Nơi chia sẻ về PTKT của " nguoi hoc viec" Và chi bộ GOLD24K

Người Học Việc

Thành Viên Nhiệt Tình
tháng 9 này , gold có giá 1275-1279 không ta :-?


 
Last edited by a moderator:

Người Học Việc

Thành Viên Nhiệt Tình
Chứng khoán VN:

VN-Index khả năng sẽ có sự điều chỉnh ở 466-461.
HNX khả năng sẽ có sự điều chỉnh ở 135-132.

Mời các kụ xem chart:


( thông tin tham khảo)

 

Người Học Việc

Thành Viên Nhiệt Tình
trên H1, hoặc H4, daily, tôi chọn Stochastic Oscillator với các thông số 14,3,3.
Khi có phân kỳ có thể xem xét vào lệnh (kết hợp thêm trendline, nến).


Gửi các kụ chart :phân kỳ - H1 - gold:

 

Người Học Việc

Thành Viên Nhiệt Tình
Cặp tiền : EUR/USD (ưu tiên) hoặc cặp tiền bất kỳ
Khung thời gian : 30 phút
Công cụ : MACD (5,26,1), Stochastic (14,3,3), EMA 3, SMA 13
Nguyên tắc mở giao dịch : chờ xuất hiện phân kỳ giữa giá và MACD hoặc giữa giá và Stochastic.
Khi phân kỳ xuất hiện, đợi EMA 3 và SMA 13 cắt nhau thì mở giao dịch theo hướng của EMA 3. Đặt stop loss 26 pips.
Thu một nửa lợi nhuận khi đạt 20 pips, phần còn lại đi tiếp theo giá bằng trailing stop.


Phân kỳ trên Stochastic cũng được sử dụng giống như trên MACD. Lý do sử dụng cả 02 công cụ MACD và Stochastic là vì khi phân kỳ xuất hiện trên một công cụ thì công cụ kia có thể vẫn chưa xuất hiện.

(nguồn Forvntraders.com)

 

Người Học Việc

Thành Viên Nhiệt Tình
Như bài viết bên trên tôi kỳ vọng tuần này có giá 1263.xx và kỳ vọng của tháng là 1275-1279.

Đối với ngày mai, tôi kỳ vọng như hình vẽ
 

Người Học Việc

Thành Viên Nhiệt Tình
Lâu roài không đếm sóng ;))

Chart H1:

Gồm 5 sóng 1-2-3-4-5 và sóng điều chỉnh a-b-c.
Ngoài chart H4 đã được post ở trên cho 1 mẫu hình tăng giá, thì chart H1 này có mô hình S-H-S mà khoảng cách từ đỉnh đến đường viền cổ bằng với khoảng cách từ điểm phá đường viền cổ đến mức giá thấp nhất của ngày hôm qua.


Có thể BUY quanh mức 1240-1244, dừng lỗ 1239.54 ( điểm giá này là P-sar của chart daily, tùy theo chart của các pák).

Hy vọng đúng nhỉ :)) và mời các pák vào ném đá ;))

 

Người Học Việc

Thành Viên Nhiệt Tình
NHV gửi đến anh chị bài dịch về " Kỹ thuật sử dụng trendline trong phân tích thị trường vàng-tiền tệ". Tác giả bài dịch là bạn Trihue và anh Ngothephuong (thành viên của PFSC-Webtaichinh.vn).

================================================

Giới thiệu

Trendline là nền tảng căn bản của phân tích kỹ thuật trong giao dịch vàng - tiền tệ. Mục đích của vẽ trendline là chỉ cho bạn vùng kháng cự và vùng hộ trợ nơi mà có sự giằng co giữa thị trường giá lên và thị trường giá xuống. Với vùng hỗ trợ hoặc kháng cự này, sẽ cho bạn cái nhìn tốt tốt hơn về việc mua hay bán một cặp tiền nào đó. Để trở thành một người giao dịch ngoại tệ chuyên nghiệp, bạn phải biết rõ làm thế nào để vẽ một trendline thích hợp để giúp cho công việc của bạn. Vẽ 1 trendline không đúng có thể đẩy bạn đến tình trạng thua lỗ.


Bạn có thể thấy rằng trendline thì quá đơn giản để học nhưng nó thực sự là điều cốt lõi đằng sau những đồng tiền khó khăn mà bạn kiếm được. Hầu hết mọi người nghĩ rằng trendline là đường thẳng nối nhiều đỉnh với nhau hoặc nhiều đáy với nhau. Thật sự có rất nhiều cách bạn có thể sử dụng trendline trong giao dịch của bạn và đó chính xác là những gì bạn sẽ được học trong cuốn sách này.


Tôi đã phải mất rất nhiều năm để giao dịch và học hỏi để biết rằng có quá nhiều cách chúng ta có thể giao dịch với đường trendline và bạn sẽ có những thông tin giá trị với vài giờ đọc cuốn sách này.


Đầu tiên để tôi hỏi bạn một số câu hỏi sau:


Trước đây đã bao giờ bạn trải qua điều này chưa?
Bạn vào một giao dịch sau khi trendline bị phá vỡ nhưng giá lại đột ngột quay lại sau vài cây nến:
[/color]


http://i1223.photobucket.com/albums/dd508/phamtrihue/P1p4.png

Bạn vào một giao dịch sau khi nhìn thấy trendline bị phá vỡ, nhưng giá lại không đạt đến mức kỳ vọng của bạn và sau đó giá đảo chiều làm mất đi toàn bộ lợi nhuận của bạn.


http://i1223.photobucket.com/albums/dd508/phamtrihue/p2p5.png



Nếu bạn đã từng gặp các tình huống trên, vấn đề của bạn sẽ dễ dàng được giải quyết bằng việc vẽ trendline và bạn sẽ có khả năng để thực hiện một chiến lược thích hợp.
 

Người Học Việc

Thành Viên Nhiệt Tình
Cuốn sách này được trình bày theo các chương như sau:


Chương 1: Phân tích trendline


Cách vẽ trendline thông thường
Quy luật vẽ các đường trendline thông thường
Các loại trendline thông thường
Cách vẽ trendline Tom Demark
Cách xác định được một trendline mạnh hoặc yếu
Cách xác định một trendline bị phá vỡ chắc chắn
Cách thực hiện một chiến lược thích hợp


Chương 2: Hệ thống giao dịch trendline


Cách giao dịch với nhiều đường trendline
Cách giao dịch với các mức kháng cự và hỗ trợ


Chương 3: Cách áp dụng cụ thể


EUR/USD
GBP/USD


Với kiến thức trên, bạn có thể vẽ trendline thích hợp nhất, và với trendline thích hợp đó sẽ đem lại lợi nhuận cho bạn.

 

Người Học Việc

Thành Viên Nhiệt Tình
1.1 Định nghĩa về trendline


Trendline thì đại diện cho nhu cầu mua và bán giữa các nhà giao dịch.
Theo Wikipedia, một trendline là giới hạn cho sự biến động giá của 1 loại chứng khoán ( hoặc 1 cặp tiền tệ).


Một trendline hỗ trợ được vẽ bằng cách nối nhiều đáy với nhau, một trendline kháng cự được vẽ bằng cách nối nhiều đỉnh với nhau.


Ví dụ về trendline kháng cự :



Ví dụ về trendline hỗ trợ:

 

Người Học Việc

Thành Viên Nhiệt Tình
Trước khi vẽ đường xu hướng, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về đỉnh và đáy
Đỉnh thường có hình dạng chữ “N” mà ở đó có một cây nến nằm ở vị trí cao nhất, xung quanh là các cây nến thấp hơn

Đáy thường có hình dạng chữ “V” mà ở đó có một cây nến nằm ở vị trí thấp nhất, xung quanh là các cây nến cao hơn

Tuy nhiên không phải đỉnh, đáy nào cũng cần quan tâm khi vẽ đường xu hướng. Chúng ta chỉ quan tâm đến những điểm có ảnh hưởng lớn vì chúng sẽ giúp ta vẽ được một đường phản ánh xu hướng chính xác hơn. Dưới đây là ví dụ về mức ảnh hưởng của mỗi hình dạng đỉnh, đáy.

Khi nào xác định được những đỉnh, đáy nào có mức độ ảnh hưởng từ trung bình đến mạnh, chúng ta sẽ bắt đầu vẽ đường xu hướng. Có 2 loại đường xu hướng mà trong cuốn sách này chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứu, đó là:
- Đường xu hướng thông thường
- Đường xu hướng Tom Demark
Bạn cần nắm vững các phương pháp vẽ 2 đường xu hướng này vì sau này bạn sẽ phải kết hợp chúng để có được kết quả giao dịch tốt hơn.

Ngothephuong lược dịch

Nguồn:tại đây
 

Người Học Việc

Thành Viên Nhiệt Tình
1.1.1 Đường xu hướng thông thường

Một đường xu hướng thông thường bao gồm 3 loại đường chủ yếu sau:

- Đường xu hướng dài hạn (màu đen)





Đường xu hướng dài hạn được vẽ qua một khoảng thời gian dài. Đường xu hướng dài hạn thường có hiệu lực hơn các đường trung hạn và ngắn hạn vì các đỉnh và đáy của nó có tính ảnh hưởng cao hơn. Điều này cũng có nghĩa là rất có thể giá sẽ dao động và tiếp xúc (test) vài lần trước khi phá được đường xu hướng dài hạn.


- Đường xu hướng trung hạn (màu xanh dương)





Đường xu hướng trung hạn chính là một phần của đường xu hướng dài hạn. Từ điểm tiếp xúc cuối cùng giữa đường xu hướng dài hạn với đường giá, ta sẽ vẽ được đường xu hướng trung hạn. So với đường dài hạn thì đường trung hạn sẽ đi qua ít nến hơn và do đó tính ảnh hưởng cũng thấp hơn.


- Đường xu hướng ngắn hạn (màu đỏ)





Đường xu hướng ngắn hạn là đường thể hiện xu hướng gần với hiện tại nhất và chúng ta sẽ sử dụng nó rất nhiều để thực hiện giao dịch.

Một số người cho rằng đường xu hướng dài hạn phải được vẽ ở khung thời gian lớn, còn đường ngắn hạn thì vẽ ở khung thời gian nhỏ. Thực tế thì tất cả các đường dài, trung và ngắn hạn đều có thể vẽ trong cùng một khung thời gian.

Sự khác biệt giữa các đường xu hướng nằm ở số lượng nến hoặc khoảng thời gian mà các đường đó đi qua. Với đường xu hướng dài hạn thì cần vẽ qua một khoảng thời gian dài trong khi với đường ngắn hạn thì thường vẽ qua một khoảng thời gian ngắn hơn. Không có quy định cụ thể nào về độ lớn của khoảng thời gian đối với mỗi loại đường xu hướng.
 

Người Học Việc

Thành Viên Nhiệt Tình
1.1.1 Đường xu hướng thông thường

Một đường xu hướng thông thường bao gồm 3 loại đường chủ yếu sau:

- Đường xu hướng dài hạn (màu đen)





Đường xu hướng dài hạn được vẽ qua một khoảng thời gian dài. Đường xu hướng dài hạn thường có hiệu lực hơn các đường trung hạn và ngắn hạn vì các đỉnh và đáy của nó có tính ảnh hưởng cao hơn. Điều này cũng có nghĩa là rất có thể giá sẽ dao động và tiếp xúc (test) vài lần trước khi phá được đường xu hướng dài hạn.


- Đường xu hướng trung hạn (màu xanh dương)





Đường xu hướng trung hạn chính là một phần của đường xu hướng dài hạn. Từ điểm tiếp xúc cuối cùng giữa đường xu hướng dài hạn với đường giá, ta sẽ vẽ được đường xu hướng trung hạn. So với đường dài hạn thì đường trung hạn sẽ đi qua ít nến hơn và do đó tính ảnh hưởng cũng thấp hơn.


- Đường xu hướng ngắn hạn (màu đỏ)





Đường xu hướng ngắn hạn là đường thể hiện xu hướng gần với hiện tại nhất và chúng ta sẽ sử dụng nó rất nhiều để thực hiện giao dịch.

Một số người cho rằng đường xu hướng dài hạn phải được vẽ ở khung thời gian lớn, còn đường ngắn hạn thì vẽ ở khung thời gian nhỏ. Thực tế thì tất cả các đường dài, trung và ngắn hạn đều có thể vẽ trong cùng một khung thời gian.

Sự khác biệt giữa các đường xu hướng nằm ở số lượng nến hoặc khoảng thời gian mà các đường đó đi qua. Với đường xu hướng dài hạn thì cần vẽ qua một khoảng thời gian dài trong khi với đường ngắn hạn thì thường vẽ qua một khoảng thời gian ngắn hơn. Không có quy định cụ thể nào về độ lớn của khoảng thời gian đối với mỗi loại đường xu hướng.
 

Người Học Việc

Thành Viên Nhiệt Tình
Các nguyên tắc của đường xu hướng thông thường

- Đường phản ảnh xu hướng tốt nhất là đường nối hầu hết các đỉnh và đáy
- Khi đường xu hướng hỗ trợ bị phá vỡ thì nó sẽ trở thành đường xu hướng kháng cự
- Khi đường xu hướng kháng cự bị phá vỡ thì nó sẽ trở thành đường xu hướng hỗ trợ

Các bước vẽ 3 loại đường xu hướng thông thường

Bước 1: Thu nhỏ đồ thị cho tới khi bạn bắt đầu nhìn thấy điểm bắt đầu của xu hướng hiện tại. Nếu cặp tiền bạn giao dịch đang ở xu hướng tăng, bạn chỉ cần thu nhỏ đồ thị cho tới khi có thể nhận biết được điểm khởi đầu của xu hướng tăng đó.

Ví du: Đồ thị 15 phút cho EURJPY



Bước 2: Nếu đang trong xu hướng giảm, hãy tìm các đỉnh chính; còn trong xu hướng tăng thì tìm các đáy chính. (Để vẽ một đường xu hướng mạnh, bạn cần vẽ đi qua ít nhất 3 đỉnh hoặc 3 đáy)



Bước 3: Nối ít nhất 3 đỉnh hoặc đáy để hình thành đường xu hướng dài hạn



Bước 4: Mở rộng đồ thị hiện tại và tìm đỉnh hoặc đáy quan trọng nằm sau điểm tiếp xúc cuối cùng giữa đường giá và đường xu hướng dài hạn



Bước 5: Nối các đỉnh hoặc đáy tìm được ở Bước 4, ta sẽ có đường xu hướng trung hạn



Bước 6: Tiếp tục mở rộng đồ thị hiện tại và quan sát các nến vừa hình thành, chúng ta sẽ nhận thấy và vẽ được một đường xu hướng, đó chính là đường xu hướng ngắn hạn



(còn tiếp)
 
Top