Hành trình thay đổi thói quen tốt trong giao dịch!

TacKe

Cao Bồi Già !
Trích:
Nguyên văn bởi dtroi77
Cảm ơn anh đã trả lời câu hỏi của em. Anh có thể viết về cách quản lý vốn mà anh đang áp dụng cho em học hỏi không?
Khi vào lệnh thì nên cutloss bao nhiêu U? Take profit bao nhiêu? Bình quân giá khi chênh lệch bi nhiêu? ... Em gà mới vào thị trường này bị đập te tua, giờ đang học lại cách điều chỉnh tậm trạng.
Một lần nữa cảm ơn anh nhiều
.

Chào Dtroi77, thật ra forexngo rất thích cách đặt câu hỏi của bạn...rất cụ thể, đi thẳng vào vấn đề...Tuy nhiên để trả lời các câu hỏi của bạn tôi không thể trả lời cụ thể chi tiết, bởi vì mọi câu trả lời còn tuỳ thuộc vào bạn là trader theo phong cách nào, như scalping? day trader? Swing trader? position trader? và hệ thống giao dịch của bạn ra sao? mức rủi ro bạn chọn lựa? độ lớn tài khoản?

Đó là tất cả những dữ liệu cần thiết để có câu trả lời cho bạn, ví dụ như sở trường của bạn là chạy nước rút hay chạy đường dài? và bạn đang cạnh tranh trên cuộc đua với đối tượng nào? bạn nên như thế nào?(cho trường hợp câu hỏi phải stoploss bao nhiêu và take profit bao nhiêu). Hay bạn phù hợp đá vai trò nào trong độ hình đá bóng, tiền đạo? tiền vệ? trung vệ? đối thủ là ai(thị trường đang như thế nào?)

Tuy nhiên thay vì để trả lời cụ thể cho câu hỏi của bạn...tôi sẽ cung cấp những thông tin cần thiết để bạn nắm được vấn đề và xác định được phong cách trade, hệ thống trade, mức độ rủi ro cho riêng mình. Vì thị trường là luôn biến động, tín hiệu thì đa dạng...nên làm sao tôi có thể trả lời cụ thể cho bạn khi không nắm rỏ dữ liệu cụ thể cho hoàn cảnh cụ thể??? do đó điều cần thiết bạn phải hiểu rỏ và thật sự hiểu rỏ về các khái niệm trong giao dịch như:

Khối lượng giao dịch: Khối lượng giao dịch – bản thân nó đã nói lên ý nghĩa của nó – nhưng thật ra có một số trader vẫn hiểu sai hay khó hiểu theo từng cách nào đó. Đối với tất cả các mục đích giao dịch hữu dụng, khối lượng giao dịch của bạn là số tiền bạn bỏ ra khi tiến hành vào lệnh. Dĩ nhiên, bản thân khối lượng giao dịch hoàn toàn vô nghĩa, trừ phi khối lượng giao dịch của bạn lien quan tới vấn đề gì đó. Đối với các mục đích sử dụng đòn bẩy trong giao dịch, chỉ có 1 thứ mà bạn muốn khối lượng giao dịch có liên quan tới…đó chính là độ lớn tài khoản của bạn, hay đúng hơn là nguồn vốn bạn có trong tài khoản. Nếu diễn đạt theo tỷ lệ, công thức được tính như sau:

Đòn bẩy - Leverage

Khối lượng giao dịch / khối lượng vốn = đòn bẩy trên từng lệnh giao dịch
Ví dụ 1: 10,000 / 50,000 = 0.2:1 leverage hay "1/5:1".

Ví dụ 2: 10,000 / 1000 = 10:1 leverage

Ví dụ 3: 10,000 / 10,000 = 1:1 leverage.

Rủi ro - Risk

Đối với các mục đích rủi ro, chỉ một thứ duy nhất bạn muốn khối lượng giao dịch lien quan tới…đó chíng là mức dừng lỗ - Stoploss. Bạn có thể sử dụng đòn bẩy 1:1, nhưng nếu bạn không sử dụng Stoploss, thì có nghĩa là tài khoản của bạn sẽ gặp rủi ro rất cao, ít ra về mặt lý thuyết. Việc sử dụng mức đòn bẩy vừa đủ mà không sử dụng mức dừng lỗ, thì khả năng cháy tài khoản là hoàn toàn có thể.
Khoảng cách giữa điểm dừng lỗ và điểm vào lệnh, nhân cho khối lượng giao dịch…chính là mức rủi ro cho mỗi lệnh giao dịch.

Nhiều bạn trong giao dịch, thường vào nhiều lệnh tại nhiều thời điểm khác nhau và mức giá khác nhau và xem đó như là một phần của cùng khối lượng giao dịch. Một số bạn khác cũng làm như vậy, nhưng xem mỗi lệnh là khối lượng giao dịch mới. thậ ra cũng chẳng có vấn đề gì khi bạn thích nghĩ như thế nào vế các lệnh giao dịch của bạn cũng được, nhưng điều quan trọng là bạn phải thống nhất khái niệm và quan điểm cụ thể cho hệ thống giao dịch của bạn, còn không thì bạn sẽ dễ bị rắc rối khi tính toán các mức rủi ro cho mỗi lệnh giao dịch hay cho mỗi khối lượng giao dịch.

Rủi ro tương quan

Một vấn đề phát sinh khác đối vối vị thế lệnh của bạn là tính tương quan của lệnh giao dịch này như thế nào so với lệnh giao dịch khác, trong cùng cặp tiền giao dịch, hay thậm chí quan trọng hơn là tính tương quan của các lệnh giao dịch khác cặp tiền với nhau. Điều này quan trọng là vì đa số các bạn quên, không tính đến hay phớt lờ về tính tương quan của nó, và do đó dẫn đến kết quả là tăng mức rủi ro lên cao hơn mức mà các bạn đã xác định trước đó. Có lẽ do bạn nghĩ bạn vào lệnh riêng lẽ cho từng cặp tiền, với mức rủi ro độc lập với nhau, tuy nhiên nếu không xem xét cẩn thận về tính tương quan của các cặp tiền, bạn dễ dàng vào lệnh với mức rủi ro tăng gấp đôi.

EUR/USD và USD/CHF là ví dụ cụ thể chung về mối tương quan mật thiết của 2 cặp tiền này, và càng trở nên tương quan hơn khi trong giai đoạn có tin hay trong những giai đoạn mà các yếu tố cơ bản thị trường ảnh hưởng đến 2 cặp tiền này theo kiểu rất giống nhau. Ngoài ra, có thể cặp EUR/USD và GBP/USD cũng là 2 cặp tiền có mối tương quan rất chặt chẽ với nhau, và đôi lúc mối tương quan này trở nên rất đột ngột.

Tương quan trái chiều

Còn vấn đề nữa, đôi lúc bạn cũng tình cờ rơi vào là phát hiện được tín hiệu vào lệnh cùng mua hay cùng bán, tại cùng thời điểm đối với 2 cặp tiền có mối tương quan trái chiều với nhau, nếu rơi vào trường hợp này, có thể san bằng rủi roc ho các lệnh giao dịch của bạn, cũng như triệt tiêu lợi nhuận đối với lệnh có lời của bạn.
Tính hiệu quả của 2 lệnh này trái chiếu với nhau, trong khi spread của các cặp tiền này có thể dao động lớn ra, và vì vậy sẽ khiến bạn lỗ cho cả 2 lệnh khi bạn hy vọng kiếm lời cho lệnh này, đồng thời bạn sẽ lỗ cho lệnh kia. Những tín hiệu như vậy rất thường xảy ra đối với các cặp tiền có mối tương quan trái chiều.

Khi bạn kết hợp khối lượng giao dịch với mức dừng lỗ, bạn có thể xác định được mức rủi ro!

Nếu giả sử bạn giao dịch mua EUR/USD tại mức giá 1.4330 với khối lượng là 100k, mức dừng lỗ là 1.4300, và không may nếu thị trường giảm và hit stoploss của bạn, bạn lỗ 30 pips với khối lượng 100k, có nghĩa là bạn lỗ mất $300 cho lệnh giao dịch đó. Nói một cách đơn giản, đó là mức rủi ro tối đa của bạn cho giao dịch đó.

Do đó, với tài khoản 100k và bạn chấp nhận rủi ro mức cố định là 3%, thì bạn có thể giao dịch 10 lệnh với mức dừng lỗ như vậy và bạn chỉ có khả năng lỗ tối đa là $3,000 hay nói cách khác là 3% tài khoản 100k của bạn. Hoặc bạn có thể giao dịch 5 lệnh với mức dừng lỗ là 60pips, hay 3 lệnh với mức dừng lỗ là 100 pips.

Nếu bạn có $3,000 tài khoản với leverage là 1:1, thì khối lượng tối thiểu của bạn sẽ không thể nào vượt quá 3,000, do đó nếu bạn muốn giao dịch với khối lượng là 3,000 với mức rủi ro là 3%, thì cách tốt nhất là tài khoản bạn phải có ít nhất là 9,000 hoặc bạn giao dịch chỉ với khối lượng là 1,000 và mức rủi ro là 1% nếu tài khoản của bạn chỉ có $3,000. Đó là khối lượng tối ưu nhằm giảm thiểu các vấn đề xảy ra cho tài khoản của bạn với vấn đề đòn bẩy bất đối xứng – Asymetrical Leverage – mà có thể xảy ra khi bạn sử dụng phương pháp lợi nhuận gộp – compounding – trong giao dịch.

Vậy thì, mức rủi ro bạn nên sử dụng là bao nhiêu khi bạn bắt đầu bước chân vào thị trường này...

Khi bạn là người mới, thiếu kinh nghiệm trong thị trường này và chỉ mới bắt đầu giao dịch dưới 1 năm, tôi tật sự khuyên bạn không nên sử dụng mức rủi ro vượt quá 2% hay thấp hơn, cỡ chừng 1% là phù hợp….cho đến khi bạn thật sự quản lý nguồn vốn thật tốt trong quá trình giao dịch cho một khoản thời gian nhất định. Có thể bạn có nhiều chiến lược, nhiều hệ thống với nhiều khối lượng giao dịch khác nhau, nhưng thật sự tôi khuyên bạn nên xác định duy nhất một loại hệ thống giao dịch nào bạn cảm thấy là tốt nhất và khiến bạn tự tin, thoải mái nhất trong giao dịch, thì như vậy mới giúp bạn phát triển được các kỷ năng tổng hợp trong giao dịch và nhanh chóng sẽ thành công.

Tôi cũng chân thành khuyên bạn nên chỉ sử dụng mức rủi ro cố định là 1%, hay tối đa là 2% tài khoản. Nếu bạn sử dụng mức rủi ro là 1%, bạn có thể thực hiện được tổng cộng 69 lệnh giao dịch mà không có bất kỳ lệnh nào thắng mà chỉ mất có ½ tài khoản của bạn. Và chỉ như vậy bạn mới có cơ hội và thời gian thực tập giao dịch và tăng tài khoản mà không ảnh hưởng nhiều đến tâm lý giao dịch của bạn!

Có lẽ lỗi thông thường đa số các bạn mắc phải là không chịu giao dịch demo trước, hay thậm chí nếu có giao dịch demo…cho đến khi thấy mình không bị thua nữa mà bắt đầu có vài lệnh thắng - mặc dù chưa thắng lại số tiền demo đã thua trước đó – nhưng bạn bắt đầu có giảm giác mình bị mất tiền, vì thay vì demo mà nếu giao dịch tiền thật thì mình đã có tiền rối?! Và ngay tức thì chuyển qua giao dịch tài khoản thật! Ngay khi giao dịch demo mà bị lỗ, bạn thường tự nhủ là “hú hồn”, nếu giao dịch thất là chết rồi, may quá! Nhưng khi demo mà có vài lệnh thắng là bắt đầu hối tiếc, tại sao mình lại không giao dịch tiền thật!?

Thức tế là nếu bạn bắt đầu giao dịch với tài khoản demo, bạn nên tiếp tục giao dịch với tài khoản demo đó cho đến khi bạn thật sự giao dịch có lời và mức lợi nhuận ngày càng tăng trong giai đoạn ít nhất là 3 đến 6 tháng trước khi tiến hành giao dịch bằng tiền thật. Rất ít các bạn làm được điều này, nhưng thực tế cho thấy đó là cách duy nhất sẽ giúp bạn dễ dàng chuyển thành công đó từ giao dịch demo sang giao dịch tiền thật.

Và lời khuyên khác là các bạn nên giao dịch với khối lượng thật nhỏ với tài khoản nhỏ thôi khi bắt đầu bước chân vào thị trường này. Rủi ro 1% với tài khoản nhỏ hơn $3,000 là tốt nhất. Vì khi bạn giao dịch, chắc chắn bạn sẽ thua lỗ trong giai đoạn đầu và như vậy bạn chỉ mất số tiền rất ít và có thể bắt đầu lại hay khi sử dụng coumpounding, biết đâu tài khoản của bạn ngày càng lớn hơn cho đến 6 tháng sau thì số tiền bạn kiếm được không hề nhỏ và khi đó bắt đầu giao dịch với tài khoản lớn hơn hay tăng mức rủi ro lên lúc đó cũng chưa muộn.

Bất cứ bạn giao dịch như thế nào đi nữa, thì tôi nhận thấy sai lầm chính của đa số các trader là bắt đầu giao dịch với tài khoản nhỏ, nhưng vào lệnh với khối lượng quá lớn ngay giai đoạn đầu mới bước chân vào thị trường này. Từ đó khiến tâm lý hoang man, tâm trạng cay cú khi thua lỗ…và đi tìm hết chiến lược này đến hệ thống khác, lệnh ngày càng giao dịch với khối lượng quá lớn, làm ý chí ngày càng suy giảm, tâm lý thì căng thẳng, cảm giác thua luôn nằm trong đầu và trong mổi lệnh giao dịch, từ đó bỏ hẵn stoploss hay luôn di dời stoploss vì sợ thua, tăng khối lượng vì muốn gỡ lại những lệnh thua trước đó…gây ra tình trạng cháy tài khoản, kẹp lệnh, tâm trạng bất an, tâm lý thiếu ổn định, thể trạng phờ phạc.
Một sai lầm phổ biến khác là khi bạn giao dịch demo cho đến khi bạn tăng được tài khoản lên một ít là sau đó bắt đầu chuyển ngay qua giao dịch tiền thật và bắt đầu đối diện với hoàn cảnh bị thua lỗ dài dài. Đây có lẽ cũng là sai lầm phổ biến và nguyên nhân khiến trader thua lỗ triền miên.

Bạn nên có ít nhất vài ba tài khoản demo giao dịch qua nhiều tình huống khác nhau, có lời, thua lỗ, gỡ lại và tăng tài khoản…vì làm như vậy sẽ giúp bạn thật sự hiểu tiến trình hay tình huống khác nhau trong quá trình giao dịch tài khoản demo hay giao dịch thật với tài khoản nhỏ với khối lượng nhỏ. Đồng thời làm như vậy khiến bạn cảm giác được, ý thức được quá trình giao dịch trên thị trường này sẽ như thế nào khi không có mức rủi ro, hay mức rủi ro không đúng…sẽ ảnh hưởng tâm lý giao dịch của bạn rất nhiều.

Có điều không may trong số những vấn đề lớn nhất của trader gặp phải – đặc biệt là trader có một số ít kinh nghiệm trong trading hay đang làm việc cho một số công ty môi giới hay sàn vàng – gặp phải là ‘hội chứng chuyên gia tư vấn”! Tôi đã thật sự ngạc nhiên và phát hoảng khi biết một số công ty môi giới hay sàn vàng tập trung tuyển nhân viên thật nhiều vào công ty và chỉ hướng dẫn họ một vài chỉ số cơ bản và phong cho họ làm “chuyên viên tư vấn?!”. Và khi gặp một số trader được gọi là “chuyên viên tư vấn”, thật sự họ hoàn toàn không biết gì và cũng không có kinh nghiệm trong giao dịch, hay một số “chuyên viên tư vấn” có một ít thời gian trong giao dịch, bản thân thì chưa thể nào giữ nổi tài khoản của mình chứ chưa nói đến thu hoạch trong thị trường này, vậy mà họ vẫn cứ ra chiến lược, vẫn mời gọi khách hàng đưa tài khoản họ giao dịch! Có một điều buồn cười là, tôi biết có một nhân viên tư vấn của một công ty, thật sự bên trong thì giao dịch không thể thắng nổi và thậm chí làm cháy của biết bao nhiêu tài khoản của khách hàng(tôi biết được vấn đề này là vì được khách hàng bị thua lỗi đó kể cho nghe!), vậy mà vẫn dương tự đắc, ra chiến lược, mời gọi dịch vụ giao dịch thay khách hàng?! Tôi thật sự hoảng! Có lẽ phải chăng trong thị trường này, việc dễ nhất là vào lệnh? Có lẽ vậy, và hiện tại tôi cũng đang “đào tạo” con trai 8 tuổi của mình cách vào lệnh, và hiện giờ cháu cũng có thể vào lệnh thoát lệnh được dựa vào mốt số tín hiệu??!!!!!!

Và điều không may nữa là “những chuyên viên tư vấn” hay những traders nói chung đa số này họ không bao giờ chịu nhìn vào những kinh nghiệm đã xảy ra trong quá khứ, những trải nghiệm mà họ vấp phải khiến tài khoản bị cháy, tài khoản bị kẹp để rút kinh nghiệm, mà đa số cứ lập đi lập lại. Hay ít ra rút kinh nghiệm của thất bại trước để chuyển thành trải nghiệm cho mình và truyền đạt cho người khác…đa số là sau khi may mắn thoát được một lệnh giao dịch bị kẹp nào đó, lúc đó họ thật sự sợ và hứa sẽ cẩn thận và quyết tâm kỷ luật hơn cho những giao dịch sau, nhưng khi bắt đầu giao dịch lại, họ vẫn rơi vào sai lầm cũ.

Sự kiện gặp phải “thảm họa” trong giao dịch thường ảnh hưởng rất xấu đến tâm lý giao dịch của bạn mà khó khi nào khắc phục được sau này. Một số trader thì rút ra được kinh nghiệm nếu họ thoát được, nhưng đa số sẽ bị ảnh hưởng tâm lý và luôn luôn duy trì nỗi sợ hãi bên trong mỗi khi giao dịch, và khi đã tồn tại nỗi sợ hãi, cộng thêm tính tham lam cố hữu trong mỗi con người chúng ta, thì chắc chắc sai lầm sẽ lại tiếp tục tiếp nối sai lầm! Do đó, tốt nhất là chúng ta nên tránh nó từ ban đầu khi có thể!

Sau khi thoát khỏi hay trải qua, chúng ta có thể ngồi suy nghĩ lại tại sao chúng ta thoát khỏi tình huống đó hay tại sao chúng ta rơi vào tình huống đó? Làm như vậy bạn sẽ vững vàng hơn, mạnh mẽ hơn và có thể suy nghĩ” điều đó cũng tốt, giúp tôi có thể hiểu được và có cách giải quyết tình huống đó hay giúp tôi tránh khỏi sai lầm đó lần nữa sau này”. Vì vậy những gỉ xảy ra ít nhiều đã dạy chúng ta cách phát triển kỹ năng và thói quen giải quyết vấn đề khi chúng ta rơi vào trạng thái bất ổn tâm lý khi ra quyết định giao dịch.

Tôi hoàn toàn đồng ý rằng bất cứ ai khi mới bước chân vào giao dịch đều có thể rơi vào tình trạng cháy tài khoản hay bị kẹp lệnh và các bạn sẽ không học hỏi được gì nếu chưa rơi vào tình trạng đó, và việc cháy tài khoản sẽ khiến bạn cẩn thận hơn, kiểm soát hơn trong giao dịch. Tuy nhiên, tôi thật sự tin rằng vẫn có cách tốt hơn….đó là bạn nên demo hay chỉ giao dịch với khối lượng nhỏ ngay giai đoạn ban đầu trong ít nhất 3 đến 6 tháng và áp dụng triệt để nguyên tắc đề ra về rủi ro, về tín hiệu hệ thống nhằm phát triển thói quen tốt cho bạn sau này trong giao dịch tiền thật với mức rủi ro cao hơn, đồng thời giúp bạn ít rủi ro hơn và tăng long tin trong giao dịch hơn. Không phải tất cả cầu thủ đá banh đều gặp chấn thương, tôi tin là vậy!

Có lẽ tôi nói hơi dài dòng về vấn đề tâm lý, nhưng thực tế muốn thành công thì vấn đề quản lý tiền và tâm lý trong giao dịch sẽ quyết định 80% sự thành bại của bạn và hai vấn đề này không thể tách rời nhau. Còn vấn đề hệ thống giao dịch, đó chỉ còn là vấn đề ....bạn đã tìm ra hệ thống giao dịch phù hợp với mình chưa? nếu đã có hệ thống giao dịch tốt rồi thì việc bạn cần làm là thật sự hiểu về nó và ứng dụng nó một cách triệt để nhằm hoàn thiện kỷ năng quản lý tiền và tâm lý trong giao dịch của bạn.

Một điều các bạn nên nhớ là khối lượng giao dịch quyết định mọi vấn đề về tâm ký giao dịch của bạn. Tâm lý giao dịch có ý nghĩa nhiều về khối lượng giao dịch, thua lỗ, chốt lời hơn là bất cứ những vấn đề khác. Ý nghĩa quan trọng của kiểm soát rủi ro và kiểm soát hành vi của bạn là KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH.

forexngo
 
Top