Thông Tin Kinh Tế và Chiến Lược của RÙA

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
[FONT=&quot]Chiến lược Bán (SELL)[/FONT][FONT=&quot]
[/FONT][FONT=&quot]7h07[/FONT][FONT=&quot]
[/FONT][FONT=&quot]Sell $1263- $1264[/FONT][FONT=&quot]
[/FONT][FONT=&quot]Tp $5-$10[/FONT]


[FONT=&quot]SL $5[/FONT]
[FONT=&quot] Tiền mình đừng nghe ai hết ...[/FONT]
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
[FONT=&quot]Chiến lược Bán (SELL)[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT][FONT=&quot]4h59[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT][FONT=&quot]Sell $1278- $1279[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT][FONT=&quot]Tp $5-$10[/FONT]

[FONT=&quot]SL $5[/FONT]
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
[FONT=&quot]Chiến lược Mua (Buy)[/FONT][FONT=&quot]
[/FONT][FONT=&quot]1h06[/FONT][FONT=&quot]
[/FONT][FONT=&quot]Buy $1286- $1287[/FONT][FONT=&quot]
[/FONT][FONT=&quot]Tp $5-$10[/FONT]


[FONT=&quot]SL $5[/FONT]
[FONT=&quot] Tiền mình đừng nghe ai hết ...[/FONT]
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
[FONT=&quot]Chiến lược Mua (Buy)[/FONT][FONT=&quot]
[/FONT][FONT=&quot]7h10[/FONT][FONT=&quot]
[/FONT][FONT=&quot]Buy $1277- $1278[/FONT][FONT=&quot]
[/FONT][FONT=&quot]Tp $5-$10[/FONT]


[FONT=&quot]SL $3[/FONT]
[FONT=&quot] Tiền mình đừng nghe ai hết ...[/FONT]
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
[FONT=&quot]Chiến lược Bán (SELL)[/FONT]
[FONT=&quot]4h02[/FONT]
[FONT=&quot]Sell $1284- $1285[/FONT]
[FONT=&quot]Tp $5-$10[/FONT]

[FONT=&quot]SL $5[/FONT]
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
[FONT=&quot]Chiến lược Bán (SELL)[/FONT]
[FONT=&quot]9h52[/FONT]
[FONT=&quot]Sell $1420- $1422[/FONT]
[FONT=&quot]Tp $5-$10[/FONT]

[FONT=&quot]SL $5[/FONT]
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP


3 lý do Mỹ có thể sẽ không tấn công Syria



Những lý do này gồm giới hạn lợi ích, giới hạn lựa chọn và giới hạn lý do để tham gia vào cuộc chiến tại Syria.

Hiện tại, Tổng thống Barack Obama dường như đã có quyết định chắc chắn về việc triển khai loại vũ khí nào cho một cuộc tấn công vào Syria cũng như thời điểm khai hỏa. Song, Tổng thống Obama cần tỉnh táo tránh đưa quân đội Mỹ sa vào vũng lầy cuộc nội chiến đẫm máu, tàn bạo và vô cùng phức tạp tại Syria trong hơn 2 năm qua.

Theo Phó chủ tịch Trung tâm Học giả quốc tế Woodrow Wilson - Aaron David Miller, 3 trở ngại chính mà ông Obama đang vấp phải khi quyết định ấn nút chiến tranh Syria bao gồm giới hạn lợi ích, giới hạn lựa chọn và giới hạn lý do để tham gia vào cuộc chiến tại Syria.

1. Mục tiêu của Mỹ tại Syria?

3 lý do Mỹ có thể sẽ không tấn công Syria.


Sau hơn 2 năm xảy ra cuộc nội chiến tại Syria, câu hỏi đặt ra là mục tiêu chính mà chính quyền ông Obama nhắm tới tại Syria là gì. Phải chăng Mỹ muốn đóng vai trò chủ chốt trong việc chấm dứt cuộc nội chiến tại Syria và lật đổ chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad.

Tuy nhiên, hiện nay, Mỹ không thể lặp lại kịch bản đưa hàng trăm ngàn binh sĩ tham chiến và rót hàng ngàn tỷ đôla vào cuộc chiến tại Afghanistan và Iraq như trước đây. Ngoài ra, Mỹ cũng không thể gây dựng tầm ảnh hưởng như tại Ai Câp – nơi Washington gây dựng mối quan hệ mật thiết suốt 40 năm với lực lượng quân sự hiện đang điều hành quốc gia này.

Trong khi đó, Syria hiện là một xã hội phi tập trung khi mà cộng đồng người Alawite, Kurd và Sunni liên tiếp giao tranh với nhau cũng như cuộc chiến chống lại các phần tử cực đoan thuộc mạng lưới khủng bố al Qaeda đã và đang diễn ra hết sức phức tạp.

Ý đồ trong kế hoạch của Tổng thống Obama cần tương xứng với những ưu tiên và trách nhiệm của Mỹ. Thứ nhất, yếu tố nhân đạo khi là quốc gia viện trợ nhân đạo lớn nhất thế giới. Thứ hai, yếu tố chính trị khi Mỹ là quốc gia phương Tây hiếu chiến nhất trong việc đưa ra quyết định tấn công vào Syria. Thứ ba, yếu tố quân sự khi hiện nay, Mỹ bị giới hạn nguồn tài chính hỗ trợ và cần tới sự trợ giúp của các quốc gia khác. Cuối cùng, yếu tố ngoại giao khi liên tiếp gây áp lực buộc Nga áp đặt trừng phạt chính trị với Tổng thống Assad.

Một điều chắc chắn là Tổng thống Obama phải thận trọng với quan điểm giới hạn đỏ trong việc sử dụng vũ khí hóa học tại Syria. Ông Obama cũng cần đưa ra quyết định đúng đắn về khả năng triển khai số lượng vũ khí lớn nhất từ trước tới nay kể từ khi cựu Tổng thống Saddam Hussein trấn áp người Kurd và Iran.

Việc triển khai hành động quân sự trừng phạt ông Assad và ngăn chặn tái diễn sử dụng các vũ khí hóa học sẽ là những lựa chọn mà ông Obama nhắm tới. Song câu hỏi đặt ra là liệu sự can thiệp quân sự có thể thay đổi tình hình hiện nay tại Syria.

2. Cuộc tấn công vào Syria phục vụ lợi ích nước Mỹ?




Thách thức chính hiện nay tại Syria liên quan tới các loại vũ khí hóa học. Đó chính là lý do Tổng thống Obama khẳng định tiến hành một cuộc tấn công nhằm vào Syria. Tuy nhiên, Mỹ cũng cần tính tới yếu tố như bạo lực bè phái, tình trạng tị nạn, phần tử cực đoan trong cộng đồng người Hồi giáo theo dòng Sunni và Shiite trỗi dậy, và tình trạng bất ổn cho các quốc gia láng giềng với Syria khi Mỹ khai hỏa chiến tranh.

Nhiều ý kiến cho rằng việc sử dụng vũ lực là điều cần thiết song không phải là phản ứng hữu hiệu để răn đe chính quyền của ông Assad trước cáo buộc thảm sát người dân bằng vũ khí hóa học hôm 21/8. Bởi nếu chiến tranh bùng nổ, Syria sẽ bị lâm vào một thảm cảnh khủng khiếp. Trong đó, lực lượng ủng hộ Tổng thống Assad cảnh báo nếu Mỹ sử dụng quân sự can thiệp vào Syria, Syria sẽ đáp trả bằng những biện pháp "bất ngờ" bằng cả vũ khí thông thường và phi thông thường.

3. Syria quan trọng như thế nào với Tổng thống Obama?




Cựu phó giám đốc CIA - Michael Morell từng khẳng định Syria là mối đe dọa nguy hiểm nhất với tình hình an ninh quốc gia của Mỹ song không nên nhìn nhận cuộc khủng hoảng này dưới góc độ của những kẻ cực đoan, bạo lực bè phái và sử dụng vũ khí hóa học. Bởi cuộc nội chiến tại Syria là thảm họa tàn khốc và có chiến lược.

Tình hình hiện nay tại Syria cũng không giống như cuộc nội chiến khốc liệt và đẫm máu tại Iraq hồi năm 1990 mà Mỹ là nhân tố giúp chấm dứt.

Ngoài ra, Tổng thống Obama cần giải thích rõ lý do về những mối quan tâm của Mỹ khi phản ứng trước việc chính quyền ông Assad sử dụng vũ khí hóa học cũng như năng lực cứu vãn tình hình hiện nay tại Syria của Mỹ. Đặc biệt, trong bối cảnh đại đa số người dân Mỹ phản đối quyết định triển khai tấn công Syria, ông Obama sẽ thực sự gặp trở ngại trong quyết định khởi động cuộc chiến tại quốc gia Trung Đông.
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Nga điều tàu chiến đến Địa Trung Hải giữa lúc Syria căng thẳng

Ảnh minh họa.



Các tàu này gồm một tàu chống tàu ngầm, một tàu mang tên lửa hành trình.

Interfax dẫn nguồn thạo tin cho biết, Nga sẽ điều 2 tàu chiến tới khu vực phía Đông Địa Trung Hải. Các tàu này gồm một tàu chống tàu ngầm, một tàu mang tên lửa hành trình. Động thái trên được cho là nhằm tăng cường sự hiện diện của hải quân Nga ở khu vực này trong bối cảnh tình hình ở đây căng thẳng, đặc biệt là Syria. Trong một diễn biến liên quan, Nga đã điều động máy bay tới để sơ tán dần công dân khỏi Syria sau khi Mỹ và đồng minh phương Tây phát tín hiệu can thiệp quân sự vafp Syria.
Hiện Bộ quốc phòng Nga chưa đưa ra bất cứ bình luận nào.
Địa Trung Hải là một khu vực chiến lược quan trọng, có liên quan mật thiết tới lợi ích quốc gia và an ninh của Nga.
Hải quân Nga bắt đầu tăng cường tuần tra Địa Trung Hải trong năm 2010, khi tình trạng bất ổn ở Syria liên tục leo thang. Trong tháng 3 năm nay, bộ quốc phòng Nga từng quyết định duy trì sự hiện diện thường trực của hải quân tại vùng biển này. Cũng trong tháng đó, tổng thống Putin còn yêu cầu đưa 36 tàu chiến cùng 7.000 nhân viên quân sự tới Biển Đen.

Theo Bộ quốc phòng Nga, sự hiện diện ở Địa Trung Hải của hải quân nước này là nhằm đáp ứng mọi tình huống có thể xảy ra tại Syria, đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng liên tục leo thang như hiện nay.
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Đầu tư vào đâu khi chiến sự Syria căng thẳng?



“Hãy mua vàng và bán euro”, nhà đầu tư nổi tiếng Dennis Gartman nhận định.

Đây là lời khuyên mà nhà đầu tư Dennis Gartman đưa ra khi trả lời phỏng vấn CNBC hôm qua 28/8 về chiến lược đầu tư trong bối chiến sự Syria leo thang do kế hoạch tấn công quân sự của Mỹ và đồng minh phương Tây. “Đây có lẽ là lựa chọn đầu tư tốt vào lúc này”, ông Gartman nhấn mạnh.

Giá vàng đã lên cao nhất hơn 3 tháng, có lúc vượt 1.430 USD/oz phiên hôm qua do nhà đầu tư lo ngại tình trạng hỗn loạn liên quan đến Syria.

Theo ông Gartman, nhà đầu tư đặt cược giá vàng sẽ lên sâu một thời gian dài bi quan về thị trường này, sẽ có thêm nhiều diễn biến trên thị trường vàng khi khủng hoảng Syria ngày càng tăng và chưa có dấu hiệu lắng đi. Cùng với quan điểm này, ông DoubleLine – quản lỹ quỹ hàng hóa của Jeffrey Sherman có trụ sở tại Los Angeles nhận định: “Rất có thể Mỹ sẽ can thiệp quân sự vào Syria. Điều này dẫn tới nhu cầu tìm kiếm tài sản trú ẩn an toàn lên ngôi, trong đó phải kể đến vàng”.

Về lý do nên bán euro, ông Gartman cho rằng khi Mỹ và các đồng minh chuẩn bị tấn công Syria, châu Âu sẽ tổn thất nhất bởi họ sẽ đối mặt với tình trạng thiếu hụt dầu nghiêm trọng nhất và điều này sẽ tương tự như khủng hoảng Trung Đông trước đây. Hiện giá dầu Brent đã lên ngang với giá dầu thô Mỹ do những lo ngại liên quan đến Syria hơn là do các nền tảng khác của thị trường, ông Gartman nói.

Đối với chứng khoán, ông cho rằng sẽ vẫn thực hiện chờ mua nhưng hiện tại đang đứng ngoài thị trường. Ông cho rằng nên mua chứng khoán Nhật trong bối cảnh Syria căng thẳng.

Về chiến lược đầu tư, Gartman cho biết ông cũng muốn mua vào cổ phiếu Mỹ nhưng hiện vẫn chưa có động thái nào. Trước khi khủng hoảng Syria trở nên trầm trọng, ông vẫn đầu tư vào cổ phiếu Nhật Bản. Về thị trường trái phiếu, ông tỏ ra khá bi quan nếu lợi suất tiếp tục tăng ông sẽ bán ròng.
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Pháp: Cuộc tấn công Syria có thể diễn ra trước 4/9

Theo AFP, Reuters, Tổng thống Pháp Francois Hollande đã dự đoán cuộc tấn công quân sự vào Syria có thể diễn ra trước ngày 4/9.

Trả lời phỏng vấn nhật báo Le Monde ngày 30/8, Tổng thống Hollande tuyên bố: "Pháp muốn có một hành động mạnh mẽ và cân xứng chống Chính quyền Damascus."

Bên cạnh đó, ông còn cho biết Quốc hội Pháp sẽ triệu tập phiên họp khẩn về vấn đề Syria vào ngày 4/9.

Tổng thống Pháp cho rằng kết quả bỏ phiếu trong Quốc hội Vương quốc Anh phản đối hành động quân sự chống Syria sẽ không ảnh hưởng tới ý định của Pháp trừng phạt chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad với cáo buộc tấn công dân thường bằng vũ khí hóa học.

Bên cạnh đó, Tổng thống Hollande còn cho biết sẽ phối hợp chặt chẽ với các đồng minh của Pháp.

Được hỏi liệu Pháp có hành động mà không có sự góp mặt của Anh hay không, Tổng thống Hollande đã trả lời: "Có. Mỗi nước có quyền tham gia hoặc không tham gia một chiến dịch".
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
[FONT=&quot]Chiến lược Mua (Buy)[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT][FONT=&quot]11h01[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT][FONT=&quot]Buy $1398- $1399[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT][FONT=&quot]Tp $5-$10[/FONT]

[FONT=&quot]SL $5[/FONT]
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Phố Wall tuần này khởi động tháng 9 nhiều trắc trở

Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tiến gần hơn đến quyết định giảm kích thích, Mỹ có thể tấn công Syria trong vài ngày tới kéo chứng khoán Mỹ giảm.

Trong tuần này, phố Wall sẽ đón một loạt thông tin kinh tế Mỹ trong đó có báo cáo việc làm tháng 8. Báo cáo này được cho sẽ là căn cứ nữa để Fed quyết định nền kinh tế đã đủ mạnh để quyết định giảm kích thích từ tháng 9. Theo các chuyên gia do Reuters khảo sát, báo cáo sẽ cho thấy trong tháng 8, kinh tế Mỹ tại ra 180.000 việc làm mới, cao hơn so với tháng 7, trong khi tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục duy trì ở mức thấp nhất 4 năm là 7,4%.

Những đồn đoán xung quanh kế hoạch giảm kích thích của khiến chứng khoán Mỹ vừa trải qua tháng giảm mạnh nhất kể tháng 5/2012. Dự kiến, Fed sẽ nhóm họp vào ngày 17-18/9 tới.

Mike O'Rourke, chiến lược gia tại JonesTrading ở Greenwich, Connecticut nhận định: “Nhín từ khía cạnh kinh tế thực, chương trình nới lỏng định lượng lần 3 (QE3) rất ít hiệu quả. Những nếu ở khía cạnh thị trường trài chính, nó có tác động rất lớn. Nếu nó thực sự không giúp ích nhiều cho nền kinh tế ngoài việc đẩy giá các tài sản tài chính cao hơn, chẳng có lý do gì Fed sẽ tiếp tục nới lỏng định lượng”.

Thị trường Mỹ đóng cửa nghỉ lễ vào ngày thứ Hai (2/9). Trong khi đó, nhà đầu tư tiếp tục theo sát những diễn biến căng thẳng giữa phương Tây và Syria. Những tín hiệu về một cuộc tấn công của Mỹ và đồng minh nhằm vào Syria có thể tiếp tục gây hiện tượng bán tháo trên thị trường cổ phiếu toàn cầu.

Ngoài những dữ liệu kinh tế và tình hình Syria, tháng 9 được coi là thời điểm quan trọng đối với thị trường chứng khoán Mỹ khi tổng thống Barack Obama được cho là sẽ đề cử người kế nhiệm chủ tịch Fed Ben Bernanke và Mỹ chuẩn bị bước vào giai đoạn căng thẳng về vấn đề nợ liên bang giữa đảng Dân chủ và Cộng hòa.
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Nga phát hiện hai tên lửa phóng về phía Syria

Hệ thống cảnh báo sớm của Nga phát hiện hai tên lửa được phóng lên từ giữa biển Địa Trung Hải hướng về phía Syria, trong lúc bầu không khí phía trên nước này đầy mùi thuốc súng. Hai tên lửa sau đó rơi xuống biển.


Tàu khu trục có tên lửa dẫn đường USS Barry phóng một tên lửa Tomahawk ở biển Địa Trung Hải hồi năm 2011. Ảnh: US Navy Các hãng thông tấn Nga dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng đưa tin, vụ phóng diễn ra lúc 10h16 sáng theo giờ Moscow và được phát hiện bởi hệ thống cảnh báo sớm tên lửa đạn đạo ở Armavir phía nam nước Nga.
"Quỹ đạo tên lửa đi từ phần trung tâm Địa Trung Hải đến phần phía đông bờ biển Địa Trung Hải", hãng thông tấn Interfax cho hay.
Syria, quốc gia đang là mục tiêu đe doạ tấn công của Mỹ và đồng minh, nằm ở rìa phía đông Địa Trung Hải.
Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu đã thông báo với Tổng thống Vladimir Putin về vụ phát hiện này, giữa những nghi ngờ đang tăng lên về khả năng phương Tây tấn công Syria.
Tuy nhiên, sứ quán Nga ở Syria cho biết không có dấu hiệu nào của vụ tấn công bằng tên lửa hay một vụ nổ ở Damascus. Hệ thống cảnh báo tên lửa của Syria cũng không phát hiện tên lửa nào bay vào lãnh thổ nước này.
Giới chức Mỹ nói trên CBS News rằng không có tàu hay máy bay nào ở Địa Trung Hải phóng tên lửa. Anh nhấn mạnh nước này không liên quan gì đến vụ phóng.
Theo RT, ban đầu, quân đội Israel cũng cho biết không phát hiện vụ phóng tên lửa nào như trên. Sau đó, Israel lại tuyên bố đã thực hiện một vụ phóng tên lửa chung với Mỹ ở Địa Trung Hải, để thử độ chính xác của hệ thống tên lửa của liên minh trong khu vực.
Một phát ngôn viên của NATO cho biết đang xác nhận về các báo cáo trên.
Tương quan lực lượng của các nước phương Tây và Syria. Đồ họa: RIA Novosti
Tuy nhiên, những thông tin về vụ phóng khả nghi trên đã kịp gây ra những ảnh hưởng ngay lập tức đối với thị trường. Chỉ số chứng khoán FTSE 100 (chỉ số cổ phiếu của 100 công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán London) đã giảm 0,8% xuống còn 6,456.95 điểm và giá của dầu thô Brent, vốn tăng lên gần đây vì tình hình Trung Đông, tiếp tục tăng vọt 1,2% lên mức 115,74 USD một thùng.
Nga hôm qua chỉ trích việc Mỹ gửi các tàu chiến đến gần Syria, cho rằng động thái này sẽ làm trầm trọng thêm căng thẳng tại đây. Mỹ hiện có 5 tàu khu trục và một tàu đổ bộ ở Địa Trung Hải, sẵn sàng không kích Syria bất cứ lúc nào cần thiết. Giới chức Mỹ cho hay tàu sân bay USS Nimitz và 4 tàu khác trong cùng nhóm không kích cũng đã có mặt ở biển Đỏ hôm qua.
Nga, một trong những nguồn cung cấp vũ khí chính cho chính phủ Syria, phản đối can thiệp quân sự sau nghi án tấn công bằng vũ khí hóa học ở Damascus. Moscow cũng đang điều các chiến hạm mới đến Địa Trung Hải, nhưng cho biết nước này việc này diễn ra trên cơ sở điều chuyển luân phiên các tàu trong khu vực.
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Israel xác nhận thử tên lửa trên Địa Trung Hải

Bộ Quốc phòng Israel vừa lên tiếng xác nhận thực hiện thành công vụ thử tên lửa cùng với Mỹ ở biển Địa Trung Hải, đúng vào thời điểm căng thẳng vì khả năng tấn công quân sự vào Syria.



Tên lửa Sparrow được phóng đi từ tàu của Hải quân Mỹ trên Thái Bình Dương năm 2007. Ảnh: AFP Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Israel Myriam Nahon tuyên bố cuộc thử nghiệm bao gồm ít nhất một quả tên lửa được phóng đi từ căn cứ không quân của Israel ở miền trung nước này.
Cuộc phóng thử tên lửa được phối hợp bởi các tàu chiến đang đóng tại Địa Trung Hải, Wall Street Journal dẫn lời ông Nahon cho hay. Tuy nhiên, ông từ chối trả lời rằng tên lửa được phóng đi từ tàu chiến của Mỹ hay của Israel.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ chưa đưa ra bình luận gì về tuyên bố của nước đồng minh.
Bộ Quốc phòng nhà nước Do Thái nói vụ thử bao gồm phiên bản mới của tên lửa Ankor (Sparrow), hệ thống phòng thủ tên lửa Arrow, được thiết kế để bảo vệ Israel khỏi các tên lửa tầm xa mà Iran có thể sử dụng để tấn công Israel. Đây là một phần trong hệ thống tên lửa ba tầng của Israel thiết kế để đánh chặn các cuộc tấn công bằng tên lửa và rocket tầm trung cũng như tầm xa.
Bộ Quốc phòng Israel cho hay cuộc thử nghiệm đã được lên kế hoạch từ lâu và không liên quan đến tình hình căng thẳng tại Syria.
"Không có mối liên hệ nào giữa vụ thử tên lửa và các sự kiện hiện tại. Đây chỉ là một phần trong chương trình phát triển định kỳ", ông Nahon nói.
Tuy nhiên, vụ phóng tên lửa xảy ra đúng vào thời điểm căng thẳng tại Trung Đông dâng cao, sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama nói đã sẵn sàng huy động lực lượng quân sự chống lại Syria, để đáp trả việc chính phủ Syria được cho là sử dụng vũ khí hóa học trong vụ tấn công hôm 21/8.
Israel đã nâng mức báo động và đặt hệ thống phòng thủ tên lửa ở trạng thái báo động cao để dự phòng khi Mỹ tấn công Syria, Israel có thể phải hứng chịu sự trả đũa của chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad hoặc của phiến quân Hezbollah ở Lebanon. Ngoài ra, Israel cũng đề phòng trường hợp nếu Mỹ không hành động dứt khoát với Syria thì Iran có thể sẽ thúc đẩy chương trình hạt nhân mạnh mẽ hơn nữa.
Vụ thử tên lửa hôm nay diễn ra sau khi Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu phát đi những lời cảnh báo cứng rắn đến những kẻ thù của mình. "Thực tế xung quanh chúng ta đang thay đổi. Tôi muốn nói rằng bất cứ ai muốn hãm hại chúng tôi, thì điều đó là rất không sáng suốt", ông Netanyahu nói.
Trước đó, hệ thống cảnh báo sớm của Nga phát hiện hai tên lửa được phóng lên từ giữa biển Địa Trung Hải hướng về phía Syria vào lúc 10h16 giờ Moscow. Tuy nhiên, sứ quán Nga ở Syria cho biết không có dấu hiệu nào của vụ tấn công bằng tên lửa hay một vụ nổ ở Damascus. Hệ thống cảnh báo tên lửa của Syria cũng không phát hiện tên lửa nào bay vào lãnh thổ nước này.
Giới chức Mỹ nói rằng không có tàu hay máy bay nào ở Địa Trung Hải phóng tên lửa. Anh nhấn mạnh nước này không liên quan gì đến vụ phóng. Cuối cùng, hai tên lửa được xác định đã rơi xuống biển.
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Israel xác nhận thử tên lửa trên Địa Trung Hải

Bộ Quốc phòng Israel vừa lên tiếng xác nhận thực hiện thành công vụ thử tên lửa cùng với Mỹ ở biển Địa Trung Hải, đúng vào thời điểm căng thẳng vì khả năng tấn công quân sự vào Syria.


http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/tong-thong-syria-trung-dong-la-thung-thuoc-sung-2873817.html

Tên lửa Sparrow được phóng đi từ tàu của Hải quân Mỹ trên Thái Bình Dương năm 2007. Ảnh: AFP Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Israel Myriam Nahon tuyên bố cuộc thử nghiệm bao gồm ít nhất một quả tên lửa được phóng đi từ căn cứ không quân của Israel ở miền trung nước này.
Cuộc phóng thử tên lửa được phối hợp bởi các tàu chiến đang đóng tại Địa Trung Hải, Wall Street Journal dẫn lời ông Nahon cho hay. Tuy nhiên, ông từ chối trả lời rằng tên lửa được phóng đi từ tàu chiến của Mỹ hay của Israel.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ chưa đưa ra bình luận gì về tuyên bố của nước đồng minh.
Bộ Quốc phòng nhà nước Do Thái nói vụ thử bao gồm phiên bản mới của tên lửa Ankor (Sparrow), hệ thống phòng thủ tên lửa Arrow, được thiết kế để bảo vệ Israel khỏi các tên lửa tầm xa mà Iran có thể sử dụng để tấn công Israel. Đây là một phần trong hệ thống tên lửa ba tầng của Israel thiết kế để đánh chặn các cuộc tấn công bằng tên lửa và rocket tầm trung cũng như tầm xa.
Bộ Quốc phòng Israel cho hay cuộc thử nghiệm đã được lên kế hoạch từ lâu và không liên quan đến tình hình căng thẳng tại Syria.
"Không có mối liên hệ nào giữa vụ thử tên lửa và các sự kiện hiện tại. Đây chỉ là một phần trong chương trình phát triển định kỳ", ông Nahon nói.
Tuy nhiên, vụ phóng tên lửa xảy ra đúng vào thời điểm căng thẳng tại Trung Đông dâng cao, sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama nói đã sẵn sàng huy động lực lượng quân sự chống lại Syria, để đáp trả việc chính phủ Syria được cho là sử dụng vũ khí hóa học trong vụ tấn công hôm 21/8.
Israel đã nâng mức báo động và đặt hệ thống phòng thủ tên lửa ở trạng thái báo động cao để dự phòng khi Mỹ tấn công Syria, Israel có thể phải hứng chịu sự trả đũa của chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad hoặc của phiến quân Hezbollah ở Lebanon. Ngoài ra, Israel cũng đề phòng trường hợp nếu Mỹ không hành động dứt khoát với Syria thì Iran có thể sẽ thúc đẩy chương trình hạt nhân mạnh mẽ hơn nữa.
Vụ thử tên lửa hôm nay diễn ra sau khi Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu phát đi những lời cảnh báo cứng rắn đến những kẻ thù của mình. "Thực tế xung quanh chúng ta đang thay đổi. Tôi muốn nói rằng bất cứ ai muốn hãm hại chúng tôi, thì điều đó là rất không sáng suốt", ông Netanyahu nói.
Trước đó, hệ thống cảnh báo sớm của Nga phát hiện hai tên lửa được phóng lên từ giữa biển Địa Trung Hải hướng về phía Syria vào lúc 10h16 giờ Moscow. Tuy nhiên, sứ quán Nga ở Syria cho biết không có dấu hiệu nào của vụ tấn công bằng tên lửa hay một vụ nổ ở Damascus. Hệ thống cảnh báo tên lửa của Syria cũng không phát hiện tên lửa nào bay vào lãnh thổ nước này.
Giới chức Mỹ nói rằng không có tàu hay máy bay nào ở Địa Trung Hải phóng tên lửa. Anh nhấn mạnh nước này không liên quan gì đến vụ phóng. Cuối cùng, hai tên lửa được xác định đã rơi xuống biển.
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Obama: 'Syria khác Iraq và Afghanistan'

Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm nay tuyên bố tự tin rằng quốc hội sẽ phê chuẩn hành động quân sự chống lại Syria nhưng nhấn mạnh quy mô của sự can thiệp sẽ "có giới hạn" và sẽ không sa lầy như tại Iraq hay Afghanistan.



Tổng thống Mỹ Barack Obama trong cuộc họp với các nghị sĩ quốc hội để thuyết phục phê chuẩn can thiệp quân sự vào Syria hôm nay. Ảnh: AFP "Chúng tôi khẳng định rằng Syria đã sử dụng vũ khí hóa học giết chết hàng nghìn người", ông Obama nói với các phóng viên trước cuộc họp với các nghị sĩ quốc hội tại Nhà Trắng hôm nay.
Một số nhà lập pháp Mỹ bày tỏ quan điểm rằng giải pháp đề xuất cho các lực lượng là quá mở, tuy nhiên ông Obama nói rằng ông sẵn sàng xem xét các câu chữ để đạt được mục đích là thực hiện nhiệm vụ trừng phạt chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Khi được hỏi rằng ông có tự tin vào cuộc bỏ phiếu tại quốc hội hay không, tổng thống Mỹ trả lời: "Có, tôi rất tự tin", USA Today cho hay.
Một số nghị sĩ Mỹ nói rằng nước này không nên can thiệp vào Syria, một vấn đề khác là liệu chính quyền Obama có chứng minh được rằng chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học để chống lại phe nổi dậy hay không.
Trong bài phát biểu ngắn trước các phóng viên, ông Obama nhấn mạnh một cuộc tấn công "giới hạn" và "thích đáng" sẽ được thực hiện để "làm suy giảm" khả năng chính quyền Syria sử dụng vũ khí hóa học trong tương lai.
Quân đội Mỹ sẽ không lưu lại Syria, ông Obama khẳng định. "Syria không giống với Iraq, không giống Afghanistan".
Đây là cuộc họp đầu tiên giữa ông Obama và các nghị sĩ Mỹ kể từ khi ông tuyên bố sẽ xin phép quốc hội để tấn công Syria. "Chúng tôi sẽ mạnh hơn nếu hành động cùng nhau, là một đất nước đoàn kết", ông Obama nói hôm 31/8.
Cuộc họp hôm nay bao gồm nhiều thành viên lãnh đạo trong quốc hội, bao gồm hai lãnh đạo cao nhất của đảng Cộng hòa, Chủ tịch Hạ viện John Boehner và lãnh đạo phe Cộng hòa trong Thượng viện Mitch McConnell. Các thành viên Ủy ban Vũ trang và Đối ngoại của quốc hội cũng tham dự cuộc họp và Tổng thống Obama dự kiến sẽ thuyết phục các nhà lập pháp hàng đầu của Mỹ.
Ngoài cuộc họp tại Nhà Trắng, ba thành viên chủ chốt của chính quyền Obama là Ngoại trưởng John Kerry, Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel và Tổng tham mưu trưởng Liên quân, Tướng Martin Dempsey, cũng dự kiến sẽ có bài phát biểu trước Ủy ban Đối ngoại của Thượng viện về vấn đề Syria trong những ngày tới.
Tổng thống Obama và Phó tổng thống Joe Biden gặp gỡ các nghị sĩ chỉ vài giờ trước khi ông Obama lên đường đến châu Âu. Sau khi tới thăm Thụy Điển, ông Obama sẽ tới St. Petersburg, Nga, để tham dự Hội nghị Thượng đỉnh của nhóm G-20. Hội nghị lần này có thể sẽ phải dành phần lớn thời gian để thảo luận về vấn đề Syria.
Trước đó, Nhà Trắng cho biết đêm qua ông Obama đã điện đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe về "mối quan ngại sâu sắc" của hai nước trước việc Syria sử dụng vũ khí hóa học.
"Hai nhà lãnh đạo thống nhất rằng sử dụng vũ khí hóa học là hành động vi phạm nghiêm trọng các quy chuẩn quốc tế và là không thể tha thứ. Mỹ và Nhật Bản cam kết sẽ tiếp tục tham vấn chặt chẽ về các phương án hành động đối với Syria", tuyên bố của Nhà Trắng cho hay.
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Quốc hội Mỹ phát tín hiệu ủng hộ tấn công Syria



Nhiều nghị sỹ Cộng hòa cho rằng hành động chống lại Syria là cần thiết để ngăn chặn các cuộc tấn công vũ khí hóa học.

Kết thúc cuộc họp kéo dài hàng giờ tại Nhà Trắng, chủ tịch Hạ viện Mỹ, nghị sỹ Cộng hòa John Boehner cho biết ông ủng hộ kế hoạch tấn công hạn chế đối với chính quyền tổng thống Syria Bashar al-Assad. “Tôi tin rằng các đồng nghiệp của tôi cũng sẽ ủng hộ”, ông Boehner nói.

Quan điểm của ông Boehner được cho là có sức ảnh hưởng lớn. Cấp phó của ông là Eric Cantor - lãnh đạo khối Cộng hòa đa số tại Hạ viện cũng ủng hộ việc sử dụng vũ lực đối với Syria. Lãnh đạo khối Cộng hòa thiểu số tại Hạ viện Nancy Pelosi tuy ủng hộ kế hoạch tấn công nhưng cho rằng trước khi Mỹ có bất cứ hành động nào, tổng thống cần đưa thêm nhiều bằng chứng để thuyết phục người Mỹ.

Trong khi đó, Thượng nghị sỹ Cộng hòa John McCain cho rằng, nếu Quốc hội không thông qua nghị quyết sử dụng vũ lực đối với Syria, đó sẽ là một “thảm họa”. Song ông cũng nhấn mạnh, đến nay, ông vẫn chưa hoàn toàn ủng hộ kế hoạch tấn công của tổng thống Obama bởi vì tổng thống vẫn chưa đưa ra kế hoạch cụ thể.

Nếu ông Boehner và Cantor có thể thu hút nhiều biểu quyết ủng hộ từ phía các nghị sỹ Cộng hòa, họ có thể kết hợp với các nghị sỹ Dân chủ ở Hạ viện để thúc đẩy việc thông qua nghị quyết ủng hộ sử dụng vũ lực đối với Syria.

Về phần mình, ông Obama tin rằng cuối cùng Quốc hội cũng sẽ ủng hộ trừng phạt chính quyền Syria do sử dụng vũ khí hóa học nhằm vào dân thường. Ông cho rằng, tấn công Syria nhằm phục vụ lợi ích an ninh của Mỹ và gửi đi thông điệp mạnh mẽ đối với các nước đang ra sức chế tạo vũ khí hủy diệt hàng loạt. Ông cũng nhấn mạnh, kế hoạch tấn công nếu được thông qua cũng chỉ là một cuộc tấn công hạn chế bởi “đó không phải là Iraq hay Afghanistan”. Ông muốn Quốc hội nhanh chóng biểu quyết khi các nhà làm luật họp trở lại vào tuần tới.
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
[FONT=&quot]Chiến lược Bán (SELL)[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT][FONT=&quot]5h35[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT][FONT=&quot]Sell $1398 - 1397[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT][FONT=&quot]Tp $5-$10[/FONT]

[FONT=&quot]SL $5[/FONT]
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Hội nghị G20 "nóng" vấn đề Syria và Mỹ rút QE3



Lãnh đạo các nền kinh tế lớn nhất thế giới G20 nhóm họp hôm nay 5/9 tại Nga để thảo luận các vấn đề ảnh hưởng đến thị trường toàn cầu.

Hội nghị diễn ra tại St. Petersburg dưới sự chủ trì của tổng thống Nga Vladimir Putin. Chủ đề chính của hội nghị G20 lần này vẫn là các vấn đề kinh tế thế giới mà cụ thể là về chương trình nới lỏng tiền tệ của các nước phát triển như Mỹ và Nhật Bản.

Trước thềm cuộc họp, các nước đã lên tiếng cảnh báo về tác động tiêu cực của việc Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) rút dần gói nới lỏng định lượng lần 3 (QE3). Thứ trưởng tài chính Trung Quốc Zhu Guangyao hối thúc Mỹ thận trọng xét đến tác động lan truyền của kế hoạch rút kích thích để đảm bảo sự ổn định của thị trường tài chính cũng như đà phục hồi của kinh tế toàn cầu.

Ấn Độ cũng bày tỏ quan ngại về kế hoạch của Fed. Bộ trưởng chuyên trách các vấn đề kinh tế tại Bộ tài chính Ấn Độ, ông Arvind Mayaram nhấn mạnh: "Tôi cho rằng cần có một tuyên bố mạnh mẽ, thống nhất tại hội nghị G20 về lo ngại xung quanh ảnh hưởng lan truyền của việc Mỹ ngừng nới lỏng tiền tệ".

Ngoài vấn đề kinh tế - chủ đề truyền thống của hội nghị G20, căng thẳng chiến sự Syria được cho là sẽ trở thành chủ đề nóng trong các cuộc hội đàm bên lề hội nghị. Những diễn biến xung quanh việc Mỹ và các đồng minh phương Tây có thể sắp tấn công quân sự Syria khiến thị trường toàn cầu biến động mạnh thời gian gần đây.

Thứ trưởng tài chính Trung Quốc Zhu Guangyao cho rằng, can thiệp quân sự vào Syria sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế toàn cầu, đặc biệt do giá dầu tăng vọt. Ông ước tính, giá dầu cứ tăng 10 USD/thùng sẽ khiến GDP toàn cầu giảm 0,25%.
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Trung Quốc điều tàu đổ bộ áp sát Syria?



Tuy nhiên, Trung Quốc chưa xác nhận thông tin đã điều tàu đổ bộ đến Địa Trung Hải.

Theo trang tin Military-informan, thủy thủ Nga làm việc trên các chiến hạm hoạt động tại khu vực biển Đỏ đã nhìn thấy một tàu của Trung Quốc mang số hiệu 999, vốn được đặt tên là Tĩnh Cương Sơn, đi qua kênh đào Suez hướng đến biển Đỏ với tốc độ khoảng 14 hải lý/giờ.

Tàu có thể chở theo 15-20 xe tăng lội nước, 4 tàu đổ bộ khí đệm loại nhỏ hoặc 500-800 binh lính.
Với chiều dài 210 mét, rộng 28 mét, mớn nước 7 mét, lượng giãn nước đầy tải lên đến 28.000 tấn, tàu đổ bộ lớp Ngọc Chiêu là loại tàu đổ bộ lớn nhất của Hải quân Trung Quốc. 3 chiếc loại này đang hoạt động tại Hạm Đội Nam Hải, lực lượng phụ trách khu vực Biển Đông.

Tuy nhiên, Bắc Kinh chưa xác nhận thông tin về hoạt động của tàu 999 tại Địa Trung Hải. Trước đó, truyền thông Trung Quốc đã đưa tin hải quân nước này sẽ phái một số tàu chiến đến Địa Trung Hải để theo dõi các hoạt động của NATO.

Điều khiến nhiều người băn khoăn là: Nếu theo dõi các hoạt động của NATO, tại sao Trung Quốc không điều động các tàu có khả năng do thám mà lại điều động một tàu đổ bộ có khả năng mang theo tàu đệm khí cùng các phương tiện chiến tranh cho mục đích đổ bộ.

Dựa trên các nguồn tin chưa được xác nhận, tàu này sẽ phối hợp với tàu chiến của Nga để vận chuyển vũ khí hỗ trợ cho chính quyền Tổng thống Assad.
 
Top