Chúc Mừng Giáng Sinh An Lành !

LangTu

<br><font color=blue><b>"Thiên Ngoại Hữu Thiên"</f


Chúc Chi Bộ GOLD24K Giáng Sinh An Lành & Bình Yên

Truyền thuyết về cây Giáng sinh vẫn chưa được trang trí có từ đầu những năm 700 ở Ðức.
Truyền thuyết đầu tiên kể lại rằng: vị thầy tu và là nhà truyền đạo người Anh tên là St. Boniface đã tới thuyết giảng trong một Lễ Thánh đản tại bộ lạc Druid nằm trong thị trấn Geismar. Ðể chứng minh với người dân ở đây rằng cái cây sồi mà họ tôn thờ chẳng có gì thần thánh và bất khả xâm phạm cả, ông đã đốn gục cây sồi chỉ bằng một quả đấm. Cây sồi đổ xuống làm gãy trụi các cây bụi nhỏ trừ một cây thông non. Sự kiện này đã tạo ra nhiều cách giải thích về cây Giáng sinh mà truyền thuyết về thầy tu Boniface bắt nguồn từ đây. Chính Boniface, người đã nổ lực thay đổi tín ngưỡng của bộ lạc nọ đã coi sự sống sót của cây thông non như là một điều kỳ diệu. Ông nói: "Hãy để cho loài cây này được gọi tên là Cây của Chúa hài đồng". Về sau, các ngày lễ Giáng sinh ở nước Ðức đều được tổ chức với các cây thông non.
Lịch sử về cây Giáng sinh còn được biết đến từ trước thế kỷ 16. Ở Alsace (Elsass), vào năm 1561, cho biết " không một người dân nào có gì trong ngày Giáng sinh ngoại trừ một cái cây bụi có độ dài bằng tám đôi giày". Vào thời gian này, các vật trang trí được treo lên cây, bao gồm hoa hồng được cắt bằng giấy mầu, táo, bánh thánh, quà tặng và đường. Ðây là bằng chứng đầu tiên về lịch sử hình thành cây Giáng sinh. Vùng Strasbourg có tục lệ mang cây xanh vào nhà để trang hoàng trong suốt tuần lễ Noel (cây xanh nói chung, không nhất thiết phải là cây thông).
Phong tục ngày nay có mối liên hệ mật thiết với cây thiên đường treo đầy táo, được biểu diễn trong các vở kịch tôn giáo thời Trung Cổ. Các đồ vật dùng để trang trí trên cây Giáng sinh tượng trưng cho các vị Chúa. Rất nhiều vật hình chóp được làm từ gỗ đã thay thế cho cây thông trong ngày Giáng sinh. Vào thế kỷ 17, phong tục cây Giáng sinh đã trải rộng khắp nước Ðức và xứ Scan-đi-na-vơ. Sau cùng, cây Giáng sinh đã được trang hoàng bằng nhiều đồ vật hơn, trước tiên là với nến và bánh kẹo, sau đó là táo và mứt, cuối cùng là các đồ vật lóng lánh được làm từ nhiều chất liệu khác nhau.
Người ta cho rằng truyền thuyết về cây Giáng sinh ở các nước theo đạo Tin lành được bắt nguồn từ câu chuyện của Martin Luther. Mọi người tin rằng Martin Luther là người đầu tiên đã treo các ngọn nến được thắp sáng lên cành cây. Một buổi tối mùa đông trên đường trở về nhà, khi đang sáng tác một bài thuyết giảng, Luther bất chợt kinh ngạc khi nhìn thấy bao ngôi sao sáng lấp lánh giữa các cành cây. Ðể tái hiện lại cảnh đẹp này ở nhà mình, Luther đã đặt một cây xanh tại gian phòng chính và treo lên cành cây các ngọn nến được thắp sáng. ở nước Anh, phong tục cây Giáng sinh được Hoàng tử Albert, chồng của Nữ hoàng Victoria phổ biến rộng rãi. Các cư dân Ðức đã mang phong tục cây Giáng sinh tới châu Mỹ vào thế kỷ 17. Cây Giáng sinh ngoài trời trang hoàng bằng nến điện được đưa vào Phần Lan năm 1906 và Mỹ (New York) năm 1912. Trong nhật ký của Mathew Jahm sốngtại Lanscaster, Pennsylvania đề ngày 20 tháng 12 năm 1821 có ghi lại rằng cây Giáng Sinh và vô số các đồ trang trí của nó đã dành được sự quan tâm đầu tiên ở vùng đất mới này.
Cây Giáng sinh được du nhập vào Mỹ rất muộn. Ðối với những người Thanh giáo sống ở New England thì Giáng sinh là một ngày lễ linh thiêng. Thủ lĩnh thứ hai của phái Thanh giáo William Bradford đã viết rằng ông ấy đã phải rất cố gắng để dập tắt "điều nhạo báng ngoại đạo" thuộc về sự tôn kính, sự trừng phạt và sự phù phiếm. Oliver Cromwell, một người rất có ảnh hưởng đối với dân chúng đã thuyết phục mọi người chống lại "phong tục ngoại đạo" từ các bài hát Giáng sinh, các vật trang trí Giáng sinh và bất cứ đồ vật nào đã làm mất đi tính linh thiêng của "sự kiện thần thánh này". Và kể từ đó đến nay cây Thông luôn là biểu tượng tốt lành trong dịp lễ Giáng Sinh và người ta thường gọi với cái tên trìu mến "Cây Giáng Sinh".
(st)
 
Top