Những thông tin kinh tế đáng chú ý sẽ được đưa trong ngày hôm nay

LangTu

<br><font color=blue><b>"Thiên Ngoại Hữu Thiên"</f
Những thông tin kinh tế đáng chú ý sẽ được đưa trong ngày hôm nay

Bất ngờ nhất đối với thị trường trong ngày hôm qua chính là động thái tăng lãi suất chiết khấu của Fed từ 0.50% lên 0.75%. Chính từ thông tin đó mà đồng USD đang suy yếu bỗng nhiên bật ngược trở lại để tăng lên mức cao nhất trong vòng 9 tháng trở lại đây so với một số đồng tiền chính khác như EUR hay GBP.

Thông tin kinh tế trong ngày hôm nay sẽ được đưa ra khá nhiều và đáng chú ý nhất là báo cáo về CPI tháng 1 của Mỹ. Báo cáo vào lúc 13:30GMT này được kỳ vọng tăng nhẹ so với cả tháng trước lẫn cùng kỳ năm ngoái. Hôm qua PPI được đưa ra cũng đã cho con số tăng ngoài dự đoán của các nhà phân tích.

Ở phiên châu Á sáng ngày hôm nay, thị trường chỉ chờ đợi 2 báo cáo là Các chỉ số hoạt động công nghiệp và Báo cáo hàng tháng từ BoJ của nền kinh tế Nhật Bản. Các chỉ số hoạt động công nghiệp tháng 12 vẫn được dự đoán sẽ tăng 0.1% như mức của tháng 11.

Mở đầu phiên châu Âu PPI tháng 1 của Đức sẽ được đưa ra. Sau mức giảm 0.1% của tháng trước, tháng này thị trường kỳ vọng một mức tăng 0.4% và dự đoán còn giảm 4.0% so với cùng kỳ năm ngoái. Nền kinh tế lớn nhất khu vực EU này còn có thêm báo cáo vào lúc 8:30GMT về các chỉ số PMI sản xuất và dịch vụ tháng 2 với kỳ vọng tăng nhẹ lần lượt lên 53.8 và 52.4 điểm so với mức của tháng trước là 53.7 và 52.2 điểm.

PMI sản xuất và dịch vụ của toàn khu vực EU trong tháng 2 sẽ được đưa ra vào lúc 9:00GMT và cũng có sự kỳ vọng tăng nhẹ như của nền kinh tế Đức. Thị trường dự đoán khu vực sản xuất ở mức 52.6 điểm và khu vực dịch vụ ở mức 52.4 điểm. Cùng thời gian này, tài khoản vãng lai tháng 12 cũng sẽ được đưa ra. Mức thặng dư 0.1 tỷ EUR của tháng trước sẽ trở lại mức thâm hụt 0.6 tỷ của tháng 1.

Vào lúc 9:30GMT, doanh số bán lẻ của Anh sẽ được đưa ra và thị trường kỳ vọng mức của tháng 1 này sẽ là giảm. So với tháng trước, dự đoán của các nhà phân tích là giảm 0.5% trong khi chỉ còn tăng 1.1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Doanh số bán lẻ và các chỉ số hàng đầu tháng 1 của Canada sẽ được đưa cùng thời điểm với báo cáo về CPI của Mỹ. Lần này thị trường kỳ vọng ở một mức tăng tốt, kể cả doanh số bán lẻ lõi trừ ôtô với dự đoán có mức tăng 0.4% sau mức không đổi ở tháng trước.

CPI của Mỹ như đã nói ở trên được dự đoán tăng từ mức 0.1% lên 0.3% so với tháng trước và từ 2.7% lên 2.8% so với cùng kỳ năm ngoái. CPI lõi cũng được dự đoán tăng từ 0.1% của tháng trước lên 0.2% và ổn định ở mức tăng 1.8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Kỳ vọng ở CPI của Mỹ tăng hơn đồng nghĩa với dự đoán nguy cơ lạm phát lớn hơn. Điều này có thể sẽ còn khiến đồng USD tiếp tục tăng thêm trong ngày cuối tuần này.



 

quehuong

New Member
Thông tin trong ngày ảnh hưởng đến giá vàng (01/03/2010 08h 06)

THÔNG TIN TRONG NGÀY 01/03/2010 ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ VÀNG

Vào lúc 14H 00 German Import Prices m/m (Giá nhập khẩu của Đức qua từng tháng). Với mức dự đoán 0.8%, so với mức 0.5% kỳ trước. Chỉ số này tăng cao hơn dự báo, sẽ là yếu tố hỗ trợ giá vàng tăng.

Vào lúc 15H 30 SVME PMI (chỉ số PMI sản xuất Thụy Sỹ) cũng được công bố với dự báo là 57 so với kỳ trước 56.0. Nếu chỉ số này tăng hơn dự báo, sẽ là yếu tố quan trọng hỗ trợ giá vàng cho giá vàng theo chiều hướng tăng.

Vào lúc 16H 00 Final Manufacturing PMI (chỉ số PMI sản xuất cuối cùng châu Âu). Với dự báo là 54.1 bằng với kỳ trước. Nếu chỉ số này tăng hơn dự báo, và tăng hơn kỳ trước sẽ là yếu tố quan trọng hỗ trợ giá vàng cho giá vàng theo chiều hướng tăng.

Vào lúc 16H 30 Manufacturing PMI (chỉ số PMI sản xuất Anh). Với dự đoán là 56.5 so với kỳ trước 56.7. Nếu chỉ số này giảm hơn dự báo sẽ tạo áp lực lên giá Vàng.

Vào lúc 16H 30 Net Lending to Individuals m/m (Cho vay ròng khu vực tư của Anh). Với dự đoán con số này sẽ là 0.7B, trước đó là 1.2B. Nếu chỉ số này giảm như dự báo, vàng sẽ chịu áp lực giảm.

Vào lúc 17H 00 Unemployment Rate (Tỷ lệ thất nghiệp tại Châu Âu). Dự báo chỉ số này là 10.1%%, trước đó là 10.0%, nếu tăng bằng hoặc hơn dự báo, EUR có thể mất giá, kéo theo giá vàng giảm.

Vào lúc 20H 30 Core PCE Price Index (Chỉ số PCE lõi tại Mỹ). Chỉ số này đo lường tỷ lệ lạm phát khi người tiêu dùng mua hàng hóa và dịch vụ ngoại trừ thực phẩm và năng lượng. CPE lõi được thị trường theo dõi sát sao bởi Fed thường quan tâm tới chỉ số này khi đánh giá mức độ lạm phát của nền kinh tế. Dự đoán không đổi so với tháng trước với mức 0.1%, nếu chỉ số này giữ nguyên, vàng sẽ chịu áp lực giảm.

Vào lúc 20H 30 Personal Spending (Chi tiêu cá nhân tại Mỹ). Với dự đoán 0.4% so với tháng trước, ở mức 0.2%. Xu hướng tăng của chỉ số này có tác động tích cực tới đồng tiền quốc gia bởi lượng tiêu dùng là yếu tố chính tác động đến kinh tế, nó chiếm khoảng 2/3 GDP. Nếu chỉ số này tăng như dự báo, vàng chịu áp lực giảm.

Vào lúc 22H 00 ISM Manufacturing PMI (PMI sản xuất của ISM tại Mỹ). Với dự đoán là 57.9, trước đó là 58.4. Nếu chỉ số này giảm hơn dự báo, US.Index sẽ chịu áp lực giảm và giá Vàng sẽ được hỗ trợ.


Nguồn: KNP
 
Top