Chỉ Số Bán Lẻ (Retail Sales)

LangTu

<br><font color=blue><b>"Thiên Ngoại Hữu Thiên"</f
[FONT=verdana,geneva]Retail Sales ( hay còn gọi là Advance Monthly Retail Sales Report) là thước đo tổng hoá đơn của các tiệm bán lẻ. Sự thay đổi trong chỉ số này rất quan trọng và được nhận định là một biểu thị kịp thời nhất về mức tiêu thụ của khách hàng. News được Ban Thương Nghiệp Mĩ thông báo hàng tháng từ năm 1953 và chỉ vắng mặt trong vòng 2 năm kể từ tháng 2 năm 1970 đến tháng 2 năm 1972.[/FONT]
[FONT=verdana,geneva]Mục đích chính cuả news này là cung cấp dấu hiệu ban đầu về tình hình bán hàng của các công ty bán lẻ và dịch vụ cung cấp thực phẩm. Nội dung của báo cáo là giá trị về tiền của các sản phẩm được bán ra, giai đoạn báo cáo, và số các điểm bán lẻ. Các chỉ số bán lẻ, hay các chỉ số bán các mặt hàng có sức chịu đựng lâu dài hoặc ko lâu dài, thường được Ban Thương Nghiệp cục Thông Kê dân số báo cáo vào ngày 11 và 15 hàng tháng. Ko giống báo cáo Sổ đỏ Johnson cũng về chỉ số bán lẻ nhưng được thông kê hàng tuần và chỉ khảo sát dựa trên 15 điểm bán lẻ, chuỗi thống kê của báo cáo này dược soạn dựa trên một loạt cơ sở kinh doanh xuyên suốt đất nước. Báo cáo bao gồm các công ty bán lẻ và cung cấp dịch vụ ăn uống với một hoặc nhiều cơ sở mà cung cấp các hàng hoá và dịch vụ có liên quan tới nhau. Nhưng lại có nhược điểm là thực tế rất khó để xem lại.


Các chuyên gia thị trường thường tập trung vào chỉ số “ retail sales less autos”. Điều này là vì những người tham gia vào thị trường tài chính có thể dễ dàng nắm bắt được thói quen chi tiêu nổi bật của các khách hàng bằng cách loại bỏ yếu tố rất bấp bênh là “ auto sales” ( các mặt hàng như ôtô).
Một khía cạnh khác của news này mà xứng đáng được chú ý là lạm phát. Vì việc bán hàng thườngđược báo cáo bằng giá tiền hiện tại, những biến động trao đảo bất thường về mức giá có thể bóp méo bức tranh tổng thể về số lượng sản phẩm bán được. Một ví dụ của tình huống này một sự biên đổi tăng vọt nhanh chóng giá xăng dầu, cũng giống hiện tượng đã được chứng kiến suốt thời kì chiến tranh Vịnh Ba Tư. Suốt thời gian đó, một khối lượng khổng lổ số mặt hàng bán tăng lên đã góp phần làm tăng giá trị tiền của các ga dịch vụ.
[/FONT]
 

LangTu

<br><font color=blue><b>"Thiên Ngoại Hữu Thiên"</f
News này còn thường xuyên được theo dõi sát sao và sử dụng một cách rộng rãi trong hệ thống chính phủ, các viện và các cộng đồng kinh tế. Viện Phân tích Kinh tế sử dụng news này như một đầu vào để tính toán chỉ số GDP. Hội Đồng Dự trữ Liên Bang cũng sử dụng sự đánh giá này để đoán trước xu thế kinh tế. Hội đồng Cố Vấn Kinh tế cũng sử dụng news này để phân tích các chính sách kinh tế.

Các phương tiện thông tin thường viết phóng sự về báo cáo này và sử dụng những chỉ số được ước lượng trong báo cáo để phan tích kinh tế. Các nhà phân tích tài chính và các công ty nghiên cứu thị trường thường dùng các dữ liệu để phân tích xu thế của thị trường cũng như là để quyết định chiều hướng của kinh tế. Các doanh nghiệp thường sử dụng bản thống kê này để tính toán xem họ đang hoạt động như thế nào và dự đoán những nhu cầu trong tương lai.


Nhiều yếu tố cho rằng The Advance Monthly Retail Sales Report là một trong những thước đo quan trọng nhất thể hiện độ mạnh yếu trong phạm vi khu vực khách hàng và bao gồm 10 yếu tố lớn. Được chú ý nhất là những phần sau : các nhà buôn máy móc tự động ( chiếm 25%); thực phẩm (17%), các mặt hàng chung chung (13%), và các trạm dịch vụ ( 6%) ( ở nước ngoài thường có các cây xăng trên đường cao tốc. Đi cùng các cây xăng này là những tiệm đồ ăn nhanh để mọi người có thể nghỉ ngơi và ăn uống thường được gọi là các trạm dịch vụ). Các nhà buôn đồ tự động hoá thường bán các phương tiện có động cơ motor ( như ôtô, xe máy ) .... mang giá trị cao và chỉ có vậy thội đã một tay làm ảnh hưởng hết toàn bộ chỉ số bán lẻ. Vì vậy, tổng chỉ số của retail sales cũng được giới thiệu mà ko có yếu tố này, để giúp người phân tích có một cái nhìn cân bằng hơn về sức tăng trưởng của retail sales. Chỉ số chính là chỉ số retail sales less auto mới được kể ở trên. Báo cáo này được coi là một kim chỉ nam kịp thời về yếu tố chi tiêu của khách hàng trong một phạm vi rất rông. Nếu tổng số của retail sales lên dù chỉ một phần thôi cũng chỉ ra sự phát triển kinh tế và niềm tin của khách hàng vào thị trường. Còn một chỉ số xấu thể hiện sự tụt giảm trong số lượng mặt hàng bán ra và mức chi tiêu cũng giảm bớt. Xin nhắc lại một lần nữa là việc theo dõi chỉ số retail sales less auto là rất quan trọng vì chỉ số này sẽ thể hiện một bức tranh chân thật hơn .


Xem xét một vài tháng dữ liệu Retail Sales cũng là một điều rất hữu dụng. Người ta thường đổ tội cho những điều chỉnh theo mùa ko hoàn hảo khi một tháng đặc biệt kém được nối tiếp sau đó bằng một tháng tốt. Dữ liệu của một đường chuyển động trung bình ( thường gọi là moving average, MA) trong vòng 3 tháng thường vẽ lên một bức tranh rõ ràng hơn. Những người nắm giữ trái phiếu thường thích chỉ số này hạ vì sự yếu kém ấy thể hiện kinh tế đi chậm lại. Một nền kinh tế mạnh thường mang theo nỗi sợ về lạm phát, điều thường đặt gánh nặng lớn lên giá
của trái phiếu.

Ý kiến cá nhân : Là một news trader ( người trade theo news tại thời điểm ra news _ bạn có thể xem ở đây để biết rõ chi tiết hơn) mình nhận thấy tại thời điểm ra news retail sales ko phải là một news tạo nhiều đột phá. Như vậy nếu bạn cũng là một news trader thì retail sales ko phải là một tin thích hợp cho bạn. Nhưng nếu bạn sử dụng retail sales để phân tích kinh tế như một người trading theo phương pháp cơ bản thật sự thì đó mới thực sự là khôn ngoan vì retail sales có mức độ ảnh hưởng sâu và rộng, mang lại những phản ứng lâu dài chứ ko phải là nhất thời! Theo thời gian và kinh nghiệm rồi bạn sẽ nhận thấy được điều này.



(sưu tầm)

 
Top