Thông Tin Kinh Tế và Chiến Lược của RÙA

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
hôm nay em cũng đua đòi với các anh chị trong đàn tập tành đưa chiến lược .mong ace giúp đỡ và chỉ dạy thêm .
 
Last edited by a moderator:

vqdat1982

New Member
ok bác có gì cần chỉ dạy thì cứ nói, em sẽ chỉ dạy nhiệt tình:10::10::10:
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Chiến lược Phiên Mỹ sau 17h52

Chiến lược Mua (Buy)


Sell $1,740 - $1,741

Take profit $5 - $10

Cut Loss $1,744

Chúc các bạn thắng lợi!
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Chiến lược Phiên Mỹsau 18h52

Chiến lược Bán (sell)

Sell $1,744

Take profit $5 - $10

Cut Loss $1,746

Chúc các bạn thắng lợi!
 
Chỉnh sửa cuối:

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
IMF thông qua giải pháp vực dậy nền kinh tế toàn cầu



Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cho rằng cần có giải pháp toàn cầu để vực dậy nền kinh tế từ Mỹ, Nhật Bản đến các thị trường mới nổi.

Ủy ban tiền tệ và tài chính quốc tế (IMFC) của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) vừa thông qua tuyên bố chung với 6 nội dung cơ bản hướng tới những giải pháp quyết liệt để xóa bỏ những tác động tiêu cực và phục hồi sự tăng trưởng mạnh mẽ, bền vững và cân bằng cho nền kinh tế toàn cầu.

IMFC cho rằng khu vực đồng euro đã đạt được những tiến bộ đáng kể, đặc biệt là việc Ngân hàng trung ương châu Âu quyết định thực hiện các hoạt động tiền tệ quyết liệt và cho ra đời Cơ chế ổn định châu Âu.

Tuy nhiên IMFC mong muốn có thêm các biện pháp khác nữa, bao gồm xây dựng kịp thời một liên minh ngân hàng hiệu quả và tài khóa mạnh mẽ hơn để củng cố khả năng linh hoạt của liên minh tiền tệ và đẩy mạnh các cuộc cải cách cơ cấu nhằm thúc đẩy tăng trưởng và tạo công ăn việc làm ở cấp quốc gia.

Đối với Mỹ cần tập trung vào vấn đề tài khóa, nâng mức trần các khoản nợ và xây dựng kế hoạch tài khóa toàn diện; trong khi Nhật Bản cũng cần chú trọng công tác củng cố tài khóa trung hạn và đảm bảo nguồn tài trợ cho ngân sách năm nay, IMFC lưu ý.

Các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi cần phải đảm bảo tính linh hoạt trong việc thực hiện các chính sách để hỗ trợ tăng trưởng cho phù hợp với sự cân bằng toàn cầu. Tác động tiềm ẩn từ các chu chuyển vốn xuyên quốc gia có quy mô lớn và không ổn định cần phải được giám sát một cách chặt chẽ.

Ngoài ra, IMFC kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy hỗ trợ mạnh mẽ hơn cho các quốc gia ở khu vực này. Riêng các nước phát triển, IMFC khuyến cáo cần phải thực hiện các cải cách cơ cấu cần thiết và các kế hoạch tài khóa đáng tin cậy.

Đối với các nước thu nhập thấp, mặc dù tăng trưởng đang ở mức độ cao, song vị thế tài khóa và dự trữ của các nước này lại yếu kém và cần phải phục hồi các biện pháp bảo vệ. Trong ngắn hạn, nếu cần thiết IMF phải được cung cấp đủ nguồn lực để hỗ trợ thêm tài chính cho các quốc gia có thu nhập thấp.

IMFC cho rằng cần thực hiện các chương trình chính sách toàn cầu, trong đó chú trọng tới nhiệm vụ xử lý cuộc khủng hoảng hiện nay và xây dựng một cơ sở vững chắc cho tăng trưởng trong tương lai, các chính sách tạo công ăn việc làm và tăng trưởng, xử lý nợ bền vững, củng cố các hệ thống tài chính và cắt giảm tình trạng mất cân đối toàn cầu.

IMFC cam kết củng cố các nguồn lực tăng trưởng trong nước tại các nền kinh tế có ngân sách thặng dư, tăng cường tiết kiệm quốc gia, đồng thời thúc đẩy khả năng cạnh tranh tại các nước thâm hụt ngân sách, và tăng cường tính linh hoạt trong chế độ tỷ giá một cách hợp lý. IMFC khẳng định lại sự cam kết tránh mọi hình thức bảo hộ thương mại và đầu tư.
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Fiscal Cliff sẽ là thảm họa cho kinh tế Mỹ

Nếu không đạt được đồng thuận chính trị mới về thỏa hiệp tài khóa, cái gọi là fiscal cliff sẽ đưa kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái đầu năm 2013. Laurence D. Fink, giám đốc điều hành của BlackRock Inc, công ty quản lý tiền lớn nhất thế giới, nói rằng kinh tế Mỹ sẽ chìm đầu năm 2013 khi các công ty cắt giảm thuê thêm lao động trước việc cắt giảm chi tiêu chính phủ và tăng thuế tự động, cái mà nhà kinh tế gọi là fiscal cliff. Việc cắt giảm chi tiêu chính phủ nằm trong một “thỏa hiệp” năm ngoái sau khi chính quyền không thể đạt được một “thỏa thuận” với Quốc hội Mỹ nhằm tăng trần nợ công và cắt giảm thâm hụt ngân sách từ từ trong dài hạn. Được biết thỏa hiệp này sẽ kết thúc cuối năm 2012. “Chúng ta đang bị đe dọa rơi trở lại suy thoái trong quý 1/2013. Đây là thời điểm rất không chắc chắn,” Fink trả lời Bloomberg hôm 16/10. Không chỉ kinh tế Mỹ mà cả kinh tế thế giới sẽ bị ảnh hưởng. Sự đổ vỡ này sẽ tệ hơn thời điểm tháng 8/2011 khi S&P hạ tín nhiệm nợ Mỹ từ mức AAA. “Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đang nói tới fiscal cliff bởi vì họ nhận thấy bế tắc chính trị tại Mỹ là nghiêm trọng. Việc xử lý thế nào sẽ là thảm họa hoặc cơ hội lớn,” Dave Cote, CEO của Honeywell, người thuộc ủy ban của Tổng thống Obama chịu trách nhiệm tìm ra cách giải quyết vấn đề nợ liên bang, hiện đã lên tới mức 16.000 tỷ USD, nói. Scott Davis, CEO của UPS, hãng vận chuyển hàng đóng gói số 1 thế giới, nói nền kinh tế mỹ đang “thở phì phò” vì các CEO đang vật lộn đưa ra quyết định đầu tư dài hạn trong khi lại không biết Quốc hội Mỹ sẽ giải quyết vấn đề fiscal cliff như thế nào. “Nếu họ muốn lập kế hoạch kinh doanh mới, họ cần có thông tin trước 3-4 tháng,” Davis nói. Khủng hoảng nợ Mỹ có thể là cơ hội để thúc đẩy tăng trưởng nếu các nhà lập pháp đạt được thỏa thuận mới. Nếu không, các thị trường tài chính sẽ “hỗn độn” và lãi suất sẽ tăng và tăng chi phí vay mượn của chính phủ. Các quan chức trúng cử cần phải đồng cảm với ý kiến “chia sẽ nỗi đau” để đạt được thỏa thuận trong khi các lãnh đạo doanh nghiệp lại không hiểu tại sao các nhà chính trị không đạt được thỏa thuận khi mọi thứ đã rõ ràng. Mùa hè năm ngoái, với việc đạt được một thỏa thuận nâng trần nợ Mỹ với các điều kiện kèm theo như tăng thuế, cắt giảm chi tiêu, Quốc hội Mỹ đã đặt một quả bom hẹn giờ nổ vào tháng 1/2013 và đồng hồ hẹn giờ vẫn đang tích tắc, tích tắc. Theo Goldman Sachs, nếu Quốc hội không làm gì cả (để thỏa thuận diễn ra như kế hoạch), kinh tế Mỹ sẽ chắc chắn rơi vào suy thoái đầu năm sau vì việc tăng thuế và cắt giảm chi tiêu chính phủ sẽ “tiêu tốn” sạch 4% tăng trưởng GDP của Mỹ trong 6 tháng đầu năm 2013, trong khi dự kiến GDP Mỹ chỉ tăng 3% năm 2013. Fiscal cliff là cụm từ chỉ câu hỏi hóc búa nước Mỹ sẽ đối mặt cuối năm 2012 khi các điều khoản trong thỏa thuận kiểm soát ngân sách năm 2011 có hiệu lực. Theo đó thuế thu nhập người lao động sẽ tăng 2% trong khi ngân sách cho hơn 1.000 chương trình chính phủ sẽ bị cắt giảm mạnh. Fiscal cliff trở lên đang ngại hơn khi bất ổn chính trị tại Mỹ vẫn “rất căng”. Ít nhất vấn đề này sẽ được “treo” lại tới sau bầu cử Tổng thống và sau đó Quốc hội Mỹ cũng sẽ không vội vàng gì hành động cho tới gần phút chót. Nếu không có gì khác, ảnh hưởng của fiscal cliff sẽ là rất lớn. Khi nước Mỹ giảm được khoảng 560 tỷ USD thâm hụt ngân sách như mong muốn của Quốc hội Mỹ, tăng trưởng GDP của Mỹ sẽ mất khoảng 4% năm 2013, dẫn tới kinh tế tăng trưởng âm 1% (nếu dự báo năm 2013 kinh tế Mỹ tăng trưởng 3%). Chưa hết, thất nghiệp sẽ tăng 1%, với khoảng 2 triệu người mất việc. Khi mà kinh tế Mỹ còn yếu ớt, rất khó để đánh được cú sốc. Khi mà fiscal cliff có “tác dụng” từ đầu năm 2013, ảnh hưởng của nó sẽ kéo dài cả năm. Do đó, nội bộ chính trị nước Mỹ sau bầu cử đang là vấn đề được quan tâm.

theo PTT
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Lạm phát Mỹ tăng tháng thứ 2 liên tiếp

Giá nhiên liệu tăng khiến lạm phát giá tiêu dùng ở Mỹ trong tháng 9 tăng mạnh.

Theo số liệu của Bộ lao động Mỹ, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 của nước này tăng 0,6%, đánh dấu tháng tăng tháng thứ 2 liên tiếp.

CPI của Mỹ tăng chủ yếu do giá xăng tăng 7% trong tháng 9 sau khi tăng 9% trong tháng 8. CPI lõi, không gồm giá lương thực và năng lượng chỉ tăng 0,1%, đánh dấu tháng tăng thứ 3 liên tiếp.

Trong 12 tháng tính đến hết tháng 9, CPI của Mỹ tăng 2%, trong khi CPI lõi tăng 2%.

Nếu giá tiếp tục tăng sẽ ảnh hưởng đến đà phục hồi của kinh tế Mỹ bởi khi giá tăng, lương không tăng, người Mỹ có xu hướng hạn chế chi tiêu tiêu dùng – yếu tố đóng góp khoảng 70% cho kinh tế Mỹ.
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Sản lượng công nghiệp Mỹ tăng nhẹ trong tháng 9

Sản lượng công nghiệp Mỹ tăng trở lại trong tháng 9 sau khi giảm 1,4% trong tháng trước đó.

Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vừa cho biết, sản lượng công nghiệp Mỹ tăng nhẹ 0,4% trong tháng 9, mức tăng khá khiêm tốn do sản lượng nhà máy tăng trưởng chậm.

Cụ thể, sản lượng nhà máy, thành phần đóng góp quan trọng nhất trong sản lượng công nghiệp chỉ tăng nhẹ 0,2% trong tháng 9.

Trước đó, sản lượng công nghiệp Mỹ giảm 1,4% trong tháng 8, một phần do bão Isaac đổ bộ vào Gulf Coast khiến các nhà máy tại đây phải đóng cửa sản xuất tạm thời để tránh bão.

Tính trong quý III, sản lượng các nhà máy giảm 0,9%, quý giảm đầu tiên kể từ quý I/2009.
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
EU muốn đưa 3.000 lính tới Syria



Bà Catherine Ashton, phụ trách chính sách đối ngoại Liên minh châu Âu cho biết, EU thông qua kế hoạch mới triển khai 3.000 lính giữ gìn hòa bình tới Syria.

Kế hoạch mới này được giới thiệu lần đầu đưa ra bởi Đặc Phái viên Liên Hợp Quốc và Liên đoàn Arab Lakhdar Brahimi. Các binh sĩ được tới Syria bao gồm công dân các nước châu Âu.

Theo đó, sứ mệnh của các lực lượng gìn giữ hòa bình là thực thi chức năng như UNIFIL (Lực lượng quốc tế thuộc Liên Hợp Quốc tại Lebanon, thiết lập sự kiểm soát với tình hình trên biên giới Israel-Lebanon).

Anh và Mỹ không có khả năng tham gia sứ mệnh do họ còn triển khai quân ở Afghanistan. Lực lượng thực thi sứ mệnh có thể là các nước Ireland, Đức, Pháp, Tây Ban Nha và Italia.

“Bà Ashton cho biết, bà mong đợi sự tham gia của Nga trong bất kỳ kế hoạch hòa bình nào”, Ria Novosti viết.

Trước đây, ông Lakhdar Brahimi từng nhấn mạnh, chìa khóa để giải quyết cuộc xung đột kéo dài ở Syria phải là đối thoại, không thể là sử dụng lực lượng quân sự.

Kế hoạch mới được tiết lộ hôm 13/10 trong chuyến thăm của phái viên Liên đoàn Arab Brahimi tới Thổ Nhĩ Kỳ trong nỗ lực xoa dịu căng thẳng hai quốc gia này trước chuyến đi của ông này tới Damascus để tìm kiếm một lệnh ngừng bắn.

Căng thẳng Syria – Thổ Nhĩ Kỳ đang tiếp tục leo thang khi chiến đấu cơ F-16 Thổ Nhĩ Kỳ đã buộc máy bay chở khách của Air Syria hạ cánh vì nghi ngờ nó vận chuyển hàng hóa quân sự.





 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Thặng dư thương mại eurozone tháng 8 cao kỷ lục



Dữ liệu cho thấy thặng dư trong thương mại của khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone) đạt gần 10 tỷ euro trong tháng 8.

Cơ quan thống kê Liên minh châu Âu Eurostat hôm qua 15/10 cho biết thặng dư thương mại trong tháng 8 sau khi đã điều chỉnh yếu tố mùa vụ đạt 9,9 tỷ euro, tăng so với 7,2 tỷ euro trong tháng 7.

Dữ liệu cũng cho thấy kim ngạch xuất khẩu của 17 quốc gia eurozone trong tháng 8 tăng 3,7% và nhập khẩu tăng 2,1%. Trong tháng 7, kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu lần lượt giảm 2,2% và 0,8%.

Thặng dư thương mại bình quân trong 2 tháng 7 và tháng 8 tăng lên 8,6 tỷ euro từ mức 7 tỷ euro trong quý 2 cho thấy những đóng góp tích cực trong tăng trưởng GDP quý.

Trong bối cảnh tiêu dùng trong nước giảm do chính sách tài khóa thắt chặt, thương mại nước ngoài là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế eurozone trong trung hạn. Tuy nhiên, tình hình cũng không mấy khả quan khi nhu cầu tiêu dùng ở nước ngoài hiện đang giảm sút.

Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) gần đây dự báo kim ngạch nhập khẩu của các nền kinh tế mới nổi sẽ giảm trong năm nay và năm tới, trong khi nhập khẩu của các nền kinh tế phát triển trong năm 2013 sẽ chỉ lấy lại được một nửa đà giảm trong năm ngoái.
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Chiến lược Mua (Buy) 10h:13

Buy $1744.x

Take profit $ 1750

Cut Loss $1741

Chúc các bạn thắng lợi!
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
EU tiến hành phong tỏa tài sản của 1 bộ trưởng Iran



Ngày 16/10, Liên minh châu Âu (EU) đã phong tỏa tài sản của Bộ trưởng Năng lượng Iran Majid Namjoo, một phần trong loạt biện pháp trừng phạt cứng rắn mới nhằm vào Tehran liên quan tới chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước này.​


ảnh minh họa
EU cho biết Bộ trưởng Namjoo, nhân vật hiện bị cấm nhập cảnh vào EU, nằm trong "danh sách đen" mới do "ông là một thành viên trong Hội đồng An ninh quốc gia tối cao phụ trách soạn thảo chính sách hạt nhân Iran."​

Ngoài ra, danh sách trừng phạt của EU còn bao gồm hơn 30 cơ quan chính phủ và công ty, trong đó có Bộ Dầu mỏ và Bộ Năng lượng cùng Công ty Dầu mỏ quốc gia Iran (NIOC) và nhiều thực thể khác.​

Phản ứng về lệnh trừng phạt mới nhất của EU, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Ramin Mehmanparast tuyên bố các biện pháp trừng phạt mới của phương Tây nhằm vào Tehran là "phi pháp."​

Trả lời báo giới trong một cuộc họp báo hàng tuần, ông Mehmanparast đã đề cập tới các biện pháp trừng phạt mới đây của châu Âu đối với Iran, nhấn mạnh rằng các biện pháp trừng phạt đơn phương của phương Tây là "bất hợp pháp, phi lý và vô nhân đạo."​

Ông Mehmanparast tuyên bố sẽ không cho phép bất cứ nước nào can thiệp vào lợi ích quốc gia, và phương Tây sẽ không thể buộc Iran từ bỏ quyền lợi hay ép Iran quay lại bàn đàm phán với các cường quốc thế giới về chương trình hạt nhân của Tehran.​

Trước đó, ngày 15/10, EU đã áp đặt các đòn trừng phạt mới đối với Iran nhằm vào những thỏa thuận của liên minh với các ngân hàng cũng như hoạt động thương mại, vận tải và nhập khẩu khí đốt của Iran.​

Cụ thể, EU nhất trí cấm mọi giao dịch giữa các ngân hàng của EU và Iran, trừ các ngân hàng được cấp phép từ trước, kể cả vì các lý do nhân đạo. Các biện pháp trừng phạt đối với Ngân hàng Trung ương Iran cũng sẽ được tăng cường và bổ sung các mặt hàng bị cấm xuất khẩu sang Iran như than chì, kim loại, phần mềm công nghiệp và tàu chở dầu.​

Ngoài ra, một lệnh phong tỏa tài sản và cấm nhập cảnh cũng sẽ được áp đặt đối với nhiều cá nhân và công ty, đặc biệt là các thực thể hoạt động trong ngành công nghiệp dầu mỏ và khí đốt, của Iran.​

Giới phân tích đánh giá các lệnh trừng phạt mới này là một trong những "cú đòn" cứng rắn nhất từ trước đến nay của châu Âu nhằm vào Iran, và được đưa ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều quan ngại về các mục đích quân sự của nước Cộng hòa Hồi giáo này cũng như sự thất bại của biện pháp ngoại giao nhằm giải quyết tình trạng bế tắc về vấn đề nguyên tử trong năm nay./.​

ép quá là em vàng có chuyện với tin này ah


 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Chiến lược Mua (Buy) 8h57

Buy $1,745

Take profit $5 - $10

Cut Loss $1,741

Chiến lược Bán (Sell)

Sell $1,758

Take profit $10 - $15

Cut Loss $1,761

Chúc các bạn thắng lợi!
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Nhật Bản sắp kích thích kinh tế khẩn cấp

Thủ tướng Nhật Bản sẽ triệu tập cuộc họp nội các vào hôm nay 17/10 đẻ phác thảo kế hoạch kích thích kinh tế khẩn cấp, nhật báo Nikkei cho hay.

Kinh tế Nhật Bản có dấu hiệu chững lại do đó thủ tướng Yoshihiko Noda muốn hoàn tất chi tiết kế hoạch vực dậy nền kinh tế vào tháng tới. Kế hoạch này được cho sẽ bao gồm các dự án trong chiến lược khôi phục kinh tế của chính phủ Nhật Bản cũng như nới lỏng tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ.

Chính phủ Nhật Bản đang cân nhắc kích thích kinh tế khẩn cấp thông qua ngân sách bổ sung 910 tỷ yên năm tài khóa 2012.

Nếu ông Noda quyết định đệ trình kế hoạch ngân sách bổ sung, ông có thể đối mặt với sự phản đối mạnh mẽ của phe đối lập. Ngược lại, nếu không triển khai các biện pháp kích thích kinh tế, ông có thể chịu sự chỉ trích mạnh mẽ của giới doanh nghiệp.
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Chiến lược Bán (Sell) 2h18


Sell $1,752.x giá hiện tại

Take profit $10 - $15

Cut Loss $1,755

Chúc các bạn thắng lợi!
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Đàm phán cứu trợ Hy Lạp đổ vỡ



Sau cuộc họp ngày 16/10, Hy Lạp và các chủ nợ vẫn chưa đạt được thỏa thuận về gói cứu trợ và điều kiện kèm theo.

Trang tin Guardian đưa tin, vòng đàm phán giữa Hy Lạp và đại diện Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), Liên minh châu Âu và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) tiếp tục bế tắc sau khi cuộc đàm phán diễn ra hôm qua thất bại. Cuộc họp này nhằm phê chuẩn giải ngân 31,5 tỷ euro trong gói cứu trợ 130 tỷ euro cho Hy Lạp.

Nguồn tin cho biết, chính phủ của thủ tướng Hy Lạp Antonis Samaras đã từ chối thực hiện thêm các cải cách lao động và cắt giảm tiền lương. Họ cho rằng xã hội Hy Lạp có thể lâm nguy nếu tiếp tục thực hiện các điều kiện này sau hơn 2 năm thắt lưng buộc bụng.

Trưởng đại diện của IMF Poul Thomsen đã xoa dịu lo ngại của dư luận với khẳng định các bên đã đạt được thỏa thuận ở hầu hết các vấn đề.

Đàm phán đổ vỡ trong bối cảnh chính phủ Hy Lạp có thể cạn tiền vào tháng tới. Để tránh nguy cơ này, Hy Lạp cần giảm chi tiêu ngân sách 13,5 tỷ euro và thực hiện cải cách, ngược lại, Hy Lạp sẽ không được nhận giải ngân gói cứu trợ.
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Hy Lạp đàm phán thất bại, nguy cơ vuột mất 31 tỷ USD

Cuộc đàm phán nhằm có được gói cứu trợ mới thất bại khi Hy Lạp từ chối những yêu cầu "bất hợp lý" được EU, ECB và IMF đưa ra.


Ông Evangelos Venizelos, cựu Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp cáo buộc Troika đang đùa với lửa, gây nguy hiểm cho Hy Lạp và châu Âu. Ảnh Guardian.
Mối quan hệ giữa Hy Lạp và các chủ nợ quốc tế đang trở nên tồi tệ hơn. Cuộc đàm phán về việc mở gói cứu trợ trị giá 31,5 tỷ euro cho Hy Lạp hôm thứ ba đã kết thúc trong tình trạng bất đồng gay gắt dù đã có nhiều nỗ lực thỏa hiệp giữa hai bên.
Nguyên nhân sự bất đồng bắt nguồn từ việc Thủ tướng Antonis Samaras không muốn tiếp tục cắt giảm lương của người lao động. Sau hơn hai năm thắt lưng buộc bụng, chính sách này càng đẩy Hy Lạp tiến đến gần bờ vực phá sản hơn. Căng thẳng tiếp tục leo thang khi EU và IMF đưa ra thêm các yêu cầu ngặt nghèo.
Quan chức Hy Lạp cho biết, các điều kiện được đưa ra không nằm trong thỏa thuận khi Athens đăng ký gói cứu trợ tài chính thứ hai trị giá 130 tỷ euro hồi tháng 3. Phần lớn họ đều từ chối các yêu cầu mới nhất này, trong đó có việc tiếp tục cắt giảm tiền lương, đồng nghĩa với việc điều kiện sống của người lao động sẽ giống như "thời trung cổ". Ông Poul Thomsen, Phụ trách vấn đề Hy Lạp của IMF cố gắng xoa dịu căng thẳng sau cuộc hội đàm với Bộ trưởng Tài chính Yiannis Stournaras.
Với nguy cơ cạn kiệt tiền mặt trong tháng 11, chính phủ Hy Lạp cần cắt giảm ngân sách 13,5 tỷ euro và cơ cấu lại trong dài hạn nếu không muốn vuột mất gói hỗ trợ trị giá 31,5 tỷ euro. Tuy nhiên, khi đất nước ngày một sa lầy trong suy thoái kinh tế, Hy Lạp không muốn tiếp tục tiến hành chính sách thắt lưng buộc bụng quá khắc khổ.
"Chúng ta phải đưa ra quyết định nhanh chóng, nhưng không được tùy tiện và không phải bằng mọi giá", ông Venizelos, Cựu Bộ trưởng tài chính Hy Lạp nhận định. Vị cựu Bộ trưởng này còn cáo buộc nhóm Troika (bao gồm EU, IMF và ECB) đang đùa với lửa và có thể gây nguy hiểm cho cả Hy Lạp và EU. "Thay vì giúp cuộc đàm phán thành công, Troika lại cố ý đưa ra thêm các yêu cầu mới".
Chính phủ Hy Lạp đã lên kế hoạch cho thuê một số tài sản công bao gồm cả nhà máy lọc dầu và hai cảng tàu lớn nhất của quốc gia này. Đây được xem là một nỗ lực để Hy Lạp có thể trả nợ cho Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) và thỏa mãn các điều kiện cho một gói cứu trợ quốc tế mới.
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Hy lạp ra đi khỏi khối ERZ ..nguy cơ khủng hoảng nhẹ đi... vàng đổ... ý kiến riêng của Rùa
 
Top