5 điều căn bản nhất về thị trường bạn nên biết trước khi tham gia phân tích

kity

Active Member



5 điều căn bản nhất về thị trường bạn nên biết trước khi tham gia phân tích








Trong vòng vài tháng trở lại đây đã có một số những biến động trên thị trường tài chính. Điều này khiến cho một số nhà đầu tư nhớ những biến động hồi năm 2006. Tất nhiên rằng sự chú ý nhiều nhất của các nhà đầu tư đều tập trung hầu hết vào đồng USD, EUR và GBP.

Cũng trong một vài năm trước thì hiện tượng biến động mạnh của một cặp tiền tệ nào đó là rất hiếm xảy ra nhưng với mức 300 điểm thay đổi phiên giao dịch trước tới phiên giao dịch sau đã là chuyện thường thời điểm này. Hoạt động “carry trade” cũng không được chú ý nhiều như thời gian trước nữa. Điều này có tác động từ 5 yếu tố chính và có thể khiến cho thị trường tiền tệ biến đổi mạnh.


Tất nhiên rằng các yếu tố tác động không chỉ là 5 nhưng đây có thể là những yếu tố quan trọng nhất trong tình hình hiện nay. Đó là “thông tin kinh tế”, “xu hướng lãi suất”, “động thái của các ngân hàng trung ương”, “chứng khoán” và “vị trí cuả các cặp tiền tệ trên biểu đồ”.


1. Thông tin kinh tế


Những thông tin sẽ khiến cho thị trường biến đổi không ngừng và điều này cũng dễ hiểu khi các nhà đầu tư luôn sử dụng những biện pháp phân tích cơ bản (phân tích tin) và phân tích kỹ thuật (phân tích biểu đồ). Các nhà đầu tư cũng luôn cập nhật thông tin rằng khi nào báo cáo từ thị trường địa phương về chi tiêu tiêu dùng, lạm phát…được đưa ra. Điều này hoàn toàn đúng với những thông tin từ Mỹ, đúng hơn so với những thông tin từ Anh, Australia, Canada, Thuỵ Sỹ hay là Đức.

Có 2 cách chung để giao dịch với các thông tin kinh tế đó là giao dịch trước tin và giao dịch sau tin.

- Với cách 1 là giao dịch trước tin thì đôi khi có gặp những rủi ro. 15 đến 20’ trước tin thị trường thường giao dịch chậm để chờ tin và nếu nhảy vào thời điểm này mà tin đi ngược với hướng nhà đầu tư dự đoán thì khả năng sẽ sinh rủi ro. Tuy nhiên, việc này lại có lợi rằng khi nhà đầu tư dự đoán đúng thì điểm vào thị trường sẽ lợi hơn rất nhiều so với cách giao dịch sau tin.

Lấy ví dụ như thị trường Canada khi báo cáo về việc làm công bố. Thông tin có thể yếu hoặc mạnh và sau khi thông tin được đưa ra hầu hết các nhà đầu tư sẽ nhảy vào thị trường. Nếu thông tin gây ngạc nhiên các nhà đầu tư và không may bạn đã đặt lệnh mua hoặc bán trong khi cặp tiền tệ đó cứ chạy xa khỏi xu hướng bạn đặt.

Báo cáo tháng 1 về chỉ số việc làm được đưa ra vào ngày 08/02 vừa qua đã cho thấy rằng thị trường đang dự báo lượng người kiếm được việc làm sẽ tăng 11 ngàn sau khi giảm 18 ngàn vào tháng trước để khiến cho mức thất nghiệp tăng từ 5.9% lên 6.0%. Trong biểu đồ chúng ta có thể thấy rằng cặp USDCAD chỉ dao động trong biên độ 30 điểm 4 giờ trước tin. Nếu bạn có cái nhìn nào đó về khả năng báo cáo này sẽ mạnh hơn hoặc yếu hơn dự báo trước đó thì biến động có thể sẽ không nhiều hơn 20 điểm nữa.

Ấy vậy mà khi báo cáo được đưa ra với 46,400 việc làm mới, gấp 4 lần dự báo trước đó thì cặp USDCAD đã nhảy tới 90 điểm theo xu hướng giảm. Một nhà trader năng động sẽ biết cách rút ra khỏi thị trường ngay sau 5’ thông tin được đưa ra khi ngược với kỳ vọng của mình và chỉ bị thua nhẹ hoặc lời ít. Tuy nhiên với những trader hướng theo con số thì đây là thời điểm nhảy vào thị trường. Có thể lúc này thị trường đã chạy tới 50 điểm rồi nhưng với một tin mạnh như vậy và thực tế đã chứng minh USDCAD giảm 127 điểm.


2. Xu hướng lãi suất

Hoạt động “carry trade” thường có liên quan tới những xu hướng lãi suất nhưng với mức lãi suất hiện tại thì không bao giờ có liên quan đến khả năng lãi suất lần sau. Khả năng lãi suất là một cơ hội lớn để các nhà đầu tư nhảy vào thị trường khi đã xác định rõ xu hướng.

Ví dụ như cặp USDJPY được thực hiện “carry trade” rất phổ biến trong thời gian qua bởi khoảng cách của lãi suất giữa 2 đồng tiền này.

Nếu khoảng cách giữa 2 mức lãi suất có xu hướng nới rộng ra, điều này sẽ tạo cơ hội cho cặp USDJPY tiếp tục nới rộng khoảng cách (tăng). Ví dụ như BoJ có xu hướng tăng lãi suất thì điều này sẽ tác động mạnh tới hoạt động “carry trade” với chiều hướng xấu và chắc chắn cặp USDJPY sẽ dần giảm trở lại.


Xu hướng lãi suất thường không được bao quát như là các thông tin kinh tế khác nhưng chắc chắn rằng nó sẽ không kém quan trọng so với các thông tin khác.


3. Chứng khoán

Muốn đưa ra mối liên hệ giữa chứng khoán và tiền tệ thì cũng như là chúng ta muốn tìm hiểu cái gì có trước, “gà” có trước hay là “trứng” có trước. Đôi khi chứng khoán điều khiển tièn tệ nhưng đôi khi tiền tệ lại điều khiển chứng khoán. Dù bằng cách nào thì mối liên hệ giữa chứng khoán và tiền tệ là đủ mạnh để có ảnh hưởng tới nhau một cách rõ ràng.

Chứng khoán vẫn được coi như là một thước đo rủi ro, bởi nó có xu hướng lên khi thị trường lạc quan về viễn cảnh kinh tế toàn cầu và giảm khi thị trường nghi ngại về kinh tế. Điều tương tự cũng xuất hiện ở thị trường tiền tệ với những khác biệt lớn về lãi suất, ví dụ như các cặp tỷ lệ trao đổi của JPY (USD/JPY, EUR/JPY, GBP/JPY) hay một số cặp tỷ giá AUD/USD hay NZD/USD.
Ta thử nói đến mối quan hệ giữa tỷ giá USD/JPY và chỉ số Nikkei 225. Có lúc Nikkei nắm quyền chỉ đạo, có lúc lại là USD/JPY; đường cuối cùng cho thấy 2 cặp chỉ số này là hình ảnh phản chiếu thực tế của nhau và chắc chắn rằng có một số người có thể hưởng lợi từ việc nghiên cứu mối quan hệ này.

4. Động thái của các ngân hàng trung ương

Lãi suất có tác động rất lớn đến các động thái về tiền tệ nên bất cứ các nhận xét nào được đưa ra từ ngân hàng Trung Ương cũng đều có thể dẫn đến sự biến động trong thị trường tiền tệ. Tuy nhiên điều này chỉ đúng khi những lời bình luận này thật mới mẻ hay là thay đổi so với những thông báo trước đó.

Vài tháng trở lại đây, chủ tịch Fed, ông Ben Bernanke đã đưa lãi suất xuống gần 1%. Ám ảnh về việc Fed sẽ cắt giảm lãi suất thấp đến đâu, thị trường đã tin theo bất cứ bình luận nào về chính sách tài chính từ phía ngân hàng Trung Ương.

Hồi tháng 3, Fed chỉ cắt giảm 0.75% do những lo ngại về lạm phát trong khi thị trường mong đợi mức cắt giảm 1%. Fed đang chơi trò leo dây khi cố cân bằng giữa tăng trưởng và lạm phát. Bất cứ lời bình luận của Bernanke rằng ông này nghiêng về phía bên nào hơn cũng sẽ ngay lập tức ảnh hưởng đến USD.

Tương tự, các nhà đầu tư đang dõi theo từng động thái của chủ tịch ECB Jean-Claude Trichet tìm kiếm dấu hiệu cắt giảm lãi suất lần đầu tiên cũng như khả năng các ngân hàng này can thiệp để lìm giữ giá EUR.

Tại Nhật, mối quan tâm lớn của thị trường là BoJ liệu có điều chỉnh lãi suất sớm. Tâm lí tin tưởng “có lửa thì mới có khói” khiến cho việc theo dõi sát sao những thông tin từ ngân hàng Trung Ương càng trở nên quan trọng.

5. Vị trí của các cặp tiền tệ trên biểu đồ

Nhân tố thứ 5 có thể gây ra các tác động ngắn hạn đến thị trường tiền tệ là vị trí cuả các cặp tiền tệ trên biểu đồ. Vị trí này thực tế là sự kết hợp của rất nhiều yếu tố, bao gồm cả cản giác và lưu lượng.

Thường thường bạn sẽ nghe thấy có rất nhiều điểm dừng hay mức cản tại các mức khác nhau, chúng tạo nên khu vực hỗ trợ và kháng cự. Vị trí cuả các cặp tiền tệ trên biểu đồ có thể cho người giao dịch phương tiện để quyết định xu hướng của thị trường.

Ví dụ FXCM Speculative Sentiment Index đo lường vị trí của các khách hàng đầu cơ của hãng (những người thường xuyên cố đoán giá đỉnh và đáy, cuối cùng lại không dự đoán đúng trong một khoảng thời gian dài).

Vị trí của EUR/USD đã trượt xuống mức thấp kể từ năm 2006 và vẫn giữ ở mức thấp. Trong suốt thời gian này, EUR/USD tăng từ 1.28 lên 1.55. Những thể hiện cho thấy khi cặp này đạt tới vùng xu hướng tăng tì những bước tăng mạnh mẽ cứ liên tiếp diễn ra.


Vangvietnam
 
Top