Ngân hàng vàng

LangTu

<br><font color=blue><b>"Thiên Ngoại Hữu Thiên"</f

Ngân hàng vàng


Khi một ngân hàng ở Hong Kong giao dịch với một ngân hàng ở London, họ giao dịch ngay trên thị trường của nước này. Dù rằng giao dịch đó không có liên quan gì với nơi ngân hàng đặt trụ sở hay đơn giản là nơi kim loại này “được giao hoán”.
Tuy không quá say mê cụm từ “các ngân hàng vàng”, vì dường như đó là cụm từ diễn đạt vụng về, song giới chuyên gia cho rằng cụ từ này lại đơn giản miêu tả những ngân hàng tham gia vào thị trường kim loại quý. Về truyền thống, các hoạt động giao dịch tại châu Á - Thái Bình Dương ở Sydney tạo điều kiện cho các ngân hàng này phục vụ cộng đồng khai thác vàng, cụ thể là các hoạt động đầu tư sinh lời của các nhà sản xuất Australia, với các ngân hàng có thể có các trung tâm giao dịch khác ở Hong Kong hay Singapore để cung ứng cho ngành kinh doanh hàng hóa vật chất (vàng thanh loại nhỏ) này.
Tokyo rõ ràng đã, và vẫn là trung tâm cho các sở giao dịch lớn của Nhật Bản (ngoài các ngân hàng như Sumitomo, Mitsubishi, và Mitsui). Chuyển sang châu Âu, London luôn là trung tâm lớn nhưng nó được hỗ trợ bởi các hoạt động thịnh vượng ở Zurich, Geneva, và Luxembourg. Bên kia bờ Đại Tây Dương, chỉ có một trung tâm quan trọng đó là New York. Một khi thị trường ở đó đóng cửa, không có hoạt động liên ngân hàng và sự hiện diện của nhà làm giá đáng kể nào thì tới một ngày nào đó, châu Á sẽ phục hồi trở lại.
Tuy nhiên, việc củng cố ngành công nghiệp khai mỏ Australia trong cuối những năm 1990 đã dẫn tới việc các hoạt động kho bạc đang dịch chuyển dần sang Johannesburg hay Mỹ, đồng nghĩa với việc nguồn khách hàng bị thu hẹp đi rất nhiều. Các điều kiện khác ít bộc lộ hơn đang chi phối thị trường đã chứng kiến sự hợp lý hóa trong ngành công nghiệp này, khi phần lớn các ngân hàng chỉ có một hoạt động giao dịch trong mỗi múi giờ và các ngân hàng khác giảm đi đáng kể các hoạt động tạo thị trường của mình hoặc rút hoàn toàn khỏi ngành kinh doanh này.
Tương tự, có rất ít ý nghĩa đối với một tổ chức đề nghị làm giá từ London, Geneva, và Zurich, mà Credit Suisse từng làm trước khi rút khỏi ngành này gần như hoàn toàn trong năm 2001. London trở thành trung tâm vượt trội không cần phải bàn cãi đối với các giao dịch ở châu Âu. Tuy nhiên, trong các thị trường trầm lắng, vấn đề lại chuyển sang phần tiết kiệm phí tổn từ việc hợp lý hóa các hoạt động giữa châu Âu và Mỹ. Liệu điều đó có ý nghĩa khi có hai đội giao dịch hoàn thiện ở London và New York trong bối cảnh sự khác biệt về thời gian chỉ là 5 giờ? Cụ thể là khi COMEX đóng cửa lúc 14h30 phút và cũng là lúc đóng cửa ngày giao dịch. Đối với nhiều ngân hàng, giải pháp thật đơn giản: London nên là trung tâm cho cả hai múi giờ và có thời gian làm việc dài hơn. Rõ ràng, giờ điều này tương đối dễ dàng với New York/COMEX khi đóng cửa lúc 13h30 phút giờ địa phương, vì vậy cho phép các nhà giao dịch London rời khỏi đây vào lúc 18h30 phút theo giờ của họ.
Hiệp hội thị trường vàng London (LBMA) xác định thị trường London là “thị trường bán sỉ, nơi số lượng được các khách hàng giao dịch tối thiểu ở mức 1.000 ounce vàng và 50.000 ounce bạc. Nó là thị trường giao dịch OTC (giao dịch trực tiếp), không phải là thị trường trao đổi”.
LBMA tự miêu tả là “hiệp hội thương mại hành động như nhà điều phối các hoạt động được thực hiện đại diện cho các thành viên và những người tham gia khác trên thị trường vàng London. Thông qua nhân viên và các ủy ban của mình, hiệp hội hoạt động để đảm bảo rằng London tiếp tục đáp ứng các nhu cầu tăng dần của thị trường vàng toàn cầu”.
Khi một ngân hàng ở Hong Kong giao dịch với một ngân hàng ở London, họ giao dịch trên thị trường London. Giao dịch này không có liên quan gì với nơi ngân hàng đặt trụ sở hay đơn giản là nơi kim loại này “được giao hoán”. Vì vậy, ví dụ tương tự như khi Mitsui Busan (Hong Kong) giao dịch với Barclays Bank (Singapore), họ cũng giao dịch trên thị trường London. Trong khi tôi đi vào chi tiết làm rõ khái niệm sau, khái niệm đơn giản nhất là nơi các tài khoản được kết toán - vì thế, vàng giao dịch “trên thị trường London” cũng giống như cách mà đồng đôla giao dịch ở “thị trường New York” và đồng yên giao dịch trên “thị trường Tokyo”.
Đơn vị giao dịch là ounce tơrôi, không phải là ounce đo lường thông thường. Ounce đo lường thông thường là đơn vị đo lường mà chúng ta quen sử dụng trong cuộc sống thường nhật trong khi ounce tơrôi là đơn vị dùng cho giao dịch kim loại quý. Ounce tơrôi lớn hơn ounce đo lường thông thường xấp xỉ 10% (phép tính chính xác là một ounce tơrôi tương đương với 1,09714 ounce đo lường thông thường). Như đã đề cập ở trước, bất cứ khi nào ounce được đề cập liên quan tới vàng trong cuốn sách này, đó là ounce tơrôi.
Trong khi LBMA đề cập tới số lượng tối thiểu mà khách hàng giao dịch là 1.000 ounce tơrôi vàng, số lượng tiêu chuẩn liên ngân hàng là 5.000 hoặc 10.000 ounce. Đơn vị cơ bản này được cho là thanh theo tiểu chuẩn của London Good Delivery – nhưng nói ngắn gọn là một thanh có trọng lượng từ 350 đến 430 ounce, là vàng 0,995 (995/1.000 và nói chung được gọi là “hai số chín một số năm”). Trên thực tế, các thanh này có trọng lượng chênh lệch vài ounce, quanh mức 400 ounce, và cách gọi ngắn gọn trên thị trường cho là một thanh có trọng lượng chính xác là 400 ounce.
Vì vậy, khi một nhà giao dịch giao dịch ở mức giá 975 đôla/976 đôla, về cơ bản, họ đang nói ở mức giá 975 đôla, họ sẵn sàng mua vàng theo các thông số kỹ thuật mà LBMA đề ra. Tuy nhiên, 5.000 là mức không thể chia hết cho 400 và 12,5 thanh vàng là một khái niệm khó dùng. Thực tế không thể có những xe tải có người bảo vệ chở vàng lao nhanh qua những con phố ở London. Vì vậy, vàng nói chung được giao dịch “không chỉ định”, nên mức giá 975 đôla là mức dành cho một lượng vàng nguyên chất 99,5% không được chỉ định trên thị trường London… Lưu ý rằng đó là một ounce tốt thực tế được giao dịch, vì vàng bạn mua ở mức giá 975 đôla là hàm lượng vàng thực sự hơn là trọng lượng tổng.
Nếu bạn sở hữu một số lượng vàng được chỉ định, sao kê của bạn từ người giám hộ sẽ nêu chi tiết số tham khảo của thanh vàng, độ nguyên chất và trọng lượng của nó. Giả sử được phép vào kho dự trữ, bạn có thể thấy vàng của mình trong khu vực của nó (thường là trong một cái lồng riêng). Tuy nhiên, nếu bạn sở hữu vàng không được chỉ định, bản sao kê của bạn sẽ đơn giản nêu chi tiết số lượng ounce trong tài khoản. Có lẽ, phép loại suy tốt nhất là giữa chúng có tài khoản sử dụng séc thanh toán hay tài khoản vãng lai (không được chỉ định) và một chiếc hộp lưu giữ an toàn (được chỉ định). Nếu đặt tiền đôla vào trong một chiếc hộp đựng an toàn, bạn biết số serier của chúng và chúng được phân biệt, nhưng nếu bạn đưa tiền vào trong tài khoản thanh toán bằng séc, đó là đống hỗn độn.
Trong khi số lượng vàng liên ngân hàng bình thường có thể là 5.000 hoặc 10.000 ounce, vẫn có nhiều thuật ngữ khác có thể được các nhà kinh doanh và khách hàng sử dụng. Hiện ít phổ biến hơn, ngoài việc định giá vàng, là người nào đó giao dịch 5 hay 10 thanh vàng (4.000 ounce là 10 thanh vàng 400 ounce). Tuy nhiên, điều bình thường là giao dịch theo tấn; được cho là 32.000 ounce, hơi khác so với sự tính toán chính xác một tấn khối là 32.150,70 ounce tơrôi. Tương tự, một nhà kinh doanh có thể được yêu cầu tham gia thị trường tính theo nửa tấn…
Vì thế, thuật ngữ này khác nhau rất ít giữa trọng lượng thời trung cổ, các thanh vàng và tấn khối (là 1.000 kg). Tuy nhiên, thị trường cũng thường thích sử dụng đơn vị đo lường truyền thống của Ấn Độ là “lakh” (mười vạn, nghĩa là 100.000). Bởi vậy, khi được yêu cầu “vàng tính theo lakh”, có nghĩa là ai đó đang yêu cầu một mức giá cho 100.000 ounce, tương tự như một nửa và một phần tư của mười vạn. Trong khi phiên âm chính thức là “lakh” nhưng trên thị trường, nó thường được viết là “lac”.
Do đó, tùy thuộc vào hoàn cảnh, một nhà kinh doanh có thể được yêu cầu theo mức giá tính theo ounce, thanh vàng, tấn hay lac. Điều này xem ra khó sử dụng song nó nhanh chóng được lựa chọn và được chấp nhận rộng rãi. Quả thực, đối với thị trường vàng, gần như không hiểu được khi ai đó có thể yêu cầu tính giá theo “hai trăm nghìn ounce” nhưng lại là điều rất bình thường khi có yêu cầu tính theo “hai lac”.
Một mẩu chuyện khác có liên quan, nếu một ngân hàng muốn thay đổi số lượng mà họ đã tuyên bố hay quả thực sẽ thay đổi vị trí của mình - từ bên mua sang bên bán hoặc tương tự như vậy - họ được cho là “vẫy cờ”. Thuật ngữ này có thể hơi kỳ lạ song về mặt lịch sử là rất chính xác mặc dù bản chất hành động hơi khác thường. Khi các mức giá được xác định tại N. M. Rothschild, mỗi ngân hàng trong số năm ngân hàng tại phòng giao dịch có một lá quốc kỳ Anh nhỏ ở một bên bàn. Nếu một thành viên muốn thay đổi tuyên bố, người đó sẽ dựng cờ thẳng lên và hành động đó được gọi là “vẫy cờ”. Vàng có thể không, và không thể, bị định giá trong khi “cờ đang dựng” hoặc “cờ đang ở vị trí”. Thuật ngữ tương tự hiện được sử dụng theo cách như vậy mặc dù lá cờ Anh hiện đơn thuần chỉ là mang tính biểu tượng.
Rõ ràng là, việc định giá khi giá chuẩn là vô cùng hấp dẫn, vì nó bao hàm một thị trường đã cân đối vào thời gian đó. Chi phí giao dịch là rất hợp lý đối với bên mua và bên bán, giao dịch theo một mức phí bảo hiểm đối với giá ấn định. Mức bảo hiểm này có thể là 5 cent đối với bên bán và 25 cent đối với bên mua. Trong một số trường hợp, nó có thể không phải là 5/25 mà là 10/20, theo cách nói thị trường. Năm thành viên giao dịch “trong phòng” (nói ẩn dụ) ở mức giữa là 15 cent.
(Trích cuốn sách "Đầu tư vào vàng" do Alpha Books phát hành)
 
Top