Những kinh nghiệm khi dò đỉnh và đáy của thị trường

Kể chuyện thị trường: Những kinh nghiệm khi dò đỉnh và đáy của thị trường
Kể chuyện thị trường: Những kinh nghiệm khi dò đỉnh và đáy của thị trường Ngày đưa tin: 18/12/09 15:37 PM | Lượt xem: 3​
Hôm thứ năm, ngày 10/10, khi chỉ số S&P 500 đã vươn lên khỏi mức thấp nhất, dưới cả mức đáy hồi tháng 7 và cả thị trường đang tràn ngập tâm lý tích cực, tôi có cảm giác rằng có vẻ lần phục hồi này là thực. Tôi đem nhận xét này nói với một người bạn và rất ngạc nhiên bởi câu trả lời của anh ấy “Không đời nào đâu. Tôi sẽ không tham gia nữa, tôi không còn tin vào thị trường này nữa.”
Xem xét lại thị trường trong thời gian qua, lời nhận xét của anh ấy khá hợp lí. Từ khi chỉ số S&P 500 chạm đỉnh đến nay, chúng ta đã chứng kiến nó sụt giảm đến một nửa, từ 1537.51 hôm 24/03/2000 đến khi chỉ còn 768.63 hôm 10/10/2002. Theo các số liệu ở bảng 1, trong suốt quãng thời gian đó, thị trường có 5 lần phục hồi, mỗi lần 10%, bao gồm cả lần gần đây nhất khi chỉ số này bật lên khỏi mức thấp nhất của hôm thứ 5. 4/5 các lần phục hồi này cuối cùng lại mở đường cho cổ phiếu tiếp tục sụt giảm thêm. Câu hỏi được đặt ra hiện nay là đâu là bằng chứng chứng tỏ đợt phục hồi này có thể tin cậy được.

Trong bài báo này, tôi nghiên cứu các mức đáy của thị trường, thông qua đó cố gắng phác thảo một cái nhìn sơ lược về quá trình chạm đáy của thị trường với mục đích tìm hiểu những điều kiện khách quan có thể cung cấp tin tức cho các quyết định đầu tư.

Ngày bắt đầu phục hồi: Mức S&P 500
Ngày kết thúc phục hồi: Mức S&P 500
% thay đổi trong S&P
trong đợt phục hồi
4/14/00: 1339.40
9/1/00: 1530.09
14.30%
3/22/01: 1081.19
5/22/01: 1315.93
21.71%
9/21/01: 944.75
1/7/02: 1176.97
24.58%
7/24/02: 775.68
8/22/02: 965
24.41%
10/9/02: 768.63
Tính đến 10/15/02: 881.27
14.65%

Bảng 1: Các đợt hồi phục của chỉ số S&P 500 từ tháng 3/00 đến tháng 10/02

Viễn cảnh tâm lý

Tạo ra một bản sơ lược thị trường để tạo lòng tin trong đầu tư cũng gần giống như tâm lý của những người đang yêu. Những người đã từng bị tổn thương hơn một lần trong chuyện tình cảm khi sự tin tưởng bị phản bội thường gặp khó khăn khi bắt đầu một mối quan hệ mới. Tâm lý nhà đầu tư hiện nay cũng như vậy. Thị trường cần có những trải nghiệm thành công mới có thể khiến các nhà đầu tư tự tin trở lại, tuy vậy các nhà đầu tư lại không thể có được những trải nghiệm thành công ấy nếu chỉ đứng ngoài lề.

Bản sơ lược tôi tạo ra ở đây nhằm mục đích giải quyết thế khó xử này. Trước tiên, hãy hồi tưởng lại quá khứ, xem xét lại mọi mối quan hệ, những người đáng tin và không đáng tin. Chúng ta sẽ cẩn thận xác định các đặc điểm của những người đáng tin, và chỉ ra những điểm giống nhau giữa những người không đáng tin. Sau khi bản sơ lược “tốt và xấu” định hình, người ta sẽ nhận thấy có những mô hình đưa đến thành công hay thất bại. Bản sơ lược điểm đáy của thị trường cũng có những đăc điểm tương tự. Điều chúng ta tìm kiếm là những đặc tính của thị trường giúp ta phân biệt điểm đáy dài hạn và điểm đáy ngắn hạn. Điều này yêu cầu có được danh sách chính xác tuy vậy cuối cùng cần cung cấp cho các nhà đầu tư mức độ kiểm soát cao hơn khi họ dự định quay trở lại thị trường.

Sơ lược các điểm đáy của thị trường 1: Các mức thấp hàng năm

Khi tôi xem xét lại các bản thống kê tóm tắt về các điểm đáy của thị trường từ 1965 đến nay, tôi đã phát hiện được một yếu tố. Bất cứ khi nào số cổ phiếu tạo ra mức đáy 52 tuần vượt qua số cổ phiếu tạo mức đỉnh trong vòng 1 năm thì nghĩa là một đợt phục hồi mới còn không xa. Từ phương diện tâm lý, điều này là hoàn toàn lợp lý. Tại điểm đáy của thị trường, các nhà đầu tư sẽ bán tháo cả cổ phiếu tốt lẫn xấu. Số lượng cổ phiếu bán ra tăng mạnh tạo ra mức giảm 52 tuần cho thấy mức bán ra đang chạm đến điểm tiêu cực cuối cùng.

Tìm kiếm ngưỡng tín hiệu cho các mức thấp hàng năm để kiểm tra giả thuyết này có vẻ hơi rắc rối do nhiều cổ phiếu trao đổi vào 40 năm trước đây đã khuyếch đại lên rất nhiều. Vì thế, tôi đã tính toán số lượng của các mức thấp hàng năm như là một tỷ lệ phần trăm cho các cổ phiếu này. Điểm giới hạn của tôi là 25%. Tôi đã xem xét thị trường tạo ra các các điểm đáy mạnh mỗi khi ¼ số cổ phiếu giao dịch ngày hôm đó chạm mức thấp trong vòng 52 tuần.

Trước tiên, tôi kiểm tra trong vòng 8954 ngày, từ tháng 3/1965 đến tháng 10/2000, tập trung vào chỉ số S&P 500. Mục tiêu là dự đoán những biến động trong 500 ngày tiếp theo, tức là khoảng 2 năm. Thú vị là chỉ có 63 ngày trong đó có từ 25% trở lên các cổ phiếu giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán New York tạo ra ngưỡng thấp mới trong năm. 56 trong số 63 ngày này, thị trường đã tăng trong vòng 500 ngày. Mức thay đổi trung bình trong 63 lần này là 34.18%, gấp hơn 2 lần mức tăng trung bình của S&P, chỉ 15.44%. Nói cách khác, các nhà đầu tư mua cổ phiếu khi thị trường có trên 25% các cổ phiếu đạt mức giá thấp nhất trong năm sẽ có lãi gấp đôi những người mua ở các thời điểm khác, và họ có 90% khả năng có được lãi như vậy. Đây có vẻ là điểm khởi đầu hứa hẹn cho bản sơ lược này.

Mặc dù đầy hứa hẹn nhưng các chỉ số đáy mới vẫn chưa phải yếu tố quyết định. Nhiều trường hợp, thị trường có hơn 25% các mức thấp mới vẫn bị sụt giảm mạnh hơn và số lượng các cổ phiếu giao dịch tại điểm thấp nhất hàng năm vẫn tăng thêm. Ví dụ như, khi chúng ta đạt mức tín hiệu vào tháng 5/1966, nhưng mức thấp nhất chỉ đến vào tháng 10. Tương tự, tiêu chuẩn 25% cũng xuất hiện vào tháng 7/1974 và tháng 8/1998 nhưng giá vẫn chưa chạm đến mức đáy cho đến tận khi các mức giá thấp hơn được xác lâp vào tháng 12 và tháng 10 các năm đó. Đầu tư khi thị trường đạt tiêu chuẩn 25% vẫn được coi là mạo hiểm, mặc dù thông thường các cổ phiếu sẽ tăng trong 500 ngày sau đó.

7 lần mà thị trường không tăng sau khi đã có tín hiệu 25% đều vào năm 1973. Thị trường đã tụt dốc mạnh từ mức đỉnh năm 1972, tuy nhiên nó vẫn không chạm đáy cho đến tận năm 1974. Điều này gần giống như sự sụt giảm của thị trường hồi thập niên 30, 40 của thế kỉ trước, tuy nhiên tôi không thể kiểm tra được các thời kì này do thiếu số liệu. Vì vậy, kết luận là tiêu chuẩn 25% là điều kiện cần nhưng chưa đủ, chúng ta cần tiếp tục trau chuốt bản sơ lược này.

Sơ lược các điểm đáy của thị trường 2: Tín hiệu sớm của thị trường

Trong một bài báo gần đây của Jon Markman trên MSN Money, tôi đã thấy phóng sự về bản báo cáo của Lowry, một báo cáo tương tự về các điểm đáy của thị trường. Họ phát hiện ra rằng dấu hiệu quan trọng của điểm đáy thị trường là một chuỗi ngày trong đó 90% mức giao dịch được tập trung ở các cổ phiếu sụt giảm và 90% sự thay đổi giá âm. Theo sau chuỗi ngày này là các ngày có đến 90% tích cực, tức là xuất hiện xu hướng đảo ngược. Như vậy đặc tình thứ hai của điểm đáy thị trường chính là mức giá hấp đẫn sẽ khiến các nhà đầu tư dài hạn tiến hành mua mạnh.

Tôi quyết định kiểm tra ý tưởng này bằng cách theo dõi số phần trăm các cổ phiếu được giao dịch ngày hôm đó tăng giá so với các cổ phiếu giữ nguyên hoặc giảm giá. Chính xác là tôi đặt ngưỡng 60%, tức là nếu ngày hôm đó từ 60% các cổ phiếu trở lên được giao dịch mà tăng giá thì đó là một ngày phục hồi.Sau đó, tôi kiểm tra các điểm đáy quan trọng của thị trường từ năm 1965 để xem xét xem đây có thực sự là dấu hiệu hay không. Tôi đặc biệt tập trung vào các đợt ngày tăng không bị gián đoạn bởi các ngày giảm, tức là có 20% cổ phiếu giao dịch tăng. Bảng 2 cho thấy kết quả như sau :

Ngày chạm đáy
Dấu hiệu phục hồi
10/10/1966
4 ngày tăng từ 10/12/66 - 11/16/66
26/05/1970
5 ngày tăng từ 5/27/70 - 6/3/70
03/10/1974
4 ngày tăng từ 10/7/74 - 10/14/74
12/08/1982
8 ngày tăng từ 8/17/82 - 9/3/82
20/10/1987
4 ngày tăng từ 10/30/87 - 11/12/87
11/10/1990
5 ngày tăng từ 1/17/91 - 2/11/91
08/10/1998
5 ngày tăng từ 10/12/98 - 11/2/98
Bảng 2 – Dấu hiệu của các ngày tăng sau khi đạt điểm đáy của thị trường


Số đợt có 4 ngày tăng liên tiếp điển hình cho hành động của thị trường sau những lần chạm đáy lớn trong đó có từ 25% trở lên giao dịch tạo ra mức thấp nhất trong năm. Trái lại, 25% trở lên các cổ phiếu đạt mức thấp mới trong vòng 52 tuần song lại có 4 ngày tăng gián đoạn thì không đạt được sự phục hồi, thị trường tiếp tục xu hướng giảm trước khi thực sự chạm đáy, như đã xảy ra vào năm 1973, 1981 và tháng 8/1990.

Điều này ủng hộ quan điêm trong các báo cáo của Lowry rằng điểm đáy là điểm mà những người mua vào trông thấy những cái lợi khiến họ quay trở lại thị trường. Tiêu chuẩn trên 60% giá cổ phiếu tăng thêm trong 1 ngày có vẻ thể hiện rõ điều này. Tuy vậy, cần chú ý rằng trong khi cơn sốt mua thường xuất hiện ngay sau khi điểm chạm đáy được thiết lập, đôi lúc vẫn có sự chậm chễ. Chúng ta không thấy các đợt tăng sau mức thấp hồi tháng 10/1990 cho đến tận đầu năm 1991. Đó có thể là để thị trường tạo ra mức giảm cận biên mới trong một số chỉ số, như đuwocj chứng kiến vào năm 1974. Mặc dù các dấu hiệu tăng xuất hiện từ đầu tháng 10/1974, chỉ số Dow Jones vẫn sụt giảm vào tháng 11 trước khi có sự phục hồi vào năm 1975, với các đợt tăng gián đoạn từ 31/112/1974 đến 10/10/1975.A

Hiện tại chúng ta đang ở đâu?

Tại điểm đáy ngày 24/07, chúng ta đã chứng kiến 26.66% cổ phiếu tạo mức thấp trong vòng 52 tuần mới, tức là tiêu chuẩn đầu tiên. Từ 29/07 đến 26/04, chúng ta có những ngày tăng không gián đoạn, vượt quá yêu cầu của tiêu chuẩn thứ 2. Gần đây, hôm 10/10 chúng ta lại có mức thấp cân biên mới của S&P 500. Nếu các dấu hiệu của tháng 7 là có giá trị cho thị trường lên, chúng ta có thể thấy sự tăng đáng kể từ mức thấp gần đây vào hồi tháng 10. Thực tế là, từ điểm đó, chúng ta lại thấy 2 ngày tăng vào 11 và 15 tháng 10. Chúng ta cần thêm 2 ngày tăng không gián đoạn nữa để thỏa mãn các dấu hiệu.

Nhiều khả năng các tiêu chuẩn khác của mua và bán có thể hoạt động hiệu quả hơn hai tiêu chuẩn mà tôi đã đề cập trong danh mục hiện hành. Bất chấp các tiêu chuẩn và việc kiểm tra được áp dụng, điều quan trọng là các nhà đầu tư có thể tin tưởng vào nghiên cứu của họ để tiếp tục hoạt động của mình, thay vì tin vào thị trường. Cũng như rủi ro của tôi có thể gây lo ngại cho các khách hàng, những người theo đuổi các mối quan hệ tốt bằng cách ghi nhớ danh mục của họ, khả năng theo đuổi các thị trường tiềm năng bằng cách giữ giới hạn theo các tiên chuẩn về thử nghiệm thời gian. Chúng ta chưa đạt đến điểm bung cần thiết, nhưng danh mục cũng cho thấy chúng ta không còn ở xa điểm đó nữa.

Tại bài viết này chỉ ra khả năng rất cẩn thận trong việc tìm đáy của thị trường. Nhà đầu tư đã gần như đã tìm ra đáy nhưng không thể chắc chắn nói rằng đã tới đáy rồi mà cần rất nhiều thông tin để kiểm chứng hơn nữa trước khi vào thị trường. Chúng tôi đã thấy có những nhà phân tích tuyên bố khả năng dự đoán đỉnh và đáy của thị trường và nói rằng rất chính xác. Giá Vàng đã chạy từ 935 lên tới 1,032 mới dừng lại và vẫn cho rằng độ dự báo đỉnh đã chính xác thì thực sự đã làm cho bao nhiêu nhà đầu tư lâm vào tình trạng “cháy” tài khoản. Đâu là đỉnh, đâu là đáy bạn có thể dự đoán nhưng đừng vào thị trường theo cách này, hãy để thị trường tự kiểm chứng.
 
Top