Mối quan hệ giữa thị trường vàng và chứng khoán

Pinocchio

Thành Viên Có Cống Hiến GOLD24K.INFO
Mối quan hệ giữa thị trường vàng và chứng khoán

Chỉ số S&P 500 đã tăng gần 15% trong 9 tháng qua – từ mốc 1277 ngày 03/1/2012 lên ngưỡng 1460 vào ngày 4/10/2012 – bước tăng mạnh bất chấp nỗi lo về tình hình thất nghiệp tăng cao và tốc độ tăng trưởng chậm chạp tại Mỹ, thêm vào đó là suy thoái kinh tế châu Âu và nỗi sợ hãi từ những tin xấu tại Trung Quốc.

Cùng lúc, vàng khởi động năm mới tại $1598 và hiện đang giao dịch ở mức $1.773 USD/ounce, tăng gần 11%. Thị trường vàng cho thấy một xu hướng xáo trộn và tăng 0,39% trong tuần khi hợp đồng giao kỳ hạn tháng 12 đóng cửa tại ngưỡng 1780$ trên sàn Comex của NYMEX. Có thể thấy, việc giá vàng thất bại trong nỗ lực chinh phục ngưỡng $1,800 không được coi như là một dấu hiệu của sự suy yếu, mà đó chẳng qua là áp lực chốt lời sau báo cáo việc làm tháng 12 được cải thiện mà thôi.

Mối quan hệ nghịch giữa thị trường vàng và chứng khoán

Trong khi cả hai thị trường là chứng khoán và vàng đều cho thấy xu hướng đi lên trong thời gian qua thì lịch sử lại là bằng chứng áp đảo cho thấy mối quan hệ nghịch giữa 2 mặt hàng này.



Nhìn lại quãng thời gian 1973-74, đây là thời kỳ mà tình trạng thất nghiệp ở mức cao, tăng trưởng chậm và lạm phát cao. Cùng lúc, thị trường chứng khoán Mỹ ấn định bước giảm tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái năm 1929. Nghiên cứu các bảng xếp hạng trong khoảng thời gian đó, bạn sẽ thấy rằng chỉ số Dow Jones Industrial Average thiết lập đà giảm đáng kinh ngạc với 40% (từ 987 điểm ngày 26/10/1973 xuống còn 598 điểm vào ngày 12/12/1974). Ngược lại, giá trị của vàng lại tăng $58,70 từ con số $100,08 USD/ounce (giá vàng được trích dẫn ở đây là mức giá trung bình hàng tháng)- một bước nhảy mạnh hơn 50 %.

Một câu chuyện gần như tương tự cũng đã được viết ra trong suốt tháng 10 năm 1987 khi thị trường chứng khoán Mỹ giảm 22,5%- từ 2570,17 điểm ngày 25/9/1987 xuống còn 1993,53 điểm vào ngày 30/10/1987. Tuy nhiên, thời gian đó, giá vàng vẫn giữ được sức mạnh của mình với đà tăng nhẹ gần 2%.

Đặc biệt, cuộc khủng hoảng thế chấp dưới chuẩn vào quý IV năm 2008 và đầu năm 2009 vẫn còn in sâu trong tâm trí của mỗi nhà đầu tư. Với thất bại của các ngân hàng và tổ chức tài chính, thị trường đối mặt với một cú sốc lớn và các chỉ số chứng khoán ùn ùn đi xuống với đà giảm lên tới hàng nghìn điểm. Cùng lúc, giá trị trung bình hàng tháng vàng lại tăng từ $806,62 tới $916,5/oz.

Trong khi mối tương quan nghịch dài hạn giữa vàng và chứng khoán được thiết lập, vẫn rất khó khăn để có thể dự đoán được những thăng trầm của giá vàng và thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, có một điều đã được lịch sử chứng mình là thị trường chứng khoán thường rơi nhanh hơn là đi lên.

Tại thời điểm này, tồn tại rất nhiều yếu tố có thể khiến thị trường chứng khoán rơi vào một mô hình điều chỉnh: tranh chấp đảo giữa Bắc Kinh và Tokyo; căng thẳng ngày càng leo thang giữa Israel và Iran. Gần với Mỹ hơn, pháp luật đã thông qua kế hoạch hạ nhiệt căng thẳng tài chính gây ra do khủng hoảng- một thứ gì đó mà Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang, ông Ben Bernanke, gọi là “vực thảm ngân sách” (fiscal cliff). Ông nói “vực thẳm ngân sách đi cùng với việc cắt giảm chi tiêu và tăng thuế” dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 01 tháng 1 năm 2013. Mặc dù thực tế là các nhà quan sát thị trường đang mong đợi Quốc hội Mỹ có thể đưa ra một giải pháp khả thi, chẳng ai có thể đoán thị trường chứng khoán và nền kinh tế sẽ đi tới đâu sau khi đọc dự báo thu nhập đã khá ảm đạm gần đây.
 
Top