng đóng băng sẽ ảnh hưởng đến vốn lưu động của các doanh nghiệp nhỏ. Đầu tư hiện tại đang chững lại sẽ càng giảm sâu hơn.

Tài chính cá nhân

Các quỹ hưu trí sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng do các nhà đầu tư tìm kiếm các nơi an toàn hơn như vàng. Nhu cầu về vàng tăng lên khiến lợi suất vốn là thước đo để các công ty bảo hiểm tính toán lương hưu giảm xuống.

Người mua nhà cũng bị ảnh hưởng sau khi Ngân hàng trung ương Anh (BOE) công bố các ngân hàng nước này chuẩn bị thông qua nâng lãi suất.

Chính trị

Khủng hoảng sâu hơn cũng sẽ tăng áp lực từ Đảng lao động buộc chính phủ Anh thực hiện kế hoạch B – hoãn giảm thâm hụt ngân sách và mở đường cho chi tiêu công.

Bất chấp các nhà lãnh đạo đối mặt với sự ra đi của Hy Lạp như thế nào, quan hệ của Anh với phần còn lại của châu Âu cũng sẽ thay đổi cơ bản. Nếu eurozone vẫn tiếp tục đẩy mạnh thống nhất tài khóa và chính trị, Anh sẽ bị cô lập; ngược lại, nếu eurozone phân hóa, liệu người Anh có còn muốn ở lại hay không?
Nguồn CafeF
 

ATC

Thành Viên Có Cống Hiến GOLD24K.INFO
Ngành ngân hàng không còn khả năng vực dậy kinh tế Trung Quốc

Sự thật đằng sau bùng nổ đầu tư của Trung Quốc
Trung Quốc mở đường cho đầu tư nước ngoài vào thị trường kỳ hạn
Bùng nổ tiêu dùng cho Trung Quốc sẽ do nông thôn mang lại
(Gafin) - Khi tăng trưởng kinh tế chậm lại, Trung Quốc kêu gọi các ngân hàng nhà nước tăng cường cho vay để tăng tốc hoạt động kinh tế nhưng không hiệu quả.Theo Ngân trung ương Trung Quốc (PBOC), hoạt động cho vay của các ngân hàng đã giảm trong tháng 4. Nguyên nhân chủ yếu là do các công ty tỏ ra thận trọng khi nhu cầu thị trường không chắc chắn và lợi nhuận đang bốc hơi.

Bên cạnh đó, các ngân hàng Trung Quốc không sẵn sàng cho vay đối với các công ty trong các lĩnh vực đang gặp khó khăn - như các công ty xuất khẩu, hoặc các công ty không nhận được ưu đãi của chính phủ như công ty bất động sản. Ngoài ra, việc chuyển đổi các khoản vay sang các lĩnh vực ưu tiên mới như các doanh nghiệp nhỏ trên thực tế cũng gặp không ít khó khăn.

Hệ quả là, các ngân hàng Trung Quốc không thể thúc đẩy nền kinh tế tăng tốc như những gì họ đã làm trong quá khứ.

Nhà phân tích tại ngân hàng đầu tư Barclays Capital, ông Yiping Huang cho rằng:"Sự ổn định hoặc phát triển của các ngân hàng là vô cùng quan trọng để có thể hỗ trợ nền kinh tế tăng trưởng ổn định."

Tuy nhiên, các khoản vay trung và dài hạn của Trung Quốc, một biện pháp quan trọng để thu hút đầu tư, đã bắt đầu có xu hướng suy giảm kể từ đầu năm 2010. Dữ liệu kinh tế tháng 4/2012 vừa được công bố cho thấy, các khoản cho vay trung và dài hạn đạt 126,5 tỷ nhân dân tệ (tương đương 20 tỷ USD), giảm 46% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong quá khứ, hoạt động cho vay suy yếu phản ánh những động thái có chủ ý của chính phủ nhằm kiểm soát tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên, lần này, ngay cả trước khi PBOC cho cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, với mục tiêu giải phóng nhiều tiền hơn cho hoạt động cho vay, các quỹ trong hệ thống ngân hàng dường như vẫn còn giữ rất nhiều tiền.

Ông Huang cho biết PBOC đang ép các ngân hàng thương mại rót các khoản vay cho các kế hoạch về cơ sở hạ tầng, bao gồm các dự án đường sắt, điện, nước, song những dự án dài hạn như vậy lại cần phải có thời gian. Các giám đốc ngân hàng cho biết họ muốn mở rộng các chi nhánh và cho vay đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ, sản xuất tiên tiến và giáo dục - một ưu tiên khác của Bắc Kinh. Do đó, các ngân hàng không thể kiếm đủ khách hàng vay nợ.

"Do sự bất ổn trong tăng trưởng ngày càng tăng của nền kinh tế, rất nhiều doanh nghiệp không muốn vay thêm. Thay vào đó, họ quyết định dừng dự án hoặc hoãn các kế hoạch mở rộng," giám đốc một trong những ngân hàng lớn nhất Trung Quốc cho biết.

Sự ngần ngại đi vay của các doanh nghiệp đã ảnh hưởng tới nền kinh tế Trung Quốc, từ các nhà sản xuất thép lớn đang vật lộn với sản phẩm dư thừa cho tới các nhà xuất khẩu nhỏ đang cố gắng chờ đợi thời điểm cuộc khủng hoảng châu Âu dịu đi.

Chi phí vốn cao kết hợp với lợi nhuận giảm càng làm vấn đề thêm nghiêm trọng. Trong nhiều năm, các nhà phê bình Trung Quốc tại Mỹ và châu Âu đã cáo buộc Bắc Kinh giữ lãi suất thấp để bảo hộ cho các doanh nghiệp của họ. Tuy nhiên, với việc tăng trưởng kinh tế chậm lại đang bào mòn lợi nhuận các doanh nghiệp Trung Quốc, các khoản vay dường như là rất tốn kém.

Theo các số liệu từ Wind, nhà cung cấp dữ liệu Trung Quốc, tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư của các công ty được niêm yết tại Trung Quốc giảm từ 11,6% xuống còn 6,7% trong năm 2011. Với việc lãi suất cho vay trong 1 năm của Trung Quốc ở mức 6,6%, chi phí vốn đối của một vài công ty Trung Quốc còn cao hơn lợi nhuận mà họ hy vọng thu về.

Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc giảm còn 8,1% trong quý I/2012, mức thấp nhất kể từ năm 2009. Bên cạnh đó, một loạt chỉ số kinh tế tháng 4 - từ sản lượng điện cho tới nhu cầu xuất khẩu sản phẩm - cho thấy nền kinh tế sẽ còn sụt giảm trong quý II.

Về lâu dài, Trung Quốc muốn chuyển đổi nền kinh tế thoát khỏi sự phụ thuộc vào xuất khẩu và đầu tư, chuyển sang tập trung vào tiêu dùng trong nước, thậm chí chấp nhận tăng trưởng chậm hơn.

Tuy nhiên, Bắc Kinh có một mục tiêu ngắn hạn quan trọng hơn: Giữ tăng trưởng đủ cao để tỷ lệ thất nghiệp không tăng. Đó là mối quan tâm đặc trong năm khi Trung Quốc đang hướng đến một sự thay đổi trong cơ cấu lãnh đạo quan trọng trong vòng 1 thập kỷ qua, một quá trình đã bị ảnh hưởng bởi nhiều biến động chính trị như vụ việc Bạc Lai Hy.

Ước tính, khi nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái kể từ năm 2009, có khoảng 20 triệu công nhân Trung Quốc bị mất việc làm. Đáp lại, Bắc Kinh đã yêu cầu các ngân hàng nhà nước tăng cường các khoản vay cho các doanh nghiệp lớn của nhà nước. Gói kích thích cho vay đã giúp nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng cao trở lại, song nó cũng làm nảy sinh những lo ngại mới về các khoản nợ xấu và thổi phồng bong bóng bất động sản.

Có rất ít bằng chứng cho thấy Bắc Kinh có kế hoạch dỡ bỏ các hạn chế cho vay đối với các nhà phát triển bất động sản do lo ngại nhen lại ngọn lửa bong bóng bất động sản. Chính sách đó đã làm giảm vai trò của các ngân hàng trong việc thúc đẩy nền kinh tế và làm hạn chế tăng trưởng ngắn hạn.
Nguồn WSJ/DVT
 

ATC

Thành Viên Có Cống Hiến GOLD24K.INFO
Chứng khoán toàn cầu mất gần 4.000 tỷ USD trong hơn 2 tuần

Bế tắc ở Hy Lạp và khủng hoảng ở khu vực đồng euro nói chung tiếp tục gây sức ép lên thị trường chứng khoán toàn cầu.Theo Bloomberg, lo ngại Hy Lạp rời eurozone cũng như sức khỏe của hệ thống ngân hàng Tây Ban Nha, nhà đầu tư chứng khoán nhanh chóng tìm kiếm các tài sản đầu tư khác làm trú ẩn an toàn.

Kể từ đầu tháng này, thị trường chứng khoán toàn cầu ước tính mất gần 4.000 tỷ USD, trong đó, riêng tuần này bốc hơi khoảng 2.000 tỷ USD. Hiện giá trị vốn hóa của thị trường chứng khoán toàn cầu khoảng 37.000 tỷ USD.

Xu hướng bán tháo cổ phiếu lan rộng sau khi thị trường liên tiếp giảm điểm. Tính đến phiên giao dịch ngày hôm qua 18/5, chỉ số chứng khoán toàn cầu giảm 6 ngày liên tiếp, và giảm 0,4% kể từ đầu năm đến nay.

Chỉ số chứng khoán các thị trường mới nổi cũng giảm tuần thứ 9 liên tiếp, ghi nhận chuỗi giảm điểm dài nhất kể từ năm 1994. Điều này một phần bởi lo ngại khủng hoảng châu Âu một phần bởi tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chững lại.
Nguồn Bloomberg, Reuters/DVT
 

ATC

Thành Viên Có Cống Hiến GOLD24K.INFO
CL gold đầu tuần

(trong vòng 2-3 ngày)
sell vùng 1600
TP 1550
SL 1625
 

FUJI

New Member
gold tuần, kitco khảo sát



23 người dự đoán
21 dự đoán tăng
2 dự đoán giảm
không có trung lập
 

ATC

Thành Viên Có Cống Hiến GOLD24K.INFO
Nhận xét gold tuần:

1572 là điểm mấu chốt, nếu gold điều chỉnh từ vùng gần 1600 về 1572 và không giữ được 1572, thì gold sẽ quay đầu giảm giá , mục tiêu kế tiếp trong tuần là 1547-1501-1476.

Còn nếu như 1572 vẫn giữ được, thì gold tiếp đà tăng về 1617-1643 hay có yếu tố tác động sẽ còn tăng cao hơn

Điểm 1600 rất có ý nghĩa, bứt phá được mức này thì xem xét dừng lỗ lệnh sell, nhưng tại sao ưu tiên sell dưới 1600? vì xét về đường trễ D1 của công cụ ichimoku, thì đường giá hiện tại vẫn thấp hơn 22 ngày giao dịch trước đây, cụ thể là 22 ngày trước gold di chuyển quanh 164x
 
Chỉnh sửa cuối:

ATC

Thành Viên Có Cống Hiến GOLD24K.INFO
Phố Wall: Thị trường tiếp tục bán ra trong tuần này

Thông thường, một sự suy giảm lớn trong tuần trước đó thường là đòn bẩy cho Phố Wall tăng trở lại, nhưng điều đó có thể sẽ không đúng trong tuần này.Trong bối cảnh mùa thu nhập sắp kết thúc, trong khi các dữ liệu kinh tế Mỹ làm dấy lên những hoài nghi về tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới, chỉ số S&P 500, đã giảm 7,3% trong tháng 5, có thể sẽ còn giảm sâu hơn nữa trong tuần này khi những lo ngại về tình hình tài chính châu Âu vẫn tồn tại.

Trong tuần qua, chỉ số S&P 500 đã giảm 4,3%, tuần giảm mạnh nhất trong năm nay, và lần đầu tiên đóng cửa ở mức dưới 1.300 điểm trong 4 tháng.

Sự sôi nổi của thị trường về lần phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) đầy mong đợi của Facebook hôm 18/5 phần nào đã bị giảm bớt bởi trục trặc kỹ thuật trên sàn Nasdaq trong việc gửi tin nhắn phản hồi cho các công ty môi giới có nhiệm vụ xử lý các đơn đặt hàng cổ phiếu Facebook của các nhà đầu tư nhỏ lẻ.

Trong đó, những lo ngại của các nhà đầu tư về cuộc khủng hoảng nợ khu vực đồng euro (eurozone) càng tăng cao trước thông tin Hy Lạp có thể rời eurozone và hệ thống ngân hàng của Tây Ban Nha đang ngày một suy yếu.

Thu nhập vững chắc của các doanh nghiệp cùng các chỉ số lạc quan của nền kinh tế Mỹ trước đó đã thúc đẩy thị trường chứng khoán Mỹ, phần nào giúp làm vơi đi những lo lắng về thị trường châu Âu. Tuy nhiên, trước việc thu nhập không đạt như mong đợi cũng như các số liệu kinh tế Mỹ bắt đầu cho thấy những dấu hiệu đáng thất vọng, các nhà đầu tư một lần nữa chuyển sự chú ý sang những biến động tại châu Âu.

Chủ tịch công ty nghiên cứu McMillan Analysis Corp, ông Larry McMillan nhận định: "Thị trường đã được cải thiện, song mọi chỉ số đều cho thấy dấu hiệu bán ra."

Ông McMillan cho biết: "Chúng tôi hy vọng sẽ có một sự đột biến mạnh. Tuy nhiên, vào thời điểm này, ngoại trừ một số thay đổi lớn trong các chỉ số, thị trường trong thời gian tới có lẽ chỉ có xu hướng đi xuống."

Tại Hội nghị thượng đỉnh 8 nền kinh tế lớn (G8) vào cuối tuần này, Tổng thống Mỹ Barack Obama một lần nữa lên tiếng thúc giục châu Âu tăng cường kích thích kinh tế, do lo ngại cuộc khủng hoảng euro có thể lan rộng làm tổn thương nền kinh tế Mỹ và gây suy thoái toàn cầu.


(DVT)
 

ATC

Thành Viên Có Cống Hiến GOLD24K.INFO


1599 là fibo 50% của đoạn 1526-1672

Nên rất quan trọng, đừng quá say máu buy, thích buy thì chờ điều chỉnh rồi buy, có gì cũng không thiệt hại.
 
Top