Ngoài lề của thread CHIA SẺ KINH NGHIỆM.

dangkaka

New Member
Thớt kia ... bác Lượng vô phá kinh quá ... không dám rờ vào ... sợ :211:
Cho xin cái tem thớt này vậy :D:

Câu hỏi đầu tiên cho thớt: nhìn chỉ số KGX của ngày hôm trước ... chúng ta có thể lấy đáy và đỉnh làm cản cứng cho ngày hôm sau được không ạ? 1 số cản còn lại của ngày hôm trước chúng ta có thể xác định nó là cản mềm cho ngày hôm sau được không?

Rất mong được sự chỉ giáo của bác Pho!:343:
 

dangkaka

New Member
Sẵn hỏi thêm câu nữa:

Nến lấy đà đảo chiều là gì vậy bác Pho? Giống hay khác với các biểu đồ nến đảo chiều?
 

pho_rex

VIP GROUP
Sẵn hỏi thêm câu nữa:

Nến lấy đà đảo chiều là gì vậy bác Pho? Giống hay khác với các biểu đồ nến đảo chiều?

Nến lấy đà đảo chiều có nhiều loại, và phân loại theo cặp. Ví dụ USD INDEX thì phải cần lấy nến mốc thời gian 5H, 6H, có thân nến dài hơn. Các cặp đi cùng USD thì mốc 1H, 4H, có thân nến ngắn hơn cũng có thể xác định. Ngoài ra còn có thể gộp nến, gộp nửa cây nến trước vào cây nến sau, nếu nửa cây nến trước chỉ đi theo 1 chiều dứt khoát không bị dội. Nến lấy đà là nó đủ mạnh để tạo đà, tôi sẽ trình bày chi tiết về chart tiền tệ. Chart Gold khó dự đớn hơn, nên phải lấy chart tiền tệ để làm điểm tựa cho Gold.

M1, M5 cũng có thể xác định nến đảo chiều của sóng con nằm trong lòng sóng nhỏ.

So với các biểu đồ nến đảo chiều thì việc nhận dạng cây nến lấy đà sẽ là bước hoàn thiện áp dụng. Nến lấy đà nằm trong mô hình nến đảo chiều. Không phải sự đảo chiều nào cũng có nến lấy đà. Nến lấy đà ở đây có nghĩa là có đà đủ mạnh.
 
Chỉnh sửa cuối:

pho_rex

VIP GROUP
Thớt kia ... bác Lượng vô phá kinh quá ... không dám rờ vào ... sợ :211:
Cho xin cái tem thớt này vậy :D:

Câu hỏi đầu tiên cho thớt: nhìn chỉ số KGX của ngày hôm trước ... chúng ta có thể lấy đáy và đỉnh làm cản cứng cho ngày hôm sau được không ạ? 1 số cản còn lại của ngày hôm trước chúng ta có thể xác định nó là cản mềm cho ngày hôm sau được không?

Rất mong được sự chỉ giáo của bác Pho!:343:

Khi sang một phiên mới ta lấy các cản, mức hỗ trợ cua phiên trước áp dụng cho đầu phiên hiện tại.

Khi đến các mức cản, hỗ trợ đó ta phải theo dõi kỹ để biết nó có bị dội hay không!

Nếu bị dội lại thì niềm tin của chúng ta vào cản đó càng được củng cố.

Nếu phiên sau tạo các cản mới thì sẽ dùng cản mới do KGX tạo ra để áp dụng cho thời gian kế tiếp.

Nên ghi nhớ lại các cản nằm ngoài biên độ giao động của phiên hiện tại. Tức là các cản đã được xác lập chắc chắn từ những phiên trước, nhưng các phiên kế tiếp không chạy đến các mức đó. Để sau này khi KGX chạy đến đó ta sẽ có một cái cản nằm sẵn để tiện theo dõi.
 
Top