Lục chỉ cầm ma

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
LỤC CHỈ CẦM MA – BÍ QUYẾT TRONG GIAO DỊCH

GOLD – FOREX





(Tác giả: Khắc Qui)
“Kinh Doanh Tài Chính, Ngoài PTCB và PTKT Nếu vứt bỏ được Yêu và Hận (Sóng) Bạn sẻ nắm 90% phần Thắng, Muốn 100% phần Thắng .. , Nhẫn Giả là Thiên hạ vô địch”









1. Chiêu 1: Cản động của Market (Vùng chiến sự - tranh chấp)
Lý thuyết:
- Nến nhật, giá Open, Closed, Gộp nến, Mẫu hình nến cơ bản
- Support (hỗ trợ)
- Resitance (Kháng cự)
Kinh nghiệm ứng dụng:
- Nến rất là cơ bản và cũng có thể nói nó phản ánh trung thực nhất trong các indicator, nến cực kỳ quan trọng cho định hướng trend của chúng ta, nến báo cho chúng ta biết các NĐT muốn gì và đang làm gì ..... để hiểu rõ về nến thì chúng ta phải học cách quan sát nến từ quá khứ ==> hiện tại ==> để đoán ra phần nào tương lai của cây nến tiếp theo ...
- Bằng cách xem xét lại lịch sử giá giao dịch trong 15 kì gần nhất với thời điểm hiện tại chúng ta có thể xác định được đâu là “vùng chiến sự ác liệt” giữa 2 phe BUY – SELL. Tùy thuộc vào NĐT giao dịch dài hay ngắn mà lựa chọn Khung thời gian giao dịch phù hợp. Nếu lướt sóng thì chúng ta dùng 4H + 1H định tạm trend chủ , dùng M30 để có được độ trể khá rõ của market , và điểm vào trạng thái, cũng như các tin quan trọng thường ra vào lúc xxx h 30, thực ra sau khi định trend chủ xong quan sát quá trình hình thành nến trước đó ==> tính ra các cản động của market thì Chúng ta sẽ chuyển sang dùng M10 - M15 để vào ra trạng thái để có được giá tốt hơn; sau đó kết hợp với chiêu thứ 2, 3 của Lục chỉ cầm ma mà xem xét nên vào khối lượng lớn để ăn cho được nhiều. Tránh chốt non khi sóng đang bắt đầu mạnh dần lên và chưa có dấu hiệu cho sự đảo chiều “tiềm năng”.
- Vì những mức cản này thay đổi theo diễn biến của thị trường tại thời điểm hiện tại nên ta gọi nó là “cản động”. Cũng chính vì thế nếu phá lên có xác nhận là các trader nhảy vào buy theo ngay ngược lại nếu phá dưới có xác nhận thì các trader Sell theo ngay, cách đánh này là chúng ta theo Market: market lên thì ta buy lên , market báo xuống thì ta Sell theo, chạm cản động tiếp theo 2-3 lần không phá thì chốt dần, còn nếu phá thì Bài tốt rồi phải Tố thêm vài KL nữa để ăn cho hết trend,
- Vùng giá tập trung test càng nhiều thì vùng đó sau khi bức phá sẽ thể hiện rõ xu thế và bức phá càng mạnh. Đó là thời điểm chúng ta quyết định mở mới hay đóng một vị thế giao dịch.

2. Chiêu 2: Order BUY – SELL, động thái thị trường, Chuông báo Up - Down
- Khi 1000 trader bán xuống và 1000 trader mua lên mà giá thị trường tăng (nến tăng) thì ta xem đó là lực mua tăng,
- Nếu 1000 trader bán xuống và chỉ 100 trader (10%) mua lên mà giá thị trường tăng (nến tăng) thì ta thoát trạng thái ngược lại với bigboss bất kểàchú ý thêm về những bigboss; - lãi/lỗ.
- Đây cũng là cơ sở để chúng ta xác định trend trước đó đã ngưng và có thể thực hiện giao dịch ngược lại với trạng thái trước đó.
- Indicator BUY – SELL (S-B vo.ex4) kết hợp với Indicator cho tín hiệu phân kì (Tien oi.ex4 – Chính là MACD Histogram (12,26,9)) sẽ cho ta kết quả chính xác hơn

3. Chiêu 3: Mô hình Rùa (bao gồm 6 thức)
- Dùng để xác định các trend chủ mạnh hay yếu, các vùng giá mà chúng ta có thể hướng tới khi gold - forex phá cản, vùng giá có nhiều khả năng tranh chấp nhất .....
- Mô hình chỉ thực sự nhận diện được khi giá đã hình thành được ½ mô hình (2 chân trước, sau (bên trái) và đầu rùa). Phần còn lại chính là tìm ra 2 chân trước, sau (bên phải). Bằng việc đi theo mô hình này chúng ta sẽ có những chiến thuật giao dịch phù hợp.
- Chân Rùa có 3 ngón , rùa tung tăng bơi lội khắp đại dương , khi thì cua sang trái khi thì lách sang phải, có khi bơi ngược .... chúng ta cũng áp dụng như vậy mà thôi, rùa bơi tới hướng nào (rùa đang dùng thức nào chúng ta sẻ theo thức ấy) tức là market chạy tới đâu chúng ta sẻ theo tới đó ...... chúng ta sẻ nhờ các chân rùa mà tạm tính ra các mốc giá sẻ chạm tới khi phá các cản động (xác định cản động (chiêu 1) tóm lại tuỳ theo rùa bơi hướng nào tức market tới đâu thì ta sẻ vào trạng thái khi phá cản có xác nhận và market tới đâu thì chúng ta ăn tới đó , vậy chốt lãi khi nào ????
- Mô hình rùa luôn biến hoá theo market , khi market ít biến thì là rùa bé nhưng khi market mạnh tức tiền đổ vào thị trường tốt thì rùa ăn nhiều nên sẻ lớn nhanh khi ấy chúng ta theo thị trường dễ dàng
- Mô hình Rùa hổ trợ cho chúng ta sâu hơn về market , nhất là độ nảy của nó để mà Tố ăn thêm hay là chốt lời nhảy ra ... thôi

6 thức của mô hình Rùa
- Mô hình Rùa săn mồi :
Đặc điểm: 2 chân sau của Rùa lệch nhau, Đầu Rùa hướng về bên trái, 2 chân trước và sau bên phải sẽ cao hơn 2 chân trước và sau bên trái



- Mô hình Rùa hoàn chỉnh: Thiếu Chân trước phải – Thị trường đang trong quá trình hình thành chân phải trước. Mô hình khá cân xứng có đáy 2 chân sau phải và trái bằng nhau, khi ấy mục tiêu của chân trước phải chính là vùng giá của chân trước trái.



MÔ HÌNH: Rùa Hoàn chỉnh ( ¾ mô hình - Còn thiếu chân phải trước)




KẾT QUẢ: Hoàn chỉnh chân phải trước theo đúng mô hình với mục tiêu ngang bằng với chân trái trước



- Mô hình Rùa đẻ trứng : Sau khi mô hình Rùa thu mình hoàn thành xong, thị trường bức phá qua 2 chân sau của mô hình này thì hình thành nên mô hình Rùa đẻ trứng, và khi ấy thị trường sẽ đi rất mạnh theo hướng ngược lại với mô hình Rùa thu mình


- Mô hình Rùa nghỉ ngơi: Mô hình cần một khoảng thời gian nhất định để hình thành chi tiết cuối cùng của mô hình chính là chân phải sau (trước)


- Rùa vờn bóng: Khi chân trước phải của mô hình Rùa vượt qua khỏi đỉnh của chân trước trái và mốc giá đó gần bằng đỉnh của đầu Rùa. Với mô hình này khi chân phải hình thành gần ngay đầu Rùa thì chân rùa sẽ phải điều chỉnh tức móng Rùa phải giảm co về lại gần bằng chân trái trước của Rùa. Trước khi biến thành Rùa vờn móng nó chính là mô hình Rùa hoàn chỉnh (với chân phải trước phóng đi quá mạnh). Chúng ta sẽ BUY khi bắt đầu hình thành mô hình Rùa hoàn chỉnh, nhưng giá nó vượt qua sự mong đợi của chúng ta (vùng ngang bằng với chân trước bên trái), tiến hẳn về gần giá ngay đầu Rùa. Khi ấy chúng ta chốt BUY ngay và SELL ngược lại. Điểm SL chính là mức cao nhất của đầu Rùa (+ 1usd = Độ nảy Market), Và điểm TP chính là vùng giá của Chân trước Trái của mô hình. Sở dĩ gọi là Rùa Vờn bóng là vì sau khi giá bằng chân trước trái, Rùa cố vươn lên tạo 1 cái bóng giả để rồi trả lại bằng với giá của chân trái trước. Mô hình này còn có một điều đặc biệt là nó thường xuất hiện và một khi chân phải trước tạo bóng 1 lần thì khả năng tăng tiếp là rất cao

- Rùa thu mình: Nó thể hiện sự nén lại của Market (các móng Rùa như muốn vươn ra nhưng bị co lại – giống như trước khi có bão thường trời nín lặng); Mô hình này có đặc điểm các chân sau và chân trước của Rùa liên tục thò ra tương đối bằng nhau ngay cùng một vùng chiến sự. Lưu ý thêm là nếu như market phá đáy 2 chân sau của mô hình Rùa thu mình thì đó chính là lúc market chạy rất mạnh và khi ấy mô hình được chuyển sang tư thế Rùa đẻ trứng

4. Chiêu 4: Mô hình Harmonics, Zup
- The Bat Pattern (Mô hình con Dơi)

- The Gartley Pattern

- The Crab Pattern (Mô hình con Cua)

- The AB=CD Pattern

- The Butterfly Pattern (Mô hình con Bướm)

- The Three Drives Pattern

- Mô hình 5-0: (Mô hình này khá dài – tham khảo thêm)

Ứng dụng:
- Mô hình dựa trên nền tảng là các mức Retrace hoặc Extansion của công cụ Fibonacci
- Các thông số cần chú ý: 0.382, 0.5, 0.618, 0.786, 0.886, 1.27, 1.618, 2.618
- Khi mô hình hình thành đến sóng D (Điểm D) thì đảo chiều. Kết hợp Chiêu 4 này với các chiêu 1-2-3 để có thêm cơ sở cho việc vào lệnh.
5. Chiêu 5: Các đường trung bình: SMA16, SMA20
Thông số:
- SMA 16: Simple Moving Average; Period: 16; Giá tham chiếu: Closed (Tạm gọi là đường nhanh)
- SMA 20: Simple Moving Average; Period: 20; Giá tham chiếu: Closed (Tạm gọi là đường chậm)
Lý thuyết:
- Đường trung bình di động là đường chạy mềm mại theo biểu đồ giá, được đo từ mức giá đóng cửa của các nến trong một giai đoạn gần nhất, được ứng dụng trong việc dự đoán hướng giá trong tương lai. Bằng cách nhìn vào độ nghiêng của đường trung bình di động, bạn có thể dự đoán khái quát về hướng giá sẽ dịch chuyển.

Kinh nghiệm ứng dụng:
- Xác nhận xu hướng: Mối tương quan giữa giá và MA20 rất quan trọng, giá closed trên MA20: Xu hướng Up bắt đầu hình thành, giá closed dưới MA20: Xu hướng Down bắt đầu hình thành.
- Sự giao cắt giữa 2 đường Xu hướngàtrung bình: Khi đường nhanh (MA16) cắt đường chậm (MA20) từ dưới lên Up hình thành và xác nhận; ngược lại Khi đường nhanh (MA16) cắt đường chậm Xu hướng Down hình thành và xác nhận (Chỉà(MA20) từ trên xuống dùng cho phiên London và Mỹ - Market mạnh)
- Support/Resistance: Khi giá đã đi được một quãng khá xa giá sẽ có thiên hướng điều chỉnh/phục hồi. Lúc này các mức giá của đường MA16 và MA20 đóng vai trò là các mức hỗ trợ và kháng cự quan trọng. Khi giá test lại các đường này chính là cơ hội (dấu hiệu) cho chúng ta tố thêm hoặc đóng trạng thái giao dịch trước đó. Còn khi 2 đường nhanh chậm cắt nhau tức là tố thêm khi 2 đường này cắt nhau có xác nhận, trước đó chúng ta đã dùng chiêu 1 vào KL1+ rồi khi 2 MA giao nhau thì sóng thường đi khá chuẩn và dài hơi nhưng chúng ta vẫn phải dùng chiêu 1 để ra vào trạng thái cho giá được tốt hơn.

6. Chiêu 6: Matrix (phân khúc thị trường)
Quy tắc:
- Mỗi phân khúc thị trường có một đặc thù khác nhau
- Thị trường nhỏ mua lên chưa chắc thị trường đó mạnh, khi thị trường mạnh khác vào thì bị lấn át xu hướng trước đó (sử dụng chart kitco để theo dõi). Trước khi theo dõi và phân tích, dự đoán xu hướng ngày hôm nay ta quay lại xem xét kỹ diễn biến của phiên (ngày) trước đó
- Cơ sở để định hình giá cho ngày hôm sau chính là giá đóng cửa (giá chấp nhận của trader trên toàn thế giới) của thị trường chung châu âu và Mỹ (23h) – Vùng giá chiến sự - Tại khu vực này Volume lớn, thể hiện KL của nhà đầu tư tham gia rất lớn và nó phản ánh trung thực mức giá có thể chấp nhận của nhà đầu tư
- Nếu như thị trường không có tin gì nổi bật thì 65% market sẻ chạy về lại giá chuẩn của phiên chung mạnh

Lý thuyết:
- Thị trường Châu Á (Tokyo): (00.00 – 09.00 UTC) – (07.00 – 16.00 VN)
22h00 – 4h45: Wellington
00h00 – 6h00: Sydney, Tokyo
01h00 – 9h00 : Singapore
01h20 – 7h00: Shanghai
Trong phiên giao dịch Châu Á, số lượng cao nhất của giao dịch thực hiện ở Tokyo, tiếp theo là Hồng Kong, Thượng Hải và Singapore.
Thông thường, giao dịch tại Tokyo là khá mỏng. Ngân hàng đầu tư lớn và các quỹ đầu tư thường sử dụng các phiên Châu Á để di chuyển thị trường cho các “điểm dừng” quan trọng và tùy chọn các “rào cản”
NĐT mạo hiểm sẽ chọn các cặp: USD/JPY, GBP/CHF, GBP/JPY (Biên độ trung bình 80 Pip)
NĐT thận trọng sẽ chọn các cặp: AUD/JPY, GBP/USD, USD/CHF (Biên độ trung bình dưới 50 Pip)

- Thị trường Châu Âu: (7.00 – 16.00 UTC) – (14.00 – 23.00 VN)
6h30 – 14h50: Moscow
7h00 – 15h30: London, Zurich, FrankFurt, Johannessurg
7h30 – 13h00: Dubai
London: trung tâm giao dịch lớn nhất và quan trọng nhất trên thế giới, hầu hết các thiệt bị đầu cuối của các ngân hàng thương mại lớn đều đặt tại London do tính thanh khoản và hiệu quả thị trường. Số lượng lớn nhà đầu tư tham gia và khối lượng giao dịch lớn làm cho thị trường tiền tệ biến động mạnh nhất trong tất cả các thị trường (Đặc biệt là khoảng thời gian giao phiên Chung Châu Á – Châu Âu, Châu Âu – Châu Mỹ)
NĐT mạo hiểm sẽ chọn các cặp: GBP/CHF, GBP/JPY, EUR/USD, USD/CAD, GPB/USD, USD/CHF (Biên độ trung bình trên 80 Pip, riêng GBP/JPY và GBP/CHF lần lượt tương ứng là 140 và 146 Pip)
NĐT thận trọng sẽ chọn các cặp: NZD/USD, AUD/USD, EUR/CHF, AUD/JPY (Biên độ trung bình dưới 50 Pip)

- Thị trường Châu Mỹ: (13.30 – 20.00 UTC) (19.30 – 04.00 VN)
13h20 – 20h00: New York, Toronto, Chicago
New York là thị trường lớn thứ 2, chiếm 19% tổng doanh thu trong thị trường Forex, Thanh khoản lớn nhất trong thời gian từ 13.30 – 17.00 (UTC)

NĐT mạo hiểm sẽ chọn các cặp: GBP/USD, USD/CHF, GBP/JPY, GBP/CHF (Biên độ trung bình trên 100 Pip)
NĐT thận trọng sẽ chọn các cặp: USD/JPY, EUR/USD, USD/CAD (Biên độ trung bình dưới 80 Pip)

- Chồng chéo Phiên Châu Á – Châu Âu: (07.00 – 09.00) (14.00 – 16.00 VN)
Thời gian hoạt động ít nhất trên thị trường, trong hai giờ đồng hồ rất mỏng, kinh doanh, và thời gian này có thể được sử dụng bởi các thương nhân, vì sợ rủi ro đối với vị trí của họ trong việc mở cửa kinh doanh ở Phiên Châu Âu

- Chồng chéo Phiên Châu Âu – Châu Mỹ: (13.30 – 16.00) (19.30 – 23.00 VN)
Tại thời điểm này, hoạt động trên thị trường đạt đến cường độ lớn nhất của nó, bởi vì vào thời gian này là thời gian hai thị trường lớn nhất giao dịch cùng lúc. Chiếm đến 70% của tất cả các giao dịch tiền tệ trên thị trường tiền tệ cho các phiên Châu Âu và 80% của tất cả các giao dịch Phiên Mỹ.

Kinh nghiệm ứng dụng:
- Khung thời gian thứ 1: Open (5h) đến trước khi HồngKong vào (8h)
Úc, Newzeland thông thường hay đi theo NY Globex (Closed ) trướcè khi Á chính thức vào (8h00 – 8h30). Nếu trong khoảng thời gian này không có bất kì thông tin quan trọng nào công bố thì 85% thị trường sẽ qua đầu so với xu hướng thị trường (phân khúc) trước đó .
- Khung thời gian thứ 2: Open (8h) đến trước khi London vào (14h)
Thụy sỹ thường đi ngược lại với Châu Áè (HongKong) một chút, nhưng thường thường đi ngược với phiên London khoảng 70%
Chú ý hai mốc thời gian sau đây: 12h nếu giờ Mùa Hè và 13h nếu giờ Mùaè đông và mốc gần 14h nếu giờ Mùa hè và gần 15h nếu giờ Mùa đông. Nếu khi đến 2 mốc thời điểm đó mà Vàng tăng hay giảm sẽ báo hiệu xu hướng vàng là tăng hay giảm hay đảo chiều trong Phiên Âu kế tiếp. Đặc biệt khi đến hay đi qua 2 mốc thời điểm đó mà Vàng vẫn không thể tăng hay giảm tiếp thêm tầm $3 đến $5 so với giá ta Mua hay bán thì khả năng cao vàng sẽ bị đảo chiều Phiên Âu.
- Khung thời gian thứ 3: Open (14h) đến trước khi Mỹ vào (19h20)
Khi Thị trườngè London vào, thị trường thường xảy ra hoạt động chốt lời và điều chỉnh (phục hồi) về dần mức giá chấp nhận của thị trường chung châu âu và Mỹ trước khi thị trường Mỹ chính thức vào
Cũng tương tự như Phiên Á nhưng chú ý 2 mốc thời gian sauè đây: 17h nếu giờ Mùa Hè và 18h nếu giờ Mùa đông và mốc gần 19h nếu giờ Mùa hè và gần 20h nếu giờ Mùa đông. Nếu khi đến 2 mốc thời điểm đó mà Vàng tăng hay giảm sẽ báo hiệu xu hướng vàng là tăng hay giảm hay đảo chiều trong Phiên Mỹ kế tiếp

- Khung thời gian thứ 4: Open (19h20) đến trước khi Âu ra (23h30)
Thị trường giao dịch theo tin tức công bốè
Các bạn chú ý 3 mốcè thời gian sau đây: Lúc Phiên Mỹ bắt đầu 19h20 (mùa hè) hoặc 20h20 (mùa đông), tùy theo mùa mà sẽ có 1 trong 2 mốc giờ trên) nếu Vàng giảm 1 lèo trên $10 mà sau (21h30 hay 22h30, tùy theo mùa) Vàng hồi phục lại gần $10 thì xem xét Mua lại Ngay. Còn nếu Vàng không hồi phục mà tăng giảm hồi phục nhưng đà tăng yếu hơn đà giảm thì có nghĩa là Vàng sẽ còn giảm tiếp nữa ===> Canh Bán ngay. Sau 23h30 hay sau 24h30, tùy theo mùa) Vàng sẽ có thêm 1 đợt tăng giảm cuối cùng trong phiên Mỹ (trừ những ngày có tin quan trọng như tin Lãi suất FED lúc 1h15 hay 2h15 thì sẽ khác) và sau đó thì thông thường vàng sẽ sideway ở giá hiện tại thời điểm đó sau khi đã biến động cuối cùng trong ngày hoặc nếu không có sự biến động nào xảy ra sau 23h30 hay sau 24h30 thì Vàng sẽ sideway ở giá hiện tại cho đến khi close ===> có thể yên tâm giữ lệnh hay chốt lời. Tương tự cho trường hợp Vàng tăng. Chú ý: Sau 21h30 hay sau 22h30 xu hướng vàng tăng hay giảm sẽ là xu hướng chính của Vàng cho đến thời điểm close. Cho nên khi vào đầu phiên Mỹ Vàng có tăng hay giảm 1 lèo $10 - $20 cũng không ăn thua, ăn thua là sau 21h30 hay sau 22h30 Vàng có bị đảo chiều không? Nếu không đảo chiều thì ta yên tâm.

- Khung thời gian thứ 5: Âu ra (23h30) đến chốt phiên (4h) – Globex NY
Chỉ cần chú ý mốc sau 21h30 hay mốc sau 22h30 (tùy theo mùa), nếu tựè nhiên Vàng đột ngột có tín hiệu tăng hay giảm trên $5 đến $10 (bất chấp tin ra thế nào) thì khả năng Vàng sẽ tăng hay giảm đó cho đến khi close và khả năng xuất hiện 1 hot news nào đó.

Tổng hợp:
- Việc vận dụng LLCM đòi hỏi trader cần có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các chiêu thức. Tùy theo diễn biến của thị trường, độ mạnh yếu, phiên giao dịch mà ứng dụng kết hợp Chiêu 1-2-3-4-5-6 vào để đưa ra quyết định giao dịch
- Bằng việc đánh dấu từng điều kiện là 25% cho quyết định giao dịch chúng ta sẽ có đủ cơ sở giao dịch khi những điều kiện này thỏa ít nhất 75% cho xu hướng Up hay Down đó
- Song song với việc tìm điểm vào chúng ta luôn đặt vấn đề quản trị rủi ro (Stoploss) lên trên hết trước khi nghĩ đến tiềm năng lợi nhuận có được từ mô hình. Vì bản chất của việc ứng dụng mô hình là chúng ta dựa vào các mức cản “động”, nên Stoploss hay Take Profit chúng ta cũng ko có một điểm cụ thể mà nó sẽ “động” theo thị trường. Tuy nhiên do thị trường có những thời điểm tin tức bất ngờ xuất hiện làm phá vỡ xu hướng giao dịch của chúng ta rất nhanh nên việc đặt sẵn một mức Stoploss cố định sẽ được khuyến khích. Việc phân chia Khối lượng giao dịch phù hợp, các lệnh bảo hiểm (Sell stop, Buy Stop) khi thị trường bất ngờ quay đầu cũng được áp dụng một cách linh hoạt để gia tăng lợi nhuận và hạn chế rủi ro khi tham gia thị trường thực.

Lưu ý quan trọng:
Bài viết được tổng hợp từ những nguồn thông tin: Anh Khắc Qui (nội dung chính xuyên suốt bài viết), Anh Kim Phát Tài (phần kinh nghiệm giao dịch theo khung thời gian), website stocktimes.ru (phần lý thuyết khung thời gian và thương mại thông qua đồng hồ 24h), website harmonicinc.com (phần lý thuyết mô hình Harmonic, ZUP, chiêu 4) và chút ít kinh nghiệm cá nhân của Donald - PKT

Mọi sự sao chép, trích lục vui lòng ghi rõ nguồn của tác giả.

Hết!
 

CaiBang

New Member
Hỏi thiệt chủ topic là bạn hiểu cái mô hình này không ?
Mình đọc xong chẳng hiểu gì cả, kể cả trong VSG đã post lên trước đây .
Càng rối rắm thì càng phức tạp. :987:
 
Last edited by a moderator:

hoangminh

New Member
chào bạn mình cũng đang học cái món này mong đc bạn giúp đỡ thanks !
đang tìm cho mình 1 hệ thống mà khó quá có ai giúp mình với !
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Loạt bài nến này rất quan trọng xin các bác coi kỹ và nhớ kỹ .... nó là 20% trong tổng năng lực Trader của bạn
[YOUTUBE]0H7eu-f2omc[/YOUTUBE]
 
Chỉnh sửa cuối:

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
[YOUTUBE]N2DCWAdwoH8&feature=BFa&list=UUnBVDbSqL2MrI1qKUlswZtg[/YOUTUBE]


















 
Chỉnh sửa cuối:

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Những Thông tin kinh tế ảnh hưởng đến thị trường Vàng- tiền tệ


Mỹ:

ISM Manufacturing PMI ( PMI-Purchasing Managers Index)- Chỉ số sản xuất ISM: đo lường hoạt động của các doanh nghiệp trong khu vực sản xuất, gồm các dữ liệu về công ăn việc làm, sản xuất, các đơn đặt hàng mới, giá cả, nguồn cung nguyên vật liệu, nguồn dự trữ. Học viện quản lý nguồn cùng (ISM) thực hiện qua khảo sát 400 người đứng đầu bộ phận thu mua cung ứng của các doanh nghiệp. Sự tăng lên của ISM cho thấy đồng tiền của quốc gia đang mạnh dần lên. Các chỉ số thể hiện hoạt động thu mua này là những chỉ số tốt bởi vì chúng đánh giá tình hình hoạt động của một công ty, thường đi đôi với những biểu hiện toàn diện của nền kinh tế. Mức PMI > 50 --> ngành sản xuất đang phát triển, PMI < 50 --> sản xuất đang thu hẹp. Số liệu thực tế > dự báo là USD tăng, vàng giảm.

ISM Manufacturing Prices – Giá cả sản xuất ISM (ISM- Institution for Supply Managermen) : nguyên tắc thực hiện tương tự ISM Manufacturing PMI, công bố hàng tháng vào ngày làm việc đầu tiên của tháng mới. Giá cả sản xuất ISM là một thành phần của ISM Manufacturing PMI, nhưng được công bố tách biệt như một công cụ đo lường lạm phát. Giá trị > 50 là giá cả tăng lên, giá trị < 50 là giá cả giảm. Khi chỉ số này tăng là các doanh nghiệp chi nhiều hơn cho hàng hóa dịch vụ đầu vào à người tiêu dùng phải trả nhiều hơn cho sản phẩm. Số liệu thực tế > dự báo là USD tăng, vàng giảm.

Construction Spending m/m – Chi phí xây dựng: thay đổi (dạng %) trong tổng giá trị các chi phí mà các nhà xây dựng đổ vào các dự án. Công bố hàng tháng, khoảng 30 sau khi tháng thống kê chấm dứt. Số liệu thực tế > dự báo là USD tăng, vàng giảm.

Total Vehicle Sales - Doanh số bán ôtô: Doanh số bán xe oto con và xe tải. Công bố hàng tháng. Doanh số tốt chứng tỏ người tiêu dùng tự tin vào khả năng tài chính của mình, sẵn sàng chi nhiều tiền vào những món hàng giá trị cao. Số liệu thực tế > dự báo là USD tăng, vàng giảm.

Challenger Job Cuts y/y – Cắt giảm việc làm do hãng Challenger, Gray & Christmas, Inc. thống kê: thay đổi trong số việc làm bị cắt giảm. Số liệu thực tế < dự báo là USD tăng, vàng giảm.

ADP Non-Farm Employment Change – Thay đổi việc làm phi nông nghiệp do hãng ADP công bố: thay đổi trong số người có công ăn việc làm trong tháng trước, ngoại trừ khu vực nông nghiệp và quản lý nhà nước. Số liệu thực tế > dự báo là USD tăng, vàng giảm.

ISM Non-Manufacturing PMI - Chỉ số phi sản xuất ISM: Chỉ số tương tự ISM Manufacturing PMI, nhưng ngoại trừ ngành công nghiệp sản xuất. Số liệu thực tế > dự báo là USD tăng, vàng giảm.

Crude Oil Inventories – Dự trữ dầu thô : thay đổi trong số lượng thùng dầu thô dự trữ trong các doanh nghiệp thương mại trong tuần trước. Ảnh hưởng của nó không rỏ ràng vào TT khi cho cả 2 thông tin về Lạm phát và Tăng trưởng; Nó là chỉ số của Mỹ, nhưng hầu hết có ảnh hưởng đến đồng CAD vì ngành năng lượng của Canada chiếm phần lớn tỉ trọng trong nền kinh tế. Dự trữ tăng là giá dầu giảm và vàng giảm.

Beige Book – báo cáo Beige: Báo cáo này sẽ được công bố vào lúc 2g00 sáng, tóm tắt những bình luận của các chuyên gia kinh tế của các FED chi nhánh về tình hình nền kinh tế hiện tại. Đây là báo cáo được xuất bản 8 lần vào mỗi năm. Ngân hàng dự trự ở mỗi Bang sẽ thu thập những thông tin về nền kinh tế hiện tại ở mỗi chi nhánh thông qua các báo cáo từ giám đốc của các ngân hàng và chi nhánh, những lời phỏng vấn với những doanh nghiệp chủ chốt, các nhà phân tích kinh tế, các chuyên gia thị trường và một số nguồn khác. Tất các những thông tin này sẽ được tổng hợp, phân tích và được dùng với mục đích hộ trợ cho FOMC trong việc đưa ra quyết định lãi suất vào kỳ họp tới. Bản Beige Book có nội dung tích cực à USD tăng là vàng giảm.

Unemployment Claims – Đơn xin trợ cấp thất nghiệp: số người lần đầu tiên xin trợ cấp thất nghiệp tính trong tuần trước, được công bố hàng tuần. Số liệu thực tế < dự báo là USD tăng, vàng giảm.

Pending Home Sales - Doanh số nhà chờ bán: Số lượng nhà đang chờ hoàn tất hợp đồng mua bán, ngoại trừ nhà đang xây dựng. Số liệu thực tế > dự báo là USD tăng, vàng giảm.

Revised Nonfarm Productivity – Số liệu cuối cùng về năng suất phi nông nghiệp: Đo lường sự tăng trưởng mỗi quý hằng năm về hiệu quả lao động cho sản xuất hàng hóa và dịch vụ ngoài nông nghiệp. Số liệu thực tế < dự báo là USD tăng, vàng giảm.

Revised Unit Labor Costs – Số liệu cuối cùng về chi phí nhân công: mức thay đổi (dạng %) trong số tiền lương/tiền công mà doanh nghiệp trả cho nhân công, không tính ngành nông nghiệp. Số liệu thực tế > dự báo là USD tăng, vàng giảm.

Factory Orders - Đơn đặt hàng nhà máy: mức thay đổi (dạng %) trong số đơn đặt hàng đối với các nhà sản xuất. Gồm cả số liệu về các mặt hàng lâu bền và không lâu bền. Chỉ số này tăng có nghĩa là các nhà sản xuất phải tăng công suất để đạt tiến độ hợp đồng à Số liệu thực tế > dự báo là USD tăng, vàng giảm.

Natural Gas Storage - Dự trữ khí ga: thay đổi trong khối lượng của dự trữ khí ga tự nhiên được trữ trong các kho dưới lòng đất trong suốt một tuần qua. Ảnh hưởng của nó không rỏ ràng vào TT khi cho cả 2 thông tin về Lạm phát và Tăng trưởng; Nó là chỉ số của Mỹ, nhưng hầu hết có ảnh hưởng đến đồng CAD vì ngành năng lượng của Canada chiếm phần lớn tỉ trọng trong nền kinh tế. Dự trữ tăng là giá dầu giảm là vàng giảm.

Retail Sales – Doanh số bán lẻ: thay đổi (dạng %) trong tổng doanh số bán lẻ. Sự quan trọng của tin này là ở chỗ bán lẻ là thành tố chính trong chi phí tiêu dùng – vốn là động lực chính của hoạt động kinh tế. Số liệu thực tế > dự báo là USD tăng, vàng giảm.

Core Retail Sales – Doanh số bán lẻ lõi: thay đổi (dạng %) trong tổng doanh số bán lẻ không tính oto. Số liệu thực tế > dự báo là USD tăng, vàng giảm.

Empire State Manufacturing Index – Chỉ số sản xuất New York: Do ngân hàng dự trữ liên bang New York công bố hàng tháng. Chỉ số > 0 là tình hình tích cực, chỉ số < 0 là tình hình bi quan. Số liệu thực tế > dự báo là USD tăng, vàng giảm.

Business Inventories – Dự trữ thương mại: thay đổi (dạng %) trong tổng giá trị các hàng hóa được nắm giữ bởi các nhà sản xuất, các nhà bán buôn, và các nhà bán lẻ. Khi con số này tăng lên nó tác động tích cực đến đồng tiền của quốc gia đó bởi vì các nhà bán lẻ đặt hàng nhiều hơn nếu lượng dự trữ giảm xuống. Số liệu thực tế < dự báo là USD tăng, vàng giảm.

Non-Farm Employment Change - Thay đổi việc làm phi nông nghiệp: thay đổi trong số người có công ăn việc làm trong tháng trước, ngoại trừ khu vực nông nghiệp. Tin này còn gọi là Non-Farm Payrolls (Bảng lương phi nông nghiệp). Tin này cực kỳ quan trọng, vì việc tạo công ăn việc làm kéo theo thay đổi trong lượng tiền đổ vào tiêu dùng – vốn là đầu tàu của hoạt động kinh tế. Số liệu thực tế > dự báo là USD tăng, vàng giảm.

Unemployment Rate - Tỷ lệ thất nghiệp: tỷ lê phần trăm của số người không có việc làm nhưng đang tích cực tìm việc trong tháng vừa qua. Tỷ lệ này giảm sẽ làm cho đồng tiền quốc gia mạnh lên vì khi người dân có việc làm họ sẽ có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn qua đó đóng góp nhiều hơn cho GDP. Số liệu thực tế < dự báo là USD tăng, vàng giảm.

Average Hourly Earnings – thu nhập trung bình hàng giờ: Mức thay đổi (dạng %) trong số tiền lương/tiền công mà doanh nghiệp trả cho nhân công, không tính ngành nông nghiệp. Khi chỉ số này tăng à các doanh nghiệp chi nhiều hơn vào chi phí nhân công àngười tiêu dùng phải trả nhiều hơn cho sản phẩm. Số liệu thực tế > dự báo là USD tăng, vàng giảm.

Consumer Credit – tín dụng tiêu dùng:Mức thay đổi (dạng %) trong tín dụng tiêu dùng dư nợ đòi hỏi thanh toán từng đợt. Số liệu thực tế > dự báo à USD tăng, vàng giảm.

GDP sơ bộ: thay đổi (dạng %) trong giá trị đã điều chỉnh theo lạm phát của toàn bộ hàng hóa và dịch vụ do nền kinh tế sản xuất. Đây là chỉ số đo lường một cách tổng thể nhất hoạt động của nền kinh tế và là chỉ báo hàng đầu cho biết sức khỏe của nền kinh tế, được công bố hàng quý. Số liệu thực tế > dự báo là USD tăng, vàng giảm.

Chỉ số giá GDP sơ bộ: thay đổi (dạng %) trong giá cả hàng hóa dịch vụ được tính trong GDP. Số liệu thực tế > dự báo là USD tăng, vàng giảm.

S&P/CS Composite-20 HPI - Chỉ số giá nhà S&P/CS: thay đổi (dạng %) trong giá bán nhà trong 20 khu vực đô thị lớn của Mỹ. Chỉ số do hãng Standard & Poor's công bố. Chỉ số cao à kích thích các nhà đầu tư và cả ngành công nghiệp xây dựng nói chung. Số liệu thực tế > dự báo là USD tăng, vàng giảm.

CB Consumer Confidence - Niềm tin tiêu dùng CB: Do tổ chức phi lợi nhuận Conference Board công bố. Niềm tin tiêu dùng được khảo sát hàng tháng hơn 5.000 hộ, cho biết tâm lý của người tiêu dùng và nó liên quan tới một số điều kiện kinh tế nhằm đánh giá tiềm năng của kinh tế trong tương lai. Số liệu càng cao chứng tỏ niềm lạc quan của người tiêu dùng càng cao. Khi người tiêu dùng cảm thấy lạc quan đối với nền kinh tế, họ có xu hướng mua sắm nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn, điều này thúc đẩy kinh tế phát triển. Thông tin được lấy từ tháng hiện tại và công bố ngày thứ 3 cuối tháng. Số liệu thực tế > dự báo là USD tăng, vàng giảm.

HPI - Chỉ số giá nhà: thay đổi (dạng %) của giá bán nhà theo dạng thế chấp doQuỹ Thế chấp Nhà ở Liên bang đảm bảo. Chỉ số cao là kích thích các nhà đầu tư và cả ngành công nghiệp xây dựng nói chung. Số liệu thực tế > dự báo là USD tăng, vàng giảm.

Richmond Manufacturing Index - Chỉ số sản xuất Richmond tại Mỹ: Chỉ số này được tổng hợp dựa trên khảo sát của các nhà sản xuất của Richmond. Chỉ số này nếu thực tế tốt hơn dự đoán sẽ có ảnh hưởng tích cực cho đồng tiền của quốc gia đó. Chỉ số này được công bố hàng tháng vào tuần cuối cùng của tháng.

Chicago PMI - Chỉ số thu mua PMI của Chicago: thể hiện tình hình chung của môi trường kinh doanh ở Chicago. Chỉ số bao gồm các dữ liệu về sản lượng đầu ra, tình hình thu mua, số lượng việc làm, số lượng hàng tồn kho, các đơn hàng và các chỉ số giá cả. Mức PMI > 50 là ngành sản xuất đang phát triển, PMI < 50 là sản xuất đang thu hẹp. Số liệu thực tế > dự báo là USD tăng, vàng giảm.

Biên bản cuộc họp của FOMC:
Biên bản cuộc họp của Uỷ ban kiểm soát thị trường tự do sẽ giúp cho các thành viên đưa ra các chính sách và quyết định liên quan tới lãi suất.

Mortgage Delinquencies – Các khoản nợ thế chấp mua nhà khó đòi: Số nợ thế chấp chưa thanh toán bị Hiệp hội Ngân hàng cho vay thế chấp (MBA) bắt đầu thủ tục tịch biên nợ trong quý trước. Đây là chỉ số quan trọng trong thị trường nhà đất – số lượng nhà trong quá trình chưa thanh toán càng ít thì số lượng nhà khởi công trong tương lai càng cao. Số liệu thực tế < dự báo là USD tăng, vàng giảm.

IBD/TIPP Economic Optimism – Chỉ số lạc quan kinh tế: do nhật báo Investor's Business Daily (IBD) và học viện TechnoMetrica Institute of Policy and Politics (TIPP) khảo sát đối với 900 người tiêu dùng về tình trạng kinh tế (viễn cảnh kinh tế 6 tháng tới, viễn cảnh tài chính cá nhân, niềm tin vào chính sách kinh tế của chính phủ). Chỉ số > 50 à lạc quan, < 50 là bi quan. Số liệu thực tế > dự báo là USD tăng, vàng giảm.

Wholesale Inventories - Dự trữ bán buôn: thay đổi (dạng %) của tổng giá trị hàng hóa nắm giữ trong kho dự trữ của các nhà bán buôn. Dự trữ càng ít à doanh nghiệp phải mua thêm hàng hóa à nền kinh tế được ủng hộ. Số liệu thực tế < dự báo là USD tăng, vàng giảm.

Loan Officer Survey – Khảo sát tình trạng cho vay của ngân hàng: Kết quả càng tốt chứng tỏ người tiêu dùng và doanh nghiệp mạnh tay vay nợ ngân hàng để tiêu dùng và kinh doanh à kinh tế tốt là USD tăng, vàng giảm.

Federal Budget Balance – Cân bằng ngân sách liên bang:chênh lệch giữa thu và chi của ngân sách liên bang trong tháng trước. Số liệu thực tế > dự báo là USD tăng, vàng giảm.

Core PCE Price Index - Chỉ số giá cả PCE lõi: thay đổi (dạng %) trong giá cả các hàng hóa và dịch vụ do người tiêu dùng tiêu thụ, ngoài trừ thực phẩm và năng lượng. Giống như CPI, nó tương phản sự thay đổi trong giá cả hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng. PCE chỉ khác với CPI ở chỗ nó chỉ đo lường hàng hóa và dịch vụ được đặt mục tiêu và chú trọng tới các cá nhân. PCE lõi được thị trường theo dõi sát sao bởi Fed thường quan tâm tới chỉ số này khi đánh giá mức độ lạm phát của nền kinh tế. Số liệu thực tế > dự báo là USD tăng, vàng giảm.

Personal Spending m/m - Chi tiêu cá nhân hàng tháng tại Mỹ: thay đổi (dạng %) trong tổng giá trị các khoản chi dùng đã được điều chỉnh theo lạm phát của người tiêu dùng. Xu hướng tăng của chỉ số này có tác động tích cực tới đồng tiền quốc gia bởi lượng tiêu dùng là yếu tố chính tác động đến kinh tế, nó chiếm khoảng 2/3 GDP. Số liệu thực tế > dự báo là USD tăng, vàng giảm.

Personal Income m/m - thu nhập cá nhân hàng tháng tại Mỹ:thay đổi (dạng %) trong tổng giá trị nguồn thu nhập của người tiêu dùng. Số liệu thực tế > dự báo là USD tăng, vàng giảm.


Revised UoM Consumer Sentiment - Chỉ số tâm lý tiêu dùng của ĐH Michigan: Đo lường sự hài lòng về mức độ thỏa mãn của nền kinh tế hiện tại mang lại và nền kinh tế tương lai. Số liệu thực tế > dự báo là USD tăng, vàng giảm.


Revised UoM Inflation Expectations - Chỉ số kỳ vọng lạm phát của ĐH Michigan: đo lường tỷ lệ phần trăm người tiêu dùng kỳ vọng sự thay đổi giá cả hàng hóa dịch vụ trong vòng 12 tháng do ĐH Michigan khảo sát. Số liệu thực tế > dự báo là USD tăng, vàng giảm.

New Home Sales - Doanh số bán nhà mới: Số lượng nhà mới được bán trong tháng trước. Tin này cực kỳ quan trọng vì là một chỉ báo quan trọng của sức khỏe nền kinh tế. Số liệu thực tế > dự báo là USD tăng, vàng giảm.

Trade Balance – Cán cân thương mại: khác biệt giữa giá trị hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu và xuất khẩu. Công bố hàng tháng. Nhu cầu xuất khẩu và nhu cầu về đồng tiền quốc gia có mối liên quan trực tiếp: các nước nhập khẩu hàng Mỹ phải mua USD để thanh toán. Xuất khẩu mạnh ảnh hưởng tới sản xuất và chi phí sản xuất của Mỹ. Số liệu thực tế > dự báo là USD tăng, vàng giảm.

Building Permits : Số liệu thực tế > dự báo tin tốt vàng giảm


Tin Prelim UoM Consumer Sentiment của Mỹ. Nếu tin này Tốt vàng giảm.


Philly Fed Manufacturing Index : Số liệu thực tế > dự báo là USD tăng, vàng giảm.

Châu Á:

Báo cáo hàng tháng của BOJ tại Nhật công bố lúc 12:00 PM. Báo cáo này sẽ đưa ra dữ liệu thống kê đánh giá của các thành viên Hội đồng chính sách BOJ về quyết định lãi suất và cung cấp những phân tích chi tiết về tình hình kinh tế hiện tại và tương lai theo cái nhìn của các ngân hàng.

Housing Starts – Lượng nhà khởi công xây dựng: thay đổi trong số lượng nhà ở đã được khởi công xây dựng. Công bố hàng tháng, khoảng 30 ngày sau khi tháng thống kê kết thúc. Số liệu thực tế > dự báo là Yên tăng, vàng giảm.


GDP q/y : Nếu tin GDP China tốt sẽ ảnh hưởng lên Vàng Giảm và ngược lại.


Châu Âu:

UBS Consumption Indicator - Chỉ số tiêu thụ UBS của Thụy Sĩ: Mức độ của chỉ báo này dựa trên 5 chỉ báo kinh tế bao gồm niềm tin tiêu dùng, chi tiêu tiêu dùng, du lịch, doanh số xe mới và hoạt động bán lẻ. Dữ liệu này được công bố hàng tháng, khoảng 28 ngày sau khi tháng kết thúc. Dữ liệu thật lớn hơn kỳ vọng sẽ tốt cho tiền tệ quốc gia.

GDP cuối cùng của Đức: Con số này đo lường tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong nền kinh tế được điều chỉnh theo lạm phát. GDP được công bố 2 lần đó là sơ bộ và cuối cùng. Con số sơ bộ được công bố trước và có xu hướng tác động mạnh hơn. Dữ liệu thật lớn hơn kỳ vọng sẽ tốt cho tiền tệ quốc gia.

French Consumer Spending m/m - Chi tiêu người tiêu dùng của Pháp: Chỉ số giúp đo lường tổng chi tiêu của người tiêu dùng đối với hàng hóa và dịch vụ. Xu hướng tăng lên tác động tích cực đến đồng tiền của quốc gia vì chi tiêu tiêu dùng chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế, khoảng 2/3 GDP.

CBI Realized Sales -Doanh số bán lẻ CBI tại Anh: Đây là bản thống kê giá trị của các hoạt động bán lẻ chính thức (không bao gồm chi tiêu trong dịch vụ). Xu hướng tăng của báo cáo này có tác động tích cực tới đồng tiền của Quốc Gia bởi doanh số bán lẻ thể hiện sức mạnh mua sắm của người tiêu dùng - nhân tố chính tác động tới nền kinh tế và GDP. Các nhà đầu tư thường chú ý theo dõi báo cáo này bởi nó thường là chỉ dẫn đáng kể đầu tiên của tháng đối với các diễn biến của nền kinh tế và của thị trường. Số liệu thực tế > dự báo à GBP tăng, vàng tăng.


GfK Consumer Confidence – Niềm tin tiêu dùng Anh do hãng GfK công bố: chỉ số > 0 là lạc quan, chỉ số < 0 là bi quan. Số liệu thực tế > dự báo là GBP tăng, vàng tăng.

ECO Consumer Climate - Môi trường tiêu dùng công bố tại Thụy Sỹ: Chỉ số khảo sát trên 1.100 hộ gia đình. Nếu chỉ số này tăng hơn dự báo, vàng và Euro được hỗ trợ tăng và ngược lại.

Construction PMI - PMI xây dựng tại Anh: Chỉ số này đo lường mức độ hoạt động mua sắm trong lĩnh vực xây dựng, chỉ số này vượt quá 50 là dấu hiệu cho thấy một lĩnh vực trong nền kinh tế được mở rộng. Chỉ số này tăng lên sẽ làm cho đồng tiền quốc gia mạnh lên. Để đưa ra chỉ số này các nhà quản lý đã nghiên cứu rất nhiều chỉ tiêu: việc làm, sản lượng, các đơn hàng mới, các nhà cung cấp, lượng hàng hóa dự trữ. Các nhà thương mại thường rất chú ý đến chỉ số này vì nó ảnh hưởng lớn đến các công ty của họ. Đây là chỉ tiêu có thể chỉ ra sự thay đổi một lĩnh vực trong toàn bộ nền kinh tế. Số liệu thực tế > dự báo là GBP tăng, vàng tăng.

Tỷ lệ việc làm của Thụy Sĩ: Chỉ số mô tả số người được thuê mướn trong suốt quý trước. Dữ liệu này được công bố khoảng 55 ngày sau khi kết thúc quý. Dữ liệu thật lớn hơn kỳ vọng sẽ tốt cho tiền tệ quốc gia. Số việc làm được tạo ra là một chỉ báo hàng đầu quan trọng của chi tiêu tiêu dùng - thành phần chiếm đa số của hoạt động kinh tế.

German Ifo Business Climate - Môi trường kinh doanh của Đức: Chỉ số này dựa trên khảo sát của các nhà sản xuất, xây dựng, các nhà bán sỉ, bán lẻ và được công bố khoảng 3 tuần kể từ đầu tháng của tháng hiện tại. Đây là chỉ báo hàng đầu về sức khỏe của nền kinh tế - các doanh nghiệp phản ứng nhanh với tình hình thị trường và sự thay đổi cảm tính của họ có thể là dấu hiệu ban đầu của hoạt động kinh tế trong tương lai như chi tiêu, thuê mướn và đầu tư. Số liệu thật lớn hơn kỳ vọng sẽ tốt cho tiền tệ quốc gia.

BBA Mortgage Approvals - Chấp thuận cho vay của BBA tại Anh : Chấp thuận này thể hiện số lượng nhà cầm cố trong tháng trước. Xu hướng tăng tác động tốt đến đồng tiền quốc gia đó, vì sự chi tiêu lớn sẽ được tạo ra bởi người tiêu dùng thể hiện sự lạc quan và tin tưởng vào tài chính.

Chỉ số đầu tư thương mại của Anh ( m/m): Con số này thể hiện sự thay đổi về giá trị đầu tư kinh doanh chỉ của khu vực Chính phủ và các doanh nghiệp, không có các cá nhân.

Inflation Report Hearings - Báo cáo lạm phát của Anh công bố lúc 16:45 PM

Môi trường thương mại của ngân hàng quốc gia Bỉ: Chỉ số này được đo lường thông qua một cuộc khảo sát đối với các nhà sản xuất, nhà thầu và các công ty liên quan đến thương mại về môi trường kinh doanh. Các doanh nghiệp sẽ phản ứng một cách nhanh chóng với các điều kiện thị trường, và sự thay đổi trong tâm lý là tín hiệu cho hoạt động kinh tế trong tương lai: chi tiêu, thuê nhân công và đầu tư. Chỉ số lớn hơn 0 ngụ ý rằng các điều kiện đang được cải thiện, nhỏ hơn 0 cho thấy các điện kiện kinh doanh đang tồi tệ.

German Import Prices m/m - Giá nhập khẩu của Đức:Chỉ số giá nhập khẩu đánh giá tỷ lệ lạm phát trong nhập khẩu hàng hóa. Chỉ số này giảm hơn dự báo, sẽ là yếu tố tác động đến giá vàng giảm. Positive à vàng tăng.
Retail Sales - Doanh số bán lẻ tại Ý: Chỉ số này thống kê giá trị của các hoạt động bán lẻ chính thức (không bao gồm chi tiêu trong dịch vụ). Xu hướng tăng của báo cáo này có tác động tích cực tới đồng tiền của Quốc Gia bởi doanh số bán lẻ thể hiện sức mạnh mua sắm của người tiêu dùng - nhân tố chính tác động tới nền kinh tế và GDP. Các nhà đầu tư thường chú ý theo dõi báo cáo này bởi nó thường là chỉ dẫn đáng kể đầu tiên của tháng đối với các diễn biến của nền kinh tế và của thị trường. Thông tin được lấy từ tháng trước và công bố vào giữa tháng. Số liệu thực tế > dự báo là EURO tăng, vàng tăng.

GDP m/m - GDP hàng tháng tại Anh: Chỉ số đo lường một cách tổng thể nhất hoạt động của nền kinh tế và là chỉ báo hàng đầu cho biết sức khỏe của nền kinh tế. Nếu chỉ số này giảm như dự báo hoặc hơn dự báo, trong ngắn hạn GBP sẽ chịu tác động giảm làm cho giá vàng giảm theo.


Cách xem xét tin ra xấu tốt và so sánh qua lại

- Ta xem xét xem tại Phiên Mỹ có bao nhiêu tin quan trọng nhất? ( Tin quan trọng thường chỉ báo 5 sao hoặc màu đỏ).
- Nếu chỉ có 1 tin quan trọng công bố thì đơn giản. Ta chỉ xem tin này Tốt hay xấu mà sẽ ưu tiên lệnh Mua hay Bán.
- Nếu có nhiều tin quan trọng ( củng 5 sao hay cùng màu đỏ) thì ta xem tin nào là quan trọng hơn? Thì chính tin đó sẽ có giá trị quyết định xu hướng Vàng.
- Hay nếu có gần 2/3 tin quan trọng ra là Tốt thì ta sẽ ưu tiên lệnh Bán và ngược lại nếu có gần 2/3 tin quan trọng ra xấu thì ta ưu tiên Mua.
- Còn nếu số lượng tin ra là ½ tin Tốt, ½ Tin xấu thì ta sẽ thực hiện cùng chiến lược có Mua có Bán.
Ví dụ: Tin Mỹ hôm nay có 5 tin quan trọng. Nếu có 3 tin ra Tốt thì ta Bán. Ngược lại 3 tin ra Xấu thì ta Mua.
Luu ý : Tin Mỹ nào công bố trước thì vẫn Mua hay bán theo tin Mỹ Mỹ đó là tốt hay xấu. Sau đó, chờ ra hết các tin ta tổng kết lại và ra chiến lược chính.
Ví dụ : Tin Mỹ hôm nay có 5 tin quan trọng. Lúc 20h30 có 1 tin công bố trước, nếu tin này tốt ta Bán, tin này xấu ta Mua. Sau đó 21h có 2 tin nữa ra Tiếp, lúc này ta xem xét phân tích xem 2 tin này với tin lúc 20h30 ra thế nào ? Tin xấu nhiều hay tin Tốt nhiều ? Nếu tốt nhiều ta Bán, xấu nhiều ta Mua. Tương tự cho 2 tin cuối ra lúc 22h.
- Nếu tin Mỹ có các tin sau đây là các tin có giá trị quan trọng hơn so với các tin quan trọng khác được công bố trong ngày : Tin Lãi suất Mỹ hoặc tin FOMC meeting,Tin lao động việc làm Mỹ, Tin Nhà đất, Tin GDP, Tin niềm tin tiêu dùng, Tin Bán lẽ
- Trong ngày thứ 5 hàng tuần thường có tin trợ cấp thất nghiệp công bố do đó nếu có kèm thêm 1 tin Mỹ quan trọng nữa công bố thì ta sẽ xem xét ưu tiên cho tin Mỹ quan trọng này nếu Tin trợ cấp kì rồi ra đã Tốt. Còn nếu tin trợ cấp thất nghiệp kì rồi ra xấu mà kì này ra xấu nữa + kết hợp với tin quan trọng công bố liền kề sau đó ra Xấu nữa thì chỉ có Mua. Ngược lại, nếu tin trợ cấp thất nghiệp kì rồi ra xấu mà kì này ra xấu nữa + kết hợp với tin quan trọng công bố liền kề sau đó ra Tốt vẫn ưu tiên Mua, tuy nhiên lại Mua có phần hạn chế vì Vàng sẽ không tăng mạnh.
- Khi ta xem xét các tin Mỹ công bố ta phải chú ý đến tin kỳ rồi công bố. Thông thường nếu tin mà công bố như kì vọng trở lên thì nghĩa là tin tốt. Tuy nhiên, nếu tin công bố mà Tốt hơn kì trước nhưng gần bằng kì vọng vẫn được cho là tin tốt :
Ví dụ : Tin GDP kì trước là 2,6%, kì vọng là 3,4%, tin ra là 3,1% thì vẫn là tin Tốt
Hay tin bảng lương phi nông nghiệp kì rồi ra là 103K, kì vọng là 133K, nhưng tin ra là 110K thì vẫn là tin Tốt.
Nhưng nếu tin ra tốt hơn kì trước nhưng kém xa so với kì vọng là tin Xấu.
Ví dụ : Tin bảng lương phi nông nghiệp kì rồi ra là 103K, kì vọng là 180K, nhưng tin ra là 120K thì là Tin Xấu. Trừ khi tin ra lq 150K thì mới là Tin tốt ( vì gần so với kì vọng + tốt hơn kì trước)

theo KIM PHÁT TÀI phần cách coi tin
 
Chỉnh sửa cuối:

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Bollinger Bands VÔ DANH KẾM
[YOUTUBE]_63ZBofxR7c[/YOUTUBE]
 
Chỉnh sửa cuối:

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
[YOUTUBE]ojtWytyzbtM&feature=plcp[/YOUTUBE]
Phòng thủ ở đây chính là
1)No dealing desk an tâm :phòng thủ môi giới
2) sử dụng lệnh limit ngay các mức cản cứng của tháng ,tuần ,ngày và stoploss xa các mức cản cứng ấy chí ít là 5 giá. Phòng thủ lệnh từ xa
75% là thắng nếu vô được thị trường .3% là hòa khi thị trương quay đầu vào ngay điểm mình dời stoploss cho hòa vốn. 12% là thua khi thị trường phá cản mạnh và 10% là không vô được thị trường .
3)Để sức khỏe được đảm bảo ,mức tin tưởng của biểu đồ phải tuyệt đối. và để máy online 24/24 đến tối chỉ xem qua trước khi đi ngủ (yên tâm vì thằng này là No dealing desk) Như thế tinh thần của ta đương nhiên là minh mẫn rồi, và chỉ có minh mẫn mới phát hiện được biểu đồ đang mạnh ỡ đâu để ta vào lệnh bồi chứ …Phòng thủ cho sức khỏe
4)Và cuối cùng là biểu đồ 4h các bạn có thấy nó có thêm đường BMA xanh dương, đỏ và xanh lá cây không, cái này rất hay đấy và là chiến lược phóng thủ hiệu quả sau cùng đấy.
Khi các bạn đuối sức ,và không còn nhận ra hướng đi của vàng nữa , các bạn thực hiện 3 biện pháp sau ,
1)đi ngủ
2) sử dụng biểu đồ 4H và chỉ thực hiện Buy or Sell ngay tại điểm giao cắt của giá vàng với đường Xanh Dương (Sell) và đường Xanh lá cây (Buy) khi giá vàng đã tăng vượt ra ngoài đường Xanh Dương (Sell) khi giá vàng đã giảm vượt qua đường Xanh Lá Cây (Buy)


3) Biểu đồ 4H không có tín hiệu đó ,thì thực hiện biện pháp 1
Phòng thủ khi hết cách
Tham khảo: Tại Đây
INDICATOR :
 
Chỉnh sửa cuối:

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
THÔNG BÁO ĐIỀU CHỈNH MÚI GIỜ CỦA MỸ VÀO NGÀY 04/11/2012

Kim Phát Tài XIN THÔNG BÁO đến các bạn là vào ngày chủ nhật ngày 04/11/2012, nước Mỹ thay đổi múi giờ là giảm xuống 1 giờ. Do đó toàn bộ mốc thời trade Vàng, Tin tức công bố từ Phiên Á, Phiên Âu cho đến Phiên Mỹ đều thay đổi chi tiết như sau:

A. Phiên Á: Thời gian bắt đầu giao dịch từ 6h sáng ( phiên Úc, New zealand) và 8h sáng cho Phiên Á chính thức và kết thúc vào 17h20

B. Phiên Âu: Thời gian bắt đầu giao dịch từ 15h20 và kết thúc vào 23h20

C. Phiên Mỹ: Thời gian bắt đầu giao dịch từ 20h20 và kết thúc vào 05h00 sáng hôm sau


Lưu ý:

- Các thời gian trên mà Kim Phát Tài đề cập được tính theo giờ Việt Nam

- Thời gian trên có hiệu lực từ ngày chủ nhật 04/11/2012 cho đến ngày thứ 7, 09/03/2013. ( Vì sau đó bắt đầu từ ngày 10/03/2013 cho đến 03/11/2013, nước Mỹ lại nđiều chỉnh múi giờ tăng lên 1 giờ như thời gian qua chúng ta làm việc)

- Do đó, kể từ ngày thứ 2 tuần sau (05/11/2012) giờ Phiên Á bắt đầu là lúc 06h00 (chính thức lúc 8h), giờ Phiên Âu bắt đầu là lúc 15h20, và giờ Phiên Mỹ bắt đầu là lúc 20h20

- Các tin tức được công bố từ Phiên Á cho đến phiên Mỹ được tính và áp dụng theo giờ thay đổi nêu trên

Kính báo cho các bạn tiện theo dõi.
 
Chỉnh sửa cuối:

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Những câu hỏi tránh thu lỗ
[YOUTUBE]DGqRDEwWtW8[/YOUTUBE]
[YOUTUBE]V8DT7xLPA5E[/YOUTUBE]
 

WAVE_BEGIN

VIP GROUP
Kiến Thức Nâng Cao .... không nên tập vẽ vì vẽ sai sẽ chết ...chỉ coi để biết nhìn tổng thể xu hướng của giá ...áp dụng nhưng phương pháp trên để nhận định thị trường và vào lệnh cho hợp lý....Vẽ Sai Sóng Là Ra Biển Hết. Quan trọng nhất trong loạt bài này là cách vẽ fibonacci.
 
Chỉnh sửa cuối:
Top