Tin Tức Kinh Tế Tổng Hợp

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Afshin Nabavi, thuộc MKS Finance SA cho biết “Đôla đã định hướng đi cho giá vàng hôm qua”. Khảo sát của Bloomberg chỉ ra “Vàng có thể tăng tuần tới do các nhà đầu tư tìm kênh đầu tư thay thế cho đôla” Các phân tích gia của Commerzbank cho biết “Dường như niềm tin đầu tư vàng của các nhà đầu tư đang nguội đi do quỹ giao dịch vàng lớn nhất thế giới liên tục bán vàng. Hôm qua đôla mạnh lên và chứng khóan suy yếu, hai nhân tố này đều có xu hướng gây áp lực lên vàng”

Kevin Kerr, thuộc Kerr Commodities Watch cho biết “Nếu đôla mạnh lên, chúng ta sẽ thấy xuất hiện nhiều nguy cơ trên thị trường vàng”


Các phân tích gia tiền tệ và vàng liệt kê một vài nhân tố hỗ trợ đôla tăng hôm qua khởi đầu là tin đồn về khả năng Thủ tướng Đức từ chức. Dù Thủ tướng Đức đã chính thức phản bác tin đồn trên, tuy nhiên không ngăn được các lệnh bán euro khiến thị trường biến động đầy tiêu cực.


Thông tin này được đưa ra sau khi Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu tuyên bố ngân hàng không hề có kế hoạch đối xử đặc biệt với bất kỳ một nước nào, thị trường vì thế lo ngại nhiều hơn về vấn đề nợ tại Hy Lạp.


George Gero, phó chủ tịch RBC Capital Markets Global Futures cho biết “Lạm phát chưa có khả năng xảy ra và đôla tăng mạnh khuyến khích các trader bán vàng chốt lời họăc giảm bớt các trạng thái đầu tư trước ba ngày nghỉ lễ ở Mỹ(lễ Martin Luther King Jr và cuối tuần)


Kerr cho biết “Đôla tăng và vàng giảm là những thay đổi về xu hướng mới trên các thị trường này, tuy nhiên khả năng duy trì không lâu. Không có nhiều thông tin mới hỗ trợ cho đôla. Nền kinh tế Mỹ nói chung còn yếu, Fed chưa thể tăng lãi suất, điều này kiềm chế đà tăng của đôla và hỗ trợ cho vàng”



igi.com.vn

 
Chỉnh sửa cuối:

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Re: Tin Tức

Nhu cầu vàng vật chất một số nước Châu Á tăng, phí giao dịch ổn định

Lực mua vàng trang sức ở Ấn Độ đã tăng lên khi giá vàng giảm và phí giao dịch vàng miếng ổn định. Mùa cưới ở Ấn Độ đã qua tuy nhiên các nhà chế tác vàng trang sức nước này hiện đang bận rộn với các đơn đặt hàng từ Dubai-nơi mà doanh số bán vàng chủ yếu dựa vào lượng khách du lịch tới đây

Pradeep Unni, phân tích gia cao cấp của Richcomm Global Services ở Dubai cho biết “Thị trường vàng vật chất sẽ đi lên với sự khởi đầu năm mới rất khả qua và nhu cầu đang nổi lên ở một số trung tâm có nhu cầu lớn”


Một dealer ở Singapore cho biết “Ấn Độ cung cấp nhiều vàng trang sức sang Dubai. Nhu cầu vàng vật chất ở Ấn Độ cũng khá tốt gần đây và Indonesia đang mua trở lại sau khi vắng mặt một thời gian trên thị trường



igi.com.vn
 
Chỉnh sửa cuối:

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Tin Tức

Quan điểm nhìn từ góc độ nhà đầu tư trước quyết định đóng cửa sàn vàng

Ngày 30/12/2009 vừa qua, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra quyết định chính thức đóng cửa tất cả 34 sàn vàng trên cả nước và chấm dứt hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản nước ngoài, thời hạn chậm nhất thi hành quyết định này là 90 ngày kể từ ngày có quyết định trên, tức là ngày 30/3/2010. Quyết định trên đã chấm dứt làn sóng dư luận xung quanh việc xác định quy chế quản lý sàn vàng rằng sẽ nâng tỷ lệ ký quỹ lên 100% hay ngừng hoạt động kinh doanh của các sàn vàng. Tuy đã có hướng mở về phương án ngừng hoạt động các sàn vàng nhưng khi quyết định chính thức được công bố vẫn gây bất ngờ trước hết là cho các công ty kinh doanh vàng tài khoản và sau đó là các nhà đầu tư.
Trước khi có quyết định trên, nhiều ý kiến cho rằng cả hai phương án mà Ngân hàng Nhà nước đề xuất đều là vi phạm Nghị định 59/2006/NĐ-CP, theo nghị định này, hoạt động kinh doanh vàng nói chung, sàn giao dịch vàng nói riêng không nằm trong danh mục hàng hoá, dịch vụ cấm hoặc hạn chế kinh doanh mà chỉ thuộc danh mục hàng hoá kinh doanh có điều kiện theo phụ lục 2 của Nghị định này.

Nguyên nhân của động thái này từ Chính phủ được cho là tình hình bất ổn trên thị trường vàng thời điểm cuối năm vừa qua. Nhưng thực tế, thị trường vàng vật chất luôn sôi động vào thời điểm cuối năm khi nhu cầu mua vàng cho mùa cưới và cuối năm tăng cao. Ngoài ra tình trạng thua lỗ trên tài khoản kinh doanh vàng của các nhà đầu tư hầu hết là do biến động giá và các nhà đầu tư chưa định hình cũng như chưa dự đoán đúng hướng biến động của thị trường. Thời gian vừa qua, tại một số sàn giao dịch vàng, cũng có hiện tượng “làm giá” hoặc “bẻ giá” không theo diễn biến thực tế thị trường vàng. Tuy nhiên, nhìn theo một góc độ tổng quan, đó chỉ là những hiện tượng đơn lẻ và có tính chất cá biệt. Theo quan điểm của đa số nhà đầu tư, khi Nhà nước có những quy chế quản lý sàn vàng chặt chẽ hơn, tăng cường công cụ giám sát mạnh hơn thì những hiện tượng đó sẽ được loại bỏ, giảm thiểu rủi ro không đáng có cho nhà đầu tư. Nghĩa là có thể dùng các biện pháp quản lý mềm mỏng hơn, chưa cần thiết phải ra quyết định châm dứt hoạt động kinh doanh vàng tài khoản.

Phản ứng trước thông tin trên, khối lượng giao dịch vàng đã giảm rõ rệt, đặc biệt trong ngày 31/12/2009 do tâm lý hoang mang của các nhà đầu tư trước động thái trên từ phía Chính phủ. Tuy nhiên, sau khi tâm lý được bình ổn trở lại, khối lượng và giá trị giao dịch được ổn định hơn và khối lượng tín dụng đạt tới hơn 2.000tỷ đồng/ngày. Theo các nhà đầu tư hiện vẫn đang giao dịch tại các sàn vàng, quyết định đóng cửa giao dịch vàng tài khoản đã làm mất đi một sân chơi, một kênh đầu tư hấp dẫn. Kỳ vọng của giới đầu tư rằng Nhà nước sẽ cho ngừng hoạt động kinh doanh vàng tài khoản một thời gian nhất định, cho tới khi các quy định quản lý hoạt động đầu tư này được xây dựng và chuẩn hoá. Bởi lẽ, tuy kinh doanh vàng tài khoản còn khá mới mẻ ở Việt Nam, nhưng trên thế giới, kênh đầu tư này đã xuất hiện phổ biến và hoạt động khá sôi nổi, thậm chí hoạt động này còn có các chuẩn mực quy định rõ ràng và sản phẩm đầu tư không chỉ là giao dịch trực tiếp đơn thuần mà còn có các sản phẩm kỳ hạn. Việt Nam có thể chưa áp dụng theo các công cụ quản lý của các nước mà hoạt động này đã phát triển bậc nhất như Mỹ, Anh hay Nhật Bản, tuy nhiên cũng có thể tham khảo và học tập mô hình quản lý của các nước lân cận như Thái Lan, Trung Quốc, Singapore,.v.v.. để xây dựng cho hoạt động kinh doanh vàng nói riêng và hoạt động kinh doanh tài khoản nói chung với các hàng hoá khác một hành lang pháp lý chuẩn mực và chặt chẽ, đảm bảo môi trường đầu tư ngày một đa dạng và hấp dẫn.
igi.com.vn
 
Chỉnh sửa cuối:

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Re: Tin Tức

Tin vàng Tokyo

Trung Quốc đang bắt đầu những bước để kiềm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế do tăng trưởng GDP quý 4 lên đến 10.7%, mức tăng trưởng mạnh nhất kể từ năm 2007. NHTW Trung Quốc ra lệnh cho các ngân hàng thương mại kể từ ngày 12/01 tăng tỉ lệ tiền gửi nắm giữ tại các ngân hàng nhằm giới hạn lượng tiền mặt có sẵn để cho vay. Chứng khoán, vàng và các đồng tiền có lãi suất cao đồng loạt giảm giá sau tin tức này và hôm qua trước khi phiên giao dịch New York bắt đầu vàng đã một lần nữa giảm về mức hỗ trợ mạnh 1085 (EMA 100 của D1). Tuy nhiên, sau đó vàng tăng giá mạnh trở lại đến 1102 khi Mỹ công bố niềm tin tiêu dùng tăng (thực tế 55.9, dự báo 53.6, kỳ trước 53.6) làm chứng khoán và các tài sản rủi ro tăng giá trở lại và vàng tăng theo. Giới đầu tư châu Á vẫn tích cực mua vàng vào ở vùng giá dưới 1100, nhu cầu vàng trang sức cũng tăng cao trước Tết âm lịch.

Thị trường vẫn đi yếu trong hôm nay cho đến trước khi Fed công bố biên bản họp vào 2h15 rạng sáng mai. Về mặt kỹ thuật, xu hướng tăng giá chưa được khẳng định chắc chắn nhưng EMA100 của D1 vẫn đang là hỗ trợ mạnh.

Sacombank-SBJ

 
Chỉnh sửa cuối:

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Re: Tin Tức

Không nhiều kỳ vọng cho cuộc họp của Fed tuần này

Cho đến thời điểm này, đa số các nhà phân tích kinh tế đều thống nhất quan điểm cho rằng Fed vẫn chưa sẵn sàng để thắt chặt tiền tệ.
Bản báo cáo của cuộc họp sẽ được công bố vào rạng sáng thứ năm tuần này giờ Hà Nội.
“Tôi không trông đợi bất cứ điều gì từ cuộc họp Fed tuần này, chắc chắn sẽ không có động thái mới mẽ nào đưa ra”, David Wyss, nhà kinh tế thuộc S&P cho hay.

Giới phân tích tin chắc rằng giọng điệu của Fed trong cuộc họp thứ năm tuần này sẽ vẫn là tiếp tục duy trì mức lãi suất thấp kỷ lục thêm “một khoảng thời gian” nữa.

Cuộc tranh cải xung quanh khả năng liệu ông Bernanke có tiếp tục tái đắc cử cho nhiệm kỳ bốn năm nữa với vai trò là chủ tịch Fed hay không cũng góp yếu tố góp phần khiến ngân hàng trung ương vẫn chưa tăng lãi suất.

Để đưa ra những thay đổi mang tính tác động mạnh đến toàn bộ thị trường tài chính như vậy, Fed cần phải dựa trên những yếu tố hỗ trợ mạnh mẽ hơn từ nền kinh tế.

“Vẫn chưa có những bằng chứng thực sự rõ ràng đảm bảo cho tiến trình phục hồi của nền kinh tế, đặc biệt là các số liệu từ thị trường lao động vẫn khiến nhiều người lo lắng”, ông Wyss nói thêm.

Cho đến thời điểm này, các số liệu cho thấy lạm phát vẫn chưa ở mức độ để khiến Fed phải lo lắng.

Giới phân tích đều thống nhất quan điểm cho rằng sẽ không có nhiều động thái từ Fed trong cuộc họp sắp tới tuy nhiên sự chú ý sẽ tập trung cho việc kết thúc của chương trình phát hành trái phiếu chính phủ trị giá 1,25 ngàn tỷ USD sẽ kết thúc vào cuối tháng 3 này.



BANTINVANG
 
Chỉnh sửa cuối:

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Re: Tin Tức

Nhận định xu hướng vàng buổi sáng. (0710 - 28/01/10)
Trong phiên giao dịch New York tối qua, giá vàng đã chịu sự sụt giảm khá mạnh ở gần cuối phiên, giảm về mức $1083/oz, tuy nhiên sau đó đã có sự hồi phục tăng trở lại và đóng cửa phiên tại mức $1088/oz.
Nguyên nhân chính của sự sụt giảm chính là do USD tăng sức mạnh của mình, đồng thời thị trường cũng có dấu hiệu bán vàng ra để thu hồi vốn, bổ sung vào các khoản lỗ trên thị trường chứng khoán.
Thị trường chứng khoán Mỹ tối qua giao dịch khá sôi nổi ở, giảm điểm mạnh ở đầu phiên, tuy nhiên sau đó đã phục hồi dần và chốt phiên có mức tăng nhẹ ở các chỉ số chính. Dow tăng 0.41%, Nas tăng 0.8% và S&P tăng 0.49%. Tuy nhiên thông tin này cũng không thể mang tới tâm lý lạc quan trên thị trường được, khi mà trước đó, thị trường chứng khoán Châu Âu và Châu Á liên tục giảm điểm, rớt vào mức thấp nhất trong một tháng qua.
Xu hướng giảm điểm cũng kéo cả thị trường nhiên liệu đi xuống, đặc biệt là sau thông tin rằng dự trữ gas tại Mỹ tăng lên mức cao nhất trong vòng 22 tháng qua, kể từ tháng 3-2008, và nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu của người dân lại sụt giảm khoảng 2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Về các thông tin kinh tế quan trọng trong ngày hôm qua, thì doanh số nhà mới của Mỹ đã giảm từ mức 370 ngàn căn xuống mức 342 ngàn căn, trái với dự đoán tăng nhẹ khoảng 370 ngàn căn. Rạng sáng thì FOMC đưa ra quyết định về lãi suất cơ bản không đổi tại mức dưới 0.25% cùng với những nhận định tương tự trước đây khi cho rằng nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn và cần sự hỗ trợ từ chính sách nới lỏng tiền tệ để giữ vững đà hồi phục. Sau đó thì NHTW New Zealand cũng công bố lãi suất cơ bản tại mức 2.5%.
Thị trường nhận định rằng trong vài ngày tới, khi USD phản ứng trở lại so với quyết định lãi suất của Fed thì xu hướng giá vàng sẽ hình thành rõ ràng hơn.
Dự kiến trong sáng nay, giá vàng giao dịch trong biên độ 1085 – 1095.


Theo VGB nhận định
 
Chỉnh sửa cuối:

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Re: Tin Tức

Lượng vàng nắm giữ của SPDR Gold Trust không đổi

Lượng vàng nắm giữ của Quỹ tín đầu tư tín thác vàng lớn nhất thế giới này hiện vẫn ở mức 1,111.922 tấn
không đổi kể từ cuối tuần qua.
Thông tin chi tiết về sự thay đổi lượng vàng nắm giữ tại quỹ này:
28/01 1,111.922

25/01 1,111.922

22/01 1,111.922

21/01 1,111.922

19/01 1,111.922

18/01 1,112.836

15/01 1,112.836

14/01 1,113.750

13/01 1,115.884

12/01 1,119.54

11/01 1,119.54

08/01 1,119.54

07/01 1,123.503

6/01 1,123.869

04/01 1,128.745
 
Chỉnh sửa cuối:

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Re: Tin Tức

Fed khiến chứng khoán Mỹ tăng điểm Chứng khoán Mỹ đã tăng trở lại vào cuối phiên giao dịch khi Cục dự trữ liên bang Mỹ cho rằng các hoạt động trong nền kinh tế vẫn đang tăng trưởng.
Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số S&P 500 tăng 0,5% lên mức 1.097,50 điểm. Cổ phiếu nhóm ngành tài chính thuộc chỉ số này tăng đến 2,3%. Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 41,87 điểm tương đương 0,4% lên mức 10.236,16 điểm.

Trước đó thị việc thị trường đón nhận thông tin không khả quan từ báo cáo doanhs số nhà mới đã đẩy giới đầu tư tháo chạy khỏi những tài sản rủi ro. Điều này đã khiến chỉ số công nghiệp Dow Jones đã giảm 40 điểm.

Một cái nhìn lạc quan vào nền kinh tế của Fed bất chấp sự suy yếu của thị trường lao động và cả những tín hiệu không khả quan từ báo cáo doanh số bán lẻ đã cứu thị trường chứng khoán tăng điểm.
 
Chỉnh sửa cuối:

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Re: Tin Tức

Liệu vàng trong tháng này có tiếp tục đà giảm giá?
Giá vàng đóng cửa phiên New York ở mức 1080.53 USD/oz , kết thúc tháng giảm thứ hai liên tiếp. Trong khi đó, đồng USD tiếp tục đà phục hồi đã làm giảm đi sức hút từ kim loại quý này. “Các nhà đầu cơ đang tháo gỡ các trạng thái bán và vẫn không có nhiều dấu hiệu mua vào”, chuyên gia phân tích VTB Capital tại London cho hay, “vàng vẫn đang chạy sát những biến động trên thị trường ngoại hối mà cụ thể là đồng USD”.
Vàng kỳ hạn tháng 4 đã giảm gần 1 USD/oz xuống mức 1,083 USD/oz, giảm 0,5% so với tuần trước. Trong khi đó, chỉ số USD Index đã tăng 0.7% sau khi Bộ Thương Mại Mỹ công bố GDP trong quý IV tăng 5.7%.

Có thể nói việc vàng tiếp tục trượt giá ngay sau khi thông tin lạc quan về GDP được công bố cho thấy dường như tâm lý tin tưởng vào sự phục hồi của nền kinh tế đã quay trở lại thị trường. Với sự xuất hiện của luồng tư tưởng này thì các thông tin tốt trong thời gian tới sẽ tiếp tục khiến đồng USD tăng giá đồng thời tiếp tục gây sức ép lên giá vàng.

“Giá vàng vẫn đang tìm kiếm các ngưỡng hỗ trợ xung quanh các mức thấp trong tháng 12”, Toby Hassall, chuyên gia phân tích, CWA Global Market phát biểu.

Trong năm trước, giá vàng đã liên tục leo thang tăng gần 24% đạt mức kỷ lục 1,227.5 USD/oz đầu tháng 12 sau khi Fed công bố mức lãi suất gần bằng như bằng 0 nhằm hỗ trợ phục hồi kinh tế.

Bên cạnh đó, các quỹ đầu tư trong tháng đã không có nhiều động thái mua vào. Điển hình là SDPR Gold Trust sau hơn nửa tháng liên tục bán ra đã giữ nguyên dự trữ của mình ở mức 1,111.92 tấn không đổi trong suốt gần hai tuần qua.

Các chuyên gia phân tích cho hay nếu giá tiếp tục xuống thấp sẽ khuyến khích các nhà đầu tư mua vào. Ngoài ra, trước nhu cầu vàng đang tăng cao trước Tết Âm lịch của Trung Quốc, bất kể một sự bán ra nào đều sẽ được xem là cơ hội mua vào cho các nhà đầu tư dài hạn.

Chúng ta hãy cùng đợi xem liệu các thông tin kinh tế trong tuần này có tiếp tục gây sức ép lên giá vàng và củng cố sự xuất hiện của tâm lý tin tưởng vào viễn cảnh phục hồi của nền kinh tế hay ngược lại nếu thông tin ra xấu có thể sẽ khiến vàng bật lên trở lại.



Bantinvang

 
Chỉnh sửa cuối:

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Re: Tin Tức

Tổng hợp ý kiến chuyên gia về đồng USD
Đồng USD tuần qua có một tuần phô trương sức mạnh khi tăng so với hầu hết các tiền tệ chính trong rổ tiền tệ khi chỉ số USD- Index lên cao nhất 5 tháng qua tại 79.496.
Theo ông Tsutomu Soma, một nhà buôn tiền tệ và trái phiếu tại Okasan Securities Co. Ltd. ở Tokyo cho biết “với việc kinh tế Mỹ tăng trường ngoài mong đợi đang gây tạo đà thuận lợi đề đồng USD gây áp lục cho các loại hàng hóa và thị trường chứng khoán”.
Đồng bạc xanh có thể tăng trước báo cáo dự đoán trong tuần cho thấy sản xuất của Mỹ mở rộng mạnh nhất 6 tháng và sức mua của các họ gia đình tăng.
Koji Takeuchi, nhá kinh tế trưởng tại Viện nghiên cứu Mizuho ở Tokyo cho biết “Với những dữ liệu kinh tế tuần qua của kinh tế Mỹ đang cải thiện về nền tẳng cơ bản sẽ hỗ trỡ cho đồng USD”.

Còn ông Mike Jones, nhà chiến lược tiền tệ tại ngân hàng New Zealand ở Wellington cho biết, “những lo lắng về nợ ở Hy Lạp, Bồ Đào Nha , Tây Ban Nha không có giới hạn và sẽ tiếp tục gây khó khăn cho khu vực, vấn đề lo ngại sẽ kéo dài , chúng ta có thể thấy những gì đang xẩy ra là ‘nơi ẩn náu an toàn” hỗ trỡ cho đồng USD và Yen”.


Với việc chủ tịch Fed ông Ben tái đắc cử thì các chính sách của nhà trắng đang đề nghị sẽ nhiều khả năng tiến hành lúc đó đồng USD sẽ quay lại thời kỳ huy hoàng của nó.


Cùng với đó Trung Quốc tuyên bố chưa thay đổi chính sách tiền tệ như thời gian qua cũng đang gây áp lực để đồng USD tìm lại sức mạnh vốn có.


Đồng USD được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trong tuần nhưng vẫn có những điều chỉnh hợp lý.



Theo Forex Việt Nam
 
Chỉnh sửa cuối:

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Re: Tin Tức

Giá vàng thấy gì từ chỉ số công nghiệp PMI tối nay

Phần lớn giới phân tích kinh tế đều cho rằng sản xuất công nghiệp trong tháng 1 sẽ tiếp tục đà gia tăng.
Sự mở rộng sản xuất của hệ thống nhà máy công nghiệp như hệ quả của các gói kích thích kinh tế và sự gia tăng các đơn hàng để bù đắp cho lượng hàng tồn kho đã hết của khu vực công nghiệp là cơ sở cho sự lạc quan của chỉ số PMI tối này.
Các dữ liệu từ Bộ Thương Mại Mỹ cho hay, tiêu dùng cá nhân đã tăng lên mức 0.3% trong tháng 12 giảm nhẹ so với tháng trước đó. Chương trình kích thích của chính phủ đã vực dậy nhu cầu tiêu dùng trong ngành công nghiệp đặc biệt là ngành sản xuất ô tô.
Giá vàng đã có lúc giảm xuống quanh mức 1076 USD/oz trong phiên Á rồi tăng trở lại lên mức 1083 – 1084 USD/oz vào đầu phiên Âu và hiện tại vẫn đang dao động quanh mức 1081 USD/oz. Có vẻ như giá vàng hiện tại vẫn đang biến động dập dềnh trước khi thông tin PMI được công bố vào 22:00 giờ tối nay giờ Hà Nội.
Sự lạc quan trong chỉ số GDP quý IV công bố tuần trước đã khơi dây mạnh mẽ niềm tin và sự lạc quan của giới đầu tư vào sự phục hồi của nền kinh tế. Chính vì thế, thêm một thông tin tốt từ chỉ số PMI tối này sẽ củng cố cho sự trở lại luồng tư tưởng này và nhiều khả năng sẽ hỗ trợ cho vàng giảm trở lại. Ngược lại, giá có thể sẽ biến động khó lường nếu thông tin không tốt như kỳ vọng của giới phân tích.


Bantinvang
 
Chỉnh sửa cuối:

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Re: Tin Tức

Chiến thắng chật vật của ông Bernanke
Với tỷ lệ phản đối lên tới 30%, chiến thắng của Chủ tịch FED Ben Bernanke xem ra không mấy ngọt ngào Ông Ben Bernanke đã chính thức được tái bổ nhiệm chức Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Tuy nhiên, với tỷ lệ phản đối 30%, chiến thắng của ông Bernanke xem ra cũng đầy khó khăn.
Trong cuộc bỏ phiếu diễn ra ngày 28/1 tại Thượng viện Mỹ, 70% số nghị sỹ đã ủng hộ việc ông Bernanke tiếp tục giữ cương vị Chủ tịch FED, 30% còn lại bỏ phiếu chống.
Theo nhận định của giới quan sát, đây là một chiến thắng không hề ngọt ngào của người đứng đầu FED. Kể từ năm 1978, khi việc bổ nhiệm chức vụ này đòi hỏi phải được Thượng viện thông qua, cho tới nay, chưa ai vấp phải lắm sự phản đối đến như vậy.
Cách đây một tuần, nhiều người còn nghi ngờ về khả năng ông Bernanke được tái bổ nhiệm. Tuy nhiên, với sự vận động mạnh mẽ của Nhà Trắng, chỉ có 23 Thượng nghị sỹ tìm cách cản trở cuộc bỏ phiếu hôm 28/1, trong đó có 5 thành viên đảng Dân chủ.
Năm nay 56 tuổi, trước khi giữ chức Chủ tịch FED, ông Bernanke từng là giáo sư kinh tế thuộc trường Đại học Princeton của Mỹ. Ông được xem là người có công đầu trong việc cứu ngành ngân hàng Mỹ nói riêng và nền kinh tế lớn nhất thế giới này nói chung khỏi những kịch bản tồi tệ nhất trong cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua.
Tuy nhiên, những biện pháp chưa từng có tiền lệ mà ông Bernanke dùng để can thiệp vào thị trường cũng vấp phải sự phản đối từ nhiều phía. Những người phản đối đã chỉ trích chính sách hỗ trợ ngành tài chính của ông.
Nhiều người xem ông là người đã cứu rỗi những ông chủ nhà băng tham lam của Phố Wall. Việc ông liên tục bơm tiền vào nền kinh tế làm gia tăng những mối lo lạm phát và sự mất giá của đồng USD...
Thậm chí còn có những ý kiến cho rằng, ông Bernanke đã góp phần dẫn tới khủng hoảng tài chính bởi đã không chặn trước được khủng hoảng và không dự báo trước được rủi ro tại những định chế tài chính khổng lồ như AIG hay Citigroup.
Đã có không ít nghị sỹ dựa vào việc phản đối Chủ tịch FED để thu hút sự ủng hộ của cử tri trước khi diễn ra cuộc bầu cử Quốc hội ở Mỹ năm nay.
“Bỏ phiếu cho Ben Bernanke là ủng hộ những kế hoạch giải cứu. Nếu ai đó muốn chấm dứt hoạt động giải cứu và gửi một thông điệp tới Phố Wall thì cuộc bỏ phiếu này là cơ hội”, Thượng nghị sỹ Jim Bunning, một người luôn thẳng thắn phê phán ông Bernanke, tuyên bố.


(Theo kênh truyền hình Bloomberg)
 
Chỉnh sửa cuối:

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Re: Tin Tức

Nhận định xu hướng vàng buổi sáng

Thị trường vàng giờ giao dịch New York tối qua tăng mạnh trên 1100.00 khi giá các hàng hóa khác tăng mạnh và đồng USD suy yếu, thúc đẩy nhu cầu về kim loại quý này như một kênh đầu tư thay thế khi tiền giấy mất giá.
Đồng USD rời khỏi mức cao của 6 tháng mà nó đã lập trong những phiên trước và đánh mất 0.5% giá trị sau khi tổng thống Obama ngày hôm qua đã gửi đến Quốc Hội Mỹ bản kế hoạch chi tiêu chi tiết 3800 tỷ USD, bao gồm những khoản thuế cắt giảm và chi tiêu để vực dậy nền kinh tế và viện trợ cho các tiểu bang trong nước. Giới phân tích cho rằng, những con số trong bảng kế hoạch một lần nữa dấy lên mối lo ngại quanh việc chính phủ Mỹ bơm tiền vào thị trường một cách thiếu thận trọng, khiến mọi người quay lưng với USD và mua vào vàng và dầu thô.
Xét đến yếu tố vĩ mô, tối qua Bộ Thương Mại Mỹ công bố tiêu dùng cá nhân tháng 12/2009 tăng 0,2% từ 0.7% cuả kì trước. Mặc dù con số công bố thấp hơn kì vọng của thị trường là 0.3%, nhưng báo cáo tăng trưởng dương và là tháng thứ 3 liên tiếp tăng giá cũng góp phần củng cố niềm tin thị trường vào đà phục hồi kinh tế. Chính phủ cũng công bố thay đổi trong thu nhập người dân Mỹ giảm nhẹ từ 0.5% của kì trước về 0.4%, đứng như dự báo của giới chuyên gia.
Tâm điểm chú ý của nhà đầu tư trong phiên Á sáng nay là cuộc họp quyết định lãi suất của NHTW Úc, nhiều dự đoán từ thị trường cho rằng Úc sẽ tiếp tục nâng lãi suất thêm 0.25% lên 4% trong cuộc hợp lần này.
Khảo sát niềm tin doanh nghiệp Úc và báo cáo thay đổi trong thu nhập người lao động Nhật cũng được nhà đầu tư quan tâm trong sáng nay.

Dự báo giá vàng sáng nay dao động trong biên độ 1110 - 1100.



Theo VGB
 
Chỉnh sửa cuối:

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Re: Tin Tức

Nhận Định Xu Hướng Vàng Đầu Ngày
Giá vàng thế giới đã có pha bứt phá khá ngoạn mục trong phiên giao dịch New York tối qua. Giá vàng đã bứt phá khá mạnh mức cản 1,100 USD/oz, đóng cửa ở mức cao tại 1,106 USD/oz.

Thị trường đón nhận một số thông tin trái chiều từ nền kinh tế Mỹ. Chi tiêu cá nhân ghi nhận mức 0.2%, thấp hơn kỳ vọng 0.3% và thấp hơn nhiều so với kỳ trước 0.7%. Thu nhập cá nhân công bố đúng như kỳ vọng 0.4%, nhưng lại thấp hơn so với kỳ trước 0.5%. Chỉ số MPI sản xuất ISM ghi nhận mức 58.4, cao hơn kỳ vọng 55.5 và kỳ trước tại 54.9.
Kinh tế Mỹ còn đối mặt với khá nhiều khó khăn khi tình hình thu nhập lẫn chi tiêu của người dân đều sụt giảm. Hôm qua, Chính phủ Đức và liên minh Châu Âu đã chấp thuận sẽ hỗ trợ Hy Lạp về vấn đề nợ quốc gia. Thông tin này đã hỗ trợ khá tốt cho tâm lý thị trường, và dòng vốn đang dần quay trở lại các kênh đầu tư rủi ro và thoát ra khỏi đồng USD.
Chỉ số USD Index, chỉ số đo lường sức mạnh đồng USD đã rời khỏi mức đỉnh cao nhất trong vòng 5 tháng qua 79.54 và trượt về vùng thấp nhất 79.16.
Đồng USD sụt giảm đã tạo lực đẩy khá tốt đưa giá vàng lên cao. Trong đầu phiên giao dịch sáng nay, vàng đã có những bước thoái lùi trở lại về quanh ngưỡng 1,104 USD/oz với những bước giá khá chậm. Khả năng giá vàng sẽ tiếp tục test ngưỡng hỗ trợ mạnh 1,100 USD/oz. Lực đẩy giá vàng trong thời điểm hiện nay vẫn khá yếu.
Dấu hiệu tăng hiện đang dần hình thành, nhưng vẫn chưa thể hiện rõ nét. Nếu giá vẫn duy trì trên ngưỡng 1,100 USD/oz vàng có thể sẽ tiến đến vùng 1,110 và xa hơn là 1,120.

Vangvietnam

 
Chỉnh sửa cuối:

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Re: Tin Tức

Ai sở hữu và giật dây Cục dự trữ liên bang Mỹ

Mỗi ngân hàng dự trữ liên bang được tổ chức giống như một DN mà cổ phần được bán cho các ngân hàng thương mại và tổ chức tiết kiệm tại khu vực của ngân hàng đó.
Liệu có phải một nhóm tư bản ngân hàng nước ngoài đang bí mật sở hữu và điều khiển Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed)? Nếu thế, thì bằng cách nào?

Những tuyên bố trên đã được khẳng định bởi tác giả Eustace Mullins (1983) và Gary Kah (1991). Fed là ngân hàng trung ương của Mỹ và điều hành chính sách tiền tệ của quốc gia này. Bằng cách thay đổi lượng cung tiền tệ lưu thông ra thị trường, Fed có thể tác động vào lãi suất ngân hàng, vào các khoản cầm cố phải trả của hàng triệu gia đình, khiến thị trường tài chính bùng nổ hay sụp đổ, và có thể thúc đẩy nền kinh tế mở rộng hay trượt dốc trong suy thoái. Sức mạnh đáng sợ ấy đáng lẽ sẽ giúp ích được cho nền kinh tê Hoa Kỳ, nhưng không phải vậy.

Mullins và Kah đều cho rằng Ngân hàng dự trữ liên bang New York nằm trong tay nước ngoài. Họ tuyên bố mặc dù Ngân hàng Dự trữ liên bang New York chỉ là một trong 12 ngân hàng dự trữ liên bang, nhưng việc điều hành được nó cũng tương đương như điều hành cả Cục dự trữ liên bang. Kah xác nhận, các thế lực ngoại quốc đang ra lệnh cho ngân hàng New York thao túng chính sách tiền tệ của Mỹ để phục vụ các lợi ích và mục tiêu chính trị toàn cầu của họ, nhằm tạo ra một sức mạnh mới có thể chi phối toàn cầu.

Tuy nhiên, kết luận này rất thiếu cơ sở vì thiếu bằng chứng để cho rằng Fed thuộc quyền sở hữu của nước ngoài. Vậy ai là người sở hữu Ngân hàng dự trữ liên bang New York?

Mỗi một trong số 12 ngân hàng dự trữ liên bang được tổ chức giống như một doanh nghiệp mà cổ phần được bán cho các ngân hàng thương mại và tổ chức tiết kiệm tại khu vực của ngân hàng đó. Các cổ đông bầu ra sáu trong số chín người lập nên ban giám đốc và chủ tịch Cục dự trữ liên bang tại mỗi địa phương. Trong sách, Mullins viết rằng 8 cổ đông lớn nhất của Fed New York là Citibank, Chase Manhatten, Morgan Guaranty Trust, Chemical Bank, Manufactures Hanover Trust, Bankers Trust Company, National Bank of North America, và ngân hàng NewYork (sắp xếp theo thứ tự từ lớn nhất đến bé nhất từ năm 1983.)

Các ngân hàng này cùng nhau nắm giữ 63 phần trăm số lượng cổ phiếu đang lưu hành của Cục dự trữ New York. Mullins cũng chỉ ra rằng rất nhiều trong số những ngân hàng kể trên lại được sở hữu bởi hàng tá các tổ chức ngân hàng châu Âu, nhiều nhất là Anh quốc, trong đó đáng chú ý nhất phải kể đến thế lực ngân hàng của đại gia tộc Rothschild. Thông qua các tai mắt ngân hàng đại lý ở Mỹ, họ có khả nănng chọn ra ban giám đốc của Cục dự trữ New York và điều hành chính sách tiền tệ của Mỹ.

“Những sức mạnh siêu cường nhất của Mỹ lại phải đi báo cáo cho một sức mạnh khác, một sức mạnh nước ngoài, một sức mạnh luôn trước sau như một nỗ lực sục sạo và mở rộng quyền hạn của mình lên nước cộng hòa non trẻ này kể từ những ngày đầu lập quốc. Sức mạnh đó chính là thế lực tài chính ở Anh quốc, và trung tâm của sức mạnh này là ngân hàng “London Branch of the House” của gia tộc Rothschild. Sự thật là từ năm 1910, bất kỳ một định hướng nào của Mỹ cũng bị điều hành bởi Anh quốc, và đến bây giờ vẫn vậy” (Mullins – trang 47, 48).

Ông bình luận thêm rằng, ngày mà đạo luật Cục dự trữ liên bang được thông qua chính là ngày Hiến pháp chấm dứt mang lại quyền lợi cho cư dân Mỹ, và quyền tự do của Mỹ đã bị một nhóm nhỏ các ngân hàng quốc tế nhúng tay vào.

Tuy nhiên, những nguồn thông tin của Mullins về các cổ đông của Cục dự trữ New York lại không thể xác minh được. Ông khẳng định nguồn thông tin này là nguồn thông tin nội bộ của Cục dự trữ liên bang, nhưng không có một tạp chí nào của Cục dự trữ xuất hiện thông tin về các cổ đông. Rất khó để nghiên cứu những kết luận đặc biệt này bởi ngân hàng dự trữ liên bang không phải là một tổ chức giao dịch công khai và vì thế không bị yêu cầu phải công bố danh sách các cổ đông chính của mình cho Ủy ban chứng khoán Mỹ.

Câu hỏi về các nhà sở hữu có thể được trả lời, bằng cách tìm hiểu điều luật quy định về cách thức sở hữu các loại cổ phiếu như thế này. Đạo luật Cục dự trữ liên bang yêu cầu các ngân hàng quốc gia và các ngân hàng nhà nước muốn tham gia phải mua cổ phần của ngân hàng Dự trữ liên bang tại địa phương để tham gia vào Cục dự trữ, bằng cách đó sẽ trở thành “ngân hàng thành viên” (Đạo luật cục dự trữ liên bang, điều 282 khoản 12). Từ khi 8 ngân hàng mà Mullins kể tên trên (đều là những ngân hàng nhà nước đủ tư cách theo Đạo luật) vận hành Cục dự trữ liên bang New York, chúng được yêu cầu phải trở thành cổ đông của ngân hàng Dự trữ liên bang New York. Chúng cũng chắc chắn là những cổ đông lớn nhất mà Mullins đã đề cập.



Vietnamnet


 
Chỉnh sửa cuối:

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Re: Tin Tức

Quyết định lãi suất của ECB sẽ tiếp tục hỗ trợ cho đồng USD

Phiên giao dịch hôm qua đồng EUR chịu áp lực từ thông tin doanh số bán lẻ khu vực chỉ bằng 0% - thấp hơn nhiều so với kỳ vọng tăng 0.4% trước đó. Kết quả này khiến thị trường khá ngạc nhiên bởi báo cáo này ở Đức và Pháp đều có sự tăng trưởng mạnh mẽ, tuy nhiên tính theo năm thì chỉ tiêu này đạt mức -1.6% so với tháng trước -4.0%. Báo cáo về chỉ số PMI dịch vụ của khu vực cũng rất thất vọng khi chỉ số giảm từ 53.6 xuống 52.5.
Hiện nay, các thành viên của ECB đang đau đầu về tình hình tài chính ngày càng xấu đi buộc họ phải cắt giảm chi tiêu và tăng thuế trong những tháng sắp tới – điều sẽ ngăn cản quá trình phục hồi kinh tế khu vực và buộc ECB lại phải suy xét nhiều hơn. Liên Minh Châu Âu vừa công bố chính thức về sự hỗ trợ của họ cho kế hoạch về việc giảm thâm hụt ngân sách từ mức 12.7%/GDP xuống dưới mức 3% vào trước năm 2012 của Hy Lạp.
Hôm nay sự kiện hàng đầu được mong đợi là quyết định lãi suất của ECB. Mặc dù hầu hết các dữ liệu kinh tế cho thấy kinh tế đã cải thiện nhưng rủi ro vẫn có khả năng xảy ra nên dự báo các nhà điều hành ECB sẽ thận trọng và không có nhiều sự điều chỉnh trong chính sách của mình ít nhất là đến tháng 3 khi có những tin tức mới về quá trình tăng trưởng của khu vực. Thêm vào đó những ảnh hưởng tiêu cực từ Hy Lạp trong thời gian gần đây đang khiến cho làn sóng lo ngại lan sang các nước láng giềng mà tiêu biểu là các quốc gia Đông Âu. Do đó thật khó có thể kỳ vọng bất kỳ tín hiệu thắt chặt nào từ ECB trong cuộc họp tối nay.
Nếu ECB chậm hơn trong việc tín hiệu cho thị trường biết về khả năng thắt chặt tiền tệ thì có thể sẽ tiếp tục hỗ trợ đồng USD tăng giá. Đây cũng là nhân tố góp phần đẩy giá vàng trượt giá trong thời gian tới.


Bantinvang
 
Chỉnh sửa cuối:

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Re: Tin Tức

Có nên giao dịch dựa trên các thông tin được công bố?

Trong bài phân tích này chúng ta sẽ bàn về việc giao dịch dựa trên các thông tin kinh tế. Sau nhiều lần chơi, điều duy nhất tôi rút ra được là khi những thông tin đó được công bố : hãy tránh xa thị trường. Tôi chỉ chú ý đến những sự kiện nổi bật và sẽ phớt lờ tất cả những thông tin kém quan trọng hơn bởi vì chúng chẳng ảnh hưởng là bao đến thị trường. Dưới đây tôi sẽ giải thích cho bạn tại sao tôi lại chỉ dựa trên những sự kiện nổi bật và một số chiến lược khác khi xem xét các thông tin trên báo đài.
Trước tiên, bạn có thấy rằng những tin tức đó là hoàn toàn không thể đoán trước được không? Hàng loạt những từ đại loại như là “tiên đoán”, “trước đó” xuất hiện nhan nhãn trên các bài báo trước khi thông tin được công bố. Thông thường thị trường sẽ phản ứng dựa trên việc thông tin công bố thực tế cao hơn hay thấp hơn con số dự đoán. Tuy nhiên, điều này dựa trên giả định tất cả các nhà đầu tư đều phản ứng theo cùng một cách. Ngay cả khi bạn có thể hiểu được những thông tin đó một cách đúng đắn đi nữa thì rất khó nếu chỉ dựa vào đó mà tham gia thị trường bởi vì thực tế thị trường lúc đo đã bị thay đổi tức thì do ảnh hưởng của thông tin công bố.
Theo quan điểm cá nhân tôi các thông tin được công bố thường có tác động trong dài dài hạn và rất khó tiên đoán được trong ngắn hạn. Dĩ nhiên là cũng có một số người chơi sử dụng những con số này và cũng có chút thành công nhưng đối với tôi thì đó không phải là những thông tin đáng tin cậy để bạn sử dụng trong dài hạn phục vụ cho việc kiếm lời. Những tin tức quan trọng có tác động lớn đến thị trường thường hướng thị trường đi theo một chiều nào đó nhưng ngay sau đó trong chớp mắt lại quay trở về vị trí xuất phát.

Đôi khi những diễn biến này lại rất bất hợp lý. Nó không chỉ không logic với chính bản thân nó thôi chưa đủ, lại còn mâu thuẫn với những phân tích kỹ thuật thông thường mà chúng ta biết. Cho nên điều duy nhất chúng ta có thể tận dụng những tin tức nổi bật này là xem nó diễn ra khi nào và tính toán thời gian để tránh giao dịch hay tất toán các trang thái ngay trước nó.

Hãy luôn nhớ rằng mỗi giao dịch là một cơ hội lâu dài. Nếu như một mô hình đã được thiết lập thì việc giao dịch ngay trước hoặc sau khi sự kiện đó diễn ra là hoàn toàn không có lợi. Một sự kiện có tác động mạnh như Bảng lương phi nông nghiệp được công bố có thể làm thay đổi toàn bộ cục diện thị trường cũng như quan điểm của giới đầu tư. Trong tức thời, việc xuyên thủng các mức giá quan trọng của một mô hình là hoàn toàn có thể. Điều này có thể sẽ khiến giao dịch của bạn bị cắt lỗ hay tệ hơn là tài khoản bị đốt sạch.

Nếu như mô hình chưa được thiết lập hoàn chỉnh thì chúng ta cần phải chờ đợi cho đến sau khi tình hình biến động đó dịu đi. Còn nếu đã tham gia giao dịch thì phải ngừng ngay trước khi những biến động đó biến mất. Có hàng khối các tình huống xảy ra trong thực tế mà tôi không thể nói hết ở đây. Nhưng tôi muốn nói rằng mình đã thật sự trải nghiệm những tình huống trên và hy vọng nó sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình giao dịch.
Bantinvang
 
Chỉnh sửa cuối:

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Re: Tin Tức

Vàng giảm mạnh sau phát biểu của Chủ tịch ECB

Tâm lý ngại rủi ro đã khiến cho giá vàng giảm mạnh ngay khi phiên Mỹ mở cửa đặc biệt là sau khi thị trường đón nhận những thông tin kinh tế không khả quan. Chúng ta điểm qua diễn biến của các thị trường tài chính để có thể thấy rằng đồng USD đã tăng giá so với hầu hết các đồng tiền khác có lãi suất lớn hơn nó ngoại trừ đồng JPY vì đồng JPY có mức lãi suất cơ bản thấp hơn đồng USD.
Trên thị trường chứng khoán các chỉ số đồng loạt giảm điểm điều này chứng tỏ giới đầu tư đang tháo chạy. Trên thị trường trái phiếu lãi suất của các loại trái phiếu giảm mạnh vì nhu cầu nắm giữ trái phiếu đang tăng đột biến.
Như vậy nhìn chung chúng ta có thể thấy những kênh nào đang trở nên an toàn nhất thì sẽ thu hút sự chú ý của giới đầu tư nhiều nhất. Những kênh đầu tư an toàn nhất hiện nay chính là việc nắm giữ đồng USD, nắm giữ đồng JPY và nắm giữ trái phiếu.
Khi đồng USD tăng giá đã khiến cho giới đầu tư tất toán các hợp đồng bảo hiểm sự trượt giá của đồng USD từ trước và đã đẩy vàng giảm mạnh.
Vậy điều gì đã khiến cho tâm lý ngại rủi ro bùng nổ trên thị trường? Đầu tiên phải kể đến những lo ngại đang dần bao phủ khu vực châu Âu. Trong thời gian gần đây chúng tôi liên tục đề cập đến tình hình thâm hụt ngân sách của Hy Lạp và khả năng vỡ nợ của quốc gia này. Những lo ngại này đang dần lan sang Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha khi giới đầu tư đồn rằng hai quốc gia Đông Âu này có thể sẽ chịu những vấn đề tương tự như Hy Lạp hiện nay.
Những lo ngại này bắt đầu khi Chủ tịch NHTW châu Âu (ECB) Trichet cho biết sau quyết định giữ nguyên mức lãi suất 1.0% rằng sẽ còn nhiều thành viên khác của khu vực chung châu Âu sẽ phải gánh chịu tình hình tương tự như Hy Lạp hiện nay. Ông này còn cho biết vì những khoản nợ và những mức thâm hụt thương mại nên ECB sẽ chưa thể nghĩ đến việc thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ.
Thông tin này đã đẩy đồng EUR trượt xuống mức thấp nhất trong hơn 7 tháng qua. Trong khi đó dữ liệu kinh tế được công bố từ Mỹ lại có những ảnh hưởng trái ngược đến sức khỏe của đồng USD. Trong khi số người thất nghiệp hang tuần tăng trở lại hơn mức mong đợi của thị trường thì đơn hang công nghiệp lại tương đối khả quan khi được công bố ở mức 1.0%.
 
Chỉnh sửa cuối:

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Re: Tin Tức

"Credit Default Swap" - Nhân tố mới trên thị trường vàng

Các thị trường tài chính không có nhiều biến động trong phiên giao dịch hôm qua do việc thiếu hụt các dữ liệu kinh tế được công bố từ Mỹ. Trên thị trường tiền tệ, một số cặp tỷ giá sau khi đóng cửa phiên giao dịch trên thị trường New York đã không đổi gì mấy so với lúc mở cửa trong phiên Á.
Trong thời gian gần đây chúng ta thường thấy thuật ngữ “Credit default swaps” xuất hiện trên các phương tiện truyền thông khi đề cập đến các vấn nạn của Hy Lạp. Đây là nguyên nhân chính khiến cho tâm lý ngại rủi ro tăng mạnh trong giới đầu tư và đẩy đồng EUR trượt mạnh trong thời gian gần đây. Như vậy “Credit default swaps” (viết tắt:CDS) là gì và tại sao nó lại ảnh hưởng mạnh đến thị trường tài chính?
Credit default swaps giống một hợp đồng bảo hiểm do đó chúng ta tạm dịch là hợp đồng bảo hiểm tín dụng. Trong đó, bên mua hợp đồng bảo hiểm này sẽ nhận được khoản chi trả từ bên bán trong trường hợp công ty (hay quốc gia) thứ ba được đề cập trong hợp đồng bảo hiểm bị vỡ nợ. Hay nói cách khác, bên mua được bên bán bảo hiểm cho rủi ro phá sản của một công ty khác. Đổi lại, bên mua bảo hiểm phải trả cho bên bán một khoản phí định kỳ do bên bán quy định.
Đơn giản hơn, hãy hình dung hợp đồng bảo hiểm tín dụng giống như hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thời hạn 5 năm trong đó bạn phải trả phí định kỳ và nếu người được bảo hiểm chẳng may qua đời (“vỡ nợ” xảy ra) trong vòng 5 năm thì bên bán bảo hiểm phải trả cho bạn một số tiền như đã thỏa thuận trong hợp đồng. Ngược lại, thì bên bán bảo hiểm chỉ đơn giãn giữ lại những khoản thu phí bảo hiểm định kỳ từ bạn cho đến khi hợp đồng bảo hiểm hết hạn.
Thêm một khái niệm cần được nhắc đến đó là “Credit Default Swap Spreads” (viết tắt: CDS Spread). Hiểu nôm na đây chính là phí bảo hiểm của một hợp đồng “Credit Default Swap” được thể hiện dưới dạng phần trăm trên tổng số tiền được bảo hiểm mà bên mua phải trả hàng năm. Ví dụ: phí phải trả cho khoản nợ 5 năm của chính phủ Hy Lạp là 400 điểm cơ sở ( đơn vị tính của CDS Spreads) tức là phí thường niên cho việc bảo hiểm cho rủi ro vỡ nợ của chính phủ Hy Lạp trong vòng 5 năm là 4%. Để bảo hiểm cho 10 triệu USD trái phiếu mua từ chính phủ Hy Lạp, nhà đầu tư phải trả một khoản phí thường niên là 400,000 USD.
Tại sao “Credit Default Swap Spreads” lại quan trọng với giới đầu tư?
Nó quan trọng vì đây chính là đo lường mức độ tín nhiệm của thị trường đối với khả năng vỡ nợ của một công ty hay quốc gia, như hiện nay chính là các khoản nợ của Hy Lạp. Nếu “CDS Spreads” tăng đồng nghĩa với việc thị trường đang cho rằng khả năng vỡ nợ của của công ty hay quốc gia này đang rất lớn. Chính vì giá của một loại tiền tệ được phản ánh thông qua cách nhìn của giới đầu tư về quốc gia đó. Do vậy, “CDS Spreads” của một quốc gia và giá tiền tệ của quốc gia đó luôn là hai đại lượng có mối tương quan chặt chẽ, đặc biệt khi nếu quốc đó đang phải đối mặt với nguy cơ vỡ nợ cao.
Đồ thị sau đây cho thấy mối tương quan giữa cặp tỷ giá EUR/USD (đường màu trắng) và “Credit Default Swap Spreads” cho hợp đồng 5 năm của Hy Lạp (đường cam).

Để hiểu thêm mức độ trầm trọng của nguy cơ vỡ nợ của Hy Lap chúng ta hãy so sánh CDS Spreads của quốc gia này và một số quốc gia khác. CDS Spreads 5 năm của Hy Lạp hiện tại vào khoảng 400 điểm cơ sở cao hơn rất nhiều so với Đức và Mỹ vào khoảng 35 điểm; Pháp khoảng 60 điểm, Anh khoảng 90 điểm.
Như vậy, thông qua “Credit Default Swap Spreads” của một quốc gia chúng ta có thể đánh giá được mức độ tín nhiệm của thị trường đối với trái phiếu của quốc gia đó. Hay nói cách khác, CDS Spreads của một quốc gia sẽ cho chúng ta những gợi ý về xu hướng biến động của đồng tiền quốc gia đó. Quay trở lại với vấn đề Hy Lạp, nếu CDS của quốc gia này tiếp tục tăng cao trong thời gian tới sẽ tiếp tục gây áp lực cho đồng tiền chung khu vực Eurozone và tiếp tục hỗ trợ vững chắc cho đà phục hồi của đồng USD đồng thời đẩy vàng giảm sâu hơn nữa.


Bantinvang
 
Chỉnh sửa cuối:

Phamtuyen

Bang Chủ Cái Bang
Re: .(¯`°´¯).Tin Tức.(¯`°´¯).

Mối tương quan giữa EUR/USD và thị trường chứng khoán

Đây không phải là một tuần được kỳ vọng sẽ có nhiều biến động đối với cặp EUR/USD. Với không nhiều thông tin quan trọng được công bố và hội nghị G7 kết thúc cuối tuần trước không đưa ra bất kỳ thông báo nào về chính sách tiền tệ của các quốc được cho là đang lèo lái sự phục hồi của kinh tế thế giới. Mặc dù các vị bộ trưởng các nước đã cố trấn an thị trường bằng việc cam kết vấn đề Hy Lạp sẽ được giải quyết ổn thỏa, tuy nhiên cái giới đầu tư thực sự cần là hành động chứ không phải chỉ là những lời hứa suông.
Chính vì thế mà dường như đồng EUR vẫn đang cố gắng vượt lên nỗi lo sợ khủng hoảng nợ vẫn đang tràn ngập trong giới đầu tư. Bên cạnh đó, cho đến khi thông tin về doanh số bán lẻ được công bố vào thứ năm, đồng USD cũng sẽ không biến động nhiều.
Mọi con mắt của thị trường sẽ đổ dồi vào thị trường chứng khoán tuần này để xem liệu đà phục hồi mạnh mẽ của S&P 500 và Dow Jone vào cuối trước liệu có còn tiếp diễn.Tuy nhiên, động thái bán tháo vào đầu phiên cho thấy những tín hiệu lạc quan của thị trường lao động trong tuần qua vẫn chưa thể khiến giới đầu tư an tâm tin vào viễn cảnh phục hồi của nền kinh tế.

Làn sóng bán tháo trong tuần trước cộng với việc thị trường thiếu các thông tin dẫn dắt trong tuần này cho phép chúng ta kỳ vọng thị trường ngoại hối và chứng khoán trong tuần sẽ dao động mạnh trong biên độ hẹp. Điều này sẽ thúc đẩy sự trợ lại mạnh mẽ của hoạt động mua bán ăn chênh lệnh lãi suất.

Các thông kê cho thấy, trong các năm vừa qua xác suất xảy ra trong mối tương quan cùng chiều giữa EUR/USD và chỉ số S&P 500 lên đến 88%. Xác suất này đã tăng lên mức 92% kể từ đầu năm nay. Do vậy, trong bối cảnh thị trường hiện tại, không có lý do gì để giới đầu tư ngoại hối không đưa ra dự báo biến động của cặp EUR/USD thông qua biến động của thị trường chứng khoán.

Biểu đồ sau cho thấy sự tương quan cùng chiều giữa EUR/USD và S&P 500 trong thời gian qua và sẽ chẳng có lý do gì để tương quan này thay đổi chỉ trong tuần này.

Bantinvang
 
Chỉnh sửa cuối:
Top